Khái niệm giá vốn hàng bán là gì?
Điều đầu tiên nếu muốn quản lý dòng tiền hiệu quả thì cần phải hiểukhái niệm giá vốn hàng bán là gì?
Với khái niệmGiá vốn hàng bán là gì,hiểu một cách đơn giản là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể (trong một kỳ). Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm.
Theo số liệu của AC Nielsen, Việt Nam hiện có khoảng hơn 1,3 triệu cửa hàng bán lẻ, đáng chú ý là hơn 90% chủ cửa hàng tại các tỉnh và 70% cửa hàng tại các thành phố lớn vẫn đang quản lý cửa hàng bằng cách ghi chép thủ công. Tất nhiên đây là dạng mô hình kinh doanh thành viên hộ gia đình, không thuê nhân viên bên ngoài. Nhưng một khi quy mô phát triển bắt buộc họ cần cải cách tư duy quản lý của mình, hoặc mãi mãi dừng lại ở quy mô đó, không thể lớn lên được.
Mới đây nhất là vụ GNN Express, vị CEO công ty chuyển phát nhanh này đã phải thừa nhận, do năng lực quản lý dòng tiền yếu kém, không cân đối được thu chi dẫn tới việc lạm dụng và sử dụng tiền thu hộ (COD) của khách hàng vào các hoạt động của công ty (lên tới 5,5 tỷ đồng). Công ty phá sản vì mất khả năng chi trả.
Trong các khoản đầu tư, nhìn nhận dễ nhất là chi phí nhập hàng, khoản ngân sách chiếm tỷ trọng lớn trong khâu kinh doanh. Vì vậy, cần hiểu được giá vốn hàng bán là gì, sự hình thành của giá vốn, cách nó hoạt động như thế nào và cách tính ra sao. Khi đó bạn sẽ biết việc làm ăn ở cửa hàng thực sự đang tăng trưởng ra sao.
Vậy giá vốn hàng bán gồm những gì?
Chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí để tạo ra một sản phẩm như chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hàng hóa, chi phí nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển,…
Đối với từng loại hình công ty khác nhau thì sẽ có những cách định nghĩa về giá vốn khác nhau:
- Với các công ty thương mại (nghĩa là nhập sản phẩm sẵn có về bán), thì giá vốn hàng bán được hiểu là tổng tất cả các chi phí từ lúc mua hàng đến lúc hàng hóa có mặt tại kho của công ty, bao gồm: giá nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp, chi phí vận chuyển hàng hóa về kho, thuế, bảo hiểm hàng hóa,…
- Với các công ty sản xuất (các công ty trực tiếp sản xuất ra sản phẩm), thì các chi phí cấu thành nên giá vốn sẽ nhiều hơn các công ty thương mại do có thêm chi phí nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm.
Ngoài ra, giá vốn của mỗi công ty khác nhau còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định khác nhau theo hợp đồng với nhà cung cấp.
2. Giá vốn sinh ra để làm gì?
Thị trường luôn biến động, không phải lúc nào nhà bán hàng cũng nhập được hàng với giá ổn định. Có thể nay bạn nhập lô 30 áo phông nam cổ tròn – trắng với giá 50K/chiếc. Hàng hot bán dễ quá, 2 ngày sau bạn nhập thêm lô 50 cái. Nhưng hàng khan hiếm, nhà cung cấp nâng giá lên 60K/chiếc. Thôi chấp nhận đau thương vậy, dù sao hàng đang hot bán vẫn có lời mà. Giá nhập cứ biến thiên như vậy cho các lần nhập tiếp theo.
Cách xác định giá vốn như thế nào?
Vậy bài toán ở đây là làm sao để biết được số tiền bạn đã bỏ ra nhập hàng (giá vốn) khi mà số lượng hàng nhập và giá vốn (chi phí nhập) ở mỗi thời điểm khác nhau? Mặt khác cửa hàng đang bán vài trăm, thậm chí hàng nghìn mã sản phẩm nên việc tính toán trên sổ sách là điều vô nghĩa?
