Tóm tắt tiểu sử Nguyễn Đức Tài
Tên thật | Nguyễn Đức Tài |
Năm sinh | 30/05/1969 |
Số CMND | |
Quê gốc | Nam Định |
Nơi sinh | Tp.HCM |
Nơi cư trú | Khu Villa An Phú Đông, 1604/3C QL 1A, P.An Phú Đông, Q.12, T.P Hồ Chí Minh |
Trình độ học vấn |
|
Nghề nghiệp – chức vụ |
|
Lĩnh vực kinh doanh | Bán lẻ |
Cổ phiếu đang nắm giữ | MWG: 51,515,096 cp – chiếm 11,63% – tương đường 6,017 tỷ đồng |
Tổng tài sản hiện tại | 3.260,88 tỷ vnđ |
Gia đình | Phan Thị Thu Hiền (vợ), đang sở hữu 2,453,186 cp MWG trị giá 290.7 tỷ đồng |
Hồ sơ Nguyễn Đức Tài wiki | đang cập nhật |
đang cập nhật |
Nguyễn Đức Tài là ai?
Ông Nguyễn Đức Tài (sinh ngày 30/5/1969) quê gốc ở Nam Định. Ông tốt nghiệp ngành Tài chính – Kế toán trường Đại học Kinh Tế Tp. HCM và Thạc sĩ ngành Quản Trị Kinh Doanh tại Học viện Quản Trị Pháp Việt CFVG. Nguyễn Đức Tài là một trong những nhà sáng lập và hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động. Ông là một trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2019.
Ông nổi tiếng là người sống hết mình vì công việc, theo đuổi nhiều mục tiêu không tưởng và tham vọng khẳng định thương hiệu riêng. Tuy sở hữu cơ khơi khổng lồ nhưng lại có phong cách sống đơn giản.
Quá trình khởi nghiệp
Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ tại Pháp, ông Nguyễn Đức Tài trở về Việt Nam và làm Giám đốc tài chính cho 1 tập đoàn của Thụy Sĩ tại Việt Nam. Khi đó ông chỉ mới hơn 20 tuổi. Tuy nhiên, trăn trở “chẳng lẻ làm công ăn lương suốt cả đời?” nên ông quyết định bắt tay khởi nghiệp. “Lúc đó tôi nghĩ, mới hơn 20 tuổi làm giám đốc tài chính mà đã có xe hơi đưa đón, được cấp xe riêng. Lỡ đến sau này khoảng 40 tuổi lên chức lại được cấp máy bay riêng đi làm. Nhưng tôi không muốn mọi thứ yên ổn như thế” – ông Tài chia sẻ thêm.
Khởi nghiệp bằng cửa hàng bán điện thoại
Sau 8 năm gắn bó, ông quyết định ra khởi nghiệp bằng 3 cửa hàng điện thoại di động nhưng thất bại. Do bản tính kiêu căng và chủ quan của tuổi trẻ khi ông thấy mình được học hành bài bản lại có khá nhiều kinh nghiệm nên đã tự đầu tư và không muốn cùng hợp tác với ai. Chính vì điều này đã khiến ông thất bại nặng nề và một lần nữa ông lại đi làm thuê.
Quyết không bỏ cuộc, ông Tài đã làm việc trong bộ phận hoạch định chiến lược của một công ty điện thoại để học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận thông tin trong lĩnh vực điện thoại di động.
Đến năm 2004 ông trở lại cùng 4 cộng sự thành lập CTCP Thế giới di động với khoảng 2 tỷ đồng (Trong đó ông góp 700 triệu đồng). Dự án là sự kết hợp giữa trang web trực tuyến với hệ thống bán lẻ điện thoại di động.
3 cửa hàng Thế giới di động đầu tiên được mở ra, lượng khách truy cập vào trang web cũng tăng nhanh nhưng không có khách hàng. Nguyên nhân vì trang web rất thu hút nhưng cửa hàng lại quá bèo, không tương thích với nhau. Quyết tâm thay đổi để thành công, những người lãnh đạo Thế giới di động quyết tâm đầu tư 1 cách bài bản hơn. Họ tập trung mở 1 cửa hàng duy nhất nhưng có quy mô hoành tráng với số lượng sản phẩm cũng nhiều hơn, đa dạng hơn và thay đổi cả cách phục vụ. Từ đó, thương hiệu Thế giới di động ngày càng được biết đến nhiều trên toàn quốc.
Sự bùng nổ của Thế giới di động
Sau khi cửa hàng đầu tiên vận hành ổn định, cộng hưởng với xu thế bùng nổ công nghệ số, việc kinh doanh của TGDĐ cũng dần phất lên. Bằng chứng là các cửa hàng liên tục được “nhân bản” theo cấp số nhân.
Đặc biệt, trong vòng 4 năm (từ 2004 – 2008), dưới sự chèo lái của Nguyễn Đức Tài, người trực tiếp chịu trách nhiệm trong tất cả các hoạt động kinh doanh, tuyển dụng, vận hành cho đến quyết định giá bán… 40 cửa hàng Thế giới di động đã đi vào hoạt động, và tiếp tục tăng lên. Hiện tại Thế giới di động đã có hơn 1.000 cửa hàng bán lẻ điện thoại di động, 771 cửa hàng Điện Máy Xanh và 311 cửa hàng Bách Hóa Xanh có mặt khắp các tỉnh thành cả nước. Đồng thời, với độ phủ sóng ngày càng tăng, Thế giới di động cũng dành 50% thị phần ngành hàng di động.
Mở rộng kinh doanh điện máy
Với đà phát triển của Thế giới di động, kinh nghiệm bán lẻ sẵn có, Nguyễn Đức Tài quyết định mở rộng sang các sản phẩm điện máy –Điện máy xanhvới tham vọng tạo ra 1 đế chế bán lẻ. Chiến lược này của ông được nhiều người đánh giá cao trong tình trạng thị trường di động bão hòa hoặc gặp rủi ro khủng hoảng.
Tiếp nối theo ngọn gió đang lên, cửa hàng Điện máy xanh dần trở thành 1 trong 3 công ty dẫn đầu Việt Nam về phân phối thiết bị gia dụng và điện tử. Chuỗi điện máy hiện nay đang nắm khoảng 35% thị phần các chuỗi cả nước.
Chiến lược của TGDD là trở thành nhà bán lẻ lấy khách hàng làm trọng tâm: “Hãy xem khách hàng là đối tác chứ không phải nhìn vào túi tiền của họ”, ông Tài nói.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 trở lại đây, Thế giới di động đã cắt giảm 49 cửa hàng Thế giới di động, thay vào đó, Điện máy xanh và Bách hóa xanh liên tục tăng lên. Đây là chiến lược hợp lý khi thị trường điện thoại đang rơi vào tình trạng bão hòa.
Rời ghế Tổng Giám đốc TGDD
Ngày 22/3/2019, tại Đại hội cổ đông MWG, ông Nguyễn Đức Tài chính thức rời ghế Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động, chỉ còn giữ vai trò là Chủ tịch công ty này.
Mỗi người có giai đoạn lịch sử của mình. Nếu không tôn trọng giai đoạn lịch sử mà vẫn tiếp tục ở vị trí đó thì sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển. Vai trò của tôi tại Thế Giới Di Động hiện nay chủ yếu ở giá trị tinh thần.
