Campaign là gì?
Campaignđược hiểu là mộtchiến lược hay chiến dịch, gồm các nhómcông việc được làm để giải quyết một vấn đề nào đó trong một thời gian nhất định.
Ví dụ: 1 campaign quảng cáo sẽ gồm các nhóm quảng cáo dùng để tiếp thị sản phẩm nhằm bán hàng cho doanh nghiệp.
Yếu tố quan trọng nhất của một campaign chính làmục tiêuchiến dịch và thời gianthực hiện chiến dịch đó.
Thuật ngữ campaign được sử dụng nhiều nhất trong ngành marketing và mỗi doanh nghiệp khi thực hiện các chiến dịch sẽ có mục tiêu khác nhau. Một số mục tiêu thường gặp như: xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm mới, tối ưu doanh thu của sản phẩm cũ, xử lý khủng hoảng truyền thông,…
Vai trò của 1 campaign
Vì campaign có tính đo lường được, nó bao gồm các hoạt động có thời gian và mục tiêu thực hiện cụ thể nên khi làm marketing hay bất kỳ công việc nào nếu sở hữu một campaign sẽ mang lại lợi ích như sau.
– Giúp xây dựng các hoạt động bám sát mục tiêu
– Dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện chiến dịch
– Chia các đầu việc trong campaign rõ ràng
– Dễ dàng tối ưu và quản lý chiến dịch
– Dễ dàng tìm lỗi và chỉnh sửa khi có vấn đề phát sinh
– Đơn giản trong việc đo lường và đánh giá hiệu quả campaign.
Có những loại campaign nào?
Có rất nhiều loại campaign tùy thuộc vào mục tiêu của cá nhân và doanh nghiệp thực hiện chiến dịch. Nhưng chung nhất chúng ta có những loại campain sau.
Creative campaign (chiến dịch sáng tạo)
Đây là chiến dịch hay được sử dụng và thực hiện với các công ty agency, những công ty chuyên làm dịch vụ marketing cho cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu thuê ngoài phòng marketing để làm truyền thông và bán hàng.
Creative campaign
Chiến dịch sáng tạo cũng có mặt trong tất cả các loại campaign khác do yếu tố sáng tạo là cốt lõi của bất kỳ công việc marketing nào. Khi đó kết quả của một creative campaign chính là một bản chiến lược chỉ ra quy trình thực hiện và cam kết hiệu quả cho sản phẩm hoặc thương hiệu của khách hàng. Tùy vào mỗi công ty mà hình thức của một campaign sáng tạo sẽ có hình thái khác nhau: từ video quảng cáo, bản trình chiếu, bản vẽ,…
Marketing campaign ( chiến dịch marketing)
Chiến dịch marketing là bản kế hoạch mà bất kỳ công ty nào dù lớn hay nhỏ cũng đều cần thực hiện. Nó bao gồm các hoạt động giúp quảng bá hình ảnh của sản phẩm hay thương hiệu đến khách hàng mục tiêu
Một campaign marketing thông thường sẽ gồm 4 hoạt động sau.
–Product marketing(chiến dịch tiếp thị sản phẩm)
–Price marketing(chiến dịch tiếp thị về giá)
–Place marketing(chiến dịch tiếp thị về kênh phân phối sản phẩm)
–Promotion marketing(chiến dịch tiếp thị xúc tiến bán hàng)
Advertising campaign (chiến dịch quảng cáo)
Một chiến dịch quảng cáo sẽ bao gồm các nhóm quảng cáo dùng để đạt được mục tiêu khi quảng bá sản phẩm. Mỗi nhóm quảng cáo có thể coi là một campaign nhỏ có ngân sách, kênh chạy quảng cáo, hiệu quả về tiếp thị và bán hàng khi thực hiện chiến dịch,…
Trong một marketing campaign có thể bao gồm cả advertising campaign và creaative campaign.
