Câu chuyện số 1: Hành trang lên đường
Có một hòa thượng muốn đi học tập ở nơi xa. Sư thầy hỏi: “Khi nào con đi?”
“Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường.”
Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói: “Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên tặng giày cho con.”
Không biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người nhưng ngày hôm đó, có đến vài chục người đem giày đến tặng, chất đầy cả một góc căn phòng thiền.
Sáng hôm sau, lại có người mang một chiếc ô đến tặng cho hòa thượng.
Hòa thượng hỏi: “Tại sao tín chủ lại tặng ô?”
“Sư thầy nói rằng hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa lớn, sư thầy nói với tôi liệu tôi có thể tặng hòa thượng một chiếc ô?”
Thế nhưng hôm đó, không chỉ có người đó mang ô đến tặng. Đến buổi tối, trong phòng thiền đã chất khoảng 50 chiếc ô các loại.
Giờ học buổi tối kết thúc, sư thầy bước vào phòng thiền của hòa thượng: “Giày cỏ và ô đã đủ chưa?”
“Đủ rồi ạ!” – Hòa thượng chỉ vào đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng. “Nhiều quá rồi thầy ạ, con không thể mang tất cả đi được.”
“Vậy sao được”, sư thầy nói. “Trời có lúc mưa lúc nắng, có ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ô cũng mất, lúc đó con phải làm sao?”
Ngừng một lát, ông lại tiếp tục: “Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp không ít sông suối, mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng quyên thuyền, con hãy mang theo…”
Đến lúc này, vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ. Hòa thượng quỳ rạp xuống đất, nói: “Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ.”
Từ câu chuyện này, chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra rằng: Khi làm bất cứ việc gì, điều quan trọng không phải là những vật ngoài thân đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hay chưa mà là ta đã đủ quyết tâm hay chưa?
Có quyết tâm, vạch rõ mục tiêu, tất cả đều không còn là vấn đề, không còn là trở ngại.
Hãy mang trái tim của mình lên đường, mục tiêu dù ở xa bao nhiêu đi chăng nữa nhưng đường ở ngay dưới chân mình, hãy cứ đi rồi sẽ đến. Bạn bước đi dù chỉ một bước, điều đó cũng có nghĩa rằng bạn đã có thu hoạch. Chỉ cần đem theo trái tim lên đường, tất cả những vật ngoài thân khác tự sẽ đủ!
Câu chuyện số 2: Người đàn ông vứt bỏ đôi giày
Chuyến xe lửa đang chạy trên đường cao tốc, Johnny không cẩn thận làm rơi một chiếc giày mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người chung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông. Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó. Hành động này của Johnny khiến mọi người sửng sốt, thế là ông bèn từ tốn giải thích: “Chiếc giày này bất luận đắt đỏ như thế nào, đối với tôi mà nói nó đã không còn có ích gì nữa, nếu như có ai có thể nhặt được đôi giày, nói không chừng họ còn có thể mang vừa nó thì sao!”.
Bài học: Những thứ không còn lợi ích với mình đôi khi lại là niềm hạnh phúc vô bờ đối với người khác. Hãy trân trọng mọi thứ mình có và chia sẻ niềm hạnh phúc với mọi người.
Câu chuyện số 3: Câu chuyện quả táo
Một em bé đáng yêu đang cầm hai quả táo trong tay. Mẹ em bước vào phòng và mỉm cười hỏi cô con gái nhỏ: “Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?”
Em bé ngước nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó lại nhìn xuống từng quả táo trên hai tay mình. Bất chợt, em cắn một miếng trên quả táo ở tay phải, rồi lại cắn thêm một miếng trên quả táo bên tay trái.
Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạo. Bà cố gắng không để lộ nỗi thất vọng của mình.
Sau đó, cô gái nhỏ giơ lên một trong hai quả táo vừa bị cắn lúc nãy và rạng rỡ nói: “Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ!”.
Câu chuyện số 4: Chiếc lược tình yêu
Một ngày nọ, người vợ có mái tóc dài bảo chồng hãy mua cho bà một chiếc lược mới để bà chải tóc được gọn gàng hơn. Người chồng đã xin lỗi và từ chối bà. Ông nói rằng mình còn không có đủ tiền để sửa chiếc đồng hồ đeo tay bị hỏng. Người vợ nghe vậy và không nói gì thêm.
