Bài 8: Làm quen với giao diện WordPress và Quản lý các thành phần trong Dashboard

5/5 - (1 bình chọn)

Hướng Dẫn Làm Website Bán Hàng 4

CMS là gì?

Một hệ thống quản lý nội dung, viết tắt là CMS là một ứng dụng có khả năng tạo, sửa đổi và xuất bản nội dung số. Trong hầu hết các trường hợp, nó cũng hỗ trợ nhiều người dùng, cho phép họ hợp tác với nhau một các dễ dàng.

Ví dụ:trong WordPress có thể tạo ra một số người dùng quản trị, mỗi người có các đặc quyền khác nhau. Hệ thống quản lý nội dung cũng bao gồm các tính năng định dạng văn bản, khả năng tải lên video, hình ảnh, âm thanh, bản đồ hoặc thậm chí là mã code của riêng bạn.

Hệ thống quản lý nội dung bao gồm hai thành phần chính:

Các tính năng đặt biệt:

Phân biệt WordPress.com so với WordPress.org

Bài hướng dẫn WordPress này sẽ tập trung vào phiên bảnWordPress 5.xtự cài đặt trên Hosting/Server.

Hướng dẫn sử dụng WordPress – Cài đặt CMS

Một trong những lý do tại sao WordPress rất phổ biến là vì các yêu cầu hệ thống cần thiết để chạy CMS này trên máy chủ web rất thấp:

Bạn có thể cài đặt rất dễ dàng trên hosting WordPress tại Mắt Bão, vui lòng tham khảo tại đây

Sau khi cài đặt WordPress thành công, bạn đăng nhập vào quản trị website. (Bạn có thể login trực tiếp tại WordPress Toolkit hoặc đăng nhập với thông tin quản trị website với tên đăng nhập và mật khẩu).

Sau khi đăng nhập thành công, bạn sẽ vào Dashboard dành cho người quản trị. Nó được xây dựng để bạn có một cái nhìn tổng thể về toàn bộ website của mình, được chia ra làm 3 vùng chính.

Tại bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng các chức năng ở Khu vực 2 (Menu quản lý WordPress chi tiết).

Menu định hướng chính ở phía bên trái màn hình chứa tất cả các liên kết đến các mục quản lý khác nhau của WordPress, nếu bạn di chuyển chuột đến menu chính thì các menu con khác sẽ hiển thị.

Dashboard: Bảng điều khiển

Khu vực Dashboard này là tập hợp các công cụ liên quan đến việc theo dõi thống kê của website và cập nhật các phiên bảnThemes,Plugins,WordPress,….Nó bao gồm 2 phần như sau:

Home:Trang chủ

Khu vực theo dõi các tiến trình của WordPress, cũng như báo cáo chi tiết về các bài viết, bình luận,…

Các modules khác như:

Update:Cập nhật

Nơi để bạn vào cập nhật những bản vá mới nhất của Themes, Plugins, WordPress đang sử dụng. Mỗi khi có bản mới nó sẽ hiển thị thông báo cho bạn thấy.

Posts: Bài biết

Đây là phần quan trọng nhất, đó chính là phần để bạn đăng bài viết lên cũng như quản lý nó.

Tại giao diện quản trịwebsitePosts.

All post:Hiển thị tất cả các bài viết đã được thiết lập trước đó.

Add new:Thêm bài viết mới.

1.Cho phép bạn thêm Block (khối mới). Khi click vào biểu tượng này, bạn có thể thêm cấu hình các trườngParagraph,Image,Heading,Cover,Gallery

2. Add title:Thêm tiêu để cho bài viết.

3. Document:truy cập phần document setting bao gồm category và tag, ảnh đại diện giống như phần sidebar trong WordPress editor hiện tại.

4. Block:khi bạn chọn một khối, phần này cho phép truy cập setting (text setting, color setting, avantaged..) cho khối đang chọn.

5. Publish:xuất bản bài viết.

Categories:Danh mục bài viết

Danh mục bài viết để phân loại bài viết và giúp khách hàng dễ dàng tìm được bài viết cùng loại.

Sau khi click chọn nútAdd New Category, chuyên mục mới được tạo sẽ hiển thị ở góc bên phải trang , tại đây bạn có thể chỉnh sửa, cũng như xóa Category.

