Profit Margin là gì? Công Thức Để Tính Toán Hiệu Quả

Profit Margin 750x375 1
5/5 - (1 bình chọn)

Các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trên toàn cầu thực hiện hoạt động kinh doanh với mục đích tạo ra lợi nhuận. Những con số như tổng doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập không cung cấp một bức tranh rõ ràng và thực tế về lợi nhuận và hiệu suất của một doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có một cách định lượng khác để biết lợi nhuận của doanh nghiệp đó là tính toán biên lợi nhuận (Profit Margin). Vậy Profit Margin là gì, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Vậy biên lợi nhuận (Profit Margin) là gì?

Theo Wikipedia:

Profit margin, net margin, net profit margin or net profit ratio is a measure of profitability. It is calculated by finding the net profit as a percentage of the revenue.

Dịch ra tiếng Việt có thể hiểu là tỉ suất lợi nhuận, lợi nhuận ròng, tỉ suất lợi nhuận ròng là thước đo khả năng sinh lời. Nó được tính bằng cách tìm lợi nhuận ròng theo tỉ lệ phần trăm của doanh thu.

Hiểu một cách đơn giản thì biên lợi nhuận (profit margin) là tỉ lệ được tính bằng cách lấy tổng thu nhập hoặc lợi nhuận ròng chia cho doanh thu. Chỉ số này cho biết một đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập.

Các doanh nghiệp nhỏ thường xem xét hai tỉ suất lợi nhuận:

Biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp thường áp dụng cho một sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm cụ thể thay vì cho toàn bộ doanh nghiệp. Áp dụng chỉ số này cho từng sản phẩm giúp cho công ty thiết lập được chính sách giá, ngoài ra công ty cũng sử dụng nó trong việc đàm phán các chi phí mua nguyên vật liệu với các nhà cung cấp.

Biên lợi nhuận gộp được xác định bằng công thức:

Biên lợi nhuận gộp = doanh thu (đã trừ thuế) – Chi phí nguyên vật liệu (đã trừ thuế).

Lợi nhuận gộp cận biên = ( lợi nhuận gộp/ doanh thu hàng bán) x 100%

Lưu ý rằng giá vốn hàng bán bao gồm chi phí sản phẩm trực tiếp nhưng không bao gồm chi phí gián tiếp chẳng hạn như tiền thuê nhà, văn phòng…

Ví dụ: Công ty bán được doanh số 8.000 USD và tổng chi phí là 6000 USD thì

Biên lợi nhuận ròng

Không giống như biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng là tính toán để xác định khả năng sinh lời của toàn bộ công ty. Nó được thể hiện bằng phần trăm, phần trăm càng cao, công ty càng có lãi. Biên lợi nhuận thấp chỉ ra rằng doanh nghiệp đang gặp vấn đề cản trở tiềm năng lợi nhuận, chẳng hạn như chi phí không cần thiết, năng suất hoặc vấn đề quản lý…

Tính toán biên lợi nhuận ròng tương tự như biên lợi nhuận gộp, nhưng quá trình này đòi hỏi phải thống kê được toàn bộ doanh thu và chi phí của công ty.

Ví dụ: Tổng doanh thu của công ty là 150.000 USD, chi phí 75.000 USD thì biên lợi nhuận ròng là 750.000 USD

Lợi nhuận ròng cận biên = (75.000/150.000) x 100 = 50%.

Vì doanh thu và chi phí là hai thành phần chính để tính biên lợi nhuận vì vậy nó được khuyến cáo không sử dụng để so sánh một doanh nghiệp trong ngành với một doanh nghiệp trọng một ngành khác. Vì mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có các loại chi phí khác nhau.

Các lưu ý với Lợi nhuận biên

Lợi nhuận biênchỉ cho biết lợi nhuận kiếm được từ việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, chứ không phải lợi nhuận chung của công ty. Nói cách khác, công ty nên ngừng sản xuất tại điểm mà khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, nó bắt đầu làm giảm lợi nhuận chung.

Các biến đóng góp vào chi phí biên bao gồm:

– Lao động

– Chi phí vật tư hoặc nguyên liệu

– Lãi vay phát sinh

– Thuế

Chi phí cố định, hoặc chi phí chìm, không nên được đưa vào để tính toán lợi nhuận biên vì các chi phí được tính một lần này không làm thay đổi lợi nhuận khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Trong thực tế, nhiều công ty hoạt động để tối đa hóa lợi nhuận biên để chúng luôn bằng 0.

Thực tế ít có thị trường cạnh tranh hoàn hảo do các tiếp cận về kĩ thuật, môi trường pháp lí, độ trễ và sự bất cân xứng của thông tin. Do đó, các quản lí công ty có thể không xác định được chi phí biên và doanh thu biên và họ thường phải đưa ra các quyết định sản xuất nhờ vào sự ước tính tương lai hoặc đưa ra quyết định muộn hơn.

Ý nghĩa của biên lợi nhuận

Giúp người ta có thể đánh giá được doanh nghiệp đó có lợi nhuận hay không? Lợi nhuận có đủ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh hay không? Bạn cũng nên tái đầu tư một phần thu nhập để phát triển doanh nghiệp. Khi gạt bỏ phần vốn đầu tư đó, lợi nhuận còn lại có đủ để đáp ứng nhu cầu không?

So sánh các doanh nghiệp với nhau trong cùng một ngành. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể xác định được chỗ đứng cho mình. Nếu làm hồ sơ vay, ngân hàng sẽ cho bạn biết mức biên mong muốn dành cho kích cỡ hay loại hình doanh nghiệp. Nếu là công ty lớn hơn đối thủ cạnh tranh, bạn có thể nghiên cứu những công ty này. Về việc tìm biên của họ và so sánh với chúng.

Doanh nghiệp có thể thay đổi phần trăm yếu tố này bằng cách tạo nhiều doanh thu. Hoặc thậm chí là giảm chi phí doanh nghiệp. Đồng thời, kể cả khi biên lợi nhuận không đổi, nếu tăng tổng doanh thu và chi phí, thu nhập ròng vẫn tăng. Xem xét doanh nghiệp của bạn, sự cạnh tranh và mức chấp nhận rủi ro khi thử tăng giá hay cắt giảm chi phí.

Exit mobile version