Cache là gì? Tại sao Web Cache quan trọng?

5/5 - (1 bình chọn)

Cache là gì?

Cache hay bộ nhớ đệm là phần cứng hoặc phần mềm được tích hợp sẵn với tác dụng lưu trữ dữ liệu tạm thời trong môi trường máy tính.

Đồng hành với Cache, độc giả cũng cần nắm rõ khái niệm Caching là gì? Tiếp tục cùng Mắt Bão tìm hiểu nhé!

ViệcCachinglà lưu trữ dữ liệu vào cache dưới dạng mã nhị phân. Nó sẽ giúp người dùng rút ngắn thời gian truy cập, giảm độ trễ và thực hiện các thao tác trên ứng dụng/website/hệ điều hành thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Hầu hết các workload của ứng dụng đều sẽ phụ thuộc vào tốc độ đầu vào (input)/đầu ra (output).Cache thường được dùng để cải thiện hiệu suất cho các ứng dụng, website có lượt truy cập cao.

Thuật toán Cache (Cache Algorithms) là gì?

Thuật toán cache đưa ra những hướng dẫn cụ thể về cách duy trì bộ nhớ đệm cache. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu về thuật toán cache:

Đếm và theo dõi tần suất truy cập của người dùng đối với các mục. Mục nào có số lần truy cập thấp nhất sẽ được xóa trước.

Các mục dữ liệu trong cache được sắp xếp thứ tự theo thời điểm truy cập. Khi đạt đến giới hạn lưu trữ của bộ nhớ cache, các mục được truy cập cách đây lâu nhất (nằm ở top cuối) sẽ bị xóa, chỉ giữ lại các mục thuộc top đầu (được truy cập gần đây).

Ưu tiên xóa các mục được sử dụng gần đây nhất. Thuật toán cache này rất hữu ích vì các mục cũ hơn thường có nhiều khả năng nhận được lượng truy cập lớn hơn.

Tại sao Web Cache quan trọng?

Bộ nhớ đệm giúp tăng tốc độ Load Website đáng kể. Khi được sử dụng đúng cách, nó sẽ không chỉ giúp thời gian tải nhanh hơn đáng kể mà còn giảm tải trên máy chủ của bạn.

Tôi nghĩ rằng để hiểu quy trình lưu vào bộ nhớ đệm, bạn hãy xem cách một trang được Load. Giả sử bạn sở hữu một Blog có bật bộ nhớ đệm. Lần đầu tiên ai đó truy cập trang chủ của bạn, họ truy cập trang theo cách bình thường. Máy chủ sẽ nhận yêu cầu, xử lý và kết quả trang Web hiển thị sẽ được chuyển thành tệp HTML và được gửi đến trình duyệt Web của khách truy cập. Vì bộ nhớ đệm được bật, máy chủ sẽ lưu trữ tệp HTML này – thường nằm trong RAM, tốc độ này cực kỳ nhanh.

Lần tới khi bạn hoặc bất kỳ ai khác xem trang chủ, máy chủ không cần thực hiện quá trình xử lý và chuyển đổi sang HTML. Thay vào đó, nó chỉ gửi tệp HTML đã được chuẩn bị sẵn đến trình duyệt. Điều này giúp khách truy cập không phải đợi lâu để Load trang. Đồng thời, trang Web cũng sử dụng ít băng thông hơn. Nếu bạn có nguồn lực hạn chế thì đây là điều đặc biệt tốt.

Các loại Cache hiện nay là gì?

Cache được chia thành 3 loại chính. Hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu chi tiết về khái niệm và những ưu nhược điểm của từng loại Cache dưới đây:

Write-around cache là gì?

Write-around cachecó khả năng ghi lại các hoạt động trực tiếp vào bộ nhớ, hoàn toàn bỏ qua cache.

Giúp bộ nhớ đệmcachekhông bị quá tải khi có quá nhiều bản ghi I/O (Input/Output) được thực hiện cùng lúc.