Hôm sau người chồng đi làm, ông qua tiệm đồng hồ và bán chiếc đồng hồ của mình với giá rẻ để mua chiếc lược mới cho vợ.
Buổi tối, ông vui vẻ ngồi đợi vợ ở nhà với chiếc lược mới trên tay.
Tuy nhiên, một lúc sau, ông vô cùng sửng sốt khi thấy vợ xuất hiện với một mái tóc ngắn. Thì ra bà đã bán mái tóc của mình đi để mua cho ông chiếc dây đồng hồ mới.
Những giọt nước mắt rơi trên má họ, không phải vì những việc họ làm là vô ích, mà vì tình yêu sâu sắc mà họ dành cho nhau.
Câu chuyện số 5: Người bệnh bên cửa sổ
Hai người đàn ông bị bệnh nặng cùng nằm điều trị chung một phòng bệnh. Một người bị bệnh phổi ứ nước còn người kia bị liệt nửa người. Vào mỗi buổi trưa, người bị bệnh phổi phải ngồi dậy khoảng một tiếng đồng hồ để phổi được khô ráo. Giường của ông ta đặt gần ô cửa sổ duy nhất trong phòng. Còn người bị liệt thì suốt ngày phải nằm trên giường. Họ thường trò chuyện với nhau hàng giờ về gia đình, bạn bè, cuộc sống… và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm thời còn phục vụ trong quân ngũ.
Mỗi trưa, khi người đàn ông trên giường bệnh gần cửa sổ ngồi dậy, ông thường tiêu khiển bằng cách kể lại cho người bạn cùng phòng nghe về những gì mình nhìn thấy bên ngoài cửa sổ.
Qua lời kể của bạn, người bệnh ở giường bên kia như được sống lại trong thế giới muôn màu muôn vẻ bên ngoài khung cửa. Nơi đó có một công viên xanh ngát với hồ nước trong xanh, thơ mộng cùng đàn thiên nga thong thả lượn quanh. Cạnh đó, những đứa trẻ đang thả lên mặt hồ phẳng lặng những chiếc thuyền bằng giấy. Những đôi tình nhân tay trong tay đang dìu nhau dạo chơi quanh luống hoa hồng đỏ thắm… Tất cả như một bức tranh thơ mộng đầy màu sắc. Trong khi người bệnh gần cửa sổ say sưa kể thì ở giường bên kia, bạn của ông đang lim dim đôi mắt, mường tượng trước mắt mình một khung cảnh đẹp như mơ.
Vào một buổi chiều ấm áp, người bệnh ở giường gần cửa sổ kể lại cho bạn mình nghe về một cuộc diễu binh đang diễn ra bên ngoài. Mặc dù không nghe được dàn nhạc đang tấu khúc quân hành ngoài kia nhưng người đàn ông bị liệt vẫn có thể hình dung ra quang cảnh hùng tráng ấy.
Ngày tháng lặng lẽ trôi qua…
Một buổi sáng, như thường lệ, cô y tá trực đem nước đến cho họ, thì tình cờ phát hiện người bệnh nhân nằm bất động trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Ông ấy đã trút hơi thở cuối cùng trong giấc ngủ yên lành đêm qua.
Sau cái chết của bạn, người đàn ông bị liệt yêu cầu được chuyển sang chiếc giường cạnh cửa sổ. Trên chiếc giường mới, nén đau đớn, ông tìm mọi cách chống tay từ từ ngồi dậy và bắt đầu phóng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài. Nhưng trước mắt ông chỉ là một bức tường trắng xóa.
Mãi sau này ông mới biết được sự thật: người bạn quá cố của ông là một người mù, thậm chí ông ấy còn không thể trông thấy được bức tường vô cảm kia. Điều ông ấy muốn là đem lại cho bạn mình niềm vui và sự an ủi.
Câu chuyện số 6: Miếng bánh mì cháy
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy hay không. Cha tôi choàng tay qua vai tôi và nói:
“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”
Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủ để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”
Bài học rút ra: Trong cuộc sống, bạn cần phải biết học cách cảm thông đối với điểm yếu, điểm hạn chế của người khác. Cảm thông với cuộc sống, tính cách của mọi người trong gia đình, bạn bè, vợ chồng… sẽ giúp bạn có một cuộc sống dung hòa xung quanh. Sự cảm thông – bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình. Câu chuyện này chính là bài học về sự cảm thông giữa người với người.
