Brexit là gì?
Brexit là cụm từ được ghép bởi hai từ “Britain” và “exit” nhằm ám chỉ hành động rời khỏi Liên minh châu Âu của nước Anh.
Ngày 13/11/2018, một sự kiện quan trọng đã đánh một dấu mốc lớn trong lịch sử đó là nước Anh và Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận sơ bộ về việc Anh rời khỏi EU sau hai năm đàm phán căng thẳng. Mặc dù chỉ là thỏa thuận sơ bộ và vẫn còn những rào cản cho tới thỏa thuận cuối cùng nhưng đây được xem là dấu hiệu tích cực cho những động thái tiếp theo của đôi bên.
Cụm từ Brexit được sử dụng tương tự như Grexit được dùng để nói về khả năng Hy lạp (Greece) rời khỏi liên minh châu Âu EU trước đây.
Nguyên nhân nào dẫn đến Brexit?
Sau 45 năm “chung sống” (từ 1973-2018), Anh đề xuất rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit). Đây là một sự kiện mang tầm ảnh hưởng lớn đến lịch sử của xứ sở sương mù nói riêng và toàn thế giới nói chung. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến quyết định Brexit của Anh?
Cuộc khủng hoảng dân nhập cư
Trước làn sóng nhập cư ngày càng lớn, người dân Anh lo ngại không gian văn hóa của họ sẽ bị xáo trộn khi mà họ phải tiếp nhận những trào lưu văn hóa mới của những người dân nhập cư. Phảng phất trong đó còn có nỗi lo về sự lan truyền của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan thông qua nhóm dân nhập cư khiến cho tình hình an ninh trở nên bất ổn.
Kết quả của các cuộc khảo sát cho thấy, sự bất mãn về cuộc khủng hoảng nhập cư đã khiến nhân dân Anh bỏ phiết ủng hộ Brexit. Dân nhập cư ngày càng nhiều khiến cho sự giận dữ của công chúng ngày càng lớn mạnh khi mà những chính sách thất bại của nhà nước trong việc hạn chế nhập cư đã làm tăng sức ép về thị trường và các dịch vụ công.
Nội chính bất ổn
Các nghị sĩ thứ yếu trong đản Bảo thủ của Anh vẫn luôn mang những hoài nghi về châu Âu (Eurosceptic), chẳng hạn như muốn rút khỏi EPP trong nghị viện châu Âu. Trong khi đó, Thủ tướng Cameron vẫn luôn tìm cách làm hài lòng những cánh hữu này nhưng mọi thứ không bao giờ là đủ đối với những nghị sĩ trong đảng bảo thủ.
Năm 2010, số lượng thành viên Eurosceptic trong đảng Bảo thủ của Thủ tướng Cameron chiếm đa số, họ bắt đầu gây sức ép với ông để tổ chức cuộc trưng cầu dân ý và rắc rối bắt đầu từ đây.
Sau hàng loạt những diễn biến trong “cuộc đấu tranh ngầm” với những thành viên Eurosceptic, ông Cameron phải cam kết về việc sẽ tổ chức trưng cầu dân ý cho Brexit vào cuối năm 2017. Sau tái đắc cử vào năm 2015, lời hứa tổ chức cuộc trưng cầu dân ý của ông Cameron không còn đường thoái thác.
Đảng Độc lập Anh (UKIP) trỗi dậy
Tháng 1/2013, đảng UKIP giành được 1/4 số phiếu bầu trong cuộc bầu cử địa phương tại Anh. Những lo ngại rằng một số nghị sĩ đảng Bảo thủ có thể “đào tẩu” sang UKIP buộc ông Cameron phải thực hiện lời hứa tổ chức cuộc trưng cầu dân ý của mình.
Năm 2015, đảng UKIP và thủ lĩnh Nigel Farage giành thêm được hàng triệu phiếu bầu trong cuộc bầu cử. Đặc biệt, trong số phiếu này có nhiều phiếu của những người từng ủng hộ cho Công đảng hoặc đảng Bảo thủ. Sau thành công này, việc Farage liên tục xuất hiện trên truyền thông đã góp phần quan trọng vào công cuộc phản đối dân nhập cư và dọn đường cho chiến dịch vận động Brexit thành công.
