Trước hết là khái niệm rất cơ bản trong kinh doanh.
Marketing là gì?
Marketing là hệ thống các hoạt động tiếp thị, nhằm phát hiện ra nhu cầu của khách hàng, và tìm cách đáp ứng các nhu cầu đó một cách có hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Các hoạt động đó có thể kể đến như: nghiên cứu thị trường, phân tích số liệu, thấu hiểu nhu cầu thị trường, phát triển và quảng bá sản phẩm, phân phối, bán hàng, chăm sóc khách sau mua hàng…
Cũng có thể hiểu nôm na (nhưng chưa đầy đủ lắm), marketing là dùng các phương thức như quảng cáo trên tivi, báo mạng, bảng điện tử… để truyền thông điệp đến khách hàng mục tiêu.
Thực ra,marketing là một phạm trù rất lớn, là cả 1 ngành kinh doanh. Do đó, khái niệm tôi vừa nêu ở trên chỉ mang tính tóm tắt ngắn gọn. Có thể lấy 1 ví dụ thực tế để minh họa các hoạt động marketing của 1 thương hiệu mới nổi gần đây: ô tô Vinfast.
Một số hoạt động marketing tiêu biểu của tập đoàn này mà gần đây chúng ta có thể thấy:
- Nghiên cứu thị trường: Vinfast đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu, phân tích tổng hợp từ kho dữ liệu của mình.
- Phát triển sản phẩm: dựa trên chiến lược vĩ mô của Việt Nam khuyến khích phát triển thương hiệu ô tô Việt, và theo năng lực thực của của tập đoàn Vingroup.
- Quảng bá sản phẩm: các kênh như quảng cáo, PR, thông qua người có tầm ảnh hưởng lớn (như danh thủ David Beckham, Hoa hậu Tiểu Vy), sự kiện (lễ ra mắt tại Paris Motor Show), đội ngũ nội bộ (cán bộ nhân viên tự mua và trải nghiệm sản phẩm).
- Phân phối và bán hàng: hệ thống đại lý phân phối tại nhiều tỉnh thành lớn của Việt Nam.
- Hoạt động chăm sóc hậu mãi: tri ân khách hàng cũ,tặng tới 120 triệu đồngkhi lên đời xe…
Đó là những việc có thể nhìn thấy về cách mà Vinfast triển khai làm marketing. Với ví dụ rất dễ nhận biết này, tôi hy vọng bạn hiểu được về marketing là gì.
Từ định nghĩa khá cơ bản vừa nêu, khi thêm từ “online” ta sẽ có 1 khái niệm mới, cũng chính là chủ đề trọng tâm mà tôi muốn thảo luận trong bài viết này…
Marketing Online là gì?
Marketing Online là việc triển khai các nghiệp vụ tiếp thị (marketing) trên môi trường trực tuyến (online).
Một cách định nghĩa đơn giản dễ hiểu hơn của Neil Patel:Marketing Online là việc truyền đạt thông tin về công ty bạn đến người khác trên internet.
Như vậy, về cơ bản thì khái niệm này có thể bao gồm bất cứ việc gì bạn làm trên môi trường trực tuyến để tạo hiệu ứng, thu hút sự chú ý của mọi người, và hy vọng rằng, họ mua hàng của bạn.
Việc này gắn liền với mạng internet, nên có thuật ngữ tương đồng khác là “internet marketing”, “e-marketing”, “web marketing”. Cũng có người hiểu chưa chính xác khái niệm này với “digital marketing”, vì thế tôi sẽ nói thêm về sự phân biệt ở 1 phần riêng phía dưới.
Quay trở lại với ví dụ tôi nêu ở phần trên. Chúng ta có thể điểm danh những hoạt động tiếp thị trực tuyến mà Vinfast đã và đang triển khai:
- Thông tin trên website: vinfast.vn
- Chạy quảng cáo trực tuyến: của tập đoàn hoặc thông qua các đại lý
- Blog, báo chí: thông tin có thể thấy gần như “tràn ngập” khắp các trang báo mạng, các blog chính thống.
- Mạng xã hội: các kênh lớn như Facebook, Youtube, Twitter, Instagram. Với lượng post gần như hàng ngày, lượt Like rất “khủng”. Xem phân tích thêm tại đây.
Còn nhiều các hoạt động marketing online hơn nữa mà tập đoàn này sử dụng, nhưng tôi chỉ liệt kê 1 số tiêu biểu. Và chi tiết các hình thức sẽ được thảo luận ở phần dưới.
Lợi ích của Marketing Online
Do tận dụng công nghệ và hoạt động trên môi trường trực tuyến, nên Marketing Online đem lại nhiều ích lợi nổi bật. Cụ thể:
- Giao tiếp thuận lợi hơnvới người dùng nhờ kênh trực tuyến, từ đó tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Họ có thể xem danh mục các sản phẩm, đọc thông tin chi tiết về sản phẩm, và có thể liên hệ ngay hotline để hỏi thêm, hoặc trong nhiều trường hợp có thể chọn kênh thanh toán và mua ngay tại website.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian:Điều này có thể thấy rõ hơn nếu so sánh với marketing truyền thống, nhất là trong trường hợp của doanh nghiệp nhỏ. Bạn thể chỉ cần đầu tư vài triệu đồng, và một ít thời gian là đã có thể thiết lập được 1 kênh marketing hiệu quả chẳng hạn như Website hay Fanpage.