CEO mới của Thế Giới Di Động và Điện máy xanh là ông Đoàn Văn Hiểu Em (34 tuổi), đã gia nhập Thế Giới Di Động từ năm 2007.
Phong cách lãnh đạo của Nguyễn Đức Tài
Thành công của Thegioididong phần lớn được quyết định bởi quan điểm lãnh đạo của ông Nguyễn Đức Tài. Trong hơn 1 thập kỷ qua, quan niệm “CEO giỏi cần có chữ tín và sự thành tâm” và “Xem khách hàng là đối tác” đã giúp ông Tài đã xây dựng được một đội ngũ nhân lực hùng mạnh.
Với ông Tài, “Đội ngũ này sẽ là tạo ra vốn, tạo ra tất cả chứ không phải vốn là thứ tạo nên đội ngũ . “5 người này không ai trùng lắp lên ai, bù cho nhau nhiều hơn là trùng lắp”, Chủ tịch Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài từng chia sẻ về những thành viên sáng lập.”
Bên cạnh việc chớp thời cơ bùng nổ công nghệ số và di động, không thể phủ nhận việc vận dụng linh hoạt các phương thức kinh doanh đã giúp Thegioididong phá bỏ ranh giới một hình thức kinh doanh bán lẻ thông thường, vươn lên thành người khổng lồ trong lĩnh vực này.
Đứng trước bối cảnh ngành điện thoại tại Việt Nam chậm lại, ông Tài chia sẻ hai triết lý của các lãnh đạo Thế giới Di động: “để tăng doanh số, bán những thứ chưa từng bán, phục vụ nhóm khách hàng chưa từng phục vụ. Và lần đầu tiên, ông Tài nói về việc không loại trừ khả năng giành lấy thị phần của đối thủ.”
Doanh nhân Nguyễn Đức Tàihiện là chủ tịch Hội Đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty CP đầu tư Thế giới di động, thành viên HĐTV công ty TNHH MTV tư vấn đầu tư thế giới bán lẻ, Chủ tịch HĐQT công ty CP thương mại Thế giới điện tử và là thành viên HĐQT công ty CP Thế giới di động. Là một doanh nhân tài giỏi nên ông cũng có những triết lý kinh doanh rất khác biệt với mọi người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về doanh nhân này bạn nhé!
Tiểu sử Nguyễn Đức Tài
Doanh Nhân Nguyễn Đức Tài sinh vào ngày 30/05/1969 tại Nam Định, Việt Nam. Cho đến giờ, tuổi của Nguyễn Đức Tài là 50 và cung hoàng đạo là Song Tử. Nguyễn Đức Tài hiện là chủ tịch Hội Đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty CP đầu tư Thế giới di động, thành viên HĐTV công ty TNHH MTV tư vấn đầu tư thế giới bán lẻ, Chủ tịch HĐQT công ty CP thương mại Thế giới điện tử và là thành viên HĐQT công ty CP Thế giới di động.
Ông là người có lối sống hết mình vì công việc và là người có phong cách sống đơn giản. Trong khi công ty Thế giới di động của ông hàng năm đều mở ra rất nhiều cửa hàng và chi nhánh mới trên toàn quốc thì ông chỉ làm việc tại căn phòng nhỏ bé xíu tại tầng 5, tòa nhà E TOWN 2 quận Tân Bình mà thôi. Ngoài ra, công ty CP đầu tư Thế giới di động vừa gây sốc với kế hoạch doanh thu năm 2017 lên đến 63.000 tỷ đồng – một con số lớn mà chỉ có các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hay các doanh nghiệp FDI mới đạt được. Từ đây có thể thấy rằng tham vọng ngày càng lớn và càng muốn khẳng định thương hiệu riêng của ông Nguyễn Đức Tài.Trước khi nổi tiếngNguyễn Đức Tài đã từng đỗ cử nhân ngành Tài chính kế toán tại trường đại học kinh tế Tp. HCM. Sau đó, ông từ Pháp trở về với tấm bằng thạc sĩ ngành tài chính năm 1995 và được một tập đoàn Thụy Sĩ mời làm việc với vị trí giám đốc tài chính. Tuy nhiên, sau tám năm gắn bó tại công ty, ông quyết định từ bỏ và tự mình lập nghiệp. Mới đầu, do bản tính kiêu căng và chủ quan của ông, khi ông thấy mình được học hành bài bản lại có khá nhiều kinh nghiệp nên ông tự đầu tư và không muốn cùng hợp tác với ai. Chính điều này đã khiến ông thất bại ê chề và một lần nữa ông lại đi làm thuê cho người ta. Ông tìm đến một công ty điện thoại để học hỏi thêm. Ông làm trong bộ phận hoạch định chiến lược, ông có cơ hội nắm được nhiều kinh nghiệp từ chốn thương trường khốc liệt và tiếp cận được nhiều thông tin trong lĩnh vực điện thoại di động. Sau đó, ông trở lại quyết tâm làm lại một lần nữa nhưng lần này ông và nhóm bạn của mình vạch ra dự án kết hợp giữa trang web trực tuyến với một hệ thống bán lẻ điện thoại di động. Họ mở đến ba cửa hàng, số lượng người truy cập trang web tăng vùn vụt, khách hàng đến các cửa hàng xem nhưng không mua. Khi hỏi ra mới biết khách hàng thấy trang web rất thu hút nhưng các cửa hàng lại quá bèo nên khách hàng không tin. Họ lại bắt đầu làm lại một lần nữa, lần này họ chỉ mở 1 cửa hàng nhưng rất hoành tráng và có diện tích lớn, số lượng sản phẩm cũng nhiều hơn và cách phục vụ thay đổi hoàn toàn. Từ đó, thegioididong.com trở thành cửa hàng mà ai cũng biết trên toàn quốc đến ngày nay.
Thế giới di động và hành trình của đế chế bán lẻ tỉ đô
Những động lực tăng trưởng mới
Năm 2019, MWG đặt mục tiêu doanh thu cả năm là 108.468 tỉ đồng, tăng 25%, còn lợi nhuận sau thuế ước đạt 3.571 tỉ đồng, tăng 24%. Dù đích đến 10 tỉ USD vẫn còn ở khá xa, đòi hỏi không chỉ nhiều nỗ lực mà còn nhiều sáng kiến mới của MWG. Ở vị trí nhà bán lẻ số 1 Việt Nam, MWG đã quen với sức ép phải liên tục tăng trưởng cao trong nhiều năm, tăng trưởng doanh thu trung bình lên tới hơn 50% mỗi năm. Ít ai ngờ chuỗi cửa hàng chuyên bán điện thoại lại có ngày đạt doanh thu lên tới 1.700 tỉ đồng trong 3 tháng đầu năm nhờ bán hơn 10 triệu sản phẩm xoong nồi, dụng cụ nhà bếp… và đặt mục tiêu đạt 7.000 tỉ đồng từ mặt hàng này trong năm 2019. Theo tính toán của TGDĐ, đến cuối năm 2020, Bách Hóa Xanh sẽ mở thêm 700-1.000 cửa hàng, doanh thu chắc chắn vượt 3.000 tỉ đồng/tháng của chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động. Đến năm 2022, doanh thu của Bách Hóa Xanh bằng doanh thu 2 chuỗi này cộng lại.