Viral campaign (Chiến dịch lan truyền)
Viral campaign là một campaign truyền thông nhỏ nằm trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Yếu tố cốt lõi của một campaign viral là tính cộng đồng và tính lan tỏa cao. Mỗi khi khách hàng mục tiêu xem một sản phẩm truyền thông từ chiến dịch lan truyền họ cảm thấy đồng cảm và muốn chia sẻ thương hiệu hoặc mua hàng từ thương hiệu đó.
SEM campaign ( Search Engine Marketing Campaign)
Search Enginelà việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, SEM campaign là một chiến dịch bao gồm các hoạt động nhằm đẩy top website của doanh nghiệp trên các trang tìm kiếm. Phổ biến nhất chính là Google, Bing, Yahoo, Coccoc,…Mục tiêu của chính của chiến dịch chính là tạo ra các bài viết chuẩn SEO, phủ sóng từ khóa ngành, từ khóa sản phẩm để thu hút traffic truy cập website. Việc này cũng hỗ trợ đắc lực cho kênh bán hàng online.
IMC campaign ( Intergate marketing campaign)
IMC campaign là một chiến lược tiếp thị tích hợp, nó bao gồm các hoạt động trên các kênh truyền thông khác nhau để truyền tải một mục tiêu nhất định.
Theo Philp Kotler – cha để của marketing thì “Truyền thông tích hợp là một cách nhìn vào toàn bộ quá trình tiếp thị từ góc nhìn của khách hàng”.
Quy trình tạo nên 1 campain hiệu quả
Sau khi đã hiểu rõ campaign là gì nếu bạn muốn tạo ra một chiến dịch thành công thì cần nắm rõ quy trình thực hiện thông qua các bước sau.
Bước 1: Nghiên cứu thị trường mục tiêu
Đây là bước cực kỳ quan trọng với bất kỳ campaign nào vì là nền tảng để xác định mục tiêu và xây dựng các hoạt động cụ thể cho chiến dịch. Nếu không biết thị trường đang thực hiện những chiến dịch tiếp thị như thế nào, có hiệu quả ra sao, không biết đối thủ là ai và khách hàng mục tiêu đang quan tâm đến gì thì những thứ bạn vẽ ra trên campaign sẽ đều không hiệu quả.
Để nghiên cứu thị trường mục tiêu thành công bạn cần trả lời các câu hỏi sau.
– Sản phẩm cần tiếp thị là gì?
– Thị trường tiêu thụ sản phẩm đó ra sao?
– Đối thủ trong ngành này là những ai? Họ có đang thực hiện campaign nào không? Có hiệu quả không?
– Khách hàng mục tiêu của sản phẩm là ai? Họ có nỗi đau gì? Họ quan tâm đến vấn đề gì? Sản phẩm có thể giải quyết vấn đề nào cho khách hàng không?
Hãy đặt ra càng nhiều câu hỏi càng tốt, bạn càng trả lời chi tiết các câu hỏi này thì việc lên chiến lược tiếp thị càng bám sát thị trường và khách hàng hơn.
Bước 2: Xác đinh mục tiêu campaign
Sau khi đã nghiên cứu kỹ về thị trường, hãy xác định mục tiêu của chiến dịch muốn thực hiện. Lúc này bạn muốn tạo ra một chiến dịch bán được thật nhiều đơn hàng hay tạo ra các chương trình quảng bá thương hiệu. Hãy lựa chọn và xác định mục tiêu càng ngắn gọn càng tốt.
Yếu tố cốt lõi của một mục tiêu chính làKPIvàthời gian. Hãy cụ thể các chỉ số này để sau khi thực hiện chiến dịch chúng ta có thể đo lường được hiệu quả về số lượng và chất lượng của campaign.
Ví dụ:Nhân Hòa có một campaign về quảng báNhân Hòa App, mục tiêu là đạt 10.000 lượt đăng ký trong vòng 2 tháng.
