Tóm tắt tiểu sử Bùi Thành Nhơn
Tên thật | Bùi Thành Nhơn |
Ngày sinh | 1958 (61 tuổi) |
Số CMND | đang cập nhật |
Nơi sinh | Đồng Tháp |
Quê quán | Đồng Tháp |
Dân tộc | Kinh |
Nơi cư trú | 313B Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, quận 3, TP.HCM |
Nghề nghiệp | Kinh doanh, đầu tư bất động sản |
Trình độ chuyên môn |
|
Chức vụ hiện tại |
|
Lĩnh vực kinh doanh | Bất động sản |
Cổ phiếu đang nắm giữ | NVL: 190,887,507 CP (chiếm 20.52%, trị giá 10,861.5 tỷ đồng) |
Giá trị tài sản hiện tại | 19.556,64 Tỷ VNĐ |
Gia đình |
|
Hồ sơ Wiki“ | //vi.wikipedia.org/wiki/Bùi_Thành_Nhơn |
Bùi Thành Nhơn là ai?
Bùi Thành Nhơn (sinh năm 1958), quê ở tỉnh Đồng Tháp là tỷ phú nổi tiếng trong ngành bất động sản, hiện ông đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NovaLand – NVL). Năm 2016, Bùi Thành Nhơn trở thành tỉ phú USD thứ 3 tại Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng và Trịnh Văn Quyết. Hiện tại ông đang nắm giữ 20,37% cổ phần (gần 191 triệu cp) tại Novaland, là nhân vật giàu thứ 8 trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2019.
Con đường thành công của tỷ phú Bùi Thành Nhơn
Bùi Thành Nhơn là đại gia khét tiếng trong ngành bất động sản, đi lên khi còn là một kĩ sư thú y. Chủ tịch tập đoàn Novaland là vị tỷ phú đô la đứng thử 3 Việt Nam chỉ sau bà Nguyễn Thị Phương Thảo và Phạm Nhật Vượng.
Khởi nghiệp từ ngành thú y
Mặc dù trở nên nổi tiếng và giàu có trong giới bất động sản, nhưng ông Bùi Thành Nhơn lại là người có nhiều năm khởi nghiệp từ ngành thuốc thú y. Ông có 2 năm (Từ năm 1981 đến năm 1983) công tác tác tại Phòng Nông nghiệp Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng dành hơn 10 năm (từ năm 1983 đến năm 1992) trải nghề tại Công ty Vật tư Chăn nuôi Thú y cấp I, TPHCM.
Ông Bùi Thành Nhơn bắt đầu khởi nghiệp bằng kinh doanh thuốc thú y từ năm 1992. Ông Nhơn đã thành lập Công ty TNHH Thương mại Thành Nhơn chuyên kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu dược, hóa chất, số vốn ban đầu là 400 triệu đồng.
Tài sản của tỷ phú bất động sản – Bùi Thành Nhơn Novaland
Năm 2007, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thành Nhơn được tái cấu trúc thành hai đơn vị là:
- Công ty cổ phần Anova Corphoạt động trong lĩnh vực Thức ăn gia súc, Trại chăn nuôi, Thuốc thú y, Vaccine và tiến đến thiết lập chuỗi giá trị cung cấp nguồn thực phẩm sạch chất lượng cao, an toàn giàu dinh dưỡng;
- Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland)với số vốn điều lệ là 9.143 tỷ họat động trong lĩnh vực bất động sản phát triển các dự án bất động sản nổi tiếng ở khu vực Tp HCM và phía Nam. Doanh nghiệp này gần đây đang đẩy mạnh sang lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng.
Nổi bật nhất là năm 2007 với thành công từ dự án Sunrise City tại quận 7. Với thị trường địa ốc bắt đầu phục hồi năm 2014 đã tạo bàn đạp đưa Novaland phát triển với tốc độ chóng mặt. Đến thời cuối năm 2016, vốn điều lệ Novaland đã tăng vọt lên gần chạm mốc 6.000 tỉ đồng.