Những con số khổng lồ buộc người ta phải nhớ lại xuất phát điểm của Thế Giới Di Động 15 năm trước không hề bằng phẳng. Năm 2003, ông Tài bỏ công việc Giám đốc Chiến lược tại một hãng điện thoại để lập nghiệp. Năm 2009, khi ông Tài tuyên bố sẵn sàng cho một cuộc cách mạng trong ngành điện thoại di động ở Việt Nam thì nhiều người xem đó là chuyện cười. Tuy nhiên, ông Tài đã làm được và không những thế là làm rất lớn. “Khi chúng tôi mới đầu tư vào Thế Giới Di Động năm 2007, họ mới chỉ có 7 cửa hàng và giá trị công ty 10 triệu USD. Hiện nay, TGDĐ đã có 3 thương hiệu với gần 3.000 cửa hàng và hơn 40.000 nhân viên trên khắp cả nước. So với mục tiêu ban đầu của chúng tôi là tăng lên 50 cửa hàng và giá trị công ty là 50 triệu USD, sự thành công của khoản đầu tư này đã vượt quá kỳ vọng cao nhất của chúng tôi. Đây cũng một trong những khoản đầu tư thành công nhất trong lịch sử đầu tư cổ phần tư nhân của châu Á”, ông Chris Freund, người sáng lập Mekong Capital, cho biết. Nhận xét về TGDĐ, ông Chris Freund, cũng từng cho rằng, có nhiều yếu tố tạo nên thành công cho TGDĐ nhưng cốt lõi là sự cởi mở, chủ động, sẵn sàng cải tiến.
10 năm tới sẽ là gì?
Nhờ luôn luôn cải tiến, công ty của ông Tài giờ đã trở thành hãng kinh doanh điện thoại di động hàng đầu Việt Nam và là một trong những công ty niêm yết lớn nhất nước với vốn hóa 1,7 tỉ USD, luôn dẫn đầu trong những công ty kinh doanh hiệu quả nhất. Trao giải thưởng Công ty Kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2018 cho đại diện của TGDĐ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, top 50 công ty được vinh danh lần này xứng đáng là đại diện cho cộng đồng kinh tế năng động của Việt Nam. Kết quả kinh doanh của các công ty này đã cho thấy doanh nghiệp Việt Nam tự tin, cạnh tranh sòng phẳng bằng năng lực của mình.
Các đại diện như TGDĐ đang tạo ra xung lực mới cho khối kinh tế tư nhân – được coi là động lực quan trọng để phát triển đất nước với đóng góp trên 40% GDP và có xu hướng ngày càng tăng. Trong 10 năm qua, TGDĐ tăng trưởng liên tục với các con số ấn tượng: Doanh thu tăng 44 lần, thống trị 45% thị phần điện thoại di dộng, 35% thị phần điện máy. Ông Tài ví doanh nghiệp của mình như “một con báo gấm với những cú nước rút kinh điển”. Doanh thu, lợi nhuận cũng bắt kịp được tốc độ mở chuỗi khi đều đặn tăng trưởng. “Mục tiêu của tôi bây giờ là doanh thu 10 tỉ USD năm 2022”, ông Tài cho biết. Để đạt mục tiêu đó, lãnh đạo TGDĐ khẳng định rằng Điện Máy Xanh và Bách Hóa Xanh chính là tương lai của TGDĐ. Người ta không biết chính xác khi nào TGDĐ đạt được 10 tỉ USD nhưng biết chắc chắn Công ty này có kế hoạch cụ thể để đạt con số đó. “Hai mươi năm tới, MWG sẽ là một đế chế bán lẻ. Chúng tôi không chỉ ngồi đây mà còn đi ra thế giới” mà ông Tài mới tiết lộ gần đây. “TGDĐ có kế hoạch rất rõ ràng để làm thế nào để phát triển doanh nghiệp và theo dõi các KPI quan trọng. Họ đã xây dựng một đội ngũ quản lý vững mạnh và văn hóa doanh nghiệp xuất sắc, đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, và tạo nên một bộ máy không ngừng đặt ra các tiêu chuẩn mới cho ngành bán lẻ tại Việt Nam”, ông Chris Freund cho biết và cho rằng sức mạnh tạo nên TGDĐ ngày nay chính là sự học hỏi và thích ứng không ngừng. “Chúng tôi đã khá là tiếc khi thoái vốn khỏi TGDĐ năm 2018. Với đội ngũ và nền tảng hiện tại, chắc chắc TGDĐ sẽ còn thành công hơn nữa, đặc biệt khi công ty đang đẩy mạnh Bách hóa Xanh trở thành chuỗi siêu thị hàng đầu Việt Nam”, ông Chris Freund cho biết. Từ Thế Giới Di Động, những lãnh đạo trẻ của công ty này có thể chuyển thành “Di Động Quanh Thế giới” để có thể tạo ra năng lực “bán cả thế giới”.
Tham vọng số 1, đại gia Nguyễn Đức Tài ôm khối nợ gần 1 tỷ USD
Cơ hội chưa từng có khiến đại gia số 1 Nam Định đẩy nhanh tham vọng trở thành đế chế bán lẻ số 1 tại Việt Nam. Tuy nhiên, núi nợ tăng nhanh lên trên 21 ngàn tỷ đồng khiến không ít người lo ngại về một kịch bản xấu.
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019 với tổng nợ phải trả tăng thêm gần 2 ngàn tỷ đồng lên trên ngưỡng 21 ngàn tỷ đồng. Trong đó, vay ngắn hạn (vay ngân hàng ngắn hạn và vay ngân hàng dài hạn đến hạn trả) tăng mạnh thêm hơn 3 ngàn tỷ đồng từ mức 5.836 tỷ đồng cuối năm 2018 lên 8.913 tỷ đồng vào cuôi tháng 9/2019. Vay dài hạn vẫn ở mức trên 1,1 ngàn tỷ đồng. Như vậy, tổng vay ngắn và dài hạn của Thế Giới Di Động của ông trùm bán lẻ Nguyễn Đức Tài đã lên trên ngưỡng 10 ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, khoản phải trả người bán ngắn hạn vẫn còn gần 6,9 ngàn tỷ đồng và chi phí phải trả ngắn hạn cũng ở mức khá cao: trên 2,2 ngàn tỷ đồng. Tổng nợ hơn 21 ngàn tỷ đồng chưa phải thực sự cao so với tổng tài sản hơn gần 32,4 ngàn tỷ đồng của Thế Giới Di Động, nhưng nó cũng khiến không ít người lo ngại bởi con số này cũng đã gần gấp đôi mức vốn chủ sở hữu gần 11,3 ngàn tỷ đồng của doanh nghiệp này.
