Hiệu ứng cánh bướm là gì? Những ví dụ thực tế nổi tiếng về hiệu ứng cánh bướm

5/5 - (1 bình chọn)

Hiệu ứng cánh bướm là gì?

Nguồn gốc ra đời

Vào khoảng thập kỷ 1960, nhờ có sự phát triển của các loại máy tính mà đã có thể cho phép con người ta thực hiện các nghiên cứu khoa học mà trước đó những tưởng không thể làm được. Lý do lúc bấy giờ của hạn chế này là bởi vì khối lượng phép tính là quá lớn.

Một trong những dự án tham vọng nhất khi ấy đó là lập ra một mô hình toán học nhằm mục đích dự báo thời tiết. Thí nghiệm này do nhà toán học và khí tượng học Edward Lorenz đảm đương phụ trách. Ông đã lập ra những 12 phương trình riêng rẽ để phân biệt thể hiện các yếu tố như nhiệt, ẩm hay áp suất và nhập dữ liệu đó vào máy tính.

Vào năm 1961, nhà toán học Lorenz đã vô tình nhập các dữ liệu đã được máy tính làm tròn để có thể tiết kiệm thời gian thí nghiệm. Chẳng hạn như các con số 0,506127 đều được Lorenz nhập vào máy là 0,506. Ông đã hoàn toàn bất ngờ khi máy tính đưa ra kết quả một dự báo hoàn toàn khác xa so với những dữ liệu gốc mặc dù giá trị làm tròn hoàn toàn không mấy đáng kể.

Hiệu ứng cánh bướmđược Edward Norton Lorenz công bố năm 1969 với một câu nói vô cùng nổi tiếng “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas.”

Có vẻ đối với các bạn, câu nói này sẽ rất khó tin nhưng thực sự câu nói này có một thông điệp sâu xa hơn nữa, ý muốn nhắc nhở chúng ta rằng đôi khi, một quyết định nhỏ của chúng ta tưởng chừng như rất vô nghĩa nhưng nó lại một nguồn lực tiềm tàng có thể thay đổi cả thế giới.

Vậy, Hiệu ứng cánh bướm thực sự là gì và nó được hiểu như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, ta cần phải lý giải nó trên hai phương diện.

Phương diện lý thuyết khoa học

Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly effect) được Edward Norton Lorenz dùng để diễn tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn. Vậy, lý thuyết hỗn loạn là gì?

Lý thuyết hỗn loạn hay còn gọi là lý thuyết hỗn mang là một lĩnh vực nghiên cứu trong lĩnh vực toán học và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học khác như vật lý, sinh học, triết học…

Ở đây, “Hỗn loạn” hay “Hỗn mang” được hiểu theo nghĩa như là sự lộn xộn hay trạng thái mất trật tự và dường như không có tính logic hay thống nhất. Vì thế, đây là một hệ lý thiết nghiên cứu về các hệ thống động lực hay nguyên lý trật tự nhạy cảm với điều kiện ban đầu.

Trong một hệ thống động lực có sự hỗn loạn khi nó mang những tính chất khác nhau. Trong đó, có tính chất nhạy cảm với điều kiện ban đầu. Ở đây, tính chất này có thể được hiểu làhiệu ứng cánh bướm.

Hiệu ứng cánh bướm mang đến nhiều bí ẩn

Vì vậy, xét về phương diện lý thuyết khoa học đơn thuần thì hiệu ứng này thuộc tính chất nhạy cảm với điều kiện ban đầu hay nói cách khác đây là cụm từ miêu tả khái niệm độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc trong Thuyết hỗn loạn.

Phương diện văn hóa đương đại

Với phương diện văn hóa đương đại,hiệu ứng cánh bướmcũng là một chủ đề được khai thác rất nhiều, đặc biệt là các tác phẩm điện ảnh và âm nhạc. Ở đây, hiện tượng này được dùng để miêu tả quan hệ nhân quả trong đời sống và các hiện tượng nghịch lý thời gian đang còn là một bí ẩn thú vị của con người.

Hiện tượng nghịch lý thời gian được đưa vào văn hóa đương đại thông qua các bộ phim nói về du hành thời gian hay xuyên không về quá khứ, từ đó khiến cho quá khứ đảo lộn và mất trật tự, tương lai từ đó cũng bị biến đổi và trở nên hỗn loạn.