- Tương tác và chăm sóc khách hàng hiệu quả:nhờ phát huy ưu điểm của môi trường trực tuyến, bạn thậm chí có thể tương tác trực tiếp với từng khách hàng (ví dụ qua email), đồng thời đo lường phản hồi, ghi nhận ý kiến của họ… từ đó nhanh chóng có biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ.
- Tạo lợi thế cạnh tranh:Việc có thể triển khai kênh nhanh chóng, với chi phí và thời gian hợp lý, nhưng giúp tương tác và chăm sóc khách hàng hiệu quả khiến cho marketing online dễ dàng giúp bạn tạo lợi thế cạnh tranh trước đối thủ (nếu họ không biết ứng dụng marketing online). Lý do đơn giản, trong một cuộc đua, ai tiến nhanh hơn, hiệu quả hơn, với chi phí và thời gian hợp lý hơn… thì người đó sẽ có lợi thế.
Nói như trên, không phải là hình thức marketing trên internet không có điểm hạn chế. Thực ra,nó có những nhược điểmlớn nữa là khác:
- Tăng mức độ “dội bom” thông tin: hình thức này tương đối dễ thực hiện, nhanh chóng, và “rẻ” thì dễ bị lạm dụng khiến người dùng lâm vào trạng thái “quá tải”, đi đâu cũng thấy quảng cáo, PR.
- Thông tin thất thiệt lan truyền quá nhanh, mất kiểm soát
- Thông tin riêng tư dễ bị xâm phạm
- Gia tăng các hoạt động lừa đảo trên mạng: vay lãi, chiếm dụng & lừa tiền
- Tạo sự phụ thuộc nhiều hơn vào thiết bị điện tử như máy tính, server, đường truyền…
Việc hạn chế những nhược điểm này được giải quyết chủ yếu nhờ cơ chế và quy định của pháp luật, cùng với sự thận trọng và tỉnh táo của các doanh nghiệp và cá nhân khi đăng thông tin trên các kênh marketing online của mình.
Các Phương Pháp Marketing Online
Có nhiều cách thực hiện Marketing Online khác nhau. Hiện tại cơ bản lĩnh vực Marketing ở Việt Nam sử dụng 5 phương pháp phổ biến sau:
SEO – SEM
Quảng cáo trên các bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo và Bing (SEM) và tối ưu hóa website để đạt thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm tự nhiên của các bộ máy tìm kiếm (SEO).
Social Marketing
Quảng cáo và truyền tải các thông điệp tới người dùng thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn và để gia tăng sự nhận biết thương hiệu.
Content Marketing
Phương pháp quảng cáo bằng cách tạo ra hoặc đăng tải những nội dung có khả năng tạo tương tác tốt với người dùng và qua đó gia tăng traffic, pageviews hay tạo ra lợi nhuận.
Email Marketing
Quảng cáo bằng hình thức gửi email tới các khách hàng có trong danh sách hoặc cơ sở dữ liệu và giới thiệu với họ về dịch vụ, sản phẩm hay cập nhật tin tức. Tìm hiểu thêm về email marketing.
Mobile Marketing
Quảng cáo thông qua các thiết bị di động trong đó có thể bao gồm việc tối ưu hóa trang web để hiển thị tốt hơn, quảng cáo push và banner trong các ứng dụng hay trò chơi để khuyến khích người dùng cài đặt ứng dụng.
Các Kênh Triển Khai Marketing Online
Các kênh triển khai Marketing Online phổ biến bao gồm:
- Trang web: Trang web là nơi khách hàng đến để tìm hiểu thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Trang web nên được thiết kế sao cho đẹp, dễ hiểu và dễ tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm.
- Email Marketing: Email Marketing là cách gửi thông điệp quảng cáo đến khách hàng qua email. Điều quan trọng là tạo ra nội dung hấp dẫn và phù hợp với khách hàng.
- Quảng cáo trên mạng: Quảng cáo trên mạng bao gồm Google Ads, Facebook Ads, Zalo Ads,… Bạn có thể đăng quảng cáo theo từ khóa, đối tượng, khu vực và định hướng quảng cáo.
- Truyền thông xã hội: Truyền thông xã hội là nơi để tương tác với khách hàng của bạn, quảng bá thương hiệu, chia sẻ thông tin và hỗ trợ khách hàng.
- Tiếp thị nội dung: Tiếp thị nội dung là cách tạo ra nội dung hữu ích và giá trị cho khách hàng, để thu hút sự chú ý và giữ chân khách hàng.
- SEO: SEO (Search Engine Optimization) là cách để tối ưu hóa trang web của bạn để xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, để thu hút lưu lượng truy cập từ khách hàng.
- Marketing video: Marketing video là cách tạo ra các video hấp dẫn, chia sẻ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, để thu hút sự chú ý và tăng khả năng bán hàng.
Những kênh triển khai Marketing Online trên là những kênh phổ biến và cần thiết để các doanh nghiệp và tổ chức có thể tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc lựa chọn kênh phù hợp còn phụ thuộc vào mục đích kinh doanh, đối tượng khách hàng và ngân sách của bạn.