Sau 24 năm “chèo lái”, Bùi Thành Nhơn đã đưa Novaland Group lên sàn cuối 2016 với mã chứng khoán NVL, giá niêm yết là 50,000 đồng/cp. Đồng thời trở thành một trong những doanh nghiệp bất động sản lớn thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam (chỉ sau VinGroup) với vốn hóa thị trường hiện đạt hơn 54 ngàn tỷ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, Novaland của ông Nhơn ghi nhận doanh thu tăng hơn 40% lên gần 9,6 ngàn tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt hơn một ngàn tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đạt gần 1 tỷ USD.
Bùi Thành Nhơn thôi làm đại diện pháp luật của Novaland
Trước đó, tập đoàn Novaland (NVL) ghi nhận 3 người đại diện pháp luật là ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch HĐQT, bà Lương Thị Thu Hương – Giám đốc pháp lý đầu tư và ông Bùi Xuân Huy – Tổng giám đốc.
Tuy nhiên, ngày 6/9/2019, theo nghị quyết số 14 được thông qua, công ty chỉ còn lại ông Bùi Xuân Huy – Tổng giám đốc là người duy nhất đại diện pháp luật của Novaland.
Hiên nay, ông Bùi Thành Nhơn là cổ đông lớn nhất, sở hữu 20,5 cổ phần tại Novaland. Ngoài ra, con trai ông cũng có 4,5%. Thêm vào đó, ông Nhơn và bà Sương (vợ ông) là 2 người đại diện pháo luật của Công ty Cổ phần Novagroup và Công ty Cổ phần Diamond Properties (2 pháp nhân đang giữ 32,4% vốn điều lệ của NVL). Như vậy, gia đình ông hiện đang quản lý hơn 57% cổ phần của Novaland.
Gia đình
Vợ của Bùi Thành Nhơn là ai?
Bà Cao Thị Ngọc Sương là vợ ông Bùi Thành Nhơn, hiện đang nắm giữ 2,200,335 CP NVL trị giá 125.2 tỷ đồng.
Con trai ông là Bùi Cao Nhật Quân, sinh năm 1982. Đã từng là Phó chủ tịch HĐQT và PTGĐ của công ty CP đầu tư địa ốc Novaland. Năm 2017, ông Quân rút khỏi tất cả các vị trí tại tập đoàn Novaland. Hiện ông Quân đang nắm giữ 42.376.606 cổ phiếu (tương ứng 4,521%).
Khởi nghiệp với ngành thú ý nhưng lại trở thành tỷ phú bất động sản với hàng loạt dự án lớn như Sunrise Citty quận 7, Lexington, The Prince Residence,.. Tăng vốn điều lệ của Novaland lên 99 lần trong 12 năm. Thành công của ông khiến những người trong giới bất động sản phải “ngã mũ”.Doanh nhân Bùi Thành Nhơn– chủ tịch Novaland là ai? Ông đã trở thành tỷ phú bất động sản như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu về quá trình khởi nghiệp của tỷ phú Bùi Thành Nhơn trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt tiểu sử Bùi Thành Nhơn
Tên thật | Bùi Thành Nhơn |
Ngày sinh | 1958 (61 tuổi) |
Số CMND | đang cập nhật |
Nơi sinh | Đồng Tháp |
Quê quán | Đồng Tháp |
Dân tộc | Kinh |
Nơi cư trú | 313B Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, quận 3, TP.HCM |
Nghề nghiệp | Kinh doanh, đầu tư bất động sản |
Trình độ chuyên môn |
|
Chức vụ hiện tại |
|
Lĩnh vực kinh doanh | Bất động sản |
Cổ phiếu đang nắm giữ | NVL: 190,887,507 CP (chiếm 20.52%, trị giá 10,861.5 tỷ đồng) |
Giá trị tài sản hiện tại | 19.556,64 Tỷ VNĐ |
Gia đình |
|
Bùi Thành Nhơn là ai?
