Tên miền (Domain) là gì?
“Tên miềnhay còn gọi làdomain,là địa chỉ trang web mà mọi người nhập vào thanh URL của trình duyệt để truy cập vào một website. Tên miền có tác dụng để thay thế 1 địa chỉ IP dài và khó nhớ như: 123.45.67.89 trên internet thành một “Domain Name” hay “Tên Miền” có dạng làabc.com.”
Tên miền (domain) hoạt động như thế nào?
Để hiểu cách thức hoạt động của tên miền, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét những gì xảy ra khi bạn nhập một tên miền vào thanh URL của trình duyệt.
Khi bạn nhập mộttên miềnvào trình duyệt web, trước hết, nó sẽ gửi yêu cầu truy cập đến một mạng lưới máy chủ toàn cầu hình thành Hệ thống tên miền (DNS).
Sau đó, các máy chủ toàn cầu này sẽ tìm kiếm máy chủ có tên được liên kết với domain và chuyển tiếp yêu cầu đến các máy chủ tên đó.
Ví dụ: Nếu trang web của bạn được lưu trữ trênBKNS.VN, thì thông tin Name Server của nó sẽ như thế này:
- ns1.bkns.vn
- ns2.bkns.vn
Máy chủ tên miền (Name Server) là máy chủ chứa cơ sở dữ liệu được sử dụng cho việc chuyển đổi địa chỉ IP và tên miền được quản lý bởi công ty cung cấp dịch vụ tên miền. Công ty này sẽ chuyển tiếp yêu cầu truy cập của người dùng đến máy tính nơi trang web được lưu trữ. Máy tính này được gọi là Web Server. Web Server có thể là phần cứng hoặc phần mềm, hoặc cả hai.
Khi là phần cứng, Web Server là một máy tính thực lưu trữ các thành phần cấu thành một website (HTML, CSS, file ảnh,…) và có thể kết nối với mạng internet và phân phát thông tin website tới thiết bị của người dùng cuối.
Khi là phần mềm, Web Server gồm một số thành phần điều khiển cách người dùng web truy cập tới file được lưu trữ trên máy chủ HTTP (HTTP server) – phần mềm hiểu được URL và HTTP.
Bất cứ khi nào trình duyệt cần một dữ liệu được lưu trữ trên Web Server, trình duyệt sẽ gửi request (yêu cầu) thông qua HTTP. Khi một yêu cầu tới đúng web server (phần cứng), HTTP server (phần mềm) gửi tài liệu được yêu cầu trở lại, cũng thông qua HTTP.
Hiện nay có những loại tên miền nào?
Có rất nhiều loại tên miền trên thị trường hiện nay nhưng tất cả chúng đều có một điểm chung là được chia thành 2 phần là tên và phần mở rộng cấp cao. Và cùng với đó, chúng ta cũng có rất nhiều phần mở rộng tên miền cấp cao từ mã quốc gia (như .vn, .de,…) đến các mã cụ thể cho từng ngành (như .gov, .edu,…). Tuy vậy, .com domains vẫn đang giữ ưu thế trên internet với hơn 46.5% website có tên miền này.
Không chỉ vậy, với hơn 330 triệu tên miền đã được đăng ký. Gần đây, ICANN – tổ chức quản lý tên miền đã nhận ra sự cần thiết của một loại tên miền mới. Do đó, họ đã công bố hàng loạt các tên miền cấp cao mới (gTLDs), từ .bike và .clothing đến .guru và .ventures.
Tên miền có những cấp nào ?
- Cấp 2: bkns.vn
- Cấp 3: bkns.com.vn
- Subdomain: id.bkns.vn, bạn có thể tạo vô hạn subdomain miễn phí từ tên miền gốc, số lượng sẽ phụ thuộc vào gói host của nhà cung cấp hosting mà thôi.
Tên miền gồm mấy thành phần?
Tên miền gồm 2 thành phần:
- Tên:Gồm các chữ cái từ a – z, các số 0 – 9, dấu gạch ngang “-“, tổng số ký từ nhỏ hơn 255. Ngoài ra tên miền các quốc gia có thể sẽ có dấu, như tên miền Tiếng Việt của VN: Tênmiền.vn
- Mở rộng(Đuôi) tên miền bắt đầu bằng dấu chấm “.” và bao gồm những phần mở rộng sẽ đề cập đến ngay sau đây.
Chọn tên miền như thế nào?
