Shopify là gì? Chi phí để sử dụng Shopify là bao nhiêu?

Shopify La Gi 1
5/5 - (5 bình chọn)

Shopify là gì?

Shopify là nền tảng thương mại điện tử cho phép bạn tạo website bán hàng online dựa trên mô hình Cloud SaaS. Tại đây, bạn có thể tạo cho mình một website bán hàng online với tất cả những tính năng như đăng sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán, quản lý hàng hóa hay kết nối mạng xã hội…Các điểm mạnh và điểm yếu củaShopify là gì?CùngMắt Bão tìm hiểu nhé!

Điều đặc biệt làShopifygiúp bạn làm tất cả những công việc đó một cách nhanh chóng. Dù bạn là một người không hề có một chút kiến thức nào về website hay lập trình. Tất cả những gì bạn cần chỉ đơn giản là một chiếc máy vi tính được kết nối internet.

Ưu điểm và nhược điểm của Shopify

Shopifycó tương đối nhiều những ưu điểm. Song, nó cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu chi tiết về những ưu nhược điểm này:

Ưu điểm của Shopify là gì?

Nhược điểm của Shopify là gì?

Chi phí để sử dụng Shopify là bao nhiêu?

Hiện nay,Shopifyhỗ trợ 3 gói dịch vụ với 3 mức giá lần lượt là 29$/tháng, 79$/tháng và 299$/tháng ứng với đó là gói cơ bản (Basic Shopify), góiShopifyvà gói nâng cao (Advanced Shopify).

Website nào nên sử dụng Shopify?

Nếu bạn chưa biết phải bán sản phẩm gì thì hãy an tâm lựa chọn một sản phẩm mà bạn yêu thích. Bởi vì,Shopifylà nền tảng cực kì đa năng giúp bạn tạo ra vô số các kiểu website phục vụ cho mọi ngành hàng khác nhau.

Bán hàng trênShopifycòn đa dạng hơn với các sản phẩm dịch vụ như bán khóa học online, bán dịch vụ đặt phòng, thẻ thành viên…

Shopify hoạt động như thế nào?

Shopify là nền tảng thương mại điện trọn gói cho phép bạn tạo website bán hàng, quản lý sản phẩm, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh, quảng cáo nhằm giúp bạn tập trung phát triển kinh doanh online.

Khi mới bắt đầu, bạn sẽ sở hữu một cửa hàng với địa chỉ: “storename.myshopify.com”, trong đó storename do bạn lựa chọn. Bạn có thể kết nối cửa hàng này với tên miền tuỳ chọn của bạn.

Shopify Admin (Dashboard), là nơi bạn thực hiện tất cả các thao tác từ đăng và quản lý sản phẩm, xử lý đơn hàng, tạo chiến dịch marketing, quản lý khách hàng, chỉnh sửa giao diện và code, quản lý apps của bên thứ 3,…

Ưu và nhược điểm của Shopify

Không phải ngẫu nhiên mà Shopify là sự lựa chọn số 1 của những ai đang có ý định kinh doanh online.

Dễ sử dụng

Đây là lý do lớn nhất khiến hầu hết mọi người lựa chọn Shopify. Khác với các nền tảng yêu cầu kiến thức về lập trình như Magento hay WooCommerce, Shopify hoàn toàn không yêu cần bất cứ kiến thức nào về lập trình để bắt đầu.

Giao diện admin được bố trí một cách gọn gàng và chế độ onboarding giúp người dùng mới có thể biết được tác vụ nào mình cần phải làm tuỳ theo từng hạng mục của website. Đặc biệt, giao diện admin có ngôn ngữ Tiếng Việt là một điều vô cùng tuyệt vời.

Theo một khảo sát, Shopify dễ sử dụng hơn 21% so với BigCommerce và dễ hơn 12% so với Wix Commerce.

Giao diện đẹp mắt với kho giao diện hàng trăm themes

Shopify cung cấp những giao diện (template) chuyên nghiệp dành cho thương mại điện tử. Bạn có thể lựa chọn một trong những giao diện miễn phí này để bắt đầu.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Shopify Theme Store với hàng trăm giao diện trả phí được thiết kế riêng cho từng lĩnh vực như thời trang, mỹ phẩm, trang sức, nội thất,…

Shopify Theme được thiết kế bởi những designers chuyên nghiệp từ các studio, được kiểm duyệt vô cùng khắt khe để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, với theme trả phí, bạn có thể trải nghiệm thử demo trên cửa hàng của bạn trước khi quyết định mua và publish.

Giải pháp thương mại điện tử trọn gói

Shopify nổi tiếng thế giới với giải pháp trọn gói (all-in-one) dành cho thương mại điện tử. Từ hosting, themes, tính năng giỏ hàng, thanh toán cho đến bán hàng đa kênh, marketing tất cả đều được tích hợp trên nền tảng này.

