Lợi nhuận (Profit) là gì?
Lợi nhuận trong tiếng anh gọi là Profit. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong một khoảng thời gian xác định.
Công thức tính Profit
Cách 1:Tổng lợi nhuận là hiệu số giữa tổng doanh thu từ việc bán sản phẩm và tổng chi phí đã bỏ ra để sản xuất chúng.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí = TR(Q) – TC(Q)
Cách 2:Tổng lợi nhuận có thể xác đinh bằng lợi nhuận của một đơn vị sản phẩm nhân với số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Lợi nhuận = Lợi nhuận đơn vị sản phẩm x Số lượng sản phẩm tiêu thụ = (P – ATC) x Q
Ý nghĩa của Profit
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế quan trọng nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của hãng sản xuất, là động lực thúc đẩy các hãng phát triển sản xuất kinh doanh.
Profit Margin là gì?
Trước khi tìm hiểu về Profit margin là gì ta cần phải hiểu trước về doanh thu và lợi nhuận vì còn rất nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm này.
- Doanh thu là chỉ số thể hiện cho sức mạnh của doanh nghiệp như độ lan tỏa, sức chiếm lĩnh thị phần trong và quy mô phát triển của một doanh nghiệp trên thị trường. Doanh thu càng lớn, doanh nghiệp càng bề thế.
- Lợi nhuận là tài sản ròng sau một quý hay một năm mà doanh nghiệp thu lợi được về cho mình để tiến hành tái đầu tư và mở rộng. Nói cách khác, lợi nhuận là một phần trong doanh thu.
Vậy Profit Margin là gì? Trong tiếng Việt, nó có nghĩa là biên lợi nhuận. Profit Margin là mức độ chênh lệch giữa doanh thu và phần lợi nhuận thu được. Nắm chỉ số này trong tay, bạn sẽ nhìn thấy được sự tăng trưởng của một doanh nghiệp.
Profit Margin được tính như thế nào?
Cách tính chỉ số này cũng rất đơn giản, chỉ cần lấy lợi nhuận chia doanh thu của doanh nghiệp trong cùng một năm. Lúc này các nhà đầu tư sẽ biết được trong 10 đồng doanh thu sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu được. Để dễ hiểu hơn, bạn hãy theo dõi ví dụ sau.
Một doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận 2 năm liên tiếp:
- Năm 2018: Doanh thu là 500 triệu đồng, lợi thuận là 100 triệu đồng.
- Năm 2019: Doanh thu là 1 tỷ đồng, lợi nhuận 150 triệu đồng.
Nếu nhìn qua thì sẽ thấy doanh thu và lợi nhuận đều tăng trong năm 2019. Nhưng nếu tính biên độ lợi nhuận thì lại có sự sụt giảm. Năm 2018, 10 đồng doanh sinh lời được 2 đồng lợi nhuận. Trong khi đó, con số này chỉ còn 1,5 ở năm 2019. Điều này thể hiện những rủi ro khi đầu tư tại doanh nghiệp này. Có thể doanh nghiệp đang phải vay nợ hay gặp trục trặc về tài chính.
Biên lợi nhuận có ý nghĩa gì?
Ví dụ
Lý do gì để doanh nghiệp cần xem xét biên lợi nhuận?
Tỷ số biên lợi nhuận giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu hơn về hiệu suất quản lý
Ví dụ
3 loại biên lợi nhuận và cách tính
Biên lợi nhuận được chia thành 3 loại: biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận hoạt động, biên lợi nhuận ròng. Mỗi loại biên lợi nhuận sẽ có công thức tính riêng. Cụ thể:
Biên lợi nhuận gộp (GrossProfit Margin)
Biên lợi nhuận gộp là chỉ số phản ánh lợi nhuận của 1 doanh nghiệp đạt được từ chi phí bán hàng hoặc giá vốn bán hàng. Dựa vào biên lợi nhuận gộp có thể thấy được hiệu suất sử dụng lao động, sử dụng vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đang áp dụng.
Biên lợi nhuận gộp được tính bằng công thức sau:
Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán)/Doanh thu |
Ví dụ:Doanh thu của công ty A là 800 triệu đồng. Tổng chi phí lao động và nguyên vật liệu công ty A bỏ ra là 400 triệu đồng.
Vậy biên lợi nhuận gộp = (800.000.000 – 400.000.000)/800.000.000 = 50%.
Nếu 1 công ty có biên lợi nhuận gộp cao thì điều đó đồng nghĩa với việc công ty đó sẽ có khoản tiền dư. Số tiền đó có thể dùng để mở rộng quy mô kinh doanh, nghiên cứu, phát triển sản phẩm…
Có thể thấy rằng nếu chi phí thuê lao động và chi phí mua nguyên vật liệu tăng nhanh thì chắc chắn chỉ số biên lợi nhuận gộp sẽ giảm. Doanh nghiệp cần có chính sách để điều chỉnh các khoản chi phí này để hệ số biên lợi nhuận gộp ở mức ổn định.
Biên lợi nhuận hoạt động (OperatingProfit Margin)
Biên lợi nhuận hoạt động là chỉ số dùng để so sánh khoản thu nhập trước lãi vay và thuế với doanh thu bán hàng. Dựa trên chỉ số này, doanh nghiệp có thể tự đưa ra nhận định về mức độ hiệu quả trong quản lý việc tạo ra doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Biên lợi nhuận hoạt động được tính bằng công thức sau:
Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT (Lợi nhuận trước thuế)/Doanh thu |
Biên lợi nhuận ròng (NetProfit Margin)
Biên lợi nhuận ròng chính là lợi nhuận thu được từ toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó bao gồm cả thuế. Dựa vào tỷ lệ này có thể so sánh thu nhập ròng với doanh số bán hàng.
Biên lợi nhuận ròng được tính bằng công thức sau:
Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng sau thuế/Doanh thu |
Ví dụ:Công ty B có doanh thu là 800 triệu đồng, lợi nhuận ròng sau thuế là 200 triệu.
Vậy biên lợi nhuận ròng = 200.000.000/800.000.000 = 25%.
Nguồn bài viết: Tổng hợp và cập nhật từ các nguồn Website uy tín trên Google
- //banktop.vn/profit-margin-la-gi/
- //thebank.vn/blog/21271-profit-margin-la-gi.html#3-loai-bien-loi-nhuan-va-cach-tinh
- //taxplus.vn/bien-loi-nhuan-profit-margin-la-gi/#vay_bien_loi_nhuan_co_y_nghia_gi