3. Cách tính giá vốn hàng bán
Trên thế giới hiện nay đang tồn tại 3 cách tính giá vốn hàng bán như sau:
3.1. Công thức tính FIFO (Nhập trước xuất trước)
Cách tính này ý là nhập trước thì xuất trước. Công thức tính giá vốn FIFO chỉ phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng, hoặc các cửa hàng điện máy, máy tính, điện thoại hay sử dụng. Trong mô hình bán lẻ tạp hóa rất hiếm dùng, vì việc tính toán dữ liệu rắc rối và phức tạp.
Khi giá tăng, kết quả theo phương pháp FIFO, giá vốn hàng bán thấp hơn. Điều này trong điều kiện lạm phát, làm tăng thu nhập ròng và kết quả là mức đóng thuế TNDN cao hơn.
3.2. Công thức tính LIFO (Nhập sau xuất trước)
Cách tính LIFO (nhập sau xuất trước) ngày nay rất ít khi được sử dụng, giờ chỉ còn 2 nước là Mỹ và Nhật chấp nhận cách tính này. Tuy nhiên, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) tại Mỹ họ lại phủ nhận vì cho rằng công thức tính như trên thiếu sự chính xác.
Một nhược điểm rất rõ ràng trong cách tính giá vốn hàng bán LIFO là định giá hàng tồn kho không đáng tin cậy, trong trường hợp hàng tồn kho là sản phẩm cũ và có giá trị lỗi thời với giá hiện hành.
3.3. Công thức tính Bình quân gia quyền trong giá vốn hàng bán
Phương pháp tính giá vốn hàng bán này gọi là Bình quân gia quyền, hiện đang được Phần mềm quản lý bán hàng Sapo sử dụng để tính toán giá trị hàng tồn kho. Nhiều nơi khác, công thức tính này còn có tên gọi Bình quân Di Động, hay Bình Quân Liên Hoàn… Và đây cũng là phương pháp tính giá vốn phổ biến nhất mà các phần mềm tân tiến ngày nay đang áp dụng.
Theo phương pháp tính này, mỗi lần nhập hàng thì giá vốn sẽ được tính lại theo công thức:
MAC = ( A + B ) / C
Với :
- MAC: Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời
- A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
- B: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
- C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập
Với phương pháp tính giá vốn hàng bán này, cần đảm bảo thông tin số hàng tồn kho của bạn phải chính xác tuyệt đối. Bởi khi số lượng hàng tồn sai, sẽ dẫn đến cả tử số và mẫu số đều sai. Giá vốn bán hàng sai thì sẽ không thể tính lãi gộp và giá trị tồn kho đúng được.
2. Giá vốn hàng bán gồm những gì?
Giá vốn hàng bán bao gồm: chi phí mua máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu; chi phí sản xuất hàng hóa; nhân công; quản lý doanh nghiệp; vận chuyển,… Tùy vào hợp đồng với đơn vị cung cấp hay loại hình công ty mà các chi phí cấu thành giá vốn khác nhau.
- Với các công ty thương mại (nhập sản phẩm sẵn có về bán): giá vốn hàng bán gồm tất cả các chi phí từ lúc mua hàng đến lúc nhập kho (giá nhập hàng từ đơn vị cung cấp, chi phí vận chuyển hàng về kho, các loại thuế, bảo hiểm hàng hóa,…).
- Với các công ty sản xuất (trực tiếp tạo ra sản phẩm): chi phí cấu thành nên giá vốn sẽ nhiều hơn do có thêm chi phí nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng hóa.
3. Công thức tính giá vốn hàng bán là gì?
3.1 Công thức FIFO
Cách tính này được hiểu như sau: Những mặt hàng nào nhập vào trước thì sẽ được xuất trước. Ưu điểm là có thể tính ngay được trị giá vốn hàng xuất kho của từng lần xuất hàng. Nhờ đó có thể cung cấp số liệu cho kế toán ghi chép, quản lý. Trị giá vốn hàng tồn tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó.
Công thức này phù hợp với mặt hàng có hạn sử dụng, cửa hàng điện máy, điện tử, di động vì không thể lưu kho lâu.
3.2 Công thức LIFO
Trái ngược với FIFO, LIFO dựa theo nguyên lý nhập sau xuất trước. Tức là những mặt hàng nào mới nhập về sẽ là thứ đầu tiên được xuất đi. Nhược điểm cách tính này là định giá hàng tồn không đáng tin cậy và mặt hàng cũ có giá trị lỗi thời với giá hiện hành. Do đó, theo thông tư 200/2014/TT-BTC đã bỏ phương pháp này.