Bùi Thành Nhơn (sinh năm 1958), quê ở tỉnh Đồng Tháp là tỷ phú nổi tiếng trong ngành bất động sản, hiện ông đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NovaLand – NVL). Năm 2016, Bùi Thành Nhơn trở thành tỉ phú USD thứ 3 tại Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng và Trịnh Văn Quyết. Hiện tại ông đang nắm giữ 20,37% cổ phần (gần 191 triệu cp) tại Novaland, là nhân vật giàu thứ 8 trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2019.
Vợ của Bùi Thành Nhơn là ai?
Bà Cao Thị Ngọc Sương là vợ ông Bùi Thành Nhơn, hiện đang nắm giữ 2,200,335 CP NVL trị giá 125.2 tỷ đồng. Con trai ông là Bùi Cao Nhật Quân, sinh năm 1982. Đã từng là Phó chủ tịch HĐQT và PTGĐ của công ty CP đầu tư địa ốc Novaland. Năm 2017, ông Quân rút khỏi tất cả các vị trí tại tập đoàn Novaland. Hiện ông Quân đang nắm giữ 42.376.606 cổ phiếu (tương ứng 4,521%).
Con đường thành công của tỷ phú Bùi Thành Nhơn
Khởi nghiệp từ ngành thú y
Mặc dù trở nên nổi tiếng và giàu có trong giới bất động sản, nhưng ông Bùi Thành Nhơn lại là người có nhiều năm khởi nghiệp từ ngành thuốc thú y. Ông có 2 năm (Từ năm 1981 đến năm 1983) công tác tác tại Phòng Nông nghiệp Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng dành hơn 10 năm (từ năm 1983 đến năm 1992) trải nghề tại Công ty Vật tư Chăn nuôi Thú y cấp I, TPHCM. Ông Bùi Thành Nhơn bắt đầu khởi nghiệp bằng kinh doanh thuốc thú y từ năm 1992. Ông Nhơn đã thành lập Công ty TNHH Thương mại Thành Nhơn chuyên kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu dược, hóa chất, số vốn ban đầu là 400 triệu đồng.
Trở thành tỷ phú bất động sản – Bùi Thành Nhơn Novaland
Năm 2007, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thành Nhơn được tái cấu trúc thành hai đơn vị là: Công ty cổ phần Anova Corp hoạt động trong lĩnh vực Thức ăn gia súc, Trại chăn nuôi, Thuốc thú y, Vaccine và tiến đến thiết lập chuỗi giá trị cung cấp nguồn thực phẩm sạch chất lượng cao, an toàn giàu dinh dưỡng; Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) với số vốn điều lệ là 9.143 tỷ họat động trong lĩnh vực bất động sản phát triển các dự án bất động sản nổi tiếng ở khu vực Tp HCM và phía Nam. Doanh nghiệp này gần đây đang đẩy mạnh sang lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng. Nổi bật nhất là năm 2007 với thành công từ dự án Sunrise City tại quận 7. Với thị trường địa ốc bắt đầu phục hồi năm 2014 đã tạo bàn đạp đưa Novaland phát triển với tốc độ chóng mặt. Đến thời cuối năm 2016, vốn điều lệ Novaland đã tăng vọt lên gần chạm mốc 6.000 tỉ đồng. Sau 24 năm “chèo lái”, Bùi Thành Nhơn đã đưa Novaland Group lên sàn cuối 2016 với mã chứng khoán NVL, giá niêm yết là 50,000 đồng/cp. Đồng thời trở thành một trong những doanh nghiệp bất động sản lớn thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam (chỉ sau VinGroup) với vốn hóa thị trường hiện đạt hơn 54 ngàn tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2019, Novaland của ông Nhơn ghi nhận doanh thu tăng hơn 40% lên gần 9,6 ngàn tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt hơn một ngàn tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đạt gần 1 tỷ USD.
Bùi Thành Nhơn thôi làm đại diện pháp luật của Novaland
Trước đó, tập đoàn Novaland (NVL) ghi nhận 3 người đại diện pháp luật là ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch HĐQT, bà Lương Thị Thu Hương – Giám đốc pháp lý đầu tư và ông Bùi Xuân Huy – Tổng giám đốc. Tuy nhiên, ngày 6/9/2019, theo nghị quyết số 14 được thông qua, công ty chỉ còn lại ông Bùi Xuân Huy – Tổng giám đốc là người duy nhất đại diện pháp luật của Novaland.
