MRP là gì? Tại sao cần lập kế hoạch mua hàng MRP? So sánh ERP và MRP

MRP là gì? Tại sao cần lập kế hoạch mua hàng MRP

Đánh giá bài viết này!

MRP là gì?

MRP(Material Requirement Planning)là quy trình lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu được dùng trong doanh nghiệp trước khi đưa vào sản xuất hoặc mua hàng. MRP hoạt động dựa trên các yêu cầu đã đặt ra mà ta gọi đó là nguồn cầu trên cơ sở hàng tồn kho sẵn có và các yêu tố đầu vào để cung cấp cho kho mà ta gọi đó là nguồn cung.

ERP_MRP_la_gi_1
Hình 1 – Cân bằng giữa Cung và Cầu trong MRP

Mục đích của việc thực hiện MRP nhằm cân bằng giữa cung và cầu của doanh nghiệp. Có 2 ý nghĩa quan trọng:

Trong phần mềm QAD, MRP hoạt động độc lập tại mỗi Site. Có nghĩa là kế hoạch nguyên vật liệu sẽ được xem xét độc lập với tồn kho, nhu cầu, nguồn cung tại những Site khác nhau.

Đầu ra của MRP bao gồm:

Yêu cầu quản lý của MRP:

Từ các thông tin quản lý trên, doanh nghiệp có thể đánh giá tổng quan được các dự án của doanh nghiệp sẽ thực hiện nhanh hay chậm để có thể điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đã đặt ra.

Ảnh hưởng của nguồn cung và nguồn cầu đến lập kế hoạch sản xuất

MRP hoạt động dựa trên 2 cơ sở chính đó là Cung và Cầu. Đối với phần lập kế hoạch sản xuất, kết quả sản xuất cần được lập kế hoạch dựa trên các yêu cầu như sau:

Hình 2 – Ảnh hưởng của Cung và Cầu đối với kế hoạch sản xuất trong MRP

Nguồn Cầu:

(*)Việc lập một đơn hàng sẽ khiến nhu cầu bán hàng muốn bán giảm đi một phần đã đặt hàng.

VD: Khi ta đi bán 10kg gạo, mục tiêu ban đầu của ta là bán 10kg gạo. Nhưng hôm nay có 1 vị khách đã đặt hàng 8kg gạo. Lúc này thì nhu cầu bán chỉ còn lại là 2kg gạo. Số lượng theo nhu cầu bán ra còn lại được gọi là Net Forecast – Dự báo ròng.

Hình 3 – Ví dụ vềDự báo ròng
Số lượng dự báo ròng
=Số lượng dự báosố lượng đã đặt hàng.
(Net Forecast) (Forecast) (Sales Order)

Nguồn Cung:

Khi MRP tổng hợp hết tất cả các nguồn cung và nguồn cầu và thực hiện chạy MRP sẽ cho ra kết quả là các kế hoạch sản xuất – gọi làPlanned Order. Song song đó là các thông báo về các hoạt động sản xuất sắp tới cần đưa vào sản xuất theo các kế hoạch đã đề ra –Action Messages.

Cách tính số lượng yêu cầu sản xuất

Hình 4 – Công thức tính yêu cầu sản xuất trong MRP

Ảnh hưởng của nguồn cung và nguồn cầu đến lập kế hoạch mua hàng

Tương tự như ảnh hưởng đến phần sản xuất, phần lập kế hoạch mua hàng cũng dựa trên nguồn cung và cầu để chạy MRP.

Hình 5 – Ảnh hưởng của Cung và Cầu lên kế hoạch mua hàng trong MRP

Nguồn Cầu:

Nguồn Cung:

Đầu ra của MRP ở đây sẽ là các kế hoạch mua hàng, cũng được gọi làPlanned Ordernhư bên sản xuất, và đồng thời cũng có các thông báo cho các kế hoạch mua hàng cần phải thực hiện –Action Messages.