Dữ liệu sẽ không được lưu trữ, trừ khi nó được truy xuất từ bộ nhớ. Điều này khiến cho hoạt động truy cập lúc đầu sẽ tương đối chậm.

Write-through cache là gì?

Khi thực hiện kỹ thuậtwrite-through cache, dữ liệu sẽ được ghi đè lên cả bộ nhớ đệm cache và bộ nhớ storage.

Dữ liệu luôn được lưu trữ tạm thời nên việc xuất/đọc dữ liệu rất nhanh chóng, tiện lợi.

Thời gian lưu trữ khá dài. Lý do là vì các hoạt động ghi chỉ được coi là hoàn tất khi dữ liệu đã được ghi trên cả cache và bộ nhớ chính (primary storage). Việc này vô tình chung gây trễ nãi cho quá trình lưu trữ, ghi nhớ dữ liệu.

Write-back cache là gì?

Write-back cache(bộ nhớ đệm ghi lại) là kỹ thuật cho phép chuyển toàn bộ các hoạt động sang bộ nhớ cache. Vớiwrite-back cache, thao tác ghi sẽ được xem là hoàn chỉnh khi các dữ liệu được lưu trữ trêncache. Sau đó, các dữ liệu này sẽ tiếp tục được sao chép từ cache sang bộ nhớ chính.

Dữ liệu được lưu trữ trên cache nên tốc độ truy cập, hiệu năng của web/ứng dụng được cải thiện.

Mức độ an toàn thông tin sẽ phụ thuộc rất lớn vào cơ chế bộ nhớ cache được sử dụng. Dữ liệu có thể bị mất trước khi được lưu trữ vào bộ nhớ chính.

Các thuật toán điều khiển Cache

Tôi sẽ lên danh sách 3 thuật toán điều khiển Cache cơ bản nhất mà bạn cần nắm:

Khi nào sử dụng Cache?

Để hiểu rõ hơn những trường hợp nên sử dụng Cache. Hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu chi tiết về 4 khái niệm:

Cache memory (Cache bộ nhớ) là gì?

Cache memorythường được gắn trực tiếp trên CPU. Nó có khả năng lưu trữ lệnh/chức năng thường được yêu cầu bởi các chương trình đang chạy, giúp bộ vi xử lý máy tính truy cập dữ liệu nhanh hơn so với RAM thông thường. Nếu xét về khả năng truy xuất thì cache memory có tốc độ rất nhanh (hơn hẳn disk cache và cả RAM cache) vì vị trí của nó gần với CPU nhất.

Cache server (Bộ nhớ cache máy chủ) là gì?

Thông thường, các máy chủ kết nối mạng chuyên dụng (dedicated network server) hoặc dịch vụ hoạt động như máy chủ (service acting as server) sẽ lưu trữ dữ liệu trang web và các nội dung internet một cách cục bộ. Hình thức lưu trữ này gọi làcacheserver hay cache proxy.

Disk cache (Bộ nhớ cache trên đĩa) là gì?

Disk cacheghi nhớ các nội dung đã được đọc trong thời gian gần và những dữ liệu liền kề khác có khả năng sẽ được truy cập lại. Nhiều disk cache lưu trữ dữ liệu theo tần suất đọc. Theo đó, những khối lưu trữ (storage block) truy cập thường xuyên (gọi là các khối nóng – hot block) sẽ tự động được ghi nhớ trên cache. Disk cache giúp cải thiện tốc độ đọc hoặc ghi dữ liệu lên đĩa cứng.

Flash cache (Thiết bị nhớ flash) là gì?

Flash cachelà thiết bị lưu trữ tạm thời dữ liệu trên chip bộ nhớNAND(thường lưu trữ dưới dạng SSD). Nó có khả năng truy xuất dữ liệu với tốc độ cao hơn so với bộ nhớ cache trên ổ đĩa truyền thốngHDD.

Web cache hoạt động như thế nào?

