Có hay không phải đăng ký kinh doanh khi bán hàng online?
Muốn kinh doanh, buôn bán trên lãnh thổ Việt Nam các cá nhân/ tổ chức phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên các quy định này hiện mới chỉ áp dụng cho hình thức offline (buôn bán truyền thống) và một số website thương mại điện tử. Còn với người bán hàng trực tuyến (online) đơn thuần chưa cần thực hiện thủ tục này.
Quy định pháp luật cụ thể
– Theo điều 03 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP những trường hợp cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, công việc không có địa điểm cố định,… thì không phải đăng ký kinh doanh.
– Theo điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BCT, các thương nhân/ tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, có website cung cấp một trong các dịch vụ:
- Khuyến mại trực tuyến;
- Sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Đấu giá trực tuyến
Thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh và đăng ký dưới hình thứcsàn giao dịch điện tửvới Bộ Công thương.
Như vậy, theo quy định pháp luật trên, bản thân người bán hàng online đơn thuần không phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Mà trách nhiệm đăng ký thuộc về doanh nghiệp vận hành website/ mạng xã hội có chuyên mục mua bán. Tùy vào website mà bạn sẽ được tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ của mình, ví dụ như Shopee, Tiki, Lazada, Amazon, Taobao, Facebook, Instagram,…
Mặc dù không cần đăng ký kinh doanh nhưng trong quá trình bán hàng online bạn vẫn cần tuân thủ các yêu cầu về thông tin, chất lượng hàng hóa/dịch vụ; thực hiện nghĩa vụ thuế; tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ; đảm bảo tính chân thực, minh bạch theo điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định.
Các khoản thuế phải đóng khi cá nhân bán hàng online
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cá nhân kinh doanh sẽ cần đóng 2 loại thuế là thuế môn bài và thuế khoán (gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng). Trong đó bạn sẽ được miễn thuế nếu doanh thu trong năm dưới 100 triệu đồng, trên 100 triệu đồng đóng theo các mức đã được quy định và theo công thức:
- Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN
- Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
- Thuế môn bài khoán theo định mức, từ 300 nghìn – 1 triệu đồng/năm tùy theo mức doanh thu.
Các hình thức kinh doanh online phổ biến hiện nay
Về mặt pháp lý, bán hàng trực tuyến hiện được chia thành 3 hình thức kinh doanh là buôn bán tự phát nhỏ lẻ, buôn bán theo hộ kinh doanh và thành lập công ty. Mỗi hình thức lại có ưu, nhược điểm khác nhau. Dựa vào đó bạn có thể cân nhắc để lựa chọn mô hình bán hàng online phù hợp.
Bán hàng online kiểu tự phát, không cần đăng ký kinh doanh
Ưu điểm:
- Không cần thủ tục pháp lý rườm rà, tự bán tự hưởng và tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh.
- Không cần khai báo thuế cho cơ quan chức năng.
- Phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ, lẻ, cung cấp một vài mặt hàng cơ bản.
Nhược điểm:
- Loại hình chỉ mang tính tạm thời với đối tượng là cá nhân kinh doanh.
- Không phù hợp với mô hình kinh doanh lớn hơn hay có ý định phát triển lâu dài.
- Sẽ bị cơ quan chức năng nhắc nhở, đình chỉ hoạt động khi phát hiện dấu hiệu đội lốt kinh doanh tự phát để trốn thuế.
Bán hàng online quy mô hộ cá thể, cần đăng ký kinh doanh
Ưu điểm:
- Được pháp luật bảo vệ.
- Phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, ít nhân viên (dưới 10 người), mặt hàng không nhiều và chỉ mở 1 cửa hàng bán offline kèm online.
Nhược điểm:
- Các vấn đề liên quan đến thuế còn nhập nhằng và thiếu minh bạch do cán bộ thuế được quyền áp mức thuế lên từng hộ kinh doanh chứ chưa có mức thuế chung cụ thể.
- Cá nhân kinh doanh cần thực hiện đăng ký kinh doanh với UBND cấp quận/huyện nơi hoạt động bán hàng được diễn ra.
Bán hàng online quy mô doanh nghiệp, cần đăng ký kinh doanh
Ưu điểm:
- Là hình thức kinh doanh chuyên nghiệp, bài bản với đối tượng khách hàng đa dạng.
- Các mức thuế được quy định rõ ràng.