Những nguyên nhân khác dẫn đến Brexit
EU đe dọa chủ quyền của Anh khi mà một loại hiệp ước của EU đã chuyển một lượng quyền lực lớn từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU ở Brussels (Bỉ).
Anh bất mãn với nhiều quy định của EU như trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng bay, hạn chế về công suất của máy hút bụi, quy định mức hạn ngạch đánh bắt cá,…
Sau khi rời khỏi EU, Anh có thể được tự do đánh thuế, tự do làm luật, tự do quyết định chính sách nhập cư, không phải phụ thuộc vào các quyết định của Ủy ban châu Âu, Tòa án Anh sẽ được khôi phục quyền lực,….
Ảnh hưởng của Brexit đến nước Anh và thế giới
Brexit ảnh hưởng đến nước Anh như thế nào?
Kinh tế: khi Brexit đạt được thỏa thuận cuối cùng cũng là lúc mở ra mộ thời kì bất định cho kinh tế nước Anh đối với các mối quan hệ với châu Âu trong tương lai. Anh vẫn sẽ chịu các tác động và ảnh hưởng chung của nền kinh tế châu Âu nhưng lại không còn có vị thế lớn trên các bàn đàm phán chung và không đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định các vấn đề mang tầm ảnh hưởng.
Người dân Anh sẽ phải chịu mức thuế mà vốn trước nay họ vẫn được hỗ trợ khi còn trong Liên minh châu Âu EU. Anh sẽ phải tự xoay sở khi rời khỏi ngôi nhà chung EU, kinh tế nước Anh dự kiến có thể sẽ tuột dốc trong vòng 5 năm tới. Anh có thể phải chịu tổn thất lên đến 100 tỷ bảng (khoảng 5% GDP), đồng bảng mất giá 20%, thất thu về thương mại và tài chính, hàng triệu người mất việc làm do các doanh nghiệp rời khỏi Anh,…
Chính trị – Xã hội: Brexit khiến cho nước Anh bị chia rẽ sâu sắc. Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua kết quả của cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 6/2016 với 52% ủng hộ Brexit và 48% phản đối. Sự đối lập ý kiến trong việc rời khỏi EU đã gây ra sự chia rẽ mạnh trong xã hội Anh.
Brexit gây chia rẽ ngay cả trong Chính phủ và Quốc hội Anh khi mà Thượng viện Anh thì đồng ý Brexit còn Hạ viện Anh lại có nhiều ý kiến phản đối Brexit.
Sự chia rẽ cũng thể hiện qua các nhóm lợi ích trong xã hội Anh. Cụ thể, nhóm hưởng lợi từ các chính sách toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế quyết tâm đấu tranh phản đối Brexit, còn các nhóm lợi ích được hưởng lợi từ chủ nghĩa biệt lập, các chính sách đi theo chủ nghĩa dân túy rất ủng hộ Brexit.
Quân sự – Đối ngoại: Anh sẽ không còn là đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực châu Âu. Người ta lo ngại tầm ảnh hưởng của quân sự Anh có thể bị tổn hại.
Ảnh hưởng của Brexit đối với EU
Brexit ảnh hưởng lớn nhất đến EU do kinh tế nước Anh chiếm 1/6 GDP của EU và thị trường Anh chiếm tới 10% kim ngạch xuất khẩu của EU. Khi Brexit xảy ra, kinh tế của EU giảm đáng kể về quy mô, thương mại Anh với các nước trong EU sụt giảm do rào cản thương mại tăng. Kinh tế của các nước còn lại trong EU.
Brexit là dấu hiệu của một EU đang “hấp hối” và rất có thể sẽ tạo ra tiền lệ xấu với các nước thành viên đang có ý định rời khỏi EU khiến liên minh này tan rã. Nếu EU tan rã, kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động nghiêm trọng, nguy cơ về một cơn khủng hoảng mới với mức độ tàn phá mạnh có thể sẽ nhấn chìm nền kinh tế thế giới.
Đối với EU, Brexit là cú giáng mạnh dẫn đến sự thay đổi lớn không chỉ về kinh tế mà còn là một cuộc cách mạng về chiến lược và địa chính trị của liên minh kinh tế chính trị lớn nhất thế giới hiện nay với gần nửa tỷ người.