Web cachelà bộ nhớ đệm trên website có chức năng lưu trữ tạm thời các nội dung tĩnh thường được truy cập. Theo đó,Web cachesẽ giảm thiểu các yêu cầu về băng thông, độ trễ và tăng tốc độ duyệt web. Nhờ nó, tài nguyên trên trang web được giải phóng hiệu quả trong khi hiệu suất người dùng được cải thiện tối ưu.

Cách hoạt động của web cache khá đơn giản. Thông thường dữ liệu được lưu trữ trên bộ nhớ hệ thống (ví dụ đối với môi trường internet thì đó là hosting). Nhưng nếu sử dụngcachethì các dữ liệu này sẽ được ghi nhớ tại đây để truy xuất nhanh hơn mà không cần phải thông qua bộ nhớ chính nữa.

Dữ liệu cache được lưu trữ ở đâu?

Các dữ liệu củacachecó thể được lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau trên server, giữa các webserver hoặc giữa các client. Nhìn chung, có 3 vị trí lưu trữ cache như sau:

Browser cache là gì?

Các trình duyệt web như Firefox, Google Chrome, Safari,… đều có bộ nhớ đệm cache riêng (browser cache) để cải thiện hiệu suất cho các trang web thường xuyên được truy cập. Khi người dùng vào 1 webpage, các dữ liệu của trang đó sẽ được lưu trữ trong cache trên trình duyệt của máy tính. Nếu người dùng nhấn vào nút “back” để quay trở lại, trình duyệt gần như lập tức sẽ hiển thị các dữ liệu đã lưu lại từ bộ nhớ cache. Cách tiếp cận này là read cache (đọc cache). Với cách tiếp cận này, bạn sẽ rút ngắn được tăng tốc độ phản hồi của trình duyệt lên gấp nhiều lần.

Browser Cache hiện là nơi lưu trữ dữ liệu webpage phổ biến nhất. Nó giới hạn cho 1 người dùng và cá nhân hóa các dữ liệu được trả về.

Proxy cache là gì?

Trong khi browsercachechỉ được ứng dụng cho một người dùng duy nhất thì proxy cache có thể đáp ứng nhu cầu cho hàng trăm user truy xuất cùng 1 nội dung. Proxy cache được cài đặt và vận hành bởi ISPs (Internet Service Providers). Hình thức lưu trữ này giúp tận dụng tài nguyên phần cứng một cách tối đa. Khi thực hiện proxy cache, bạn có thể lấy bất kỳ máy chủ nào nằm giữa client và server website đểcachedữ liệu.

Gateway cache (reverse proxy cache) là gì?

Khác vớiproxy cache(được ISPs cài đặt để giảm băng thông),gateway cacheđược đặt gần với origin server với mục đích giúp giảm tải lên server.Gateway cacheđược triển khai theo mô hình máy chủ 2 lớp. Trong đó, 1 lớp có vai trò là front end (xử lý các file tĩnh như html, css,…), còn 1 lớp giữ nhiệm vụ back end (xử lý các nội dung động – dynamic content).

Gateway cacheđược cài đặt bởi quản trị viên nên chúng ta có thể kiểm soát và điều khiển được nó, hoàn toàn ngược lại với browser cache và proxy cache.

Có nên xóa bộ nhớ đệm không?

Việc xóa bộ nhớ đệm hệ thống sẽ không gây ra bất kì rắc rối nào, nhưng cũng sẽ không giúp ích được gì nhiều. Các file được lưu trữ trong đó sẽ cho phép thiết bị truy cập vào các thông tin tham chiếu mà không cần phải khởi tạo lại liên tục.

Nếu bạn xóa cache, hệ thống sẽ phảikhởi tạolại những file này vào lúc tiếp theo mà điện thoại cần, tương tự như với bộ nhớ cache ứng dụng. Vì vậy, bạnkhông nên thường xuyên xóa bộ nhớ cachecủa hệ thống nhất là trong trường hợp không có lý do gì.

Tuy nhiên, mục đích của các thao tác này là để tiết kiệm không gian lưu trữ. Một số ứng dụng có thể lưu trữ dữ liệu lên đến hàng GB mà bạn không còn cần nữa. Trong trường hợp này, bạn cần phải xóa chúng đi đểgiải phóng dung lượng bộ nhớ máy.