Câu chuyện số 7: Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!
Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:
– Con thấy chuyến đi thế nào?
– Rất tuyệt bố ạ!
Người bố hỏi:
– Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?
– Vâng con thấy rồi ạ!
– Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?
Cậu bé trả lời: “Chúng ta có 1 con chó, họ có 4. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có TV, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.”
Người bố không nói lên lời. Cậu bé nói thêm: “Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!”.
Câu chuyện số 8: Món hời với người nghèo
Một cô gái hỏi ông lão bán trứng: “Bao nhiêu tiền một quả trứng vậy ông?”
Ông lão trả lời: “Một đô hai quả thưa cô”.
Cô gái đáp: “Bán cho tôi một đô bốn quả, nếu không tôi không mua nữa”.
Ông lão: “Được thôi, cô lấy đi, đây là khởi đầu tốt vì có lẽ tôi sẽ chẳng bán được gì trong ngày hôm nay”.
Cô gái lấy trứng rồi hãnh diện bước đi. Cô cảm thấy mình đã trả được một món hời và đến một nhà hàng sang trọng gặp bạn bè. Ở đó, cô cùng các bạn ăn bất cứ thứ gì họ muốn. Tàn tiệc, hóa đơn của của họ lên tới 420 đô la. Cô gái đưa 500 đô cho chủ nhà hàng và bảo không cần trả lại.
Sự việc có vẻ giản đơn nhưng lại thật đau khổ đối với ông lão bán trứng.
Nhiều người trong chúng ta luôn hào phóng với những người giàu có, mà lại quên đi tình người với những người khốn khổ.
Câu chuyện số 9: Chuyện du lịch
Có hai nhóm du lịch đi đến Bán đảo Izu ở Nhật Bản, điều kiện đường xá rất xấu vì có nhiều ổ gà ở khắp mọi nơi.
Hướng dẫn viên của nhóm 1 liên tục than phiền con đường này y như một người nào đó bị rỗ mặt.
Còn hướng dẫn viên của nhóm 2 lại nói với khách du lịch bằng giọng điệu đầy chất thơ: “Con đường mà hiện tại chúng ta đang đi chính là đại lộ Izu vang danh với những lúm đồng tiền duyên dáng.”
Bài học rút ra: Mặc dù cùng một kiểu tình huống, nhưng suy nghĩ khác nhau sẽ tạo ra thái độ khác nhau. Suy nghĩ là một điều vô cùng tuyệt vời, muốn đi về hướng bi quan hay lạc quan, quyền quyết định thuộc về bạn.
Câu chuyển số 10: Vị giáo sư và tờ 20$
Trong hội trường gồm 200 sinh viên, vị giáo sư đồng thời là diễn giả nổi tiếng bắt đầu buổi nói chuyện bằng cách đưa ra một tờ 20 đô la và hỏi: “Ai muốn có tờ 20 đô la này?”
Nhiều cánh tay giơ lên. Vị giáo sư lại nói: “Tôi sẽ đưa tờ 20 đô la này cho 1 người trong số các em. Nhưng trước tiên, hãy để tôi làm điều này.” Nói rồi, ông vò nhàu tờ 20 đô la.
Sau đó, ông lại hỏi: “Ai vẫn còn muốn tờ 20 đô la này?” Vẫn còn rất nhiều những cánh tay đưa lên trong không khí.
“Ồ,” – Vị giáo sư nhìn bao quát một lượt căn phòng và nói: “Vậy nếu tôi làm thế này?” Ông thả rơi tờ tiền lên mặt đất và bắt đầu dẫm giày lên, di qua di lại trên mặt đất.
Đoạn, vị giáo sư nhặt tờ tiền lên – lúc này đã nhàu nát và dơ bẩn – rồi lại hỏi: “Nào, ai còn muốn tờ tiền này?”
Vẫn còn những cánh tay giơ lên trong lớp học.
Tới lúc này, vị giáo sư mới gật gù nói: “Các em thân mến, hôm nay các em đã học được một bài học rất quý báu. Bất kể tôi có làm gì với tờ tiền này, các em vẫn muốn có nó bởi vì bản thân tờ tiền không hề giảm đi giá trị. Nó vẫn là 20 đô la.”
Câu chuyện về tờ 20 đô la thì đã rõ, ai cũng đồng tình với một chân lý đơn giản, dễ hiểu, rằng dù tờ tiền có bị nhàu nát, dính bẩn, thì nó vẫn còn nguyên giá trị nên không có lí do gì phải từ chối nhận lấy tờ tiền ấy.
