CSR là gì?
CSR(corporate social responsibility)hay còn gọi làtrách nhiệm xã hội của một doanh nghiệplà thuật ngữ trong kinh doanh cũng như trong pháp luật dùng để chỉ các chủ thể kinh tế cam kết hoạt động nhưng vẫn giữ đạo đức nghề nghiệp và không trái với lương tâm làm người. Hay nói các khác, CSR là việc công ty vẫn kiếm được lợi nhuận nhưng không làm tổn thất đến các giá trị cốt lõi của xã hội, đặt chữ tâm lên trên chữ tài.
Bên cạnh lợi nhuận kinh doanh, sự thành công và bền vững của một doanh nghiệp phải gắn liền với lợi ích của xã hội. Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp bao gồm những gì?
Nhân viên CSR là gì?
Nhân viên CSR là nhân viên dịch vụ khách hàng, có chức năng giải quyết khiếu nại, thường xuyên trao đổi với khách hàng để cung cấp thông tin và hướng dẫn khách hàng.
Với chức năng đó, nhân viên CSR (nhân viên dịch vụ khách hàng) là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Để thực hiện chức năng của mình, nhân viên CSR thực hiện các hoạt động sau:
– Giải quyết các vấn đề về sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách làm rõ khiếu nại của khách hàng; xác định nguyên nhân của vấn đề; lựa chọn và giải thích giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề; tiến hành sửa chữa hoặc điều chỉnh; theo dõi để đảm bảo giải quyết
– Tạo khách hàng tiềm năng, xác định và đánh giá nhu cầu của khách hàng để đạt được sự hài lòng, xây dựng mối quan hệ bền vững thông qua giao tiếp mở và tương tác
– Mở và duy trì tài khoản khách hàng bằng cách ghi lại thông tin tài khoản, xử lý các điều chỉnh của khách hàng
– Giải quyết khiếu nại của khách hàng, đề xuất giải pháp thay thế phù hợp trong thời hạn và theo dõi để đảm bảo giải quyết
– Thông báo cho khách hàng về các giao dịch và chương trình khuyến mãi, cung cấp thông tin chính xác, hợp lệ và đầy đủ bằng cách sử dụng đúng phương pháp / công cụ, bán sản phẩm và dịch vụ
– Chuẩn bị báo cáo sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách thu thập và phân tích thông tin khách hàng, đóng góp cho nỗ lực của nhóm bằng cách hoàn thành các kết quả liên quan khi cần thiết, đáp ứng mục tiêu bán hàng cá nhân / nhóm và hạn ngạch xử lý cuộc gọi.
Bộ phận CSR là gì?
Bộ phận CSR là một bộ phận có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp và xã hội, đối với doanh nghiệp thì bộ phận CSR góp phần bảo vệ danh tiếng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước.
Với nền tảng thương hiệu vững chắc cùng với khả năng cạnh tranh cao, doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước từ đó thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Vai trò của nhân viên CSR?
Khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, dịch vụ khách hàng có ý nghĩa vô cùng lớn. Với mục đích làm hài lòng khách hàng, nhân viên CSR có vai trò quan trọng, cụ thể như sau:
– Duy trì lượng khách hàng ổn định.
Đây là một bí quyết quan trọng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian cho việc tìm kiếm khách hàng mới. Nhân viên dịch vụ khách hàng thông qua các hoạt động của mình ảnh hưởng đến thói quen mua hàng và sự trung thành của khách hàng, từ đó duy trì lượng khách hàng ổn định.
– Thu hút khách hàng tiềm năng.
Để mở rộng quy mô, doanh nghiệp buộc phải có các hoạt động thu hút lực lượng khách hàng mới. Bên cạnh các hoạt động quảng cáo, cho phép khách hàng trải nghiệm dịch vụ mà không phải trả phí để thu hút khách hàng.
– Tăng hiệu quả cạnh tranh.
Ngày nay, số lượng các doanh nghiệp trong hầu hết cách lĩnh vực liên tục gia tăng kéo theo sự cạnh tranh vô cùng gay gắt chính vì vậy hầu hết các doanh nghiệp đều phát triển đội ngũ chăm sóc khách hàng vô cùng đông đảo. Do đó, thu hút được đông đảo khách hàng mới và duy trì sự trung thành của khách hàng hiện tại trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
– Làm tăng doanh số bán hàng.
Khách hàng là nguồn doanh thu lớn nhất của doanh nghiệp, bởi họ là người chi trả cho việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bộ phận dịch vụ khách hàng có vai trò chính trong chăm sóc khách hàng, duy trì và kích thích khách hàng mua hàng thường xuyên.
Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện CSR?
Thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng hình ảnh, tên tuổi của công ty. Hơn hết, đây là một việc nên làm vì những lợi ích lâu dài, không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phát triển trong một xã hội thịnh vượng, lành mạnh. Nếu chỉ vì những ích lợi nhất thời mà quên đi giá trị cốt lõi đằng sau, không sớm thì muộn, doanh nghiệp sẽ sớm đào thải mình ra khỏi thị trường đặc biệt là trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Gia tăng lợi thế cạnh tranh
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp bạn xây dựng được hình ảnh một doanh nghiệp chân chính. Điều này sẽ góp phần chiến thắng trong công cuộc chinh phục trái tim của khách hàng. Trong kinh doanh, còn điều gì quan trọng hơn việc tạo được hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng?