Tags

Tag hay còn gọi là thẻ, từ khóa có chức năng phân loại bài viết theo hướng cụ thể hóa. Tương tự như Categories, bạn cũng nhập các thông tin như hình bên dưới.

Media: Quản lý Thư viện hình ảnh, video,…

Tất cả các hình ảnh/tập tin mà bạn tải lên trong lúc soạn nội dung bạn có thể dễ dàng quản lý tại khu vựcMediaLibrarytrongDashboard.

Tại đây, bạn có thể xem toàn bộ các tập tin mà bạn đã tải lên và có thể tùy chọn kiểu hiển thị dạng lưới hoặc kiểu phổ thông, bạn cũng có thể xem theo ngày tháng và có thể click vào liên kếtAdd Newđể upload tập tin lên mà không cần vào trang soạn nội dung.

Pages: Quản lý trang

Phần này không khác gì với phần Posts, nhưng nó sẽ không có Categories và Tags. Về công dụng của nó là để bạn đăng các trang nội dung có yếu tố chung chung và không được phân loại bởi một Category hay tag nào, ví dụ như trang giới thiệu, liên hệ,…

All pages:Tất cả trang

Hiển thị tất cả các trang bạn đã tạo trước đó. Tại đây bạn có thể chỉnh sửa, xem trước và xóa các trang.

Add new page:Thêm trang mới

Để tạo một trang WordPress mới, chọnPagesAdd New

TạiPagesthì các tính năng tương tự nhưPost. Tuy nhiên,Pageskhông sử dụng cấu trúc chuyên mục (categories) và thẻ (tags) như tạiPosts.Pagessử dụng cấu trúc cha con (Parent Page) và thứ tự (order) để sắp xếp vị trí sắp xếp trang.

Comment: Quản lý bình luận

Đơn giản đây chỉ là khu vực bạn có thể quản lý, chỉnh sửa, xóa các bình luận ở website.

Appearance: Quản lý giao diện

Themes:Giao diện

Việc cài đặt giao diện cho WordPress rất dễ dàng, chỉ tốn vài phút là bạn đã có thể cài đặt và áp dụng giao diện cho website của mình rồi.

Chúng tôi sẽ hướng dẫn 2 cách cài đặt Theme trên WordPress như sau:

Cách 1:Cài giao diện từ thư viện WordPress.Org

Có hàng ngàn giao diện miễn phí sẵn có trên thư viện WordPress.Org. Để cài đặt, bạn làm theo hướng dẫn bên dưới:

Cách 2:Cài giao diệnWordPress Thủ công (upload file từ máy tính)

Sử dụng phương pháp này giúp bạn cài giao diện được cung cấp từ bên thứ 3 (Không phải WordPress.Org).

Lưu ý:Bạn cần chuẩn bị tập tin giao diện ở dạng .ZIP trên máy tính trước khi thực hiện cài lên website WordPress.

Để thực hiện, bạn làm theo hướng dẫn sau:

Widget

Widget có thể gọi là một tính năng mà bất kỳ một website WordPress nào cũng phải cần dùng, nó là một tập hợp các chức năng; mỗi widget tương ứng với một chức năng để bạn chèn vào sidebar (thanh bên) của Theme.

Để đưa các widget vào website bạn cần biết 2 thứ:

Sau đó bạn chỉ cần kéo thả widget vào khu vực mà bạn thích (click & giữ chuột trái rồi kéo):

Nếu việc kéo thả bất tiện, một cách khác bạn có thể làm đơn giản là click vào widget và bạn muốn rồi chọn vị trí cho nó từ cửa sổ nhỏ hiện ở bên dưới (widget bên dưới có 3 vị trí là Blog Sidebar, Footer 1 và Footer 2):

Cuối cùng nhấn vàoAdd Widgetlà xong.