Thế nhưng, bài học sâu sắc hơn mà vị giáo sư lí giải mới khiến nhiều người vỡ lẽ.
“Nhiều lần trong cuộc sống, các em bị bỏ rơi, bị thất bại, bị rơi xuống bùn nhơ bởi hoàn cảnh bên ngoài và bởi quyết định mà mình lựa chọn.
Các em có cảm giác như mình vô dụng. Thế nhưng, dù cuộc đời các em đã, đang hoặc sẽ xảy ra bất cứ chuyện gì, các em sẽ không bao giờ mất đi giá trị của mình.
Cũng giống như tờ tiền kia, bất kể bẩn thỉu hay sạch sẽ, nhàu nhĩ hay thẳng thớm, với những người thật lòng yêu thương em, các em là vô giá”.
Câu chuyện số 11: Học vấn và tiền bạc
Trên đường về nhà, hai cha con nọ nhìn thấy một chiếc ô tô rất sang trọng.
Người con nói với cha mình bằng giọng điệu khinh thường: “Cha nhìn xem, những ai đi loại xe này chắc chắn đều là những người trong đầu không có học vấn!”
Người cha bình thản trả lời: “Con trai, những ai nói lời này, chắc chắn trong túi không có tiền!”
Bài học rút ra: Nhận định của bạn về một sự việc nào đó, phản ánh thái độ thật bên trong của bạn.
Câu chuyện số 12: Đánh vỡ bát
Sau bữa tối, mẹ và con gái cùng nhau rửa bát, còn cha và con trai ngồi xem TV trong phòng khách. Bỗng nhiên có âm thanh bát đĩa bị vỡ truyền ra từ nhà bếp, sau đó mọi thứ chìm vào im lặng. Con trai nhìn cha mình và nói:
– Nhất định là mẹ làm vỡ rồi.
– Sao con biết?
– Không nghe thấy mẹ mắng. Bài học rút ra: Chúng ta thường dùng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá bản thân và người khác, dẫn đến nghiêm khắc với người khác, khoan dung cho chính mình.
Câu chuyện số 13: Lải nhải
Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, chồng cô đứng bên cạnh liên tục cằn nhằn: “Em làm chậm một chút, cẩn thận! Em để lửa lớn quá rồi. Em mau lật cá đi, chậc, em đổ dầu nhiều quá rồi!”
Người vợ bực mình nói rằng: “Em tự biết cách nấu.”
Chồng cô bình tĩnh trả lời: “Anh chỉ muốn để em hiểu, cảm giác lúc anh lái xe mà em ngồi cạnh nói không ngớt là như thế nào…”
Bài học rút ra: Không khó để học cách cảm thông cho người khác, chỉ cần bạn bằng lòng đứng ở vị trí của họ để xem xét vấn đề một cách nghiêm túc.
Câu chuyện số 14: Bác sĩ & người mẹ
Một cậu bé vô tình nuốt một ít xà phòng trong khi tắm, mẹ của cậu hoảng loạn gọi điện cầu cứu bác sĩ.
Bác sĩ nói: “Hiện tại tôi còn phải khám cho vài bệnh nhân, khoảng nửa giờ sau mới đến được.”
Mẹ của cậu bé hỏi: “Vậy trước khi anh đến tôi nên làm gì?”
Bác sĩ trả lời: “Hãy cho bé nhà chị uống một ly nước lọc, sau đó ra sức nhảy nhót, thì chị có thể bảo cậu bé dùng miệng thổi bong bóng để giết thời gian rồi.”
Bài học rút ra: Nếu như sự việc đã xảy ra rồi, vì sao không bình tĩnh mà đối mặt với nó?
Câu chuyện số 15: Người tiều phu và vị học giả
Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người.
Đầu tiên, tiều phu ra câu đố:
“Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?”.
Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.
“Tôi cũng không biết!“, tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm:
“Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi.” Học giả vô cùng sửng sốt.