Hiên nay, ông Bùi Thành Nhơn là cổ đông lớn nhất, sở hữu 20,5 cổ phần tại Novaland. Ngoài ra, con trai ông cũng có 4,5%. Thêm vào đó, ông Nhơn và bà Sương (vợ ông) là 2 người đại diện pháo luật của Công ty Cổ phần Novagroup và Công ty Cổ phần Diamond Properties (2 pháp nhân đang giữ 32,4% vốn điều lệ của NVL). Như vậy, gia đình ông hiện đang quản lý hơn 57% cổ phần của Novaland.
Novaland 5 năm ‘thời’ của ông Bùi Thành Nhơn
Ngày 28/12/2016, 489 triệu cổ phiếu NVL của Novaland đã trở thành ‘bom tấn’ trên thị trường chứng khoán Việt Nam và là cổ phiếu địa ốc có quy mô lớn thứ nhì trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) chỉ đứng sau VIC của tập Tập đoàn Vingroup của tỉ phú Phạm Nhật Vượng. Sau khi lên sàn, Novaland nhanh chóng khẳng định sự lôi cuốn đối với các nhà đầu tư mức tăng giá 20% chỉ trong vòng 2 tháng. Tuy vậy, phải đến tháng 4/2018, cổ phiếu địa ốc này mới thực sự gây bão thị trường khi tăng giá đến 70% chỉ trong vòng 3 tháng. Cũng trong năm 2018, Novaland đã huy động thành công 570 triệu USD, bao gồm khoản vay 70 triệu USD do Credit Suisse thu xếp và khoản vay 60 triệu được thu xếp bởi Ngân hàng Standard Chartered, 240 triệu USD trái phiếu chuyển đổi và 150 triệu USD cổ phần riêng lẻ. Đó là thời điểm mà Novaland cung cấp ra thị trường những báo cáo tài chính đẹp như mơ, sau năm 2017 tăng trưởng 22%, lợi nhuận năm tài chính 2018 tiếp tục tăng đến 59% so với năm 2017. Một con số tăng trưởng quá sức ấn tượng đối với một doanh nghiệp có quy mô lớn như vậy.
Sau 5 năm “thời”
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng quá nhanh luôn luôn song hành với những rủi ro tiềm ẩn. Những vụ lùm xùm về đất đai cùng với thị trường địa ốc TP HCM – căn cứ địa của Novaland mắc kẹt trước những vụ rà soát đất đai khiến nhiều dự án không thể triển khai theo kế hoạch.
Năm 2019, Novaland đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng gần 18%, tiến tới 18.000 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế tương đương với kết quả thực hiện ở năm 2018 với 3.300 tỉ đồng. Tuy nhiên, kết thúc 6 tháng đầu năm, công ty mới thực hiện được 45% kế hoạch doanh thu và 24% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Theo ghi nhận của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) mới đây, từ đầu năm đến nay Novaland chưa mở bán mới được dự án BĐS nhà ở nào. Nguyên nhân chủ yếu do thủ tục pháp lí tại TP HCM đang “tắc nghẽn”.