Một lí do khác và phổ biến hơn cho việc này là giúp bạn đặt lại ứng dụng về trạng thái mặc định khi ứng dụng bị lỗi hoặc khó khăn khi sử dụng.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân sau bạn nên xoá bộ nhớ đệm (cache) như:

Cache với RAM

Để giảm độ trễ thời gian phản hồi,RAM và Cache Memory đều đặt dữ liệu gần Processor. Bộ nhớ đệm của RAM thường sẽ bao gồm bộ nhớ vĩnh viễn. Chúng được nhúng trên bo mạch chủ, các mô-đun bộ nhớ có thể được cài đặt trong các vị trí đính kèm hoặc khe cắm chuyên dụng hoặc.

Cache Memorythường là một phần của CPU. Hoặc nó có thể là một phần của phức hợp CPU và Chipset liền kề nơi bộ nhớ. Chúng được sử dụng để chứa các dữ liệu thường xuyên truy cập.

Bộ nhớ đệm của CPU chỉ cần vài Nano giây để đáp ứng yêu cầu của CPU. Tốc độ này nhanh hơn từ 10 – 100 lần so với RAM. Tuy nhiên, Cache RAM Memory cung cấp I/O với tốc độ tính bằng Mili giây và có tốc độ nhanh hơn thời gian đáp ứng so với các thiết bị nhớ cổ điển.

Cache với Buffer

Buffercho phép mỗi quá trình hoặc thiết bị hoạt động không bị trì hoãn bởi các thiết bị khác. Đây là khu vực dùng chung nơi các chương trình hoặc thiết bị phần cứng hoạt động với các ưu tiên khác nhau ở tốc độ khác nhau có thể tạm thời lưu trữ dữ liệu.

CảCache và Buffer đều sử dụng các thuật toán để kiểm soát sự di chuyển của dữ liệu vào và ra khỏi khu vực giữ dữ liệu. Chúng cũng cung cấp vị trí tạm thời cho dữ liệu.

Tuy nhiên, sự khác biệt mà tôi muốn lưu ý với bạn đó làBuffer giữ dữ liệu tạm thời nhằm cho phép các quy trình và thiết bị hoạt động tách biệt với nhau. Còn Cache giữ dữ liệu để tăng tốc quá trình và hoạt động.

Ưu điểm của web caching là gì?

Web caching có các lợi ích chính như sau:

Các hình thức Caching là gì?

Về cơ bản, có 4 hình thức caching, đó là:

HTML caching là gì?

Đây là hình thứccachingđơn giản và phổ biến nhất hiện nay và được áp dụng cho hầu hết tất cả các trang web. Với hình thức caching này, các nội dung trên trang web sau khi được gửi tới người dùng sẽ được lưu trữ tạm thời dưới dạng một fileHTML tĩnhvà cất giữ tại ổ cứng máy chủ.

HTML cachingđược cấu hình để tự động tái sử dụng dữ liệu thay vì phải xử lý yêu cầu lại từ đầu. Kỹ thuật này sẽ đặc biệt hiệu quả đối với các trang web có số lượng file hình ảnh, css, js lớn.

Opcode caching là gì?

Vì có đặc điểm là ngôn ngữ thông dịch nên thường thì tốc độ của các website được lập trình theo ngôn ngữ PHP sẽ không nhanh như các mã nguồn khác. Do đó,Opcode cachingđã được tạo ra để giúp gia tăng hiệu suất phân tích và biên dịch cho website PHP.

Với kỹ thuật này, code sau khi được biên dịch sẽ được lưu trữ cache tại ổ đĩa cứng hoặc RAM để tái sử dụng sau đó. Lợi ích củaOpcode cachinglà giúp tăng tốc độ xử lý truy vấn cho website PHP nếu bottleneck gặp vấn đề tại CPU.

Object caching là gì?