Ảnh hưởng của Brexit đối với thế giới
Ảnh hưởng của Brexit với các nền kinh tế lớn trên thế giới
Nổi bật nhất là kinh tế Hoa Kỳ, quan hệ thương mại và đầu tư với Anh sẽ khiến cho quốc gia này với sẽ chịu nhiều thiệt hại từ sau Brexit. Anh là đối tác thương mại lớn hàng đầu của Hoa Kỳ ở châu Âu nên khi Anh tách khỏi EU, khả năng tiếp cận thị trường EU của Hoa Kỳ sẽ giảm, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp Hoa Kỳ giảm buộc họ phải rời Anh sang các nước EU khác.
Đối với Nhật Bản, Brexit tác động tiêu cực tới các nguồn đầu tư của Nhật tại Anh. Hậu Brexit khiến đồng yên tăng giá mạnh, gây tác động lớn đến nền kinh tế Nhật Bản và ảnh hưởng đến các chính sách cải tổ nền kinh tế của chính phủ nước này.
Đối với Trung Quốc, quan hệ thương mại giữa EU và Trung Quốc rất lớn, do vậy, nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn của nước này ít nhiều sẽ chịu những ảnh hưởng ngắn hạn từ những Brexit khi mà thị trường EU đang chao đảo, kém ổn định.
Ảnh hưởng của Brexit với Việt Nam
Khi Anh rời khỏi EU, chính sách thuế quan của EU có thể được điều chỉnh làm ảnh hưởng đến Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA).
Quan hệ thương mại của Việt – Anh có thể bị ảnh hưởng do chính sách thương mại và thuế quan của Anh sẽ thay đổi hậu Brexit.
Có nhiều cơ hội hơn cho thương mại và ngoại giao đối với EU do Eu cần lấp chỗ trống mà Anh để lại sau Brexit.
Kim ngạch xuất khẩu của nước ta sẽ bị ảnh hưởng do EU là thị trường rất quan trọng của Việt Nam mà hậu Brexit, thị trường này lại đang gánh chịu những biến đổi lớn về quy mô, sức ổn định.
Tại sao Brexit lại được coi là chuyện lớn?
Không phải ngẫu nhiên sự kiện Brexit lại được coi là chấn động và có tầm ảnh hưởng lớn đến thế. Brexit sẽ gây ra nhiều vấn đề khó lường không chỉ cho Anh mà còn cho cả khối liên minh Châu Âu này.
Brexit ảnh hưởng tới Anh như thế nào?
Châu Âu được xem là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Anh và đây cùng là nguồn đầu tư lớn nhất từ nước ngoài. Trở thành thành viên của khối Liên minh EU này cũng giúp cho Anh có thể củng cố được vị thế là một trung tâm tài chính toàn cầu.
Sau khi cuộc trưng cầu ý dân hoàn thành và có kết quả, gần như ngày nào cũng có thông tin đe dọa hay loan báo về việc tập đoàn lớn nào đó sẽ rời nước Anh nếu London ra khỏi EU. Điển hình là hãng chế tạo máy bay Airbus đang tạo ra 14.000 việc làm và hỗ trợ hơn 100.000 việc làm khác tại Anh.
Theo ước tính của Chính Phủ Anh, tùy theo việc họ ra đi như thế nào thì nền kinh tế trong vòng 15 năm tới so với thời gian họ còn ở trong khối liên minh EU sẽ tăng trưởng ít hơn từ 4% – 9%.
Anh đã có 46 năm hội nhập kinh tế với EU và chỉ bằng 1 lần để tháo gỡ sự kết nối này không hề dễ dàng chút nào. Quá trình Brexit thực sự đã bị chao đảo bởi những chia rẽ dẫn đến việc phải trưng cầu ý dân. Thậm chí Quốc Hội Anh chia rẽ thành 5 phe 7 phái và sẽ chẳng có 1 bản kế hoạch Brexit nào được các nghị sỹ ủng hộ.
Kế hoạch Brexit của bà May gặp phải rất nhiều khó khăn
Bà May đã phải mất thời gian đến 18 tháng mới có thể thương thảo được thỏa thuận “li dị” với EU nhưng hệ quả là các bộ trưởng cứ rơi rụng dần dần. Bản kế hoạch của bà May là sẽ giữ Anh trong liên minh thuế quan và thương mại ít nhất là tới cuối nbăm 2020.
