CIO là gì?
CIO là viết tắt của cụm từChief Information Officer, chỉ chức vụ Giám đốc Thông tin hay Giám đốc Công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.
Theo Wiki, Giám đốc công nghệ thông tin(tiếng Anh: Chief Information Officer (CIO)) hoạch định chiến lược, cũng như điều hành những hoạt động công nghệ thông tin (IT) của một công ty. Thường thì Giám đốc IT phải tường thuật cho tổng giám đốc điều hành (CEO) hay giám đốc tài chính (CFO).
Bắt đầu với vai trò phụ trách Bộ phận xử lý dữ liệu và hệ thống thông tin (Information System), vị trí CIO ngày nay chịu trách nhiệm xây dựng và quản trị hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh đạt hiệu suất cao nhất. Trong các công ty công nghệ và các Startup Công nghệ, CIO hay CTO còn là linh hồn của sản phẩm, của công ty và họ thường chính là CEO của các công ty Startup.
Bên cạnh đó, CIO còn góp phần kiến tạo một môi trường tương tác thân thiện với khách hàng, các nhà cung cấp và nhà đầu tư.
Vai trò của CIO
Vai trò của giám đốc thông tin CIO được xác định lần đầu tiên vào năm 1981 bởi William R. Synnott, cựu Phó Chủ tịch cao cấp của Ngân hàng Boston và William H. Gruber, cựu giáo sư tại Trường Quản lý MIT Sloan. Thời gian này, vai trò của CIO chủ yếu là một công việc kỹ thuật. CIO thế thệ đầu tiên thường là các nhà quản lý cấp cao hoặc cấp trung trong hệ thống xử lý dữ liệu hoặc thông tin.
Sự bùng nổ World Wide Web vào đầu những năm 1990 đã nhanh chóng mở rộng vai trò của CNTT trong hoạt động kinh doanh, điều này mở ra cơ hội cho CIO tham gia vào chiến lược kinh doanh và giúp công ty hiểu cách tận dụng internet, một cách triệt để thay đổi cách thức kinh doanh đã được thực hiện.
Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, để thích nghi với môi trường kinh doanh hiện đại, kỹ năng và vai trò của CIO cũng thay đổi theo. CIO là một phần quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào có sử dung công nghệ và dữ liệu. CIO quản lý tài nguyên CNTT và lập kế hoạch CNTT bao gồm phát triển chính sách, lập kế hoạch, lập ngân sách, cung cấp và đào tạo nhân sự.
Ngoài ra, CIO cũng trở nên quan trọng trong việc tính toán làm thế nào để tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng CNTT, cũng như vai trò quan trọng của việc giảm chi tiêu và hạn chế thiệt hại bằng cách thiết lập các biện pháp kiểm soát và lập kế hoạch cho các thảm họa có thể xảy ra.
Dưới đây là một số vai trò của CIO trong doanh nghiệp.
- Lãnh đạo doanh nghiệp (vai trò quan trọng nhất), CIO phải đưa ra quyết định điều hành liên quan đến những việc như mua thiết bị CNTT từ các nhà cung cấp hoặc tạo ra các hệ thống mới.
- Kỹ năng tổ chức tốt
- Tuyển dụng nhân sự và phát triển đội ngũ CNTT
- Vạch ra chiến lược CNTT và chính sách CNTT cho tổ chức
- Tạo ra giá trị kinh doanh thông qua công nghệ
- Quản lý rủi ro thông tin (IRM)
Mức thu nhập
Mức lương của CIO rất khác nhau, tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm, đặc biệt là doanh thu và quy mô của công ty. Một khảo sát về lương và nghề nghiệp của TechTarget IT với 464 giám đốc điều hành CNTT cho thấy tổng số tiền lương trung bình của người có thu nhập cao nhất là $ 225,301 cao hơn gấp đôi so với tổng số tiền lương trung bình $ 101,562 cho người có thu nhập thấp. Trong số những người thuộc nhóm người có thu nhập thấp, chỉ có 5% làm việc cho các công ty có 10.000 nhân viên trở lên, so với 21% người có thu nhập cao.
Gần một nửa (48%) người có thu nhập cao làm việc cho các công ty có doanh thu từ 500 triệu đô la đến hơn 10 tỷ đô la, so với chỉ 4% người có thu nhập thấp. Trong số các giám đốc điều hành CNTT cao cấp, hơn một nửa số người có thu nhập cao (52%) làm việc cho các công ty có 1.000 nhân viên trở lên, so với chỉ 29% người có thu nhập thấp. 3/4 các công ty nơi những người có thu nhập cao về CNTT làm việc có doanh thu hàng năm hơn 100 triệu đô la. Hầu hết các công ty (64%) nơi những người có thu nhập thấp về CNTT được tuyển dụng đều có doanh thu từ 50 triệu đô la trở xuống.