Đây là hình thức caching được dùng để hỗ trợ riêng cho các website WordPress.Object cachingđược thực hiện thông qua câu lệnh wp_cache. Nó giúp lưu trữ các đối tượng query, session hoặc bất cứ mục dữ liệu nào được xử lý bằng code PHP.

Database caching là gì?

Kỹ thuậtdatabase cachingđược dùng để lưu trữ các truy vấn dữ liệu phổ biến trên bộ nhớ RAM. Dữ liệu sau khi được lưu trữ cache sẽ lập tức hồi đáp kết quả cho người dùng trong những lần truy vấn sau.

Một số cách giúp tăng Cache Memory

Tiếp đến, tôi sẽhướng dẫn tăng Cache Memory. Bộ nhớ Cache sẽ được nhúng vào một con Chip tại bo mạch hệ thống (System Board) hoặc đưa vào CPU. Bình thường, tôi tăng bộ nhớ Cache bằng cách thực hiện cài đặt một bo mạch hệ thống ở thế hệ tiếp theo, đồng thời là một CPU Next-Gen tương ứng.

Bạn có thể dễ dàng ứng dụng các khe trống của một số bo mạch ở hệ thống cũ để giúp việctăng thêm dung lượng Cache Memory. Nhưng trong thực tế, các khe trống này hầu như không còn nữa. Do đó, có thể nói việc tăng Cache Memory không thực sự dễ dàng.

Cách xóa bộ nhớ cache trên trình duyệt máy tính

Tùy thuộc vào trình duyệt bạn sử dụng mà sẽ có những cách xóa cache khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xóa bộ nhớcachetrên các trình duyệt phổ biến là: Chrome, Firefox, Safari và Microsoft Edge.

Xóa cache trên Chrome

Xóa cache Firefox

Xóa cache Safari

Xóa cache Microsoft Edge

Bạn có thể bật on chế độ “Always clear this when I close the browser” để hệ thống tự động xóa cache mỗi khi trình duyệt đóng lại.

Lưu ý, đối với tất cả các trình duyệt trên, bạn có thể đến trang xóa cache nhanh bằng cách dùng tổ hợp phím tắt:

Cách xóa bộ nhớ đệm trên điện thoại Android

Để xóa toàn bộ bộ nhớ cache của tất cả các ứng dụng, bạn cần làm như sau:

Bước 1:Chuyển đến menuCài đặt.

Bước 2:Nhấn vàoBộ nhớ> ChọnDọn dẹp tập tin. Ngoài ra, mỗi điện thoại sẽ có các tuỳ chọn khác nhau như: Dữ liệu bộ nhớ cache, Dữ liệu đã lưu, Dọn dẹp tập tin,…

Lập tức, điện thoại sẽ quét các ứng dụng rác, bộ nhớ cache,…. sau đó hiện xác nhận xóa tất cả mọi thứ được lưu trữ trong bộ nhớ đệm. Hãy chọnXác nhậnđể xóa.

Để xóa bộ nhớ cache và dữ liệu của từng ứng dụng, bạn cần làm theo những bước sau:

Bước 1:Chuyển đến menuCài đặt> Nhấn vàoỨng dụng. Sau đó tìm tabTất cả ứng dụng.

Bước 2:Chọn ứng dụng chiếm nhiều dung lượng.

Bước 3:Nhấn vào nútXóa bộ nhớ cache. Nếu thiết bị đang chạy Android 6.0 Marshmallow hoặc mới hơn, bạn sẽ nhấn vào Bộ nhớ và sau đó chọn Xóa bộ nhớ cache.

Xóa dữ liệu ứng dụng và xóa bộ nhớ đệm có khác nhau không?Sau khi bạn xóa các tệp bộ nhớ cache, bạn sẽ lấy lại dung lượng lưu trữ và ứng dụng sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường. Tuy nhiên, tất cả dữ liệu được sử dụng để làm giảm hiệu suất đã hết, do đó có thể mất thêm thời gian để điện thoại lấy lại thông tin lúc đầu. Theo thời gian, ứng dụng sẽ xây dựng lại bộ nhớ cache dựa trên mức độ sử dụng của bạn.