Bài học rút ra:
Trong cuộc sống, nhiều người hay tỏ vẻ là mình trí tuệ, thông minh hơn người và tỏ vẻ coi thường những người ít học, học thấp hơn họ. Tuy nhiên đôi lúc, sự tự phụ quá tự tin của họ sẽ khiến họ bị lâm vào những tình huống “dở khóc dở cười”. Họ không biết một điều rằng “thông minh sẽ hại thông minh”, người quá thông minh và tinh tướng nhiều khi sẽ tự hại lấy mình vì quá tự cao. Lẽ vậy ở đời, đừng sợ kẻ thông minh, hãy sợ kẻ ngốc mà tưởng mình thông minh. Và hãy làm một người khiêm tốn đáng được tôn trọng.
Câu chuyện số 16: Ai mới là kẻ ngu
Một ông thầy giáo mới dạy nhận ra rằng trong lớp có một cậu bé luôn luôn bị chửi là ngu. Trong giờ ra chơi ông hỏi nhóm bạn lý do.
– Thì nó là thằng ngu thật mà thầy. Nếu mà đưa cho nó đồng xu to 5 rúp và đồng xu nhỏ 10 rúp, thì nó sẽ chọn đồng 5 rúp, vì nó nghĩ đồng 5 rúp có kích thước to hơn thì là tốt hơn.
Đây, thầy nhìn nhé. Một bạn trong nhóm giơ 2 đồng xu và cho cậu kia chọn. Và cậu vẫn chọn đồng 5 rúp như trước.
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:
– Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?
– Thầy nhìn này, đồng 5 rúp to hơn mà.
Tan trường, thầy đến chỗ cậu bé hỏi lại:
– Chẳng nhẽ em không thể hiểu được đồng 5 rúp chỉ to hơn về mặt kích thước, nhưng đồng 10 rúp thì em có thể mua được nhiều thứ hơn?
– Nếu em lấy 10 rúp thì lần sau bọn nó sẽ không cho em nữa… Cậu bé trả lời.
Bài học rút ra:
Chắc chắn khi đọc đến đây bạn sẽ thấy cậu bé kia tỏ ra ngờ nghệch mà không hẳn là vậy. Người ta thường nói: “Ngu mà tỏ ra nguy hiểm thì không có gì phải sợ, đáng sợ là người nguy hiểm mà tỏ ra ngu”. Vì vậy, đừng xem thường người đối diện với mình. Bởi người đối diện với mình chưa chắc đã ngu như bạn nghĩ…
Câu chuyện số 17: Đồng hồ và chiếc lược
Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông rất nghèo sống với vợ. Một ngày nọ, vợ ông, người có mái tóc rất dài hỏi chồng về chuyện mua một chiếc lược mới hơn để dùng.
Người đàn ông cảm thấy rất buồn vì không mua nổi cho vợ một cái gì đó. Ông không đủ tiền để mua được cho vợ một chiếc lược mới bởi sồ tiền kiếm được chỉ đủ để lo cho miếng cơm hàng ngày. Thậm chí, ông cũng không dám mang chiếc đồng cũ đã đứt dây đi sửa. Người vợ biết vậy nên bà không bao giờ gặng hỏi chồng mình một lần nào.
Một hôm, khi đang trên đường đi làm về ngang qua cửa hàng đồng hồ, ông quyết định bán nó. Với số tiền ít ỏi có được người chồng mua một chiếc lược mới cho vợ.
Ông trở về nhà vào buổi tối và mang tặng cho vợ món quà nhỏ bé này. Tuy vậy, ông đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy người vợ thân yêu với mái tóc ngắn. Bà đã bán tóc của mình và mua tặng cho ông một chiếc đồng hồ mới.
Nước mắt lăn dài trên gò má của hai vợ chồng, họ ôm nhau khóc trong hạnh phúc. Tuy cuộc sống hiện tại khá khó khăn, nhưng bù lại họ đã có được tình yêu và sự sẻ chia trong cuộc sống. Đó là món quà quý giá nhất mà hai vợ chồng ông nhận được từ thượng đế.
Câu chuyện số 18: Giấy chứng nhận làm người
Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi đi làm thuê.
– Soát vé
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc :
– Ðây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp :
– Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao ?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi :
– Anh là người tàn tật ?
– Vâng, tôi là người tàn tật.
– Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp :
– Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.
Cô soát vé cười gằn :
– Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật ?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên
– Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo :
– Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật !
Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích :
– Tôi không có tờ khai gia đình của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra tai nạn ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định…
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật…
Trưởng tàu cũng hỏi :
– Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu ?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình .
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói :
– Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có hơn 50 ngàn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc :
– Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết :
– Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu :
– Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý :
– Cũng được.