Thế nhưng, cuối cùng bà cũng xác định sẽ cắt hết mọi liên hệ đó. Tuy nhiên thì mối quan hệ giữ Anh và EU lại không có điều gì được đưa ra để thay thế trong tương lai.
Khi bà May trình lên kế hoạch Brexit thì nó đã lập tức bị bác bỏ vào hồi tháng Giêng và sự chênh lệch lớn chưa từng có tới 230 phiếu. Lần tiếp theo bản kế hoạch được đưa ra vào tháng 3 nhưng con số vẫn chênh lệch 149 phiếu. Lần mới đây nhất, sự chênh lệch đã giảm đi nhiều và chỉ còn là 58.
Brexit gay cấn như thế nào?
Khi mà việc Brexit không có thỏa thuận đến gần, một viễn cảnh đáng sợ đang diễn ra, bà May đã vô cùng nỗ lực để có thể tranh thủ được sự ủng hộ đối với thỏa thuận đó. Thậm chí bà May đã phải đánh đổi cả chức Thủ Tướng để nài nỉ các nghị sỹ khác trong việc nếu không bỏ phiếu thì bà sẽ từ chức. Điều đó lại gây ra những lời đồn đoán về người lên thay bà May để đấu đá lại giữa các đối thủ trong nội bộ của Đảng Bảo Thủ.
Cùng lúc đó Nghị Viện Anh cũng đưa ra một bước đi bất thường là tổ chức 1 loạt các cuộc bỏ phiếu để thăm dò về khả năng Brexit khác với những gì mà kế hoạch của bà May đưa ra dù cho bà có phản đối. Kế hoạch này cũng bị đổ vỡ khi các nghị sỹ đã bác bỏ 8 lựa chọn được đưa ra từ Nghị Viện Anh.
Trong số đó chỉ có 1 số những lựa chọn bị bác chỉ với những chênh lệch nhỏ khiến cho mọi việc trở nên không hề dễ dàng và nếu tất cả các nghị sỹ đều bỏ phiếu thì sẽ ra sao?
Bà May chưa thể tìm được cách để vượt qua được bức tường Quốc Hội cũng như không thể lôi kéo được các nghị sỹ đồng ý với thỏa thuận mà bà đã đạt được với các nhà lãnh đạo Châu Âu. Việc lầm tưởng Brexit sẽ dễ dàng là hoàn toàn sai lầm và những lời hứa hẹn từ các nghị sỹ với cử tri của họ sẽ phải đối mặt với một thực tế vô cùng phũ phàng.
Vậy có còn lựa chọn nào khác?
Con đường khác dành cho bà May chính là hướng về phía trung dung thông qua việc cam kết để giữ mối quan hệ giao thương vĩnh viễn với Châu Âu, nghĩa là liên minh thuế quan, bãi bỏ toàn bộ thuế quan và chỉ tiêu. Cách đó có thể giúp cho bà May giải được bài toán cực kỳ hóc búa về biên giới của Ireland và có thể giúp bà giành được 1 số phiếu từ các nghị sỹ của Đảng lao động đối lập.
Cách đó có thể là một “kịch bản Brexit mềm hơn” đối với những gì mà bà May đã làm vừa qua trong cuộc đàm phán với EU đễ giữ cho nước Anh vẫn gắn chặt với quan thuế và tiêu chuẩn sản phẩm của EU.
Tuy nhiên một hệ lụy kéo theo là các nghị Sỹ thuộc cánh hữu trong đảng của bà có thể sẽ khiến cho Đảng bảo thủ bị phân liệt, Đó là điều mà bà muốn tránh đi bằng mọi giá. Vì thế bà đã cố gắng để giành được sự đồng ý của nhóm cứng rắn vốn có chủ trương “Brexit cứng” vốn đã không cần phải bó buộc vào các quy định của EU.
Brexit đang khiến nước Anh bị hỗn loạn
Trong số các khả năng thì việc sử dụng “Brexit mềm” có thể giúp bà May đạt được chấp thuận với việc ở lại trong liên minh thuế quan EU. Nếu tất cả các nghị sỹ đều bỏ phiếu thì chuyện gì sẽ diễn ra?
Dù không biết rằng Anh sẽ rời khỏi EU hay không nhưng có một điều khiến người ta có thể chắc chắn rằng nước Anh đang chìm trong hỗn loạn.