Việc xóa dữ liệu ứng dụng sẽ đặt lại ứng dụng về trạng thái mặc định, điều này sẽ làm cho ứng dụng của bạn hoạt động như khi bạn tải xuống và cài đặt lần đầu tiên.

Sự khác biệt giữa hai thao tác này là xóa bộ nhớ cache sẽ không ảnh hưởng đến các cài đặt đã lưu. Ngược lại, việc xóa dữ liệu được lưu trữ sẽ xóa toàn bộ các thông tin, cài đặt và tùy chỉnh trên ứng dụng của bạn.

Hướng dẫn xóa Cache trong WordPress

Mục đích của bộ nhớ đệm là để tăng tốc trang Web và cải thiện trải nghiệm người dùng tổng thể. Tuy nhiên, đôi khi điều này có thể khiến bạn không thấy được những thay đổi mình thực hiện ngay lập tức. Tôi cũng đã từng gặp phải sự khó chịu vì điều này. Trong trường hợp đó, bạn sẽ cần xóa bộ nhớ đệm để xem trực tiếp các thay đổi của mình. Sau đây, tôi sẽ hướng dẫn bạncách xóa bộ nhớ Cache trong WordPress:

  • Xóa bộ nhớ Cache trong WP Rocket
  • Xóa bộ nhớ Cache trong WP Super Cache
  • Xóa bộ nhớ Cache trong W3 Total Cache
  • Xóa bộ nhớ Cache trên WP Engine
  • Xóa bộ nhớ Cache trên Bluehost
  • Xóa bộ nhớ Cache trong SiteGround
  • Xóa bộ nhớ Cache trong Sucuri

Xóa bộ nhớ Cache trong WP Rocket

Xóa bộ nhớ Cache trong WP Rocket

Theo đánh giá của nhiều người dùng, trong đó có tôi thìWP Rocket là Plugin bộ nhớ đệm WordPress tốt nhất trên thị trường. Ưu điểm tốt nhất của việc sử dụng WP Rocket là nó chủ động tạo bộ nhớ Cache WordPress của bạn trong Background. Vì vậy, người dùng của bạn luôn được cung cấp phiên bản được lưu trong bộ nhớ Cache.

Nó cũng giúp bạn dễ dàng xóa các tệp trong bộ nhớ đệm chỉ với một cú nhấp chuột. Bạn chỉ cần truy cập trangCài đặt » chọn WP Rocketvà nhấp vào nút Xóa bộ nhớ Cache trong Tab trang tổng quan. WP Rocket sẽ xóa tất cả các tệp đã lưu trong bộ nhớ Cache cho bạn.

Xóa bộ nhớ Cache trong WP Super Cache

WP Super Cache là một Plugin bộ nhớ đệm WordPress phổ biến. Tôi từng sẻ dụng nó để làm sạch, xóa tất cả nội dung được lưu trong bộ nhớ Cache. Tôi nhận thấy rằng nó khá dễ sử dụng, bạn chỉ cần một cú nhấp chuột để thực hiện xóa bộ nhớ đệm.

Bạn truy cập trangSettings »WP Super Cache và nhấp vào nút Delete Cache. Sau đó, WP Super Cache sẽ xóa tất cả các tệp được lưu trong bộ nhớ Cache khỏi trang Web của bạn.

Xóa bộ nhớ Cache trong W3 Total Cache

W3 Total Cachelà một plugin bộ nhớ đệm WordPress phổ biến khác. Nó cũng giúp bạn dễ dàng xóa bộ nhớ cache chỉ với một cú nhấp chuột.

Bạn tớiPerformance » Dashboard và nhấp vào nút Xóa tất cả bộ nhớ đệm (Empty All Caches). W3 Total Cache sẽ xóa tất cả nội dung được lưu trong bộ nhớ Cache cho trang Web của bạn ngay lập tức.