Điểu chỉnh vị trí trên dưới của Widget, bạn có thể điều chỉnh vị trí trên dưới của chúng bằng cách kéo thả lên xuống:

Menus

Menu nghĩa là thanh trình đơn hiển thị các liên kết trên Theme, tùy vào mỗi Theme mà bạn sẽ có bao nhiêu menu, hiển thị ở trên hay ở dưới, bên trái hay bên phải chứ không phải chúng ta muốn cho nó hiển thị ra đâu cũng được.chúng ta có thể tạo ra nhiều menu nhưng chúng ta chỉ có thể chỉ định một menu được hiển thị ra trên mỗi Menu Location. Có nhiều Theme hỗ trợ nhiều Menu Location (Vị trí hiển thị một trong các Menu mà bạn đang có) khác nhau nhưng ở theme mặc định thì thường chỉ có một location.

Để truy cập vào trang quản lý Menu, bạn vàoAppearanceMenustrongDashboard.

Mặc định bạn sẽ chưa có một menu nào, bạn hãy nhập tên menu cần tạo rồi ấnCreate Menu.

Sau đó, bạn nhìn cột bên tay trái là các đối tượng mà bạn có thể thêm vào menu như Pages, Posts, Custom Links, Categories. Bạn có thể chọn đối tượng mà bạn cần thêm vào và ấn nútAdd to Menuđể thêm nó vào menu đang mở.

Sau khi bạn đã thêm đầy đủ các liên kết vào menu như mong muốn, bạn có thể chọn Menu Location cần áp dụng cho Menu đang mở này ở phần Menu Settings phía dưới và ấnSave Menu

Bạn cũng có thể kéo và thả các liên kết trong menu để hoán đổi vị trí cho chúng. Hoặc tạo Menus con bằng cách kéo thả liên kết trong Menu cho nó nằm thụt vào một liên kết nào đó mà bạn muốn nó trở thành liên kết mẹ.

Editor

Editor trong WordPress giúp bạn thay đổi lại mã nguồn của giao diện theo nhu cầu.

TạiAppearanceEditorSelect theme to editSelect.

Sau khi chọn thành công, bạn thấy phần Templates phía cột bên phải sẽ xuất hiện các Themss của giao diện bạn chọn ở trên. Bạn nhấp chuột vào Themes cần chỉnh sửaUpdate Fileđể lưu lại thay đổi.

Plugins: Quản lý tiện ích

Mục đích chính của Plugins là mở rộng chức năng cho WordPress. Chỉ bằng cách cài đặt và kích hoạt plugin, bạn có thể thêm các tính năng mới vào trang web mà không cần biết lập trình. Có hàng ngàn plugin miễn phí và tính phí được xây dựng cho các mục đích khác nhau: Từ chia sẻ truyền thông xã hội sang bảo mật,… . Vì vậy, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy một plugin phù hợp với nhu cầu của bạn.

Cài đặt WordPress Plugins là một công việc dễ dàng ngay cả đối với người mới bắt đầu. Các Plugins miễn phí có trên thư mục Plugins của WordPress.org. Cũng giống như các giao diện, chúng có thể được cài đặt bằng cách sử dụng trình cài đặt WordPress sẵn có. Để cài đặt Plugins WordPress, hãy nhấn nútAdd NewtrongPluginsvà nhập tên của plugin mà bạn muốn cài đặt vào ô tìm kiếm. Chọn plugin bạn cần và nhấnInstallđể cài, nhấnActivateđể kích hoạt và sử dụng.

Có rất nhiều plugins cao cấp (trả phí) không thể cài đặt tự động từ trang chủ của WordPress.Org, nếu bạn đã mua plugins cao cấp này thì bạn cần phải cài đặt thủ công nó bằng cách tải lên website WordPress của mình. Qui trình cài đặt cũng tương tự, bạn bấm chọnAdd Newtại mục Plugins, bấm tiếpUpload Plugins, chọn file cài đặt từ máy tính của bạn để tải lên và cài đặt.

Xem video bên dưới để thực hiện cài đặt plugin từ máy tính:

Các Plugins thiết yếu cho WordPress:

Có rất nhiều plugin cho WordPress, sẽ rất khó để có thể chọn đúng cái mà bạn thực sự cần. Trên thực tế, có rất nhiều plugin hỗ trợ cho cùng một mục đích, ví dụ như có hàng chục plugin WordPress Caching. Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định liệt kê các plugin WordPress tốt nhất cần thiết cho mỗi trang WordPress

Lưu ý:Chúng tôi không khuyên bạn cài thật nhiều Plugins vào WordPress vì nó có thể làm giảm hiệu năng website của chính bạn, hãy cài những plugins thật sự thiết yếu và xóa đi những cái không cần thiết.