Tên miền được đặt theo nguyên tắc:
- Tên miền phải được đặt trong phạm vi 63 ký tự bao gồm cả phần mở rộng
- Tên miền chỉ gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-)
- Không sử dụng ký tự đặc biệt khi đặt tên miền
- Không thể bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-)
- Chủ động nộp phí duy trì trước khi tên miền hết thời hạn sử dụng, người dùng phải tự chịu trách nhiệm khi tên miền bị mất do hết hạn sử dụng mà không đóng phí
Hiện tại có hơn 350 triệu tên miền đã đăng ký và hàng ngàn lượt đăng ký thêm mỗi ngày. Điều này có nghĩa là tất cả những tên tốt đã hoặc sẽ được đăng ký sớm khiến người dùng mới khó có thể chọn được tên miền ưng ý cho website của họ.
Dưới đây là một số mẹo nhanh để giúp bạn chọn một tên miền cho trang web của bạn.
- Chọn tên miền có phần mở rộng.comvì đây là loại tên miền phổ biến nhất, dễ nhớ và dễ quảng bá.
- Hãy chắc chắn rằng phần tên ngắn và dễ nhớ
- Tên miền nên dễ phát âm và đánh vần
- Không sử dụng số hoặc dấu gạch nối tránh nhầm lẫn, khó viết sai
- Tên miền nên liên quan đến tên chủ thể và lĩnh vực hoạt động
Nếu bạn đang phân vân về chọn phần mở rộng cho tên miền, bạn có thể chọn phần này dựa trên ý nghĩa cụ thể của nó. Cụ thể như sau:
Phần mở rộng trong tên miền | Ý nghĩa |
.com | Viết tắt của “commercial” – thương mại, phần mở rộng phổ biến và được khuyên dùng nhiều nhất hiện nay |
.vn | Phần mở rộng thường dùng trong tên miền của các website Việt Nam |
.net | Viết tắt của “network” – mạng lưới, thường được dùng bởi các nhà cung cấp dịch vụ internet |
.org | Viết tắt của “organization” – tổ chức, thường được dùng cho các web của tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức liên kết thương mại |
.biz | Thường được dùng cho web giải trí (phim, nhạc,…) nhỏ |
.info | Viết tắt của “information” – thông tin, thường được dùng cho web cung cấp thông tin có uy tín |
.gov | Phần mở rộng cho các tên miền của web chính phủ |
.edu | Viết tắt của “education” – giáp dục dành cho các tổ chức giáo dục |
.tv | Thường dùng cho các công ty truyền thông và các đài truyền hình |
.mobi | Thường dùng cho các đơn vị viễn thông, công ty sản xuất thiết bị di động |
Hướng dẫn chọn tên miền cho website như thế nào?
Thường có 3 loại tên miền:
–Tên miền thương hiệu:Là tên miền không gắn với hoạt động của nó ví dụ như apple, monster rongbay, enbac, …
–Tên miền từ khóa:Là tên miền gắn liền với hoạt động của nó: fpt.com, muachung.com, vnexpress.com, lamchame, kenh14
–Tên miền hỗn hợp:kết hợp cả 2 ví dụ như vanchuyentlc.com, fptdata,….
1 tên miền cơ bản gồm 2 phần:
- Nội dung tên miền: Nằm trước .com, .net, .org, .vn,…
- Đuôi tên miền: Đứng sau nội dung tên miền.
Ví dụ:
- cachsongkhoe.net – tên miền chính làcachsongkhoe
- dantri.com.vn – đuôi tên miền là.com.vn
Dựa theo đó, dưới đây là10 kinh nghiệmchọn tên miền cho websitebạn nên áp dụng:
1. Tên miền có chứa từ khóa
Bạn nên ưu tiên chọn cáctên miền chứa từ khóa cần SEO.
Tên miền có chứa từ khóadễ được người dùng tìm kiếm trên Google và các công cụ tìm kiếm khác, giúp người dùng nhận diện thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của website nhanh chóng.
Ví dụ: dienmayxanh.com, donghochinhhang.com,…
Từ khóa(keyword) là một từ hoặc cụm từ xác định rõ về một chủ đề, một đối tượng hoặc một sản phẩm, dịch vụ bạn muốn cung cấp.
Người dùng thường có nhu cầu tìm kiếm thông tin bằng cách gõ từ khóa trên Google và nhận được danh sách các trang web liên quan đến từ hoặc cụm từ họ đang tìm kiếm.
Nếu bạn đặttên website có chứa từ khóa, điều này rất có lợi cho quá trình SEO.
Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những yếu tố giúp SEO website thành công chứ không mang tính quyết định.
Từ khóa giúp bạn xác định rõ ràng mục tiêu của bạnbắt đầu xây dựng nội dung về cái gì.
Ví dụ:Bạn định kinh doanh đồng hồ có thể chọn tên miền như là: dongho.com/ dongho.vn/ bandongho.com và rất nhiều tên miền kiểu như vậy nữa.
Bạn đang làm SEO cho website về học tiếng anh TOEIC, bạn có thể lựa chọn: giaidetoeic.com/ hoctoeic.com/ onthitoeic.com.
Tên miền chứa từ khoá có thể:
- Chứa toàn bộ keyword: daotaoseo.com, diadiemanuong.com,…
- Chứa 1 phần keyword: mshoatoeic.com, hoanghamobile.com, thegioididong.com…
Nếu tên miền có keyword bạn định tìm mua đã có người mua rồi thì sao?
Bạn có thể mua lại tên miền của họ với giá cao hơn, hoặc bạn có thể tham khảo:13 chiến lược khi tên miền không còn có sẵn của chuyên gia Neil Patel.
2. Tên miền ngắn gọn và dễ nhớ nhất
Tên miềncàng ngắn càng tốtsẽ giúp người dùng dễ đọc, dễ nhớ và dễ dàng Search trên Google.
Đây cũng là tiêu chí rất quan trọng với một domain chuẩn SEO.
- Ví dụ:Vinamilk.com.vn, Lazada.com, Adayroi.com, Tiki.vn…là những tên miền ngắn gọn và rất dễ nhớ.
Nên chọn tên miền chứa khoảng5-8 ký tự, dưới 15 ký tự, gồm khoảng 2-3 từ.
Ký tự đầu tiên của tên miền nên càng gần đầu bảng chữ cái Aphabelt càng tốt.
Lý do vì tên miền dài sẽ khó nhớ, khả năng người dùng gõ sai là khá cao.
Một ưu điểm nữa là bạn sẽ dễ dàng làm logo cho website theo tên miền ngắn gọn. (tên miềntuhocmmocủa mình có 8 ký tự)
Bạn có biết ông chủ Bezos chọn cái tên Amazon.com vì hai lý do:
- Thứ nhất, tên miền Amazon làm liên tưởng đến quy mô rộng lớn (Amazon lúc ra mắt có khẩu hiệu “Cửa hàng sách lớn nhất trên trái đất”).
- Thứ hai, vào thời điểm đó, các danh sách website thường được liệt kê theo bảng chữ cái. Cái tên Amazon bắt đầu bằng kí tự “A” sẽ giúp website luôn được liệt kê ở vị trí cao và khiến người dùng dễ dàng nhận thấy.
Hạn chế:tên miền ngắn quá đôi khi sẽ khó thể hiện những điều mà bạn muốn. Ví dụ với trường hợp bạn kiếm tiền Niche Site và cần SEO từ khóa dài, thì việc đặt tên miền ngắn là điều không thể. Do đó, phụ thuộc vào mục đích của site mà bạn cần cân nhắc độ dài tên miền.
3. Ưu tiên chọn tên miền cấp 1
Nên chọn tên miền đuôi nào?
Tên miền cấp 1thường cóđộ trust cao(uy tín) hơn những tên miền cấp 2, cấp 3.
Do đó, website cũng sẽ thuận lợi hơn khi SEO.
Ví dụ:
- Tên miền cấp 1:tuhocmmo.com
- Tên miền cấp 2:tuhocmmo.com.vn
- Tên miền cấp 3:tuhocmmo.hn.vn
4. Tên miền dễ viết, không gây lỗi chính tả
Tuyệt đối tránh những tên miền cóchứa các lỗi ký tự khi gõ.
Những lỗi này sẽ khiến người dùng dễ gõ sai tên miền của chúng ta.
Hãy chọn tên miền sao cho người dùng không gặp khó khăn khi nói và viết.
Nếu bạn đọc tên miền của mình cho một ai đó, họ sẽ khó nhớ, chưa kể người truy cập vào trang web rất có khả năng gõ sai địa chỉ tên miền.
Ví dụ:Chữ s thì chuyển sang dấu sắc hoặc oo thành ô, aa thành â, dd thành đ, khi người dùng gõ với bộ Unikey dễ bị sai.