Bước 3: Xác định ngân sách chiến dịch
Ngân sách là yếu tố quan trọng cho việc thành bại của campaign, nếu có mục tiêu lớn nhưng không đủ ngân sách thì đó cũng là một chiến dịch thất bại. Hãy cố gắng liệt kê tất cả các chi phí phát sinh của campaign và dự trù số tiền cho nó trong bước này. Càng chi tiết các đầu việc kèm ngân sách càng tốt. Ví dụ như chi phí thuê biển quảng cáo, chi phí mời KOL, chi phí phỏng vấn, book báo,…
Bước 4: Chọn hoạt động thực hiện trong campaign
Sau khi đã có mục tiêu và ngân sách, các thành viên trong team sẽ cùng đưa ra ý tưởng sau đó thống nhất để có những hoạt động bám sát với mục tiêu campaign nhất. Công đoạn này yêu cầu tính sáng tạo cao vì đó chính là các hoạt động mà mỗi thành viên trong team marketing sẽ phải làm trong quá trình chạy chiến dịch.
Bước 5: Đặt thời gian thực hiện campaign
Cả campaign sẽ có thời gian hoàn thành chung và trong đó mỗi bước, mỗi hoạt động trong chiến dịch cũng cần có thời gian thực hiện cụ thể. Việc này giúp không làm chậm tiến độ dự án cũng như dễ dàng đo lường và đánh giá hiệu quả công việc của người thực hiện campaign.
Bước 6: Đo lường hiệu quả chiến dịch.
Đây là bước quan trọng không thể thiếu của một campaign. Các cá nhân và doanh nghiệp nên đo lường tiến độ thực hiện chiến dịch thường xuyên, có thể sau mỗi hoạt động được thực hiện để có thể kịp thời sửa đổi các hoạt động phát sinh trong quá trình chạy dự án. Hơn nữa, việc này còn để rút kinh nghiệm khiến quá trình tạo ra các campaign tiếp theo diễn ra tốt hơn.
Case stydy sở hữu campaign marketing hiệu quả
Dưới đây là một vài marketing campaign thành công của các thương hiệu lớn tại Việt Nam mọi người có thể tham khảo để tạo ra chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp.
Chiến dịch “ Đi về nhà” tết 2021 của Honda
Có thể mọi người thường chỉ biết “Đi về nhà” là một bài hát của Đen và Justatee, tuy nhiên đây lại là một Viral Campaign cực kỳ thành công của thương hiệu xe máy Honda. Dùng một thông điệp đơn giản “Đi về nhà” hướng đến những người con xa xứ trong dịp tết nguyên đán MV này của Honda nhanh chóng được lan truyền và đạt được những thành công đáng nể.
– Đạt 18 triệu lượt xem youtube chỉ sau 4 ngày
– MV đạt top 1 thịnh hành trên youtube
– Đứng top 2 trong 10 chiến dịch quảng cáo nổi bật nhất 2020
– Virality score đạt 0.81
Trong suốt các khung hình của MV, Honda vô cùng khéo léo khi lồng ghép hình ảnh xe máy vào các cảnh quay vô cùng tự nhiên, từ đường quốc lộ, đến nhỏ nhỏ và chợ. Những hình ảnh thân thuộc cho thấy tính ứng dụng cao của sản phẩm.
Chiến dịch “Ngày của mẹ” của thương hiệu nước hoa Chanel
Chiến dịch này của Chanel được thực hiện vào năm 2020 vào dịp kỷ niệm “ngày của mẹ” khi thay đổi toàn bộ ảnh sản phẩm trên website bằng các bức tranh của trẻ em. Thông điệp chính của campaign này chính là mỗi người mẹ nên yêu thương bản thân nhiều hơn. Việc này giúp Chanel nhận được sự đồng cảm lớn từ phái nữ, khách hàng mục tiêu vô cùng tiềm năng
Trên đây là 2 campaign marketing nổi tiếng nhất 2020 mà chúng tôi chọn để giới thiệu. Một của Việt Nam và một của thương hiệu quốc tế. Hi vọng bạn đã có hình dung rõ hơn về một campaign.