Điều này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cũng như tiền bạc, nhân sự trong việc xây dựng website bán hàng online.

Công nghệ lưu trữ đám mây Cloud Services

Lưu trữ đám mây (cloud services) đang trở thành tiêu chuẩn chung cho mọi nền tảng dịch vụ trên thế giới. Shopify sử dụng dịch vụ Cloud của Google cho phép lưu trữ toàn bộ dữ liệu hệ thống, đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn.

Bạn đã chán nản với website cũ kỹ bị giới hạn dung lượng băng thông 2GB, 5GB và phải trả thêm tiền mỗi khi thêm dung lượng? Tin tuyệt vời dành cho bạn, đó là Shopify không giới hạn dung lượng băng thông và không giới hạn files lưu trữ trên hệ thống.

Hiệu suất cao với công nghệ CDN

Một trong những điều khiến khách hàng dễ dàng thoát khỏi website của bạn khi mới vừa truy cập đó là tốc độ tải trang quá chậm. Điều này còn ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ chuyển đổi cũng như doanh thu của cửa hàng online. Khách hàng thường sẽ có xu hướng thoát khỏi trang nếu thời gian tải trang của bạn lớn hơn 3 giây.

Hình: Hiệu suất của một cửa hàng Shopify vừa khởi tạo đo bởi công cụ GTmetrix

Tốc độ tải trang là một trong những điều kiện quan trọng nhất quyết định đến thành công của website bán hàng online. Với công nghệ CDN (Content Delivery Network) và hệ thống máy chủ khắp mọi nơi trên thế giới, đảm bảo tốc độ tải trang cũng như truy cập ổn định từ bất kì địa điểm nào.

Website của bạn có dễ dàng bị sập và quá tải trong những đợt sales khi mới chỉ có 1000 người truy cập cùng lúc? Với Shopify, website của bạn vẫn hoạt động mượt mà dù cho có 10 ngàn hay 100 ngàn người truy cập cùng một lúc.

Bán hàng đa kênh

Shopify là giải pháp tốt nhất cho bán hàng đa kênh (multi-channel), bạn có thể bán hàng tại nhiều kênh khác nhau, nhưng quản lý tập trung tại một nơi duy nhất. Hãy tưởng tượng bạn bán hàng trên 5 kênh khác nhau, và cần 5 nhân sự để quản lý, thì với Shopify bạn chỉ cần một nhân sự để quản lý tất cả 5 kênh này.

Những kênh bán hàng bạn có thể kết nối với Shopify:

Tất cả những đơn hàng phát sinh đa kênh đều được chuyển về hệ thống Shopify theo thời gian thực, nhờ đó bạn có thể quản lý và xử lý đơn hàng một cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian, nhân lực cho việc xử lý đơn hàng.

Tích hợp quảng cáo Facebook, Google

Quảng cáo là hoạt động không thể thiếu đối với mọi website bán hàng online, nhưng Shopify làm cho việc quảng cáo của bạn trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Shopify tích hợp những hệ thống giúp bạn thực hiện những chiến dịch marketing một cách dễ dàng với:

Bạn cần tạo quảng cáo Facebook, Google, TikTok? Shopify có thể giúp bạn tạo quảng cáo và xem báo cáo theo thời gian thực tại một nơi duy nhất mà không cần tốn thời gian tạo quảng cáo tại từng nơi riêng biệt. Và đo lường hiệu quả với các thông số lượt click, thêm vào giỏ, hoàn tất checkout,…

Năm 2020 chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của mô hình quảng cáo Google Shopping (đặc biệt là quảng cáo Google Smart Shopping).

Kết quả quảng cáo Google Shopping. Source: Exportfeed

Nếu bạn sử dụng những nền tảng như Magento hay WooCommerce, việc quảng cáo Google Shopping sẽ gặp khó khăn khi việc đồng bộ Product Feed lên Google Merchant Center (GMC) hay việc tài khoản quảng cáo được duyệt sẽ tốn nhiều thời gian.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng Shopify, thì việc kết nối Product Feed giữa store Shopify và GMC của bạn được tiến hành một cách dễ dàng và đồng bộ hoá theo thời gian thực. Khả năng được duyệt GMC của bạn với Shopify cũng cao hơn so với các nền tảng khác.

Tháng 10/2020, Shopify chính thức hợp tác với TikToks trong việc tích hợp quảng cáo. Điều này cho phép bạn tạo video quảng cáo trên TikTok một cách tự động và chèn nhạc, âm thanh, hiệu ứng một cách miễn phí với hình ảnh sản phẩm hiện có.

App Store khổng lồ với hơn 5000 ứng dụng

Để tăng trưởng và đáp ứng được nhu cầu khách hàng, bạn sẽ cần thêm rất nhiều tính năng cho website của mình, Shopify App Store với hơn 5000 ứng dụng (miễn phí và trả phí) có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.