Nếu tên miền quá dài và phức tạp thì rất dễ khiến người dùng dễ viết sai, đôi khi khó nhớ để truy cập. Vì vậy mà vô tình giảm lượng truy cập vào trang web của bạn.
Hiện nay có nhiều bạn lựa chọntên miền có dấu tiếng Việt, nhưng theo mình là không nên vì việc gõ dấu tiếng Việt sẽ khiến người dùng khó gõ đúng tên miền.
Một điểm nữa là bạn lựa chọn các tên miền dài và khó gõ cũng khiến đối thủ cạnh tranh có thể tận dụng chọn các tên miền đẹp hơn và giành ưu thế.
Tránh ký tự đặc biệt:Tránh các ký tự như $, +, @ hoặc thậm chí cả dấu gạch ngang (-) trong tên miền.
5. Chọn tên miền theo vị trí Local
Chọn các tên miền theođịa điểm cần SEOkhi làm các website thương mại.
Việc này sẽ giúp website của bạn định hướng rõ ràng tớivùng/phân khúc khách hàngtheo vị trí.
Nếu khách hàng/ độc giả mà bạn hướng tới chủ yếu từ tỉnh thành nào đó ở Việt Nam thì nên đặt tên miền bằng từ tiếng Việt không dấu và thêm địa điểm rõ ràng trong tên miền.
Lúc này cần tránh không dùng các tên miền tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài.
Ví dụ:bạn cung cấp dịch vụ cho thuê nhà tại Hà Nội. Bạn có thể chọn tên miền như sau: chothuenhataihanoi.vn hoặc thuenhahanoi.com.
Các trang web có chứađịa chỉ ngay trong tên miềnthường sẽ được các khách hàng trong khu vực đó ưu tiên hơn rất nhiều.
Điều này cũng sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của công ty hoặc cá nhân.
6. Chọn đuôi tên miền cấp cao nhất
Theo mình biết, cácđuôi tên miền hỗ trợ tốt nhất cho SEOở quy mô toàn cầu gồm:.com,.net, .org, .info.
Nếu đối tượng người truy cập, khách hàng nhắm đến từ Việt Nam, bạn nên ưu tiên chọn đuôi tên miền.vn,.com.vn.
Còn không thì hãy luôn ưu tiên chọn tên miền có đuôi.comvì nó vẫn đang là đuôi tên miền phổ biến nhất.
Trường hợp.comđã hết, có thể chuyển qua.nethoặc.org cũng là 1 sự lựa chọn thích hợp.
BạnKHÔNG NÊNchọn những domain miễn phí, rẻ tiền (.tk, .info, .biz,…) trừ khi làm website vệ tinh hoặc blog cá nhân.
Mỗi đuôi tên miền có ý nghĩa khác nhau:
- Tên miền.com: dành cho các tổ chức kinh doanh hoặc buôn bán.
- Tên miền.net: dành cho mạng lưới hoặc cộng đồng.
- Tên miền.info: dành cho các trang tin tức (information).
- Tên miền.org: dành cho các tổ chức (organization).
- Tên miền.edu: dành cho các tổ chức giáo dục (education).
Ví dụ:Bạn bán đồng hồ nam nhưng vì các đuôi tên miền chứa donghonam đã bị đối thủ đặt hết rồi. Nên bạn đặt tên miền là: donghonam.edu.vn. Như vậy là không hợp lý chút nào vì .edu.vn là tên miền thuộc về lĩnh vực đào tạo.
Nếu trang của bạn chuyên về kinh doanh và buôn bán, mình khuyên bạn nên chọn tên miền.comhoặc.vnhoặc.com.vn.
Đây là ba phần mở rộng đẹp nhất đối với các tên miền có nguồn gốc từ Việt Nam.
7. Tránh tên miền gây nhầm lẫn hoặc tranh chấp
Bạn cần kiểm tra tên miền của bạn đã tồn tại hay đã có ai sở hữu trước khi mua.
Hãy cố gắng đăng ký 1 tên miền duy nhất và độc nhất, không trùng lặp với bất cứ thương hiệu có sẵn nào.
Đôi khi bạn muốn mua 1 tên miền vì cảm thấy ưng ý nhưng đã có người nhanh chân hơn mua tên miền đó trước bạn thì sao.
Trước khi mua tên miền, bạn cầnnghiên cứu các tên miền của các đối thủ cạnh tranhtrong cùng lĩnh vực mà bạn định làm.
Bên cạnh đó, thay vì chỉ gói gọn trong 1 ý tưởng tên miền, hãy mở rộng tìm kiếm các tên miền gần tương tự nghĩa.
