Profit Margin là gì? Lý do gì để doanh nghiệp cần xem xét biên lợi nhuận?

5/5 - (1 bình chọn)

Lợi nhuận (Profit) là gì?

Lợi nhuận trong tiếng anh gọi là Profit. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong một khoảng thời gian xác định.

Công thức tính Profit

Cách 1:Tổng lợi nhuận là hiệu số giữa tổng doanh thu từ việc bán sản phẩm và tổng chi phí đã bỏ ra để sản xuất chúng.

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí = TR(Q) – TC(Q)

Cách 2:Tổng lợi nhuận có thể xác đinh bằng lợi nhuận của một đơn vị sản phẩm nhân với số lượng sản phẩm tiêu thụ.

Lợi nhuận = Lợi nhuận đơn vị sản phẩm x Số lượng sản phẩm tiêu thụ = (P – ATC) x Q

Ý nghĩa của Profit

Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế quan trọng nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của hãng sản xuất, là động lực thúc đẩy các hãng phát triển sản xuất kinh doanh.

Profit Margin là gì?

Trước khi tìm hiểu về Profit margin là gì ta cần phải hiểu trước về doanh thu và lợi nhuận vì còn rất nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm này.

Vậy Profit Margin là gì? Trong tiếng Việt, nó có nghĩa là biên lợi nhuận. Profit Margin là mức độ chênh lệch giữa doanh thu và phần lợi nhuận thu được. Nắm chỉ số này trong tay, bạn sẽ nhìn thấy được sự tăng trưởng của một doanh nghiệp.

Profit Margin là gì?
Profit Margin là gì?

Profit Margin được tính như thế nào?

Cách tính chỉ số này cũng rất đơn giản, chỉ cần lấy lợi nhuận chia doanh thu của doanh nghiệp trong cùng một năm. Lúc này các nhà đầu tư sẽ biết được trong 10 đồng doanh thu sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu được. Để dễ hiểu hơn, bạn hãy theo dõi ví dụ sau.
Một doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận 2 năm liên tiếp:

Nếu nhìn qua thì sẽ thấy doanh thu và lợi nhuận đều tăng trong năm 2019. Nhưng nếu tính biên độ lợi nhuận thì lại có sự sụt giảm. Năm 2018, 10 đồng doanh sinh lời được 2 đồng lợi nhuận. Trong khi đó, con số này chỉ còn 1,5 ở năm 2019. Điều này thể hiện những rủi ro khi đầu tư tại doanh nghiệp này. Có thể doanh nghiệp đang phải vay nợ hay gặp trục trặc về tài chính.

Biên lợi nhuận có ý nghĩa gì?

Biên lợi nhuậnchủ yếu được dùng để so sánh nội bộ. Rất khó để có thể so sánh được chính xáctỷ lệ lợi nhuận dòngcủa các thực thể khác nhau. Đơn giản là bởi vì việc sắp xếp các hoạt động tài chính của những doanh nghiệp cá nhân sẽ thay đổi rất nhiều bởi mức chi tiêu của những thực thể khác nhau không giống nhau. Vì thế nếu so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty không mang nhiều ý nghĩa.

Biên lợi nhuận thấp chỉ cho thấy sự an toàn không cao: Rủi ro sẽ cao hơn thuộc về doanh số bán hàng bị giảm, lợi nhuận từ đó cũng giảm dẫn tới sự thua lỗ của doanh nghiệp.

Biên lợi nhuận Profit Margin, được hiểu là mức chênh lệch giữa giá bán của 1 sản phẩm và chi phí sản xuất cộng thêm với chi phí tiêu thụ của nó

Biên lợi nhuận cũng được xem là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó.Biên lợi nhuận Profit Margingiữa các công ty thay đổi khi chiến lược cạnh tranh và sự kết hợp sản phẩm khác nhau.

Ví dụ

Bạn có thể tham khảo ví dụ về biên lợi nhuận profit margin qua những ví dụ dưới đây. Vậy tại sao một công ty cần xem xét biên lợi nhuận?

Lý do gì để doanh nghiệp cần xem xét biên lợi nhuận?

Thu nhập ròng – Net Incomelà vấn đề đầu tiên mà một nhà đầu tư sẽ xem xét đối với 1 doanh nghiệp mà họ có ý định đầu tư và đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp đó. Nếu như chỉ cần nhìn vào con số này là có thể nhìn ra được lợi nhuận mà công ty đó kiếm được?

Đây chắc chắn là điều tuyệt vời từ công dụng của giá trị thu nhập ròng. Tuy nhiên thu nhập ròng không phải là yếu tố để cung cấp cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất về một công ty nào đó. Với các nhà đầu tư, sẽ thật sai lầm nếu chỉ nhìn vào giá trị đó.