Nhiệm vụ của CIO là gì?
Người cung cấp dịch vụ
Phòng thông tin với CIO là đại diện vẫn gánh vác trách nhiệm cung cấp dịch vụ cho các phòng ban nội bộ công ty. Ví dụ như dịch vụ giấy tờ truyền thống, lắp đặt nền tảng mạng, khai thác hệ thống thông tin, cung cấp dịch vụ sửa chữa phần cứng, cài đặt phần mềm liên quan, xử lý số liệu.
Người hỗ trợ nghiệp vụ
CIO đứng ở vị góc độ khá khách quan công bằng quan sát quy trình làm việc của các phòng ban nghiệp vụ, có thể nhận ra lỗi hoặc các nút thắt trong quá trình làm việc của họ. CIO dựa vào kỹ thuật công nghệ hiện đại, tối ưu hoá quy trình, ví dụ như CAD, CAM, PDM đều đã góp công, cho thấy CIO thật sự có thể tăng năng lực cho các phòng nghiệp vụ.
Người đại diện cải cách
Công việc của CIO nằm giữa quản lý truyền thống và quản lý hiện đại, là điểm tập trung của mâu thuẫn trong doanh nghiệp. Dù là tối ưu hoá quy trình hay chức năng các phòng ban, hay là cải tiến, hoàn thiện toàn bộ doanh nghiệp, CIO là điểm tranh cãi giữa phương thức quản lý truyền thống và quản lý hiện đại.
Ví dụ như sự xung đột giữa các mô hình tổ chức doanh nghiệp của tổ chức hình kim tự tháp và tổ chức học tập phẳng, giữa mô hình độc tài, mô hình bảo vệ và mô hình ủng hộ, đã cho thấy CIO đứng ở đầu song, là ngọn gió trong sự cải cách doanh nghiệp, là đầu tàu là đại diện cho cải cách doanh nghiệp.
Nhà tư tưởng chiến lược
Chúng ta biết có khá nhiều CIO xuất thân từ ngành công nghệ thông tin hoặc có chuyên ngành về công nghệ thông tin, nhưng cũng gần một nửa số CIO là giám đốc thi công, hoặc giám đốc dịch vụ, sản xuất hoặc tiếp thị. Đặc biệt khi CIO báo cáo những thông tin thu thập được lên các lãnh đạo để ra quyết định thì CIO vốn là một thành viên trong đội ngũ quyết sách. Là người có ảnh hưởng tới mục tiêu dài hạn và kết cấu tổ chức của doanh nghiệp, CIO trở thành nhà tư tưởng chiến lược của doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành của công ty
CIO với vai trò là nhà tư tưởng chiến lược, khi họ trở thành người hướng dẫn và cố vấn cho cấp lãnh đạo doanh nghiệp, khi họ có tác dụng tích cực trong phát triển và tiếp thị sản phẩm dịch của doanh nghiệp về tầm chiến lược, tận dụng được công nghệ thông tin đem lại cơ hội cho doanh nghiệp thì CIO trở thành ứng cử viên tốt nhất cho CEO/COO. Vì CIO có được quan điểm toàn diện về doanh nghiệp. Maynard Web của Ebay chính là một ví dụ, ông vốn là CIO nhưng hiện nay đã là COO của Ebay.
Người hợp tác thương mại
Nếu chỉ coi phòng công nghệ thông tin với CIO là đại diện chỉ một phòng chức năng của doanh nghiệp, không thấy được kỹ thuật mạng đã khiến các nhà cung cấp, nhà tiêu thụ và khách hàng từ các lĩnh vực, địa điểm khác nhau đã liên hệ chặt chẽ với nhau trên chuỗi giá trị, không thấy được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã trở thành sự cạnh tranh của cả hệ thống sinh thái thương mại, thì không thể hiểu được quan hệ hợp tác thương mại của CIO.
Tác dụng của CIO không ngừng thay đổi, từ nội bộ tới bên ngoài doanh nghiệp, CIO không chỉ là chuyên gia kỹ thuật, cố vấn, người đại diện cho cải cách, thành viên đưa ra quyết sách của công ty mà còn có trách nhiệm trong cả hệ thống sinh thái doanh nghiệp, phát huy những tác dụng này họ là nhân vật quan trọng trong “doanh nghiệp mở rộng”, “doanh nghiệp ảo”, “liên minh doanh nghiệp chiến lược”.
Mở rộng doanh nghiệp là một cơ cấu như sau: kết hợp tất cả hệ thống, quy trình, liên minh bên ngoài cùng với sự tương tác với khách hàng, người dùng và sự vận hành trong nội bộ cơ cấu, là chỉnh thể của tất cả chức năng trong và ngòi, cũng chính là bố cục hoàn chính của phạm vi cơ cấu.