Chiến lược mở rộng mạng lưới của MWG được một số công ty chứng khoán đánh giá là hợp lý, trong bối cảnh cơ hội chiếm thị phần là không phải lúc nào cũng có ở một thị trường bán lẻ đang phát triển thần tốc, với quy mô hơn 140 tỷ USD vào 2018 và dự báo lên 180 tỷ USD vào 2020. Tuy nhiên, cuộc chiến trên thị trường bán lẻ cả online và offline tại Việt Nam đang khốc liệt hơn bao giờ hết với nhiều đại gia sừng sỏ trong và ngoài nước, với những ông lớn có tiềm lực tài chính rất mạnh như Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Không ít những trường hợp vay nợ lớn mà không kiểm soát cân đối được dòng tiền đã gặp khó khăn, thậm chí vỡ nợ phải bán mình như trường hợp: chuỗi 87 cửa hàng Shop&Go cho Vingroup giá 1 USD; đại gia Pháp Auchan với hệ thống 15 cửa hàng bán mình cho đại gia Việt; Tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức) bán lại chuỗi 19 siêu thị Metro cho Tập đoàn TCC (Thái Lan)… Nhiều thương hiệu trong nước như Maximart, Citimart, Fivimart… cũng đã biến mất khỏi thị trường qua các cuộc mua bán – sáp nhập.
Trong thời gian gần đây, giới đầu tư cũng đã từng chứng kiến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Thế Giới Di Động đi xuống khá mạnh. Doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài cũng đang mở mạnh ra sang các lĩnh vực khác như Điện máy Xanh, Bách hóa xanh, Dược phẩm để bù đắp cho mảng điện thoại đang được cho là bão hòa. Nhưng ngay cả những mảng mới cũng không phải dễ ăn, chẳng hạn như dược phẩm. Trước đó, hồi cuối 2018, ông Nguyễn Đức Tài cũng đã phải đóng cửa trang web VuiVui.com cho dù trước đó ông từng tuyên bố mảng này sẽ vượt cả TGDĐ và Điện Máy Xanh. Ông trùm bán lẻ Thế Giới Di Động đã phải dừng cuộc chơi thương mại điện tử, một mảng được cho là rất tiềm năng. Trước đó, MWG cũng gặp khá nhiều thông tin bất lợi như, sự cố tin đồn rò rỉ thông tin khách hàng cho tới hàng tồn kho của liên quan tới các sản phẩm lùm xùm Huawei, Asanzo. Tính tới cuối tháng 9/2019, tồn kho của Thế Giới Di Động vẫn ở mức cao, khoảng 17 ngàn tỷ, trong đó, 7,5 ngàn đến từ tỷ thiết bị điện tử; 4,1 ngàn tỷ ở điện thoại di động; gần 2,3 ngàn tỷ ở thiết bị gia dụng; hơn 1 ngàn tỷ thực phẩm; hàng tiêu dùng…
Trong bối cảnh có sự suy giảm tăng trưởng tiêu thụ điện thoại di động, doanh nghiệp này thậm chí phải đẩy mạnh bán nồi niêu xoong chảo, đẩy hàng hóa ra bên ngoài cửa hàng để dễ bán. MWG cũng khai thác thêm mảng bán đồng hồ để bổ sung thêm vào doanh thu. Hầu hết các cổ phiếu bán lẻ tăng giá trên TTCK thời gian gần đây, đi ngược với xu hướng chung trên thị trường. Tuy nhiên, mảng kinh doanh đầy tiềm năng này cũng rất khốc liệt, và nhiều rủi ro Trên thị trường chứng khoán (TTCK) , trong phiên giao dịch 11/11 chỉ số VN-Index giảm nhẹ nhưng vẫn trên ngưỡng 1.020 điểm. Cổ phiếu MWG đang giảm khoảng 1.000 đồng; VIC của Vingroup cũng đang giảm 900 đồng; cổ phiếu bán lẻ vàng bạc PNJ giảm 200 đồng… Một số công ty chứng khoán (CTCK) vẫn có những cái nhìn tích cực trong các báo cáo. Theo Rồng Việt, thị trường vẫn đang tích cực và mức độ rủi ro chưa cao. Do vậy, các nhà đầu tư có thể giải ngân khi các chỉ số chứng khoán có sự điều chỉnh nhẹ hoặc giải ngân vào các mã cổ phiếu Bluechip trong tình hình hiện nay.
Những anh tài giấu mặt sau lưng ông Nguyễn Đức Tài ở Thế giới di động, họ là ai?
Ông Tài là người quá quen thuộc với công chúng tuy nhiên không nhiều người biết về đội ngũ những người đứng sau, thầm lặng cùng chung tay tạo nên thành công ngày hôm nay của Thế giới di động.
Những anh tài giấu mặt
Cách đây gần 14 năm, một công ty chuyên về kinh doanh điện thoại ra đời với 3 cửa hàng nhỏ nằm trên đường Hoàng Văn Thụ, Lê Lai, Cách mạng tháng Tám tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời ra mắt website www.thegioimobi.com. Hơn nửa năm sau, ban giám đốc công ty quyết định khai trương siêu thị đầu tiên tại 89A, Nguyễn Đình Chiểu, Tp. Hồ Chí Minh với tên gọi ban đầu www.thegioididong.com khác biệt về quy mô so với các mô hình cửa hàng điện thoại nhỏ lẻ khác lúc bấy giờ. Tính tới hiện nay, công ty này đã có tới 1.746 cửa hàng, siêu thị phủ sóng khắp cả nước. Không những vậy Thế giới di động còn mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ khác như điện máy, bách hóa. Với doanh thu gần 46.000 tỷ đồng, đây là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 6 Việt Nam năm 2017 theo bình chọn của VNR và là 1 trong 50 công ty đại chúng lớn nhất châu Á do Forbes bình chọn. Thế nhưng ít người biết về những người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng thành lập Thế giới di động bắt nguồn từ trăn trở “không lẽ làm thuê suốt đời” vào đầu những năm 2000. Tại thời điểm này ông Nguyễn Đức Tài hiện đảm nhận vị trí Trưởng phòng của hãng di động Sfone vốn là mạng điện thoại đầu tiên do tư nhân thực hiện. Vốn dùng điện thoại từ năm 1994, lại trong môi trường Sfone, ông Tài nhìn thấy tiềm năng thị trường di động rộng lớn nhưng chưa thể phát triển do yếu tố độc quyền. 2 người bạn khác của ông cùng ý định khởi động một doanh nghiệp trong lĩnh vực này. 2 thành viên còn lại tham gia sáng lập nên công ty chuyên làm dịch vụ. 5 người viết nên lịch sử của thế giới di động được nhắc đến nói trên gồm: Trần Lê Quân, Nguyễn Đức Tài, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều và Trần Huy Thanh Tùng.