Nguồn gốc của học thuyết hiệu ứng cánh bướm

Nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz là người đặt nền móng cho học thuyết Hiệu ứng cánh bướm. Năm 1972, ông đã giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ bài diễn thuyết với tựa đề: “Tính dự đoán được: “Liệu con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?”.

Năm 1961, khi Lorenz mô phỏng dự đoán về thời tiết trên máy tính, ông đã nhập số liệu là 0.506 thay vì nhập đầy đủ là 0.506127, vì vậy đã thu về kết quả dự đoán thời tiết khác xa so với dự tính ban đầu.

Từ sai lầm này, Lorenz đã nhấn mạnh về sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu trong bài diễn thuyết của mình.

Theo ông, một cái đập cánh của con bướm cũng có thể tạo ra sự thay đổi trong điều kiện gốc của hệ vật lý, kéo theo những thay đổi rõ rệt về thời tiết, thậm chí là tạo ra cơn lốc tại một địa điểm cách nơi con bướm đập cánh hàng vạn km.

Đồng thời, tỷ lệ động năng giữa một cái đập cánh của con bướm với cơn lốc là quá nhỏ, do đó vai trò của con bướm là không đáng kể trong những tính toán lý thuyết hỗn loạn cho hệ vật lý. Có thể hiểu, nếu một cái đập cánh của con bướm dẫn đến cơn lốc thì một cái đập cánh khác lại có thể dập tắt nó.

Ngoài ví dụ về cái đập cánh của con bướm thì còn tồn tại vô vãn hoạt động khác có động năng đáng kể hơn và có thể ảnh hưởng đến thời tiết.

Đến năm 1969, với câu nói nổi tiếng: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil cũng có thể tạo ra cơn lốc xoáy tại Texas”, Lorenz đã chính thức công bố phát hiện mới của mình.

Hiệu ứng cánh bướm trong khoa học

Cuối thế kỷ XX, Hiệu ứng cánh bướm chính thức trở thành một khái niệm quan trọng trong ngành khoa học mới ra đời – các hệ cơ học phi tuyến.

Vì không thể tính toán hết những thay đổi khi xuất hiện tác nhân nhỏ và ảnh hưởng của chúng đến quá trình thu thập thông tin, dự báo thời tiết vẫn chỉ là dự báo, không hoàn toàn chính xác và chắc chắn.

Điều này cho thấy từ những sai số vô cùng nhỏ có thể dẫn đến ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thực nghiệm.

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh

Tương tự như câu chuyện cú đập cánh của một con bướm có thể là động lực thúc đẩy nhiều con bướm khác cùng đập cánh và tạo ra lốc xoáy. Sự ra đời của một thương hiệu cũng thế, nó không đơn thuần là một sự khởi đầu, mà còn là điểm tựa cho những thương hiệu khác củng cố niềm tin, tạo bước đệm phát triển.

Lấy Toyota làm một ví dụ, thương hiệu này được biết đến với những chiếc xe hơi phổ biến khắp thế giới, nhưng Sakichi Toyoda – cha đẻ của Toyota lại xuất thân từ nghề mộc. Trong một chuyến công tác tại Mỹ, Toyoda đã nhận thấy ngành công nghiệp xe hơi tại đất nước này rất phát triển, trong khi đó, Nhật Bản hoàn toàn không sở hữu một thương hiệu xe hơi nào và đang phải nhập khẩu gần 800 chiếc ô tô Ford. Lòng tự tôn dân tộc trỗi dậy, ông quyết định tự sản xuất nhưng chiếc ô tô nội địa. Thời điểm đó, không ai tin rằng Toyoda sẽ làm được, nhưng cuối cùng, ông đã làm được điều ấy.

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh

Chân dung Sakichi Toyoda – Hiệu ứng cánh bướm là gì? (Ảnh: autodaily)

Không chỉ Toyota, Morita – cha đẻ của thương hiệu điện tử Sony cũng từng bị cười nhạo trên đất Nhật và đất Mỹ khi ông cùng người cộng sự của mình sáng lập ra thương hiệu. Bởi khi ấy, những sản phẩm “made in Japan” trong suy nghĩ của hầu hết mọi người đều có chất lượng thấp, không thể chen chân vào thị trường châu Âu hay Mỹ.