Xóa bộ nhớ Cache trên WP Engine

WP Engine là một nhà cung cấp dịch vụ Managed WordPress Hosting. Họ chạy giải pháp bộ nhớ đệm của riêng mình, vì vậy khách hàng của họ không cần cài đặt Plugin bộ nhớ đệm.

Nếu bạn không thể nhận thấy các thay đổi có hiệu lực ngay lập tức, bạn có thể dễ dàng xóa bộ đệm WP Engine khỏi khu vực quản trị WordPress của mình. Tôi sẽ hướng dẫn cụ thể hơn ngay sau đây.

Đầu tiên, bạn nhấp vào mục Menu WP Engine trong thanh quản trị. Sau đó, trong General Settings, bạn nhấp vào nút xóa tất cả bộ đệm. Vậy là hoàn thành, WP Engine sẽ xóa tất cả bộ nhớ Cache được lưu trữ cho trang Web WordPress của bạn.

Xóa bộ nhớ Cache trên Bluehost

Bluehostlà một trong những công ty lưu trữ WordPress tốt nhất trong kinh doanh. Họ cung cấp giải pháp bộ nhớ đệm tích hợp giúp cải thiện ngay lập tức hiệu suất và tốc độ WordPress của bạn.

Bạn có thểxóa bộ nhớ Cache Bluehost WordPresscủa mình khỏi khu vực quản trị viên WordPress. Các bước thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần đăng nhập vào khu vực quản trị WordPress. Bạn sẽ thấy nút Bộ nhớ đệm (Caching) trên thanh công cụ quản trị. Hãy rê chuột qua và bạn sẽ thấy tùy chọn Xóa tất cả bộ nhớ Cache. Bluehost sẽ xóa tất cả các tệp khỏi bộ nhớ Cache WordPress của họ.

Xóa bộ nhớ Cache trong SiteGround

SiteGroundlà nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ WordPress hàng đầu được biết đến với tốc độ và sự hỗ trợ khách hàng hàng đầu. Họ cung cấp giải pháp bộ nhớ đệm tích hợp để cải thiện hiệu suất trang Web của bạn.

Bạn có thể xóa bộ nhớ Cache của SiteGround khỏi Control Panel của tài khoản Hosting của mình, cũng như khu vực quản trị viên WordPress. Tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cả hai phương pháp.

  • Xóa bộ nhớ cache của SiteGround khỏi Hosting Dashboard:
    • Đầu tiên, bạn đăng nhập vào bảng điều khiển tài khoản Hosting. Bạn đi tới trang Speed » trang Caching trong công cụ trang Web.
    • Bạn chuyển sang Tab Dynamic Cache. Sau đó, bạn nhấp vào biểu tượng Menu bên cạnh tên miền của bạn và chọn tùy chọn Flush Cache.
  • Xóa bộ đệm SiteGround khỏi WordPress Admin Dashboard:
    • Bạn cũng có thể quản lý bộ nhớ Cache của SiteGround bằng cách cài đặt và kích hoạt Plugin SG Optimizer.
    • Sau khi kích hoạt, bạn nhấp vào nút Purge SG Cache trên thanh công cụ quản trị WordPress.

Xóa bộ nhớ Cache trong Sucuri

Nếu bạn đang sử dụng tường lửa WordPress như Sucuri để bảo vệ trang Web của mình thì chúng cũng có lớp bộ nhớ đệm riêng. Bạn có thể xóa bộ nhớ Cache khỏi Plugin Sucuri của mình bằng cách chuyển đếnMenu Sucuri »WAFtrong khu vực quản trị WordPress của bạn.

Nguồn bài viết: Tổng hợp và cập nhật từ các nguồn Website uy tín trên Google

  • //www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/bo-nho-dem-cache-la-gi-co-nen-xoa-khong-cach-xoa-b-1223727#hmenuid2
  • //wiki.matbao.net/cache-la-gi-huong-dan-cach-xoa-cache-tren-moi-trinh-duyet/#co-nen-xoa-cache-khong
Exit mobile version