Ông Trần Lê Quân vốn là nhân viên kỹ thuật từ năm 1983 của Trung tâm viễn thông khu vực II. Đến năm 1996, ông Quân chuyển sang làm quản lý kỹ thuật bộ phận sửa chữa và bảo hành cho Sony Ericssion. 5 năm sau doanh nhân này là CEO của công ty ANBA- đơn vị bao hành được ủy quyền chính thức của Sony Ericssion toàn cầu. Hiện ông Quân là thành viên hội đồng quản trị của Thế giới di động, CTCP Thương mại thế giới điện tử và chủ tịch HĐTV công ty TNHH Tri Tâm. Công ty Tri Tâm hiện sở hữu 9,15% cổ phần Thế giới di động. Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin đại học Khoa học tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, ông Điêu Chính Hải Triều làm nhân viên kỹ thuật cho công ty Solutech. Ông Triều được xem là người đặt nền tảng cho hệ thống công nghệ thông tin của Thế giới di động. Hiện ông Triều là giám đốc kỹ thuật, thành viên HĐQT Thế giới di động đồng thời kiêm nhiều chức vụ khác như TGĐ Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thiên Mã; Giám đốc Công ty TNHH Sơn Ban. Ông Triều và công ty Sơn Ban hiện giữ 3,46% cổ phần thế giới di động. Ông Trần Huy Thanh Tùng vốn tốt nghiệp cử nhân kinh tế làm kế toán trưởng công ty TNHH Mabuchi Motor Việt Nam từ 1997-2004. Cho đến năm 2004 gia nhập Thế giới di động vị trí giám đốc tài chính. Hiện ông Tùng là thành viên HĐQT, Trưởng BKS của Thế giới di động. Ông Tùng và công ty TNHH Tư vấn đầu tư Trần Huy sở hữu 3,88% cổ phần thế giới di động. Một nhân vật sáng lập khác khá nổi tiếng trong giới khởi nghiệp là ông Đinh Anh Huân. Ông Huân sau này đã rút khỏi Thế giới di động. Sau đó, ông Huân thành lập và điều hành Seedcom, chuyên đầu tư hỗ trợ các startup và hiện đã thành công như Tiki, The Coffee House, giaohangnhanh, haravan, concung.com, hệ thống cửa hàng giày Juno…
Làm sao để quy tụ được những ngôi sao?
Để có được Thế giới di động thành công như hiện nay, ông Tài rất nhiều lần nhấn mạnh vai trò của đội ngũ, bởi theo ông chỉ cần một đội ngũ đâu ra đó, tất cả sẽ làm được. Đội ngũ này sẽ là tạo ra vốn, tạo ra tất cả chứ không phải vốn là thứ tạo nên đội ngũ . “5 người này không ai trùng lắp lên ai, bù cho nhau nhiều hơn là trùng lắp”, Chủ tịch Thế giới di động từng chia sẻ về những thành viên sáng lập. Thế nhưng làm sao doanh nhân này có thể quy tụ xung quanh mình những người giỏi như vậy ngay khi khởi nghiệp? Đầu tiên là quan điểm trọng người tài. Tất nhiên ngay trong giai đoạn khởi nghiệp, cần vốn, ông Tài cũng thẳng thắn chia sẻ cần ưu tiên lựa chọn điều mình cần nhất trong ngắn hạn. Ông ví von giống như đang khát nước thì dù đưa mâm cơm ra cũng không thể ăn được. Tuy có thể chọn người có tiền vào đội ngũ nhưng vị này cũng đặt ra giới hạn là cổ đông, sẽ chia lợi nhuận nhưng khi tìm được người giỏi cần tránh ra cho họ làm việc. Thứ hai là truyền tầm nhìn, niềm tin cho cộng sự của mình. Niềm tin đó đầu tiên phải xuất phát từ niềm tin của chính mình về tương lai. Với người khác ông Tài cho rằng cần đưa họ tương lai của công ty, công ty sẽ đi đâu về đâu, họ sẽ là gì trong bức tranh của tương lai, họ phải tin vào điều hoành tráng, vĩ đại của tương lai. “Trong ngày vui đại thắng đó em sẽ là người bưng bê bàn cho anh nhậu thì đó là chuyện lớn rồi. Em phải là người ngồi ở bàn VIP trịnh trọng nhất để cùng nâng rượu chiến thắng với anh thì nó mới chạy được”, Chủ tịch Thế giới di động hài hước chia sẻ cách thu hút người tài của mình. Minh họa cho điều này chính là câu chuyện ông “dụ” một trong 5 người sáng lập đầu tiên. Nhân vật này vốn đang làm việc cho doanh nghiệp Nhật Bản (ông Trần Huy Thanh Tùng- PV) và ông Tài phải mất 6 tháng để thuyết phục về Thế giới di động. “Ông có 2 sự lựa chọn. Thứ nhất ông tiếp tục ngồi làm thuê cho Nhật. Bây giờ ông tính mỗi năm tăng lương 20% ông cộng lại hết trong 3 năm. Thu nhập ông bao nhiêu cho tôi con số đó. Tôi cam kết với ông một cái duy nhất thôi, nếu cuộc chơi này thất bại, anh em mình trắng tay, anh em mình đi bụi đời. Còn nếu cuộc chơi này thành công thì tôi bảo đảm với anh tương lai huy hoàng và con số anh cộng lại ngày hôm nay nếu tiếp tục đi làm thuê chỉ là hạt đậu phộng trong kho tàng”, ông Tài chia sẻ câu chốt quyết định khiến người ông thuyết phục đặt niềm tin và gia nhập vào Thế giới di động. Ngoài những người tham gia đồng sáng lập, sau lưng ông Tài còn có những nhân sự chủ chốt khác về công nghệ thông tin, dịch vụ,… cùng tạo nên đội ngũ vận hành hiệu quả.
Những triết lý bán hàng thông minh của TGDĐ
Khởi nghiệp cùng cộng sự từ một cửa hàng điện thoại, hơn một thập kỷ sau, Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế giới Di Động lọt vào Top 4 những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Không thể phụ nhận thành công của đế chế Thế Giới Di động (TGDĐ) gắn liền với giai đoạn bùng nổ công nghệ số và di động. Nhưng việc vận dụng linh hoạt các phương thức kinh doanh đã giúp ông Nguyễn Đức Tài cùng doanh nghiệp phá bỏ ranh giới một hình thức kinh doanh bán lẻ thông thường, vươn lên thành người khổng lồ trong lĩnh vực này.
Xem khách hàng là đối tác
Sau khi khởi nghiệp một mình thất bại, năm 2004 Nguyễn Đức Tài quyết định trở lại đường bay cùng một phi hành đoàn gồm 4 người. Họ lập ra một lịch trình cụ thể với dự án kết hợp giữa một trang web trực tuyến và hệ thống bán lẻ di động có số vốn khoảng 1 tỷ đồng.