Tỷ số biên lợi nhuận giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu hơn về hiệu suất quản lý

Biên lợi nhuận là chỉ số tiếp theo mà một nhà đầu tư cần xem xét và đánh giá về doanh nghiệp đó. Tỷ số này có thể đem lại cái nhìn sâu hơn về hiệu suất quản lý. Tuy nhiên tỷ số biên lợi nhuận Profit Margin sẽ chỉ đo lường số tiền mà công ty kiếm được từ tổng doanh thu hoặc tổng doanh số.

Hiểu đơn giản hơn, chỉ số này được thể hiện dưới dạng tỷ lệ hoặc % doanh số bán hàng và cho phép nhà đầu tư so sánh về khả năng sinh lời của các công ty khác nhau. Thu nhập ròng là giá trị tuyệt đối nên không thể có sự so sánh được.

Ví dụ

Lấy 1 ví dụ để bạn hiểu lý do tại sao cần phải xem xét về tỷ số biên lợi nhuận profit margin dưới đây:

Một công ty B có thu nhập ròng là 749 triệu USD hàng năm, doanh số bán hàng khoảng 11.5 tỷ USD ở năm trước. Đối thủ cạnh tranh của công ty này là công ty A thu nhập ròng là 990 triệu USD, doanh số bán hàng đạt 19.9 tỷ USD. Qua con số đó cho thấy rõ ràng công ty A kiếm được nhiều tiền hơn so với công ty B.

Tuy nhiên con số này không cho bạn biết về khả năng sinh lời giữa 2 công ty này khác nhau ra sao. Nếu xét tới biên lợi nhuận thuần hay số tiền kiếm được từ mỗi 1 đô la đầu tư là doanh số bán hàng, bạn sẽ thấy công ty B thu được 6.5 cent trên mỗi USD doanh số còn công ty A được 5 cent. Từ đó lựa chọn hợp lý hơn sẽ là công ty B chứ không phải công ty A.

3 loại biên lợi nhuận và cách tính

Biên lợi nhuận được chia thành 3 loại: biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận hoạt động, biên lợi nhuận ròng. Mỗi loại biên lợi nhuận sẽ có công thức tính riêng. Cụ thể:

Biên lợi nhuận gộp (GrossProfit Margin)

Biên lợi nhuận gộp là chỉ số phản ánh lợi nhuận của 1 doanh nghiệp đạt được từ chi phí bán hàng hoặc giá vốn bán hàng. Dựa vào biên lợi nhuận gộp có thể thấy được hiệu suất sử dụng lao động, sử dụng vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đang áp dụng.

Biên lợi nhuận gộp được tính bằng công thức sau:

Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán)/Doanh thu

Ví dụ:Doanh thu của công ty A là 800 triệu đồng. Tổng chi phí lao động và nguyên vật liệu công ty A bỏ ra là 400 triệu đồng.

Vậy biên lợi nhuận gộp = (800.000.000 – 400.000.000)/800.000.000 = 50%.

Nếu 1 công ty có biên lợi nhuận gộp cao thì điều đó đồng nghĩa với việc công ty đó sẽ có khoản tiền dư. Số tiền đó có thể dùng để mở rộng quy mô kinh doanh, nghiên cứu, phát triển sản phẩm…

Có thể thấy rằng nếu chi phí thuê lao động và chi phí mua nguyên vật liệu tăng nhanh thì chắc chắn chỉ số biên lợi nhuận gộp sẽ giảm. Doanh nghiệp cần có chính sách để điều chỉnh các khoản chi phí này để hệ số biên lợi nhuận gộp ở mức ổn định.

Biên lợi nhuận hoạt động (OperatingProfit Margin)

Biên lợi nhuận hoạt động là chỉ số dùng để so sánh khoản thu nhập trước lãi vay và thuế với doanh thu bán hàng. Dựa trên chỉ số này, doanh nghiệp có thể tự đưa ra nhận định về mức độ hiệu quả trong quản lý việc tạo ra doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Biên lợi nhuận hoạt động được tính bằng công thức sau:

Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT (Lợi nhuận trước thuế)/Doanh thu

Biên lợi nhuận ròng (NetProfit Margin)

Biên lợi nhuận ròng chính là lợi nhuận thu được từ toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó bao gồm cả thuế. Dựa vào tỷ lệ này có thể so sánh thu nhập ròng với doanh số bán hàng.

Biên lợi nhuận ròng được tính bằng công thức sau:

Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng sau thuế/Doanh thu

Ví dụ:Công ty B có doanh thu là 800 triệu đồng, lợi nhuận ròng sau thuế là 200 triệu.

Vậy biên lợi nhuận ròng = 200.000.000/800.000.000 = 25%.

Nguồn bài viết: Tổng hợp và cập nhật từ các nguồn Website uy tín trên Google

Exit mobile version