3.3 Công thức Bình quân gia quyền
Phương pháp tính này được sử dụng để tính giá trị hàng tồn kho. Đây cũng là công thức tính giá vốn hàng bán phổ biến nhất mà các phần mềm quản lý hàng hóa đang áp dụng. Cách tính như sau: MAC = (A + B)/C
Trong đó:
- MAC: Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời
- A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
- B: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
- C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập.
3.4 Phương pháp hạch toán
Công thức này dùng để tính giá trị vốn thực tế của hàng xuất kho. Phù hợp với các doanh nghiệp mua hàng hóa vật tư thường có sự biến động về giá cả, khối lượng chủng loại vật tư hàng hoá nhập, xuất kho nhiều. Giá hạch toán là loại giá ổn định do doanh nghiệp xây dựng, không có tác dụng giao dịch với bên ngoài. Việc nhập xuất phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ.
3.5 Phương pháp cân đối
Tính trị giá thực tế của hàng còn lại cuối kỳ = số lượng còn lại cuối kỳ * đơn giá mua lần cuối cùng trong tháng. Tiếp theo, dùng công thức cân đối để tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho.
Cách kiểm tra giá vốn hàng bán đã đúng chưa thì trước khi in báo cáo phải kết xuất Excel đối soát. Hoặc có thể sử dụng một số phần mềm để cảnh báo sai giá vốn khi xem báo cáo nhập-xuất-tồn kho.
Như vậy sau khi hiểu được giá vốn hàng bán là gì có thể thấy được đây là loại chi phí quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ. Vậy nên, biết được cách tính, cũng như kiểm tra sẽ giúp bạn khắc phục những sai lệch khi nhập giá vốn bán hàng một cách nhanh chóng, chính xác.
I. Giá vốn bán hàng bao gồm những gì?
Giá vốn hàng bán là gì? Giá vốn hàng bán bao gồm những gì?
1. Đối với các công ty thương mại
Giá vốn hàng bán chỉ gồm các chi phí mua những mặt hàng đã bán ra tại công ty thường mại đã được hạch toán trong TK154. Các khoản chi phí đó bao gồm:
- Chi phí hàng hóa:Là chi phí để mua những món hàng được sản xuất tại các nhà cung cấp với giá gốc.
- Chi phí vận chuyển:Là chi phí vận chuyển hàng từ nơi cung cấp về kho hàng hay các cửa hàng, đại lý. Chi phí vận chuyển thường được tính theo trọng lượng hàng hóa và số lượng hàng hóa. Tuy nhiên, tùy theo điều khoản hợp đồng, chi phí vận chuyển có thể được tính dựa trên khoảng cách hay các yêu cầu khác của 2 bên.
- Chi phí bảo hiểm hàng hóa:Là chi phí để bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nơi cung cấp đến nơi nhận hàng. Bảo hiểm cho hàng hóa tiêu chuẩn thường chỉ tốn 1% giá trị hàng hóa và vận chuyển.
- Thuế:Bao gồm thuế VAT và thuế nhập khẩu. Thông thường nếu nhập hàng từ nước ngoài về Việt Nam, thuế nhập khẩu dường như là 1 khoản bắt buộc.
- Chi phí kho:Là chi phí cần bỏ ra để thuê kho, bãi để lưu hàng nhập về. Thêm vào đó, những mặt hàng tồn cũng sẽ được lưu trữ tại kho.
2. Đối với những đơn vị sản xuất
Giá vốn hàng bán sẽ dựa trên các khoản của TK621, TK622, TK627. Các khoản chi phí đó bao gồm:
- Chi phí nhân viên xưởng:Là các khoản để chi trả tiền lương, phụ cấp cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất, phụ cấp tiền ăn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định.
- Chi phí vật liệu:Gồm các khoản chi phí dùng cho phân xưởng như: Vật liệu sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời…
- Chi phí dụng cụ sản xuất:Là chi phí để mua những công cụ, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa.
- Chi phí sản xuất:Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất như: Chi phí sửa chữa, chi phí điện, nước, điện thoại…