Khởi điểm, họ mở ra 3 cửa hàng điện thoại và chờ đợi khách ghé sau khi tham khảo website. Dù lượng người truy cập website và ghé các cửa hàng tương đối lớn nhưng hiệu quả kinh doanh lại không cao. Bởi độ vênh của web và các cửa hàng thực tế là rất lớn. Họ lại quay về vạch xuất phát và quyết gom 3 cửa hàng thành một có quy mô hơn, bài bản hơn, tạo tiền đề cho sự bùng nổ sau này. Khi hệ thống đã tương thích, vận hành bài bản, cộng hưởng với sự bùng nổ công nghệ số thì dấu hiệu kinh doanh đã khả quan, các cửa hàng bán lẻ được “nhân bản” liên tiếp với tốc độ cao. Trong giai đoạn 2004-2008, Nguyễn Đức Tài là người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động của TGDĐ, từ duyệt mặt bằng, đàm phán với nhà cung cấp, tuyển dụng cho đến quyết định giá cả bán ra. Suốt thời gian này, 40 cửa hàng TGDĐ đã ra đời, và từ đó đến nay con số này đã lên cấp số nhân. Hiện tại số cửa hàng đã tăng lên 780, phủ rộng khắp các tỉnh thành. Miếng bánh thị phần ngành hàng di động cũng ngày càng phình to với 39% thị trường. Sau khi thăng hoa với chuỗi bán lẻ di động, việc mở rộng các sản phẩm điện máy đã mở ra hướng mới để định hình một đế chế bán lẻ. Không chỉ mở rộng vì thị trường điện máy vẫn còn nhiều dư địa để phát triển, mà việc này còn được nhiều người đánh giá là bước đi hợp lý nếu thị trường di động bão hòa hoặc gặp phải “thời tiết xấu”. Với kinh nghiệm bán lẻ sẵn có, hệ thống điện máy cũng duy trì được mức tăng trưởng đều đặn và việc mở rộng nhanh chóng hệ thống như một quán tính tự nhiên. 99 cửa hàng điện máy, trở thành một trong 3 công ty hàng đầu Việt Nam về bán lẻ thiết bị gia dụng và điện tử. Chiến lược của TGDD là trở thành nhà bán lẻ lấy khách hàng làm trọng tâm: “Hãy xem khách hàng là đối tác chứ không phải nhìn vào túi tiền của họ”, ông Tài nói.
Những vũ khí bí mật
Ngoài yếu tố thiên thời địa lợi, hành trình vươn mình trở thành người khổng lồ của ông Nguyễn Đức Tài gắn liền với việc lựa chọn những giá trị đúng và thích hợp. Giá trị đúng đầu tiên để TGDĐ bứt tốc trong một cuộc đua marathon gồm nhiều đối thủ sừng sỏ, chính là việc kết hợp nhuần nhuyễn vũ khí thông tin và lời giải Internet. Đây là điểm khác biệt để ông chủ TGDĐ lúc bây giờ không phải lo lắng quá nhiều về các đối thủ cạnh tranh.
Giải pháp được ông Tài lựa chọn là thẻ kỹ thuật số ghi giá tập trung cập nhật hai lần một ngày và liên kết với trang web. Khách hàng sẽ nhập số điện thoại của mình vào, và trong khoảng thời gian sớm nhất nhân viên của TGDĐ sẽ gọi điện, viết đơn hàng, chuyển giao cho nhân viên giao hàng và thu tiền mặt về. Một website với vài thao tác đơn giản này đã mang về cho hệ thống khoảng 1 triệu USD mỗi tháng. Đó cũng là cơ sở đầu tiên để TGDĐ đạt được mức tăng trưởng doanh thu khoảng 200% trong những năm đầu tiên triển khai. Mức doanh thu này còn được duy trì ổn định nhờ vào khả năng quản lý chặt chẽ, cũng là tiền đề để TGDĐ đưa ra những kế hoạch đột phá tiếp theo. Năm 2014, TGDĐ có bước chuyển mình quan trọng khi IPO với một hồ sơ sạch sẽ và mức tăng trưởng đáng mơ ước. Đây là cơ sở để giá cổ phiếu của TGDĐ luôn neo ở mức cao và duy trì đà tăng, nâng giá trị tài sản của CEO Nguyễn Đức Tài dần qua từng năm và lọt danh sách những người giàu trên sàn chứng khoán.
Nhưng giá trị cốt lõi của TGDĐ không nằm ở mức giá cổ phiếu, mà chính là văn hóa quản trị khác biệt.
Ở một cuộc chia sẻ gần đây, doanh nhân này đưa ra mô hình quản trị nhân sự theo hình thái kim tự tháp ngược, gây bất ngờ cho nhiều người. Chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm và xóa nhòa ranh giới trong mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên đã đem lại thành công cho TGDĐ. Ông Tài chia sẻ, nhân viên được đặt ở vị trí thứ hai, chỉ sau khách hàng và cao hơn cả cổ đông – những ông chủ thực sự của doanh nghiệp, hay đối tác, bạn hàng. Nếu có mâu thuẫn lợi ích giữa nhân viên, TGDĐ sẽ ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho nhân viên, như cách họ giữ chính sách ESOP (cổ phiếu thưởng cho nhân viên) cao, dù từng gây tranh cãi với cổ đông.
Phong cách lãnh đạo của CEO Nguyễn Đức Tài – Thế Giới Di Động
Triết lý nhân sự “Giữ chân nhân tài với chi phí cao nhất”.
Chia sẻ về câu chuyện đổi mới sáng tạo mà mình tự hào nhất tại Thế giới Di động, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc doanh nghiệp này – cho biết đó là một chính sách gọi là “Chính sách ra biển lớn”, được đưa ra vào năm 2009. Theo chính sách này, doanh nghiệp giống như một chiếc tàu đánh cá: Người chủ tàu bỏ ra nhiều triệu USD mua tàu và một đoàn thủy thủ hàng trăm người cùng ngồi lên để lèo lái con tàu. “Các bạn hãy hình dung nó như một con tàu đánh cá của Nhật Bản lênh đênh ngoài khơi 3 tháng trời. Khi tàu cập bến với cá đầy boong tàu, cá phải chia sao cho công bằng giữa người bỏ tiền mua tàu và 100 người thủy thủ đoàn 3 tháng trời ròng rã trên biển để đánh bắt cá”, ông Tài chia sẻ tại sự kiện “Văn hóa đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp” do JCI Hà Nội tổ chức. “Chính sách ra biển lớn” của Thế giới Di động xuất phát từ sự ghi nhận đó. Bản chất của chính sách này, chính ông Nguyễn Đức Tài sau này mới biết, là “profit sharing” – chia sẻ lợi nhuận giữa nhà đầu tư và nhân viên. “Đó là nét sáng tạo mà đến tận hôm nay tôi cho rằng không có nhiều doanh nghiệp dám theo đuổi. Bởi nếu nhìn vào sự chia sẻ đó thì sẽ thấy số tiền phải chi ra rất khủng khiếp”. “Ví như năm vừa rồi, chúng tôi phát hành cổ phiếu ESOP tỷ lệ 5%. Với một doanh nghiệp tỷ USD thì 5% là 50 triệu USD, tương đương cả ngàn tỷ đồng, để chia sẻ với nhân viên của mình. Đó là sáng tạo quan trọng nhất tạo ra những đột phá trong công ty này”, ông Tài nhìn nhận.
Đừng để quan hệ ông chủ – nhân viên thành quan hệ người mua – kẻ bán!
Rất nhiều lần ông Tài khẳng định chiến lược của ông là giữ người tài với chi phí cao nhất. Ông cũng hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhìn thấu vấn đề nhân sự. Khi quan hệ giữa ông chủ và nhân viên là quan hệ mua bán – một người mua sức lao động, một người bán sức lao động, thì tất yếu một bên muốn mua rẻ và một bên muốn bán đắt.