Doanh nghiệp ảo, là chỉ chức năng hoặc quy trình nghiệp vụ vốn của nội bộ doanh nghiệp tất cả đều thuê ngoài. Các đơn vị chức năng còn lại của doanh nghiệp và tất cả doanh nghiệp kèm theo bên ngoài, thậm chí gồm những doanh nghiệp dự bị, tạo thành doanh nghiệp (tập đoàn) ảo. Có nghiệp vụ những doanh nghiệp này tập trung lại với nhau, không có nghiệp vụ thì tách rời, tổ chức rất phân tán.
Thậm chí lần sau khi cần tập trung lại có doanh nghiệp không có mặt. CIO vốn nên phục vụ một doanh nghiệp nào đó trở thành CIO của “doanh nghiệp mở rộng”, “doanh nghiệp ảo” hoặc “liên minh doanh nghiệp”, họ làm việc trên mạng, nhiệm vụ và tác dụng của họ là kết nối hệ thống giữa nhà cung cấp và đối tác, cung cấp dịch vụ và môi trường hợp tác mạng kiểu ma trận phù hợp cho họ.
Trong các thương vụ và giao dịch, CIO phụ trách quản lý và duy trì sự kết nối hàng ngày trên thế giới mạng. Có lúc 60-70% thời gian của CIO là dành cho giao dịch bên ngoài và việc bên trong tổ chức doanh nghiệp trở thành thứ yếu. Công việc lớn nhất của “mở rộng” và “ảo” là tập trung chuỗi cung ứng và dòng số liệu, phân bố và toàn cầu hoá mạng internet, quản lý tri thức và liên minh chiến lược của doanh nghiệp.
CIO trở thành nhà cung ứng, nhà cung cấp dịch vụ, đối tác thương mại của khách hàng và đội ngũ quyết sách. Đương nhiên, các nhiệm vụ như quản lý chuỗi cung ứng, kiểm soát nhà sản xuất, thao tác trung tâm số liệu, thu thập phân tích thông tin khách hàng và an ninh mạng, tất cả những việc nội bộ này vẫn là nền móng của công nghệ hoá doanh nghiệp môi trường công nghệ thông tin.
Trình độ và kỹ năng của CIO
Thế kỷ 21, rõ ràng CIO cần phải có kỹ năng kinh doanh cũng như kỹ năng kỹ thuật. Có thể cho rằng, các CIO hiệu quả nhất không chỉ có khả năng tái thiết các quy trình kinh doanh , họ còn có các kỹ năng lãnh đạo cần thiết để thuyết phục người khác rằng thay đổi là cần thiết.
Để tìm ra cách CNTT có thể tạo ra giá trị kinh doanh, CIO phải nắm bắt và đáp ứng nhanh chóng với một số thay đổi của thị trường, bao gồm đổi mới công nghệ, cung cấp sản phẩm của nhà cung cấp, công nghệ đột phá…
Các doanh nghiệp thường yêu cầu CIO phải có bằng cử nhân trong các lĩnh vực liên quan như khoa học máy tính, hệ thống thông tin máy tính, quản lý CNTT hoặc quản trị cơ sở dữ liệu. CIO có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh, kết hợp với bằng cấp về công nghệ thông tin có thể điều hành khía cạnh kinh doanh về chiến lược, phát triển, tuyển dụng và lập ngân sách.
Các kỹ năng cần thiết cho vị trí CIO là gì?
- Lập kế hoạch chiến lược
- Quản lý phát triển phần mềm
- Khả năng lãnh đạo
- Quản lý dự án
- Xây dựng mạng lưới và mối quan hệ
- Thay đổi cách quản lý
- Sự nhạy bén trong kinh doanh và tài chính
CIO và CTO có gì khác nhau?
Bạn có nghĩ khi một nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp và khách hàng gặp sự cố IT thì họ cần đến sự hỗ trợ của cùng một người?
Câu trả lời hẳn sẽ làm bạn đọc bất ngờ bởi mỗi sự cố mà nhân viên “khách hàng nội bộ” và người sử dụng dịch vụ thuộc phạm vi phụ trách của hai đối tượng khác nhau. Nếu như CIO được coi là “bác sỹ khoa nội” chuyên “điều trị” các “bệnh lý” IT và phát triển chuyên sâu hệ thống công nghệ thông tin của nội bộ doanh nghiệp thì CTO (Giám đốc công nghệ) được coi là “bác sỹ khoa ngoại”, đảm nhiệm chữa trị các vấn đề IT cho khách hàng và đối tác bên ngoài sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Suy rộng ra, CTO kiến tạo ra các sản phẩm công nghệ để phát triển dịch vụ khách hàng nhờ các “liệu pháp” chuyên sâu về kỹ thuật, trong khi CIO tập trung vào việc quản lý hạ tầng – cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.