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi :
– Anh có phải đàn ông không ?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại :
– Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không ?
– Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không ?
– Ðương nhiên tôi là đàn ông !
– Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông ?
Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem ?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói :
– Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả ?
Ðồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói :
– Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành :
– Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng :
– Cô hoàn toàn không phải người ! Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé :
– Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì ?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
– Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào…
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười. Ðó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh cứ nhìn trân trân vào mọi thứ trước mặt. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận.
Câu chuyện số 19: Người thợ xây
Người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình.
Hãng thầu rất tiếc khi thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị ông cố gắng ở lại giúp hãng xây một căn nhà trước khi thôi việc. Ông ta nhận lời.
Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây dựng căn nhà với những vật liệu tầm thường, kém chọn lọc, miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.
Mấy tháng sau, căn nhà đã hoàn thành. Người chủ hãng mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm, để tưởng thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”
Thật là bàng hoàng. Nếu người thợ biết mình sẽ xây cất căn nhà cho chính mình thì hẳn ông ta đã làm việc cẩn thận hơn và chọn lựa những vật liệu có phẩm chất hơn. Sự làm việc tắc trách chỉ có mình ông biết và nay thì ông phải sống với căn nhà mà ông biết rõ là kém phẩm chất như thế nào.
Câu chuyện người thợ xây cũng tương tự như chuyện đời của chúng ta. Cũng như người thợ già kia, chúng ta thường tạo dựng một đời sống hào nhoáng, tạm bợ, đua đòi không chú trọng tới phẩm chất của nó. Nhiều khi ngồi kiểm điểm những sự bê bối của mình trong quá khứ, chúng ta thấy mình đang phải cam chịu những hậu quả của nó.
Cuộc đời là một công trình kiến trúc do chính mình tạo nên. Đời sống hiện tại là kết quả của sự tạo dựng trong quá khứ, đời sống ngày mai sẽ là kết quả của sự tạo dựng hôm nay. Hãy xây dựng đời mình một cách đúng đắn!
Câu chuyện số 20: Những vết đinh
Một cậu bé nọ có tính rất xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ”.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.
Đến một ngày, cậu bé đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào”.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu:
“Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…”
Từ khóa tìm kiếm:
những câu chuyện ý nghĩa
những câu chuyện ý nghĩa về bảo hiểm nhân thọ
những câu chuyện ý nghĩa về tình yêu
những câu chuyện ý nghĩa về bác hồ
những câu chuyện ý nghĩa về đạo đức
những câu chuyện ý nghĩa cho bé
những câu chuyện ý nghĩa về tình cảm vợ chồng
những câu chuyện ý nghĩa sâu sắc
những câu chuyện ý nghĩa về nụ cười
những câu chuyện ý nghĩa về tuyển dụng
những câu chuyện ý nghĩa về thành công
những câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống
những câu chuyện ý nghĩa trong cuộc sống
những câu chuyện ý nghĩa về mẹ
những câu chuyện ý nghĩa cuộc sống
những câu chuyện ý nghĩa về lòng dũng cảm
những câu chuyện ý nghĩa về an toàn giao thông
những câu chuyện ý nghĩa về ngày 20/11
những câu chuyện ý nghĩa về ngày 20 tháng 11
những câu chuyện ý nghĩa ngày 8 3
những câu chuyện ý nghĩa về ngày 8/3