Khi được lòng khách hàng và nhận được sự ủng hộ của đông đảo xã hội, bạn sẽ có chỗ đứng vững chắc và tiếng nói của riêng mình trên thị trường. Từ sự uy tín và danh tiếng đó, bạn có thể phát triển công ty và gia tăng lợi nhuận từ việc khai thác tối ưu các lợi thế mình đang có.
Thu hút vốn đầu tư bên ngoài
Việc liên kết làm ăn trong giới kinh doanh là điều không còn xa lạ ngày nay. Khi bạn đã tạo được danh tiếng cho công ty, bạn sẽ rất dễ nhận được các lời mời hợp tác đầu tư, hỗ trợ vốn. Vì khi bạn thực hiện trách nhiệm xã hội, bạn thể hiện được trình độ văn minh của một tổ chức khi tuân thủ các quy định cộng đồng.
Và khi công ty bạn là một doanh nghiệp chân chính, điều này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội sau đó vì bất kỳ ai cũng muốn hợp tác lâu dài với những doanh nghiệp vừa “có tâm” lại vừa “có tầm”.
Không lo ngại về các sự cố pháp luật
Trách nhiệm xã hội là một trách nhiệm liên quan mật thiết đến với luật kinh doanh cũng như các quy chuẩn xã hội. Nếu bạn đã đảm bảo tuân thủ và chấp hành nghiêm túc đầy đủ các quy định của nhà nước về CSR, bạn sẽ không phải lo ngại về các rắc rối mà mình có thể mắc phải.
Việc không vướng vào vòng quay pháp luật sẽ giúp công ty bạn tập trung vào kinh doanh, không bị mất uy tín trong mắt khách hàng hay đối tác. Thế nên, việc chấp hành CSR sẽ giúp bạn tránh những thiệt hại không đáng có.
Các loại CSR doanh nghiệp cần thực hiện
Có rất nhiều khía cạnh của trách nhiệm xã hội để một doanh nghiệp cần đảm bảo. Tuy nhiên, bốn trong số đó là các trách nhiệm cấp thiết cũng như các vấn đề then chốt để sự phát triển bền vững đi đôi với lợi ích lâu dài của cả hai bên.
Trách nhiệm xã hội về môi trường
Đây được xem là một vấn đề muôn thuở của hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở các quy mô kinh doanh từ vừa và nhỏ đến các “ông lớn” trong ngành công nghiệp. Môi trường sống là điều kiện kiên quyết để nhân loại có thể tồn tại và phát triển. Một doanh nghiệp có thành công đến đâu nếu như không bảo vệ môi trường, dù sớm hay muộn cũng sẽ bị tước đi những đặc ân từ chính “mẹ thiên nhiên”.
Đây là một trách nhiệm dài lâu và cần nhiều nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp. Phải cùng nhau nghiêm túc chấp hành và hợp tác để giảm thiểu những thiệt hại đến môi trường. Các sự việc CSR liên quan đến vấn đề này khi bị phát hiện đều bị người dân tẩy chay kịch liệt. Đó là hậu quả của việc không đảm bảo trách nhiệm xã hội về môi trường sống xung quanh.
Trách nhiệm xã hội về đạo đức kinh doanh
Đó là trách nhiệm về nộp thuế của doanh nghiệp. Nguồn thuế mà các doanh nghiệp đóng cho Nhà nước sẽ trở thành quỹ hỗ trợ cho các trường hợp khó khăn. Thế nên, đây là trách nhiệm xã hội bắt buộc các doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo có một xã hội tốt đẹp.
Không chỉ dừng lại ở vấn đề thuế quan, đạo đức trong kinh doanh còn là chất lượng của sản phẩm, là uy tín của thương hiệu, là sức khỏe và sự hài lòng của khách hàng được đặt lên hàng đầu. Khi đó, bạn không chỉ đang thực hiện CSR mà còn đang giúp cho con người có nhiều niềm tin hơn về cuộc sống.
Trách nhiệm xã hội về vấn đề nhân công lao động
Ở cương vị là những người đứng đầu một doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo nhân viên của mình được làm việc và phát triển trong một môi trường an toàn, chất lượng. Đó còn là sự đối đãi tử tế giữa đồng nghiệp với nhau, sự tôn trọng giữa nhân viên dành cho sếp hay sự công bằng của sếp dành cho nhân viên.
Vấn đề CSR này đặc biệt là mối quan tâm lớn của các quốc gia cường thịnh, vì họ đặt yếu tố nhân quyền làm trọng tâm của chính sách phát triển.Thế nên, đôi khi CSR không phải là một trách nhiệm to tác, lớn lao nhưng lại vô cùng ý nghĩa và đáng thực hiện.
Trách nhiệm xã hội về sự tương trợ lẫn nhau
Khi nền kinh tế lâm nguy, nếu bạn là chủ doanh nghiệp lớn, bạn cần thể hiện vai trò và vị thế của một đàn anh trong nền công nghiệp. Đó có thể là sự giúp đỡ từ hiện kim cho đến hiện vật. Không những vậy, bạn có thể đóng góp thường niên vào các quỹ phúc lợi xã hội cho các mảnh đời khó khăn. Hoặc tổ chức giao lưu học hỏi phát triển về công nghệ, kỹ năng, hay đơn giản là các kiến thức về SEO, affiliate marketing,…giữa các doanh nghiệp với nhau. Đó cũng là một trách nhiệm xã hội mà công ty nên có.
Nguồn bài viết: Tổng hợp và cập nhật từ các nguồn Website uy tín trên Google
- //luathoangphi.vn/nhan-vien-csr-la-gi/#Nhan_vien_CSR_la_gi
- //wiki.tino.org/csr-la-gi/