Cách tính số lượng yêu cầu mua hàng

Hình 6 – Công thức tính yêu cầu mua hàng trong MRP

Các kết quả đạt được khi ta lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu

Thứ nhất đó là kế hoạch mua hàng hoặc kế hoạch sản xuất và kế hoạch mua hàng –Planned Orderbao gồm các thông tin về số lượng, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, số đơn hàng.

Hình 7 – Màn hình Master Schedule Summary Inquiry trong QAD

Thứ 2 là thông báo các hoạt động sắp tới sẽ diễn ra –Action Message. Ngoài ra Action Message còn hỗ trợ các bạn lập kế hoạch đã đúng chưa, đơn hàng của bạn lập có vượt định mức hay không, có lỗi gì xảy ra không, v.v…

Hình 8 – Màn hình Action Message trong QAD

Và từ các kế hoạch đó, ta sẽ tổng hợp đượckhả năng cung ứngcủa kho cho mỗi lệnh bán hàng hay là các nhu cầu sử dụng, mỗi đơn hàng bán ra có đủ thành phẩm để bán hay không, hay là các lệnh xuất kho nguyên vật liệu đã có để thực hiện sản xuất hay không.

Hình 9 – Avaiable to Promise(khả năng cung ứng của kho)

Dựa vào những báo các về các chỉ tiêu đã trình bày này thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh giá được lượng cung và cầu như thế nào, sau đó tìm cách cân bằng chúng cho hợp lý để giải quyết được bài toán tồn kho.

Tại sao cần lập kế hoạch mua hàng MRP

Lập kế hoạch mua hàng hay tính nhu cầu sản xuất chi tiết theo công đoạn(Material Requirement Planning hoặc Manufacturing Resource Planning) thường gọi tắt là MRP

Tại sao Lập kế hoạch mua hàng MRP lại quan trọng :

Kết quả : sau khi Lập kế hoạch mua hàng (MRP) là Hệ thống sẽ tự động lập lịch sản xuất và đơn mua hàng.Bước tiếp theo của lập kế hoạch mua hàng là lập lịch sản xuất và điều độ sản xuất

Sự Khác Biệt Giữa Hệ Thống ERP Và Phần Mềm MRP

ERP là tất cả, MRP làm cụ thể hơn

ERP là một phần mềm quản lý toàn bộ doanh nghiệp. Nó được tự động hóa và tích hợp tất cả các hệ thống khác nhau trong một tổ chức thành một phần mềm duy nhất. Phần mềm ERP bao phủ tất cả các khía cạnh của CRM từ đơn hàng qua thanh toán, bao gồm cả phần hành tài chính của doanh nghiệp mà khách hàng không bao giờ nhìn thấy. Nó chịu trách nhiệm cho kế hoạch hoạt động, theo dõi tồn kho và dữ liệu tài chính. Thêm vào đó, ERP cũng hỗ trợ xác định các quy trình kinh doanh và đảm bạo chúng được tuân thủ trong suốt chuỗi cung ứng.

MRP là một phần mềm chuyên biệt. Với MRP, bạn không thể truy cập tính năng quản lý tài chính hay tính năng của phần mềm CRM. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát nhiều hơn quá trình sản xuất mà không cần phải cố gắng tích hợp toàn diện như các chương trình ERP.

ERP bao gồm cả module MRP

MRP có thể là một module riêng của ERP. Ngày nay hầu hết ứng dụng ERP có thể xây dựng tính năng của MRP vào trong hệ thống bao gồm, quản lý nguyên liệu, quản lý phân xưởng, định mức, báo giá và lệnh sản xuất. Câu hỏi là, doanh nghiệp của bạn có cần tất cả các tính năng trên không? Trong một vài trường hợp, câu trả lời là không. Và đó là lý do tại sao một vài công ty lại chọn MRP chứ không phải là ERP.

Hệ thống nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp, đặc thù của ngành cũng như nhu cầu quản lý của lãnh đạo. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một hệ thống phù hợp nhất, dưới đây là bảng so sánh điểm mạnh và điểm yếu của mỗi hệ thống.

Sự thuận lợi và bất lợi của ERP và MRP
Exit mobile version