Assistant Brand Manager là gì? Yếu tố quyết định thành công của các Assistant Brand Manager

5/5 - (2 bình chọn)

Assistant Brand Manager là gì?

Assistant Brand Manager là một mắt xích đặc biệt quan trọng trong vận hành marketing, là người hỗ trợ choBrand Managerđẩy mạnh thương hiệu cho một cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Thông qua những chiến lược cụ thể, Assistant Brand Manager phối hợp cùng với Brand Manager xây dựng nên hình ảnh của công ty và để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng công chúng. Vậy, ABM là gì? Đây là vị trí trợ lý cho Giám đốc Thương hiệu của doanh nghiệp.

Assistant Brand Manager làm gì?

assistant brand manager là gì
Assistant Brand Manager job description cơ bản

Các công việc của ABM khá là nặng nề với khối lượng lớn và yêu cầu kỹ năng linh hoạt cao. Tuy là một nghề vất vả, nhưng Assistant Brand Manager luôn học hỏi được rất nhiều kiến thức đắt giá, tạo được bước đệm để thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong tương lai. Nhìn chung, ABM cần thực hiện các công việc liên quan đến đẩy mạnh thương hiệu cho doanh nghiệp:

Những tố chất cần có của Assistant Brand Manager là gì?

Những đặc điểm để trở thành Assistant Brand Manager là gì?

Nhanh nhạy với những con số

Mỗi con số đều có ý nghĩa của riêng nó. Nếu bạn chỉ theo dõi và thu thập số liệu nhưng không thể hiểu được những điểm bất thường, không nhìn ra được quy luật của chúng thì khó có thể làm brand. Một ABM giỏi cần biết phân tích tất cả các số liệu, thấu hiểu được những vấn đề mà số liệu truyền tải thì mới nảy ra được những ý tưởng, kế hoạch hay để làm brand.

Luôn chủ động trong công việc

ABM không thể nào là một người thụ động, cấp trên giao việc gì thì mới làm việc đó. Assistant Brand Manager không nên chờ đợi người khác mà nên chủ động làm hết sức mình với tất cả những việc nằm trong khả năng. Hãy tăng sự kết nối với các nhân sự thực thi kế hoạch trong doanh nghiệp và cả với cấp trên nữa thì có được sự phối hợp nhuần nhuyễn nhất của cả một tập thể. Khi đó hiệu quả làm việc mới được nâng cao.

Biết cách điều phối người khác

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của dự án mà để thành công được, một ABM cần biết cách điều phối nhân sự. Assistant Brand Manager cần biết cách thúc đẩy các nhân sự hoàn thành công việc nhanh nhất mà hiệu quả nhất, làm sao để hạn chế tối đa việc trì trệ trong quy trình. ABM cần biết cách truyền cảm hứng cho các nhân sự, đưa ra những ý kiến mang tính đóng góp, xây dựng để giúp nhân sự nỗ lực hết mình. Điều này yêu cầu ABM phải cókỹ năng thuyết phụcvà kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như kỹ năng lãnh đạo.

Đóng góp ý kiến về chiến lược

Để một kế hoạch marketing brand được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và đạt đúng đích, một Assistant Brand Manager cần biết cách góp ý chiến lược với các nhân sự cấp cao hơn. Mặc dù ABM chịu trách nhiệm cho những chiến thuật nhỏ nằm trong mắt xích của chiến lược lớn, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là làm đẹp cho thương hiệu tổng thể. Bởi vậy, Assistant Brand Manager cần chú trọng vào sự kết nối giữa các chiến thuật nhỏ với tổng thể cả chiến lược lớn.

Quyền lợi khi trở thành assistant brand manager

Quyền lợi khi trở thành assistant brand manager

Với những mô tả công việc cụ thể, bạn đang có đang tò mò không biết vị trí này có những đặc quyền đặc lợi gì?

Điều đầu tiên mà chúng ta dễ thấy nhất trong những quyền lợi của trợ lý giám đốc thương hiệu là cơ hội thăng tiến cực kỳ rộng mở. Như đã nhấn mạnh, assistant brand manager là vị trí kế nhiệm, được đào tạo từ trước đẻ bổ nhiệm cho vị trí giám đốc thương hiệu – vị trí đáng được săn lùng bởi hàng loạt nhưng công ty quy mô vừa đến tập đoàn lớn. Họ chính là người chịu trách nhiệm trực tiếp cho hình ảnh thương hiệu của công ty.

Dù được hiểu là vị trí “quân sư” hay “giúp việc” thì mức thu nhập hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt của những assistant brand manager làm không ít những vị trí khác phải ngả mũ. Bên cạnh được doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm y tế, xã hội như những nhân viên các ngành khác, assistant brand manager nhân chế độ phụ cấp riêng và thường là đại diện cho doanh nghiệp đi gặp gỡ các đối tác, khả năng mở rộng các mối quan hệ rất cao. Một nhân tố làm nên sức hút của vị trí này chính là mức thu nhập. Tại Việt Nam mức lương cho vị trí này đang được doanh nghiệp, tập đoàn chi trả với mức 16 – 30 triệu đồng.