Bằng những nỗ lực và kiên trì của mình, Toyoda và Morita đã đặt nền móng cho cho ngành công nghệ Nhật Bản. Dần thay đổi tư duy của toàn cầu, khiến người dân ghi nhận những sản phẩm “made in Japan” luôn có chất lượng tốt. Có thể nói, thương hiệu Toyota hay Sony đều là những “cánh bướm” của nền kinh tế Nhật Bản, đây không chỉ là sự khởi đầu, mà còn là nền móng và bước đà cho nhiều thương hiệu khác không ngừng vươn lên.

Hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống

Qua lăng kính của quan hệ nhân quả, hiệu ứng cánh bướm được diễn giải có phần tương đồng với quan niệm “gieo nhân nào gặp quả nấy”.

Cụ thể như trong cuộc sống, khi bạn làm việc tốt thì dù đấy là việc to hay nhỏ cũng sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho người khác hoặc nhiều người khác.

Trong dân gian cũng có nhiều câu tục ngữ phù hợp với hiện tượng này như: “sai một li, đi một dặm” hay “một đốm lửa có thể đốt cháy cả cánh đồng”. Chúng đều ám chỉ một thay đổi nhỏ của điều kiện ban đầu sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn.

Bài học cho con người từ hiệu ứng cánh bướm

Hiệu ứng cánh bướm chú trọng đến tư tưởng và sự tương quan của hành động, lời nói, tư tưởng, nó biểu hiện định luật toàn cầu “Vạn vật đồng nhất thể”.

Nhiều người thường có xu hướng tự ti về bản thân, về khả năng của mình, và họ cũng không tin rằng mình có khả năng thay đổi hay tác động đến thế giới.

Tuy nhiên, mọi thứ đều có thể xảy ra, thế giới chúng ta đang sống có sự thống nhất và ràng buộc lẫn nhau, vì vậy mọi hành động dù là nhỏ nhặt cũng góp phần thay đổi thế giới này.

Bài học từ Hiệu ứng cánh bướm chính là không nên xem thường những chi tiết nhỏ hoặc các sự vật, hiện tượng nhỏ. Những điều nhỏ bé này đều nằm trong một thể thống nhất của tự nhiên. Và sự thay đổi nhỏ bé cũng có thể tạo ra những biến động lớn trên thế giới quanh ta.

Bài học từ hiệu ứng cánh bướm của người Việt (Ảnh: Soha)

Những việc chúng ta đang làm, dù là hành động lớn hay nhỏ đều không hề vô nghĩa, nó luôn tồn tại một ý nghĩa nào đó và trực tiếp góp một phần nhỏ vào sự dịch chuyển chung của toàn xã hội.

Hiệu Ứng Cánh Bướm ảnh hưởng như thế nào đến thời tiết

Một điều không thể phủ nhận đó là, hiệu ứng cánh bướm được phát hiện ra thông qua một nghiên cứu về thời tiết của Edward Norton Lorenz. Mặc khác, Edward Norton Lorenz là một nhà khí tượng học và là một chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn.

Trong các nghiên cứu mô phỏng về thời tiết của ông, Lorenz tình cờ phát hiện ra chỉ một thay đổi nhỏ có sự nhạy cảm đối với điều kiện ban đầu của mọi hiện tượng, điều đó tuy nhỏ nhưng có thể dẫn tới những hệ quả khác nhau.

Qua đó, ông dùng hình ảnh con bướm đập cánh tuy nhỏ bé nhưng hoàn toàn có thể gây ra những thay đổi trong điều kiện ban đầu, dẫn đến kết quả là những thay đổi cực kỳ lớn về thời tiết.

Theo Open Mind, tỷ lệ động năng khi một con bươm bướm đập cánh bay với động năng của một cơn lốc là có tỷ lệ vô cùng nhỏ, vì thế, không thể nói rằng khi con bướm đập cánh bay thì nó sẽ tác động trực tiếp tới cơn lốc nào đó.

Hiệu ứng cánh bướm có ảnh hưởng đến thời tiết

Tuy nhiên, theo nguyên lý của thuyết hỗn loạn, thời tiết là kết quả từ hàng triệu những yếu tố có liên hệ với nhau bao gồm các hiện tượng vật lý, các nguồn lực, quỹ đạo trái đất hay các hành tinh…trong đó một cái đập cánh của con bướm cũng có thể là sự khởi đầu cho hàng loạt biến đổi của các yếu tố làm biến đổi thời tiết như cường độ, thời gian, không gian cũng như động năng.

Exit mobile version