Theo dữ liệu từ BCTC soát xét bán niên của 67 doanh nghiệp BĐS đang niêm yết, Novaland là đơn vị có hàng tồn kho cao nhất nhóm địa ốc hiện nay với giá trị ghi nhận 41.677 tỉ đồng. Novaland cho biết đang sở hữu quỹ đất 2.700 ha. Trong đó, BĐS nhà ở chiếm 25% và BĐS nghỉ dưỡng chiếm 75%. Công ty đang triển khai hai dự án tích hợp quy mô lớn là NovaWorld Phan Thiết (1.000 ha) và NovaWorld Hồ Tràm (600 ha). Trong khi đó, chi phí xây dựng dở dang của các dự án tọa lạc tại TP HCM chỉ khoảng hơn 284 tỉ đồng. Các dự án này được Novaland cho biết là đang trong quá trình bổ sung và hoàn thiện hồ sơ pháp lí để tiếp tục triển khai. Những dự án Novaland đang phát triển tại TP.HCM bao gồm: Sunrise Cityview, Vitoria Village, Golf Park Residence, Botanica Premier, The Botanica và The Grand Manhattan & Soho Residence. Các BĐS đầu tư của Novaland hiện nay chủ yếu là các BĐS cho thuê, tổng giá trị còn lại tại ngày 30/6/2019 hơn 2.154 tỉ đồng và toàn bộ đã được dùng làm khoản vay thế chấp cho các khoản vay ngắn và dài hạn ở ngân hàng. Sau 5 năm tăng trưởng nóng, đã có những dấu hỏi về tương lai, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp này. Đặc biệt khi mảnh đất màu mỡ đã “vỗ béo” Tập đoàn này trong những năm qua là TP.HCM đã bắt đầu chật chội và “ngột ngạt”.
Tại ngày 30/6/2019, tổng nợ của Novaland hiện đã lên đến 52.600 tỉ đồng, chiếm 70% tổng tài sản trên sổ sách. Riêng nợ vay là 41.667 tỉ đồng. Trong đó, vay và nợ dài hạn hơn 18.636 tỉ đồng bao gồm trái phiếu dài hạn chiếm gần 9.657 tỉ đồng. “Mức 70% là một tỉ lệ đòn bẫy chấp nhận được của các doanh nghiệp tăng trưởng. Nếu Novaland thoát li ra khỏi vòng xoáy rà soát đất đai, có thể doanh nghiệp này sẽ có cơ hội tiếp tục đà tăng trưởng thần tốc trước đây. Tuy nhiên, vấn đề đáng ngại đó chính là những tài sản được ghi nhận theo giá trị đất đai vốn lệ thuộc vào khả năng chuyển đổi thành tiền và yếu tố đầu cơ trên thị trường nhà đất có thể sẽ dẫn đến rủi ro “căng” thanh khoản bất cứ khi nào thị trường nhà đất xì hơi”, một chuyên gia tài chính đưa ra nhận định.
Ngoài ra, ông Bùi Cao Nhật Quân, con trai ông Bùi Thành Nhơn đồng thời là thành viên HĐQT tại cả hai công ty Nova Group và Diamond Properties cũng nắm giữ 4,52% vốn tại Novaland (ứng với 42,4 triệu cp). Tuy nhiên, cơ cấu cổ đông trên có thể thay đổi, trước mắt là khi gói trái phiếu chuyển đổi có giá trị 240 triệu USD có thể được chuyển đổi thành cổ phần của Novaland bất cứ lúc nào. Theo thông tin vừa được công bố, Chủ tịch HĐQT Novaland Bùi Thành Nhơn đã không còn là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trước đó, tháng 5/2017, ông Bùi Cao Nhật Quân cũng đã rút khỏi toàn bộ chức danh tại Novaland bao gồm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT và Phó Tổng Giám đốc.
Novaland sẽ rót thêm 2.319 tỷ đồng vào Nova Hospitality
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HoSE:NVL) vừa thông qua chủ trương đầu tư thêm 2.319 tỷ đồng vốn vào Công ty Cổ phần Nova Hospitality.
Phương thức đầu tư thông qua nhiều đợt góp vốn. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý IV/2019. Trước đó, vào cuối tháng 6 vừa qua, Novaland quyết định đầu tư thêm 1.625 tỷ đồng vào Nova Hospitality theo hình thức chia làm nhiều đợt góp vốn. Thời điểm thực hiện trong quý II và III năm nay. Nova Hospitality được Novaland mua lại vào tháng 11/2018. Thương vụ này có giá trị hơn 21 tỷ đồng. Nova Hospitality có trụ sở tại 65 Nguyễn Du, quận 1, TP. HCM, do ông Bùi Đạt Chương – em trai Bùi Thành Nhơn (hiện là Chủ tịch Novaland) – làm chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản Trước đó, Novaland đã bảo lãnh cho khoản vay 150 triệu USD của Nova Hospitality tại Credit Suisse AG, chi nhánh Singapore. Trong đó, khoản giải ngân ban đầu là 70 triệu USD và có thể tăng hạn mức thêm 80 triệu USD tùy thực tế thị trường và tình hình hoạt động của bên vay. Thời hạn khoản vay là 6 tháng, có thể kéo dài thành 9 tháng, trả gốc tại ngày đáo hạn. Lãi được trả định kỳ một tháng một lần. Đây là khoản vay được đảm bảo bằng cổ phần của công ty mẹ sở hữu bởi các cổ đông và được Novaland bảo lãnh thanh toán. Tại ngày 31/12/2018, Credit Suisse AG, chi nhánh Singapore đã giải ngân 70 triệu USD cho Nova Hospitality.