- Có thể mở rộng (nhiều chi nhánh) và phát triển lâu dài, phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và lớn.
Nhược điểm:
- Phải tiến hành khai báo thuế thường xuyên theo tháng, theo năm.
- Nhiều thủ tục pháp lý và quy định phải tuân theo. Nếu không thực hiện đầy đủ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Kinh doanh online có cần đăng ký kinh doanh không?
Theo Thông tư số 47/2014 quy định về quản lý website thương mại điện tử, các mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động sau sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử.
Cụ thể, website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; website có chuyên mục mua bán, cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Về mặt bản chất và phương thức tổ chức, hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội cũng giống với hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên, người bán hàng trên đó không phải đăng ký với Bộ Công Thương mà doanh nghiệp vận hành mạng xã hội, website này mới phải tiến hành đăng ký.
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân bạn không phải đăng ký kinh doanh bán hàng online. Mà việc đăng ký là do website có chuyên mục mua bán, cho phép bạn tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ thực hiện.
Căn cứ theo nội dung quy định tại Thông tư 47/2014/TT-BTC quy định về quản lý website thương mại điện tử thì người bán trên mạng xã hội không phải đăng ký với Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, người bán hàng trên mạng xã hội phải có trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử như: cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại của người bán, mã số thuế cá nhân… cho chủ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ; cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định khi bán hàng hóa…
Người bán trên các mạng xã hội phải tuân thủ những quy định tại điều 37 nghị định 52/2013/NĐ-CP :
“Điều 37. Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử
1. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
3. Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
4. Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
5. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.
6. Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
7. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật”.
Thuế phải đóng khi kinh doanh online?
Theo các quy định của pháp luật, khi bạn là cá nhân kinh doanh, bạn sẽ phải nộp thuế môn bài và thuế khoán theo quy định của Pháp luật.
– Thuế môn bài:
Theo quy định tại Điều 2, mục I, văn bản hợp nhất số 33/2014/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 75/2002/ NĐ-CP điều chỉnh mức thuế Môn bài do Bộ tài chính ban hành quy định như sau :
“…Các đối tượng khác, hộ kinh doanh cá thể nộp thuế Môn bài theo 6 mức bao gồm :
– Hộ sản xuất kinh doanh cá thể.
– Người lao động trong các Doanh nghiệp (Doanh nghiệp NQD, Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật ĐTNN…) nhận khoán tự trang trải mọi khoản chi phí, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.
– Nhóm người lao động thuộc các Doanh nghiệp nhận khoán cùng kinh doanh chung thì nộp chung thuế Môn bài theo quy định tại điểm 1.d nêu trên. Trường hợp nhóm cán bộ công nhân viên, nhóm người lao động nhận khoán nhưng từng cá nhân trong nhóm nhận khoán lại kinh doanh riêng rẽ thì từng cá nhân trong nhóm còn phải nộp thuế môn bài riêng.
– Các cơ sở kinh doanh trên danh nghĩa là Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật ĐTNN, các Công ty cổ phần, Công ty TNHH… nhưng từng thành viên của đơn vị vẫn kinh doanh độc lập, chỉ nộp một khoản tiền nhất định cho đơn vị để phục vụ yêu cầu quản lý chung thì thuế Môn bài thu theo từng thành viên.
Riêng xã viên, nhóm xã viên HTX (gọi chung là xã viên HTX) nhận nhiệm vụ HTX giao nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại tiết c điểm 1 phần II của Thông tư số 44/1999/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn về ưu đãi thuế đối với Hợp tác xã, thì không phải nộp thuế Môn bài riêng; nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định thì phải nộp thuế Môn bài riêng.
Biểu thuế Môn bài áp dụng đối với các đối tượng nêu trên như sau:
Bậc thuế | Thu nhập 1 tháng | Mức thuế cả năm |
1 | Trên 1.500.000 | 1.000.000 |
2 | Trên 1.000.000 đến 1.500.000 | 750.000 |
3 | Trên 750.000 đến 1.000.000 | 500.000 |
4 | Trên 500.000 đến 750.000 | 300.000 |
5 | Trên 300.000 đến 500.000 | 100.000 |
6 | Bằng hoặc thấp hơn 300.000 | 50.000 |
– Thuế khoán:
Theo quy định tại điều 2 thông tư số 92/2015/TT-BTC có hướng dẫn như sau:
” Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
1. Nguyên tắcáp dụng
a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm…”
Vậy nếu doanh thu của bạn dưới 100 triệu đồng/năm vậy bạn sẽ chỉ phải nộp thuế môn bài như đã nêu trên.