Kẻ muốn mua rẻ thật thì phải có chiêu trò, kẻ muốn bán đắt cũng phải giở chiêu trò, và doanh nghiệp đó chỉ toàn một tổ hợp những người giở chiêu trò để mua rẻ và bán đắt cho nhau. “Chừng nào các bạn thay đổi quan hệ đó thành quan hệ đồng hành. Chúng ta cùng nhau đồng hành và nếu có thành quả thì chúng ta cùng nhau chia sẻ. Khi đó, doanh nghiệp sẽ đi rất nhanh”, ông Tài nói. “Người lao động là những người thực sự rất nhạy cảm. Họ biết đâu là chiêu trò giữ người, đâu là tấm lòng chia sẻ. Phần lớn nhân sự chỉ chỉ cho bạn chiêu trò để giữ người, còn tấm lòng thì chẳng ai dạy được ai”. Ông Tài cho biết sáng tạo này đã mang lại giá trị rất lớn cho Thế giới Di động , giúp công ty này tăng trưởng rất nhanh. Và khi lợi nhuận được chia sẻ công bằng, bất kỳ ai trong công ty có ý định làm gì gây ảnh hưởng đến kết quả hay lợi nhuận thì số đông còn lại sẽ không để yên. Bởi lúc đó, không phải anh đang làm ảnh hưởng đến ông chủ nào đó mà đang làm ảnh hưởng đến tài sản của chính những người lao động trong công ty. “Đó là lý do tại sao Thế giới Di động có được những kết quả khác thường. Điều này những doanh nghiệp khác không dám làm, bởi lợi nhuận chia sẻ ra là quá lớn, nhưng chúng tôi làm”, ông Tài nhấn mạnh. “Nếu bạn không sẵn lòng chia sẻ, hoặc như ông chủ tàu nói Không cần, mấy ông thủy thủ lấy đủ về nuôi vợ con là được rồi, còn bao nhiêu của chủ tàu hết. Như vậy sẽ tiêu hết!”
Triết lý kinh doanh “Không nhìn vào đối thủ cạnh tranh”.
Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới di động (Mã MWG) chia sẻ tại hội thảo Văn hoá đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp vừa mới diễn ra. Sáng tạo, dưới cái nhìn của CEO Nguyễn Đức Tài chính là sự sống còn của doanh nghiệp, không sáng tạo là chết. Bởi lẽ, ngành bán lẻ luôn phải rượt đuổi những mục tiêu di động. “Khách hàng luôn bước lên những bậc thang đi lên cao và nếu ngành không đón đầu, thậm chí không đi theo được khách hàng là chết”.
Vì vậy, để đón đầu xu hướng, nhìn nhận nhu cầu thị trường trong năm tiếp theo, định kỳ khoảng tháng 10 hàng năm những người đứng đầu công ty dành 2 – 3 ngày ngồi lại với nhau. “Chúng tôi, 50 con người đứng đầu của tổ chức tập trung lại ở nơi không dính dáng gì đến kinh doanh, vứt điện thoại đi, không giao tiếp với thế giới bên ngoài nữa rồi bắt đầu họp. Những người cấp cao nhất sẽ phác thảo ra bức tranh kinh tế vĩ mô của năm tới. Sau đó, chúng tôi lại chia nhóm nhỏ, mỗi nhóm đưa ra 10 gạch đầu dòng là những hành động lớn từ bức tranh. Cuối cùng, sau 2-3 ngày họp, chúng tôi sẽ có được 1 danh sách với 5 gạch đầu dòng – 5 hướng đi lớn cho tổ chức”, ông Tài cho biết. Đấy chính là cơ sở để định hướng sáng tạo cho công ty trong năm tiếp theo. Bởi sau đó, mỗi phòng ban sẽ chi tiết các hành động của họ dựa theo hướng hành động lớn này. Cụ thể, như tại thời điểm nhận ra thị trường đã đến giai đoạn bão hoà, công ty quyết định không gia tăng về số lượng cửa hàng nữa mà tập trung vào chất lượng: không phải là chất lượng sản phẩm mà là việc nâng tầm cảm nhận của khách hàng. Theo đó, mỗi phòng ban phải lập ra kế hoạch hành động, sáng tạo phục vụ cho mục đích này. “Đó là cách chúng tôi tạo sự khác biệt. Và khi chúng tôi làm như vậy, chúng tôi không quan tâm đến đối thủ xung quanh, trong phân tích của chúng tôi không có một dòng nào nói về đối thủ cả”, CEO Nguyễn Đức Tài khẳng định. Vì theo ông, nếu ngày nào đó nhìn vào đối thủ nghĩa là “đã đi lạc đường” và nhóm duy nhất cần được nhìn vào chính là khách hàng. “Hãy tập trung vào khách hàng, xem họ đang dịch chuyển như thế nào, cần cái gì. Thêm vào đó là nhìn tình hình vĩ mô diễn biến ra sao”, ông Tài nói.
Phong cách tập trung vào “hành động”
“Không hỏi nguyên nhân, chỉ cần hành động”. Ông Nguyễn Đức Tài cho biết một văn hoá nữa có thể thúc đẩy sự sáng tạo trong công ty là “không đi tìm kiếm nguyên nhân”. “Tôi nhớ 5 – 7 năm trước, mỗi lần họp, chúng tôi luôn luôn tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi tại sao. Tại sao khu vực này doanh thu thấp thế, ai chịu trách nhiệm? Kết quả là thu về một rừng nguyên nhân rất logic như là mưa suốt một tuần, trước cửa hàng người ta đào đường… hợp lý đến độ không chối cãi được, nhưng rồi sao, họp xong nặng nề, kết quả lại không thu được gì hơn”, ông Tài chia sẻ. Chính vì thế, sau đó, công ty quyết định từ này không nói đến nguyên nhân, không tìm cách đổ lỗi hay quy trách nhiệm cho ai nữa mà tập trung vào việc tìm cách giải quyết vấn đề. “Chúng tôi họp chỉ để làm một cái duy nhất thôi, hành động là gì, làm thế nào để cải thiện. Tất nhiên, để đi đến hành động người ta cần phân tích, nhưng tôi không quan tâm, tôi quan tâm đến hành động cụ thể”, ông chủ Thế giới di động cho biết.
Những câu nói ấn tượng và truyền cảm hứng của Nguyễn Đức Tài
Mở đầu là câu chuyện ” chiêu dụ ” nhân tài hành độngNội dung ông Tài nói khi thuyết phục ông Trần Huy Thanh Tùng, khi đó đang làm Kế toán trưởng một công ty của Nhật. “Anh có hai sự lựa chọn. Thứ nhất anh tiếp tục ngồi làm thuê cho Nhật. Bây giờ anh tính mỗi năm tăng lương 20% anh cộng lại hết trong 3 năm. Thu nhập anh bao nhiêu cho tôi con số đó. Tôi cam kết với anh một cái duy nhất thôi, nếu cuộc chơi này thất bại, anh em mình trắng tay, anh em mình đi bụi đời. Còn nếu cuộc chơi này thành công thì tôi bảo đảm với anh tương lai huy hoàng và con số anh cộng lại ngày hôm nay nếu tiếp tục đi làm thuê chỉ là hạt đậu phộng trong kho tàng”.