LinkedIn: “In It Together”
Chiến dịch đại diện cho nỗ lực tiếp thị tích hợp đầu tiên của LinkedIn bao gồm video trực tuyến, quảng cáo hiển thị, truyền thông xã hội có trả tiền, quảng cáo ngoài trời, podcast, điểm phát thanh, quan hệ đối tác và Marketing công cụ tìm kiếm. Chiến dịch kéo dài 12 tuần và sẽ được nhắm mục tiêu tại bốn thị trường chính – San Francisco, Philadelphia, Los Angeles và Atlanta. Công ty sẽ so sánh hoạt động củaLinkedInở các thị trường này với các thị trường chưa được nhắm mục tiêu để hiểu rõ hơn về kết quả của chiến dịch.
Các video sử dụng các ảnh đen trắng, theo kiểu phim tài liệu để giới thiệu các câu chuyện thành công của người dùng LinkedIn trong môi trường độc đáo của họ. Họ thành công nhờ sử dụng ứng dụng LinkedIn và họ muốn chia sẻ sự thành công của mình với những người khác qua chính nơi đã giúp họ thành công – đó là LinkedIn.
Apple – Shot On iPhone
“Shot trên iPhone” là một loạt các chiến dịch có sử dụng UGC (nội dung do chính người dùng tạo nên). Người dùng iPhone sẽ gửi chính những tấm hình mà họ chụp cho Iphone, sau đó Apple sẽ đăng tải nội dung trên bảng quảng cáo, trưng bày những bức ảnh đẹp nhất chất lượng cao. Cũng giống như việc chia sẻ hình ảnh đơn giản, Apple đã ghi lại các cuộc phỏng vấn với một số nghệ sĩ đằng sau những hình ảnh đó và sử dụng nó như một ca khúc lồng tiếng cho các phòng trưng bày video.
Trong phần mô tả, Apple bao gồm các trích dẫn của các nhiếp ảnh gia về các bức ảnh nổi bật trong mỗi bài viết. Apple mời người dùng chia sẻ ảnh iPhone của riêng họ trên Instagram bằnghashtag#ShotoniPhone.
Heineken ‘Open Your World’
Heineken đang loại bỏ các khẩu hiệu trong một chiến lược tiếp thị mới bởi thương hiệu cảm thấy nó toàn những lời sáo rỗng và không hấp dẫn đối với thế hệ Millennials – nguồn doanh thu chính cho thương hiệu. Khẩu hiệu ‘Open your world’ của Heineken đã diễn ra từ năm 2011, với các chiến dịch bài bản đã giúp họ giành được hai giải thưởng Cannes Lions. Nhưng khi thương hiệu tiến hành thử nghiệm chiến dịch hàng năm vào năm ngoái, họ thấy rằng lần đầu tiên chiến dịch không hoạt động theo đúng cách họ mong muốn. Do đó, Team Marketing của Heineken đã nghĩ ra một ý tưởng mới.
Ý tưởng lớn của chiến dịch này là Heineken sẽ kích thích người tiêu dùng với một câu chuyện có ý nghĩa bằng cách mời những người đối lập nhau hoàn toàn tìm ra điểm chung với nhau, từ những câu chuyện về bình đẳng giới, hiện tượng khí hậu toàn cầu đến những vấn đề khác. Rồi sau đó, Heneiken khuyến khích họ mở tầm nhìn và thấu hiểu thêm về đối phương.
Heineken đang thực hiện cam kết liên tục để thúc đẩy sự thay đổi bằng cách thực hiện hành động ở cấp độ công ty và thương hiệu. Không chỉ dừng lại ở những vấn đề nhỏ bé, Heneiken muốn thay đổi quan điểm và suy nghĩ của cả thế giới, để mọi người xích lại gần nhau hơn.
Nguồn bài viết: Tổng hợp và cập nhật từ các nguồn Website uy tín trên Google
- //nhanhoa.com/tin-tuc/campaign-la-gi.html
- //marketingai.vn/campaign-la-gi/#ftoc-heading-2