Hãy tránh những tên miền trùng lặp vì sẽ gây nhầm lẫn cho người tìm kiếm.
Đặc biệt, bạn cần tránh những tên miền gần giống với những thương hiệu nổi tiếng để tránh những rắc rối về sau trong vấn đề bản quyền, tranh chấp.
8. Đặt tên miền theo thương hiệu
Bạn có thể đặt tên miền theo tên sản phẩm, thương hiệu hoặctheo hướng chứa mã sản phẩm.
Ví dụ:bạn bán giày thể thao, thì trong trường hợp này bạn có thể đặt tên miền là giaythethao.com,giaythethaothuongdinh.com…
Tên miền chứathương hiệu sản phẩm dịch vụmà bạn đang kinh doanh sẽ rất hữu ích trong quá trình làm SEO.
Hơn nữa nếu bạn có đủ điều kiện tài chính, thì bạn có thể đặt nhiều tên miền với các mã sản phẩm của bạn.
- Tên miền liên quan đến ngành nghề
Tên miền liên quan đến ngành nghề sẽ tốt hơn cho việc khách hàng dễ dàng nhận diện sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn hơn.
- Tên miền gắn brand
Tên miền của bạn có thể vừa chứa từ khóa cần SEO vừa chứa cả thương hiệu công ty, cá nhân.
Điều này sẽ giúp khách hàng nhận diện tốt hơn về dịch vụ của bạn nữa.
Ví dụ:công ty bạn tên là Sữa 365. Bạn có thể lựa chọn tên miền: bansua365.com/ sua365.vn.
Thachpham.com là một tên miền thương hiệu rất uy tín mảng kiến thức WordPress.
- Tên miền theo tên tác giả
Khá nhiều website hiện nay lựa chọn cách đặt tên miền theo tên người phát triển. Đây là cách làm khá hay khi gắn với tên tuổi, uy tín của họ trong lĩnh vực.
Ví dụ:neilpatel.com
9. Kiểm tra lịch sử tên miền trước khi đăng ký
Bạn nên kiểm tralịch sử tên miền định đăng kýđã từng hoạt động hay chưa ?
Ý là có thể hiện thời tên miền chưa có ai sử dụng, tuy nhiên trong quá khứ nó đã từng được sử dụng.
Nếu trong trường hợp nó từng hoạt động rồi thì từng hoạt động trong lĩnh vực gì ? Và nó có bị google phạt gì chưa ?
Còn nếu may mắn bạn chọn được một tên miền mới100%. Xin chúc mừng bạn.
Hãy thử Google nhiều lần để đảm bảo chưa có ai hoặc tổ chức nào sử dụng tên miền gần tương tự tên miền bạn sắp chọn.
Chẳng hạn bạn muốn mua tên miềnbantulanh.netvà đã có ai đó sở hữubantulanh.comvàbantulanh.orgthì hãy dừng việc mua domain của bạn lại.
Vì sao ư?
10. Đặt tên miền bao vây tên miền chính
Nếu có kinh phí, bạn nên muabao vây tất cả các đuôi tên miềncó thể.
Bạn nên chọn các tên miền bao vây với các đuôi quan trọng như là: “.com”, “.vn”, “.com.vn”…
Ví dụ với tên miềntuhocmmo.com, bạn có thể tìm thêm các tên miềntuhocmmo.vn,tuhocmmo.com.vn, v.v…
Điều này tránh việc có kẻ khác cũng đăng kýtrùng hoặc gần giống tên miềnvới bạn.
4. Mua tên miền ở đâu uy tín?
Để mua domain, có rất nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước uy tín để bạn lựa chọn.
Cá nhân mình hay mua tên miền từ nhà cung cấp quốc tế, chỉ cần đăng ký tài khoản, lựa chọn tên miền và thanh toán qua PayPal hoặc thẻ Visa là xong.
Dưới đây là 1 số địa chỉ cung cấp tên miền uy tín mà bạn có thể tin tưởng để mua:
- Namecheap
- NameSilo
- Domain.com
- iNET
Lời kết
Trên đây là các gợi ý đặt tên miền chuẩn SEO được nhiều chuyên gia khuyên. Nếu bạn đảm bảo được những tiêu chílựa chọn tên miềntrên thì tên miền của bạn sẽtối ưu SEO, thân thiện với người dùng.
Nguồn: Tổng hợp và edit từ internet