Định nghĩa nhân tài tại Thể Giới Di ĐộngNhân tài là gì? Thực ra tôi không quá quan tâm đến khái niệm này. Nhiều công ty cần những người tài giỏi, có background tốt, từng có vị trí này, công việc kia nhưng Thế Giới Di Động chỉ cần ở vị trí đó, bạn có nhiều thông tin, có cái đầu logic để đưa ra quyết định. Chỉ cần hai yếu tố này, ngồi vào đúng vị trí thì sẽ phát huy được. Thế Giới Di Động sẵn sàng tạo môi trường để cá nước ngọt bơi tung tăng trong nước ngọt.Say “Yes” với các lời đề nghịHãy Say-YES với các lời đề nghị! Việc càng khó càng nên nhận. Đó là cơ hội để bạn được học hỏi một thứ mới mà không phải đóng học phí, lại được trả tiền, được hỗ trợ và có thể phạm lỗi mà không phải móc tiền túi ra trả.
“Đừng sợ Thất bại “Với tôi, thất bại là một phần của cuộc chơi, muốn có được những điều mới mẻ, phải biết chấp nhận vài lần thất bại. Một người nếu quá sợ thất bại thì ngay cả đi làm công cũng không thể, chỉ lên núi gõ mõ là an toàn nhất.“Quan hệ đồng hành “Nếu xem quan hệ ông chủ – người lao động là quan hệ kẻ mua – người bán thì chúng ta sẽ có một tổ hợp chiêu trò bởi một bên muốn mua rẻ và bên còn lại muốn bán đắt. Chừng nào các bạn thay đổi mối quan hệ đó thành quan hệ đồng hành. Chúng ta cùng nhau đồng hành và nếu có thành quả thì chúng ta cùng nhau chia sẻ. Khi đó doanh nghiệp sẽ đi rất nhanh… Người lao động là những người thực sự nhạy cảm. Họ biết đâu là chiêu trò giữ người, đâu là tấm lòng chia sẻ. Phần lớn nhân sự chỉ chỉ cho bạn chiêu trò để giữ người, còn tấm lòng thì chẳng ai dạy được ai.” Chi cho nhân viên và khách hàng là chi tiền đầu tư”Mọi thứ chi ra đều là phí, nhưng có 2 khoản chi không phí là chi cho nhân viên và khách hàng. Những khoản đó là khoản đầu tư đáng giá của doanh nghiệp, nôm na có thể hiểu là khoản đầu tư cho con đi học, nếu thấy trường khác tốt hơn dù giá có cao hơn, chúng ta vẫn sẵn sàng cho con chuyển qua. Thế nên cần phải lắng nghe nhân viên để thay đổi kịp thời, song song hãy xem tiền trả cho nhân viên và khách hàng là tiền đầu tư.” Khách hàng là sô 1″Tôi đưa ra thứ tự ưu tiên cho mọi hành động hay hướng đi trong công ty này: Khách hàng là vị trí số một, nhân viên là vị trí số hai, những người bỏ ra một tỉ USD đầu tư cổ phiếu là vị trí số ba.
“Tận tâm với khách hàng”Ai làm kinh doanh về dịch vụ cũng nói khách hàng là số 1, nhưng nhân viên của các bạn sẽ coi khách hàng hay túi tiền của khách hàng mới là số 1? Sự hài lòng của khách hàng khác với tiền mà khách hàng mang lại. Ngày nào bạn sẵn sàng nói với khách hàng rằng “Điện thoại này phức tạp lắm, không hợp với anh đâu. Em có cái này rẻ hơn mà anh xài rất thích”, thì khách hàng không bao giờ bỏ bạn.” Lời tạm biệt ”Mỗi người có giai đoạn lịch sử của mình. Nếu không tôn trọng giai đoạn lịch sử mà vẫn tiếp tục ở vị trí đó thì sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển. Vai trò của tôi tại Thế Giới Di Động hiện nay chủ yếu ở giá trị tinh thần. Trên đây là những thông tin liên quan đến doanh nhân Nguyễn Đức Tài do dvt.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết về doanh nhân cũng như sẽ học hỏi được những triết lý để kinh doanh thành công trên thương trường khắc nhiệt này.
Từ khoá liên quan:
nguyễn đức tài
nguyễn đức tài và vợ
nguyễn đức tài tgdd
nguyễn đức tài là người công giáo
nguyễn đức tài facebook
nguyễn đức tài bách hóa xanh
nguyễn đức tài mwg
nguyễn đức tài tài sản
nguyễn đức tài và con
nguyễn đức tài khởi nghiệp
nguyễn đức tài wiki
nguyễn đức tài là ai
nguyễn đức tài giàu có nào
nguyễn đức tài chủ tịch ubnd huyện lâm hà
nguyễn đức tài văn phòng trung ương đảng
nguyễn đức tài the gioi di dong
nguyễn đức tài con ai
nguyễn đức tài có bao nhiêu tiền
nguyễn đức thiện báo tài nguyên môi trường
nguyễn đức tài sinh năm bao nhiêu
nguyễn đức chi bộ tài chính
nguyễn đức thuận bộ tài nguyên môi trường
nguyễn đức chung tài liệu bí mật
nguyễn đức hải chủ nhiệm ủy ban tài chính
tài xế nguyễn đức chung bị bắt
nguyễn đức chi chánh văn phòng bộ tài chính
nguyễn đức tài công giáo
nguyễn đức tài cafef
nguyễn đức tài chia sẻ
nguyễn đức tài cafebiz
nguyễn đức tài chủ tịch huyện lâm hà
nguyễn đức tài có giàu không
doanh nhân nguyễn đức tài
nguyễn đức tài giám đốc sở xây dựng vĩnh phúc
nguyễn đức tài forbes
felicite nguyễn đức tài
nguyễn đức tài giàu thứ mấy
nguyễn đức tài đạo gì
đại gia nguyễn đức tài
nguyễn đức chung lấy tài liệu gì
nguyễn đức chung chiếm đoạt tài liệu gì
nguyễn đức chung đánh cắp tài liệu gì
nguyễn đức tài hôm nay
chủ tịch hđqt nguyễn đức tài
chữ ký nguyễn đức tài
nguyễn đức tài lumi
nguyễn đức tài lãnh đạo
nguyễn đức tài lịch sử
nguyễn đức tài là
nguyễn đức chung tài liệu mật
nguyễn đức tài mới nhất
nguyễn đức tài điện máy xanh
mã cổ phiếu nguyễn đức tài
nguyễn đức chung bán tài liệu mật
nguyễn đức tài nam định
nhà ông nguyễn đức tài
ý nghĩa tên nguyễn đức tài
nguyễn đức tài quê ở đâu
nguyễn đức tài quê ở đâu nam định
nguyễn đức tài profile
nguyễn đức tài vĩnh phúc
tỷ phú nguyễn đức tài
cổ phần nguyễn đức tài
nguyễn đức tài quê ở đầu
ông nguyễn đức tài quê ở đâu
nguyễn đức tài tiểu sử
nguyễn đức tài từ chức
nguyễn đức chung tẩu tán tài sản
tài sản nguyễn đức trung
nguyễn đức tài voz
vợ nguyễn đức tài
vợ ông nguyễn đức tài
đức ông nguyễn văn tài
tài năng nhí nguyễn đức vĩnh
nguyễn đức chung tài xế
nguyễn đức tài youtube