Xem thêm: Hướng dẫn cập nhật phiên bản WordPress

Users: Quản lý tài khoản

Để tạo thêm người dùng, bạn truy cập vàoDashboardUsersAdd New, ở đây bạn sẽ cần khai báo các thông tin cho người dùng mới. Các thông tin có chữ required là bắt buộc khai báo (không được bỏ trống).

Khi tạo user, bạn có thể phân quyền cho từng user đó tại Role:

Bạn có thể thay đổiEmail,Passwordquản trị WordPress trong Your Profile.

Để xóa User người dùng, bạn truy cập vàoDashboard → Users → All User, tại đây bạn sẽ thấy danh sách các User.

Danh sách User.

Tiếp theo, di chuyển con trỏ chuột lên tới Tên User cần xóa và bấm chọnDelete, website sẽ chuyển hướng sang trang xác nhận thao tácnhấnConfirm Deletionđểhoàn tất xóa User.

Màn hình xác nhận xóa User.

Lưu ý:Có 2 tùy chọn trước khi xác nhận Xóa User mà bạn cần phải kiểm tra.

Tools: Công cụ

Available Tools:Các công cụ có sẵn

Tính năng này chứa ứng dụng Press This giúp bạn cắt những nội dung (đoạn văn bản, video, hình ảnh) từ các trang web khác. Tiếp đến, bạn chỉnh sửa và thêm trực tiếp các nội dung đó. Lựa chọn lưu lại và đăng bài trên Website của bạn.

Import:Cài đặt nhập dữ liệu

Nhập nội dung (bài viết, bình luận) từ các hệ thống website khác tới Website WordPress một cách tự động.

Export:Cài đặt xuất dữ liệu

WordPress lưu lại các bài viết, các trang, bình luận, các chuyên mục (Categories) và thẻ Tags vào một tệp tin định dạng XML (được gọi là WordPress extended RSS hay là định dạng WXR).

Chọn loại nội dung xong bạn có thể ấn vào nútDownload Export File, nó sẽ tải về máy một tập tin có định dạng .xml chứa dữ liệu mà bạn xuất ra. Tập tin này có lớn hay không tùy thuộc bạn có nhiều nội dung hay không.

Settings: Cài đặt

General:Cài đặt tổng quan

Khu vực này là nơi chứa các thiết lập quan trọng về cấu hình website của bạn.Trong phầnSettingsGeneralchúng ta có các thiết lập sau:

Đó là các thiết lập trong phần này, hãy đọc kỹ giải thích và thiết lập phù hợp với mình nhé.

Writing:Cài đặt soạn thảo

Các thiết lập trong phần này sẽ tác động trực tiếp đến quy trình soạn và đăng nội dung của bạn trên website.

Reading:Cài đặt xem trang

Tácđộngtớiviệchiểnthịnộidungtrênwebsite.

Dicussion:Cài đặt bình luận

Tác động đến tính năng bình luận (comments) trên website WordPress của bạn.

Media:Cài đặt Media

Cácthiếtlậpnàysẽảnhhưởngđếnchứcnănguploadtậptin media (hìnhảnh/video/nhạc,..)lênnộidung.

Permalink Settings:Cài đặt đường dẫn tĩnh

Đây là nơi mà bạn sẽ bật tính năng đường dẫn tĩnh cho toàn bộ website thay vì sử dụng cấu trúc đường dẫn động. Đường dẫn tĩnh nghĩa là địa chỉ Posts, Pages, Categorys, Tags,…của bạn sẽ được biểu diễn bằng tên cụ thể chứ không phải dạng số.

Common Settings:Các thiết lập thông dụng.

Optional (Các thiết lập tùy chọn không bắt buộc):

Vậy chúng ta đã tìm hiểu về lịch sử, cấu trúc của CMS này và các loại WordPress hosting. Các phương pháp cài đặt cũng như những hướng dẫn cơ bản về Dasboard, bài viết, Themesvà Plugins. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn.

Exit mobile version