CIO làm chủ công nghệ kinh doanh, là cố vấn cấp cao của tổ chức về kế hoạch sử dụng công nghệ trong việc phát triển kinh doanh của tổ chức, trong khi đó, CTO tập trung vào việc triển khai cụ thể các vấn đề kỹ thuật và đảm bảo đầu ra là các sản phẩm/ dịch vụ phục vụ khách hàng.
Làm thế nào để trở thành CIO?
Theo đuổi con đường trở thành CIO có khó không? Ai có thể trở thành CIO? Thông tin dưới đây mà HRchannels sẽ giúp bạn giải đáp:
- Nhân viên kinh doanh
Bạn là một nhân viên kinh doanh nhưng lại có khát vọng trở thành một CIO? Liệu giấc mơ này có thể trở thành hiện thực?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể và thậm chí “dân kinh doanh” còn được “cộng điểm” tuyệt đối bởi CIO là những cố vấn chuyên trách về công nghệ cho doanh nghiệp, là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược siêu việt.
- BA (Business Analyst) – Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
Nếu bạn là một Chuyên viên phân tích nghiệp vụ thì bạn đang sở hữu trong tay các thế mạnh như thạo nghiệp vụ tư vấn quản lý, chuyên nghiệp trong phân tích hệ thống và phân tích dữ liệu. Nếu bạn chăm chỉ đầu tư thêm thời gian vào việc “đi thị trường” để tìm hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng, đồng thời phát triển tư duy thiết kế sản phẩm thì giấc mơ trở thành CIO của bạn sẽ nhanh chóng thành hiện thực.
- Nhân viên quản lý IT
Nếu bạn có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên tại vị trí quản lý IT, nghĩa là bạn đã “nằm lòng” chức năng và cách vận hành của các hệ thống thông tin khác nhau và nhận diện phương pháp thiết kế hệ thống nào phù hợp với doanh nghiệp thì ngoài việc cần “bồi bổ” các kiến thức về kinh doanh, bạn cũng cần bắt tay vào việc tập dượt xây dựng hệ thống thông tin bởi hệ thống thông tin là “đất diễn” cho bất cứ CIO nào và kinh nghiệm vận hành, quản trị và “fix” lỗi hệ thống chuyên nghiệp sẽ khiến bạn được Ban giám đốc đánh giá cao và con đường thăng tiến trở thành một CIO sẽ chỉ còn là câu chuyện sớm hay muộn phải không?
Tuyển dụng vị trí CIO
Tại nhiều doanh nghiệp SME hay các tập đoàn lớn, khái niệm về vị trí CIO vẫn còn tương đối mơ hồ, thay vào đó là chức danh Trưởng phòng Công nghệ thông tin và phát triển mạng. Từ đó, các Trưởng phòng này đôi khi đã “lấn sân” và “quá phận” sang chức trách của CTO hay thậm chí là các COO mà lãng quên mất chức phận chính của mình.
CIO sở hữu mức lương như thế nào?
Không giống như các vị trí C – suit khác, CIO cần sở hữu tối thiểu từ 10 – 15 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm những công việc “hack” não nhất trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Vì vậy, mức lương họ nhận được cũng hoàn toàn xứng đáng với con số cao ngất ngưởng từ 120 triệu đồng (mức thấp nhất) và 270 triệu đồng (mức cao nhất).
Triển vọng thăng tiến
Với vai trò cố vấn cho lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp các chiến lược kinh doanh tích hợp công nghệ, CIO có thể trở thành COO hay CEO của tổ chức đó về lâu về dài. Quan trọng hơn, trong tương lai, CIO có thể trở thành CKO (Chief Knowledge Officer – Giám đốc tri thức) – vị trí “quý” và “hiếm” chỉ có ở các doanh nghiệp lớn hoặc các tập đoàn đa quốc gia.
Trên đây là thông tin về vị trí CIO là gì cùng những nhiệm vụ hàng ngày mà một CIO cần đảm nhiệm. Quan trọng hơn, bài viết của HRchannels còn cung cấp cho bạn đọc nhận thức rõ các tố chất của một CIO và bí kíp để có thể trở thành một CIO chuyên nghiệp.
Hi vọng bài viết trên đây của HRchannels sẽ mang đến những hiểu biết cho bạn đọc về CIO – “ông trùm công nghệ” trong doanh nghiệp.
Nguồn bài viết: Tổng hợp và cập nhật từ các nguồn Website uy tín trên Google
- //ladigi.vn/cio-la-gi
- //bstyle.vn/cio-la-gi.html
- //hrchannels.com/uptalent/cio-la-gi-tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-cio.html#cio-la-gi