những câu chuyện ý nghĩa bằng tiếng anh
những câu chuyện tiếng anh ý nghĩa
những câu chuyện ngắn ý nghĩa bằng tiếng anh
những câu chuyện ngắn tiếng anh ý nghĩa
những câu chuyện tiếng anh có ý nghĩa
những câu chuyện hay và ý nghĩa bằng tiếng anh
những câu chuyện tiếng anh hay và ý nghĩa
những câu chuyện ý nghĩa bằng tiếng trung
những câu chuyện ý nghĩa bài học cuộc sống
những câu chuyện ý nghĩa về bác
những câu chuyện ý nghĩa về bảo vệ môi trường
những câu chuyện ý nghĩa về bảo hiểm
những câu chuyện ý nghĩa về bố mẹ
những câu chuyện ý nghĩa cho học sinh
những câu chuyện ý nghĩa cho học sinh tiểu học
những câu chuyện ý nghĩa cho trẻ em
những câu chuyện ý nghĩa của bác hồ
những câu chuyện ý nghĩa có thật
những câu chuyện ý nghĩa của đạo phật
những câu chuyện ý nghĩa cho cuộc sống
những câu chuyện ý nghĩa cho thiếu nhi
những câu chuyện ý nghĩa dành cho học sinh tiểu học
những câu chuyện ý nghĩa dành cho thiếu nhi
những câu chuyện ý nghĩa phật dạy
những câu chuyện ngắn ý nghĩa dành cho thiếu nhi
những câu chuyện ý nghĩa về kinh doanh
những câu chuyện ý nghĩa trong kinh doanh
những câu chuyện có ý nghĩa giáo dục
những câu chuyện dài ý nghĩa trong cuộc sống
những câu chuyện mang ý nghĩa giáo dục
những câu chuyện ý nghĩa kể cho trẻ em
những câu chuyện ý nghĩa về gia đình
những câu chuyện ý nghĩa về thời gian
những câu chuyện ngắn có ý nghĩa giáo dục
các câu chuyện có ý nghĩa giáo dục
những câu chuyện hay có ý nghĩa giáo dục
các câu chuyện ý nghĩa về gia đình
những câu chuyện ngắn ý nghĩa về gia đình
những câu chuyện ý nghĩa hay
những câu chuyện ý nghĩa hay trong cuộc sống
những câu chuyện ý nghĩa hay về tình bạn
những câu chuyện ý nghĩa về hạnh phúc
những câu chuyện ý nghĩa về hôn nhân
những câu chuyện ý nghĩa về học tập
những câu chuyện ý nghĩa kể cho bé
những câu chuyện hay ý nghĩa về kinh doanh
những câu chuyện kinh doanh ý nghĩa
những câu chuyện hay và ý nghĩa về kinh doanh
những câu chuyện kể có ý nghĩa
ý nghĩa của những câu chuyện kể về bác
những câu chuyện cuộc sống cực kỳ ý nghĩa
những câu chuyện ý nghĩa làm thay đổi cuộc đời bạn
những câu chuyện nhỏ ý nghĩa lớn
những câu chuyện ý nghĩa về loài vật
những câu chuyện ý nghĩa về lòng hiếu thảo
những câu chuyện ý nghĩa về lòng nhân ái
những câu chuyện ý nghĩa về lòng trung thực
những câu chuyện ý nghĩa về lòng biết ơn
những câu chuyện ý nghĩa về sự nỗ lực
những câu chuyện ý nghĩa nhất
những câu chuyện ý nghĩa ngắn
những câu chuyện ý nghĩa nhất về cuộc sống
những câu chuyện ý nghĩa nên đọc
những câu chuyện ý nghĩa về người phụ nữ
những câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn
những câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc
những câu chuyện có ý nghĩa trong cuộc sống
những câu chuyện có ý nghĩa về cuộc sống
những câu chuyện có ý nghĩa về tình bạn
những câu chuyện có ý nghĩa nhân văn
những câu chuyện ngắn ý nghĩa về hạnh phúc
những câu chuyện phật giáo ý nghĩa
những câu chuyện ý nghĩa quà tặng cuộc sống
những câu chuyện ý nghĩa trong quà tặng cuộc sống
những câu chuyện quà tặng cuộc sống và ý nghĩa
những câu chuyện quà tặng cuộc sống có ý nghĩa
ý nghĩa câu chuyện những quả đào
ý nghĩa của câu chuyện những quả bóng bay
những câu chuyện mang ý nghĩa sâu sắc
những câu chuyện ý nghĩa về sự thành công
những câu chuyện ý nghĩa về sự tha thứ
những câu chuyện ý nghĩa trong tình yêu
các câu chuyện ý nghĩa trong cuộc sống
những câu chuyện ngắn ý nghĩa trong cuộc sống
những câu chuyện ý nghĩa về tình bạn
những câu chuyện ý nghĩa về vợ chồng
những câu chuyện mang ý nghĩa xã hội
những câu chuyện ý nghĩa về tình yêu thương
các câu chuyện ý nghĩa về tình yêu
những câu chuyện ngắn ý nghĩa về tình yêu
những câu chuyện tình yêu ý nghĩa
những câu chuyện hay ý nghĩa về tình yêu
những câu chuyện tình yêu ngắn ý nghĩa
những câu chuyện hay và ý nghĩa về tình yêu
những câu chuyện tình yêu hay và ý nghĩa