Vợ chủ tịch Novaland chi gần 800 tỷ mua 13 triệu cổ phiếu công ty
Bà Cao Thị Ngọc Sương vừa gửi văn bản đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Tập đoàn Địa ốc No Va (Novaland). Bà Sương là vợ của Chủ tịch HĐQT Novaland Bùi Thành Nhơn. Từ ngày 3/10 đến 30/10, bà Sương đã mua thành công 13,2 triệu cổ phiếu Novaland theo phương thức thoản thuận. Trước đó, vợ chủ tịch Bùi Thành Nhơn đăng ký mua tới 43 triệu cổ phiếu. Bà Sương giải trình lý do không mua hết số cổ phiếu đã đăng ký vì chưa hoàn tất kịp việc nhận chuyển nhượng cổ phiếu trong thời hạn đăng ký mua. Sau khi hoàn thành giao dịch, số cổ phiếu Novaland bà Sương nắm giữ tăng từ 2,2 triệu lên 15,4 triệu. Tỷ lệ sở hữu công ty tăng từ 0,2% lên 1,6%. Giá cổ phiếu Novaland trong giai đoạn 3/10-31/10 dao động từ 59.100 đồng đến 63.700 đồng. Nếu tính theo giá thị trường, bà Sương phải chi không dưới 780 tỷ đồng để mua hơn 13,2 triệu cổ phiếu trên. Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/11, giá cổ phiếu Novaland được giao dịch ở mốc 59.000 đồng. Với hơn 15,4 triệu cổ phiếu đang nắm giữ, khối tài sản trên sàn chứng khoán của bà Sương hiện tại ước tính khoảng 910 tỷ đồng.
Trong cơ cấu cổ đông của Novaland hiện tại, Chủ tịch Bùi Thành Nhơn hiện là cổ đông cá nhân lớn nhất với 20,5% cổ phần. Bên cạnh đó, con trai ông Nhơn là ông Bùi Cao Nhật Quân cũng đứng tên 4,5% cổ phần Novaland. Ngoài ra, hai pháp nhân đang giữ tổng cộng 32,4% vốn điều lệ của Novaland là Công ty Cổ phần Novagroup và Công ty Cổ phần Diamond Properties có người đại diện theo pháp luật chính là ông Nhơn và bà Sương. Như vậy, ông Nhơn và gia đình hiện quản lý 59% cổ phần của Novaland. Quý III vừa qua, Novaland đạt doanh thu thuần 1.506 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 287 tỷ đồng, giảm 57% so với quý III/2018. Doanh nghiệp lý giải lãi ròng giảm mạnh do doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản giảm và cùng kỳ 2018 phát sinh khoản lãi trong công ty liên kết từ chênh lệch đánh giá lại giữa phần sở hữu của tập đoàn trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được lớn hơn giá phí khoản đầu tư. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Novaland ghi nhận doanh thu thuần 9.551 tỷ đồng, tăng 42% và lợi nhuận ròng 1.074 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch năm 2019, Novaland mới hoàn thành 53% mục tiêu doanh thu và 33% mục tiêu lợi nhuận. Trên đây là những thông tin liên quan đến doanh nhân Bùi Thành Nhơn do dvt.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin liên quan đên doanh nhân tài ba này cũng như tìm kiếm được cho mình những thông tin cần thiết.