Nếu doanh thu của bạn đạt từ 100 triệu đồng/năm vậy bạn sẽ phải nộp thêm thuế khoán hàng tháng/quý gồm 2 loại sau: thuế GTGT và thuế TNCN với hình thức bán hàng online như bạn thuộc đối tượng theo hướng dẫn của thông tư 92 là “- Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.”
cách tính thuế được áp dụng như sau:
Số thuế GTGT phải nộp | = | Doanh thu tính thuế GTGT | x | Tỷ lệ thuế GTGT |
Số thuế TNCN phải nộp | = | Doanh thu tính thuế TNCN | x | Tỷ lệ thuế TNCN |
Doanh thu chưa quá 100 triệu / tháng thì có phải đóng thuế không?
Chào bạn Tôi hiện tại đang tự kinh doanh trực tuyến. Hình thức là bán hàng trên mạng cho khách hàng (chủ yếu khách hàng ở Mỹ) qua ebay và các trang thương mại điện tử tương tự. Tôi không trực tiếp sản xuất hàng hoá mà chỉ bán lại (reseller). Thu nhập của tôi vào khoảng 100 triệu / tháng Vậy tôi có phải đóng thuế không và đóng như thế nào? Cảm ơn
Khi kinh doanh bạn phải đóng thuế môn bài theo quy định của pháp luật, ngoài ra, Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có thu nhập 100triệu/ tháng nên bạn thuộc đối tượng phải đóng thuế khoán theo quy định nêu trên.
Lập website bán hàng trên mạng thì cần thực hiện những thủ tục gì?
Kính Chào Luật sư ! Xin cho Em hỏi vấn đề buôn bán nhỏ trên mạng. Em có dự định nhập hàng ( nước hoa , quần áo, đồng hồ,mĩ phẩm.v.v..)từ những trang web ở 1 số nước như Mĩ, Thái, Trung Quốc với số lượng nhỏ ( ví dụ 100 chai nước hoa từ Mĩ hay 100 cái đồng hồ giá rẻ của Trung Quốc) về Việt Nam bán chủ yếu trên mạng facebook và đăng tin trên các trang rao vặt. Vậy xin hỏi Luật Sư, Hàng đó có cần đăng kí kiểm định để được phép lưu hành và Em có cần phải đăng kí kinh doanh hay làm thế nào để không vi phạm luật của Nhà Nước Quy Định. Và cái thứ 2 : Nếu sao này Em lập 1 website riêng để bán những hàng hóa đó thì ngoài việc phải đăng kí website với Bộ Công Thương ra thì Em còn cần phải làm những thủ tục nào theo quy định của Nhà Nước… Rất mong nhận được sự giải đáp của Quý Luật Sư. Xin chân thành Cảm Ơn.
Theo quy định kể trên thì khi kinh doanh qua mạng bạn không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Theo như quy định tạiĐiều 3 Thông tư số 47/2014/TT-BTC về hoạt động kinh doanh hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trên website thương mại điện tử
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân không được sử dụng website thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa hạn chế kinh doanh sau:a) Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ;
b) Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác;
c) Rượu các loại;
d) Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến;
đ) Các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
Theo như bạn trình bày thì mặt hàng bạn muốn kinh doanh không thuộc diện hạn chế kinh doanh của pháp luật. Bạn muốn bán hàng cho hãng mỹ phẩm, quần áo, đồng hồ… đây là hình thức kinh doanh online thông qua một bên trung gian. Các đơn vị trung gian này đều đã thực hiện việc xin giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc giấy phép mạng xã hội rồi nên khi bạn kinh doanh sẽ không phải tiến hành việc xin bất kỳ giấy phép nào cả.
Theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP Thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như sau:
“1. Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.
…”
Như vậy, khi muốn mở một website để cung cấp dịch vụ thương mại bạn chỉ cần đăng ký với bộ công thương và cung cấp những thông tin theo quy định kể trên.
Nguồn:
- //viettinlaw.com/ban-hang-online-co-phai-dang-ky-kinh-doanh-khong.html
- //luatminhkhue.vn/kinh-doanh-online-co-phai-dang-ky-kinh-doanh-va-nop-thue-hay-khong–.aspx