5 yếu tố quyết định thành công của các Assistant Brand Manager

  1. Hiểu những câu chuyện đằng sau số liệu
  2. Chủ động thực thi mà không cần được yêu cầu
  3. Đạt mục tiêu thông qua điều phối người khác
  4. Khả năng đề xuất chiến lược
  5. Chủ động, trách nhiệm 100% đối với phần việc của mình

1. Hiểu những câu chuyện đằng sau số liệu

Là một Assistant Brand Manager, bạn sẽ làm việc với 1 tấn số liệu, từ số liệu thị phần, đến các chỉ số theo dõi, đo lường, các kết quả thử nghiệm. Bạn cần nhìn thấy quy luật của số liệu hoặc những điểm bất thường của số liệu đó, đặt câu hỏi, đặt chúng vào một bức tranh tổng thể. Khả năng phân tích sẽ giúp bạn ghép các mảnh ghép thành 1 câu chuyện, giúp bạn hiểu các số liệu đang nói gì, từ đó bạn có thể đưa ra các đề xuất, gợi ý những hành động cần làm tiếp theo.

2. Chủ động thực thi mà không cần được yêu cầu

Ban đầu, sếp sẽ giao phần lớn các dự án cho ABM quản lý. Khi bạn là người mới, chờ được giao việc là chuyện bình thường, nhưng đừng để việc chờ đợi người khác trở thành thói quen. Nếu muốn thăng tiến, bạn cần bắt đầu có những ý tưởng của riêng mình, hãy đóng góp chúng vào công việc hàng ngày, thảo luận những ý kiến đề xuất đó với sếp. Đừng hỏi sếp rằng bạn có được làm hay không, thay vào đó, hãy nói rằng bạn rất muốn thử nghiệm (trong phạm vi công việc của mình) và mong chờ sự đóng góp, phối hợp từ sếp.

3. Đạt mục tiêu thông qua điều phối người khác

Thay vì chỉ quản lý từng nhiệm vụ trong dự án, hãy tìm cách khiến mỗi dự án có kết quả tốt hơn, tiến độ nhanh hơn hoặc đạt được những kết quả ấn tượng. Bạn cần nắm rõ tầm quan trọng của từng cột mốc trong dự án và giải quyết những vấn đề có thể gây trì trệ.

Hãy xác định những nhiệm vụ mất nhiều thời gian hoàn thành nhất và các nhiệm vụ quan trọng nhất, bởi chúng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ dự án. Bạn sẽ cần phải thúc đẩy mọi người hoàn thành công việc. Thật tuyệt vời nếu bạn có khả năng truyền cảm hứng cho mọi người để họ đóng góp những ý kiến tốt nhất, khiến họ nỗ lực hết sức và đạt được những kết quả cá nhân xuất sắc.

4. Đóng góp ý kiến về chiến lược

Đừng quá sa đà vào các chiến thuật thực thi nhỏ mà quên mất sự kết nối với chiến lược thương hiệu tổng thể. Hãy biết đặt câu hỏi đúng, phản biện về chiến lược để đảm bảo rằng bạn hiểu rõ về nó, đừng im lặng, giấu người yêu thì có thể, còn giấu dốt thì không.

5. Chủ động, trách nhiệm 100% đối với phần việc của mình

Accountability là bước đệm đầu tiên để bạn sở hữu một thương hiệu, bởi nó là dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng để trở thành một Quản lý thương hiệu. Bạn cần cân bằng giữa việc khuyến khích các đối tác/ thành viên/ chuyên gia đóng góp năng lực của mình, và biết khi nào nên can thiệp để tránh mọi thứ đi chệch hướng. Bạn không bao giờ được để team của bạn bế tắc, bạn phải bám sát timeline và dẫn dắt dự án của bạn. Hãy là người tập trung vào hành động và giải pháp. Bạn cần là cầu nối liên lạc của tất cả các thành viên trong nhóm, đồng thời là người giúp cấp trên của bạn biết tiến độ làm việc của team.

10 lý do cản trở thành công của các Assistant Brand Manager

  1. Không có khả năng hiểu những câu chuyện đằng sau số liệu
  2. Vẫn còn mơ hồ với những vấn đề về marketing.
  3. Kém nhanh nhạy khi hoàn thành các dự án thông qua hệ thống
  4. Chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân
  5. Không tận dụng tốt việc điều phối người khác
  6. Bỏ lỡ các đáp án quan trọng do thiếu sự linh hoạt
  7. Quá chú tâm đến các chương trình nằm ngoài chiến lược
  8. Không có những đóng góp cho chiến lược
  9. Bằng lòng với kết quả tạm được thay vì nỗ lực hết sức
  10. Kỹ năng giao tiếp với người quản lý kém
Exit mobile version