Những tính năng phổ biến như livechat, đánh giá sản phẩm, email marketing, mua hàng tích điểm, thiết kế landing page, upsell & cross-sell, khôi phục giỏ hàng chưa hoàn tất,… cùng vô vàn tính năng khác để bạn trải nghiệm.

Tất cả những ứng dụng này được xây dựng bởi Shopify và những công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới. Những ứng dụng Shopify nổi tiếng nhất có thể kể đến Klaviyo, PageFly, YotPo, Privy, Okendo, Recharge,…

Hỗ trợ trực tuyến 24/7

Shopify sở hữu đội ngũ hỗ trợ trực tuyến đông đảo với khả năng support 24/7 thông qua Livechat, Điện thoại và Email. Bạn có thể mở cửa sổ livechat support từ trong giao diện admin và vào hàng chờ.

Thông thường, bạn chỉ mất trung bình 1-3 phút để chờ đến lượt nhân viên support trao đổi với bạn, đôi khi là ngay lập tức.

Gần như tất cả đội ngũ hỗ trợ của Shopify đều giao tiếp bằng Tiếng Anh, nếu bạn không biết Tiếng Anh có thể sử dụng Google Translate.

Thiết kế chuẩn SEO và Mobile Friendly

Để kinh doanh online thành công, website của bạn cần hiện diện trên internet và có thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google, CocCoc hay Bing.

Shopify được thiết kế dành riêng cho thương mại điện tử, điều đó có nghĩa cấu trúc được chuẩn hoá và được tối ưu dành cho SEO (Search Engine Optimization).

Một tiêu chí quan trọng đối với SEO đó là mobile friendly (mức độ thân thiện với người sử dụng thiết bị di động), nếu bạn biết hơn 70% khách hàng mua hàng thông qua thiết bị di động. Tất cả theme của Shopify đều theo tiêu chí mobile first (tối ưu mobile) và responsive (hiển thị tối ưu trên mọi thiết bị), giúp bạn đạt điểm số cao trong các thuật toán của bộ máy tìm kiếm.

Chứng chỉ bảo mật SSL & PCI Compliant

Nếu bạn là khách hàng, bạn có sẵn sàng nhập thẻ tín dụng và mua hàng từ một website mà trình duyệt thông báo là “không an toàn”? Câu trả lời chắc chắn là không, và khách hàng của bạn cũng sẽ cảm thấy như vậy.

Ví dụ một website Shopify với chứng chỉ SSL. Source: Shopify

Tất cả website Shopify đều được cấp chứng chỉ bảo mật SSL bởi tổ chức Let’s Encrypt, bạn có thể nhận biết thông qua biểu tượng ổ khoá màu xanh ở trước địa chỉ khi truy cập thông qua trình duyệt web.

Ngoài ra, Shopify đạt quy chuẩn PCI Compliant dành cho những công ty có chức năng nhận thanh toán thông qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Với quy chuẩn này, đảm bảo tất cả mọi thông tin thẻ tín dụng như VISA, Master, AMEX,…của khách hàng được đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, những thông tin dữ liệu khách hàng, đơn hàng, thẻ tín dụng của khách hàng được đảm bảo an toàn khi bạn sử dụng Shopify.

Mức độ nội địa hoá (Localization)

Shopify là giải pháp quốc tế được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, tuy nhiên để đáp ứng cho nhu cầu ở từng thị trường, cần có sự nội địa hoá dành riêng cho thị trường đó (localization).

Đội ngũ Shopify đang làm việc tích cực để tích hợp với những đơn vị cung cấp giải pháp tại các thị trường nội địa.

Tại Việt Nam, Shopify đang kết nối với các giải pháp sau đây:

Trong tương lai gần, Shopify đang hướng đến kết nối với các cổng thanh toán như VNPAY, Momo, ZaloPay và các đơn vị vận chuyển như Giao Hàng Nhanh, GHTK,…

Chi phí để sử dụng Shopify là bao nhiêu?

Shopify có bảng chi phí minh bạch để bạn có thể hình dung được mình sẽ phải tốn bao nhiêu khi sử dụng nền tảng này.

Các gói dịch vụ của Shopify hiện có:

Bên cạnh phí dịch vụ cố định hàng tháng, tùy vào nhu cầu mà bạn có thể sử dụng thêm những ứng dụng trả phí của các đối tác xây dựng tại Shopify App Store. Phí dành cho ứng dụng (nếu có) sẽ được cộng vào hoá đơn hàng tháng của bạn thanh toán cho Shopify.

Tất cả các gói Shopify đều đi kèm tất cả những tính năng cốt lõi chính như quản lý sản phẩm, tồn kho, theme, xử lý đơn hàng, thanh toán, marketing,…

Có một khoản phí cuối cùng mà bạn cần phải biết, đó là transaction fees (phí giao dịch) được tính trên giá trị đơn hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Ngoài mức phí bạn chi trả cho đơn vị cung cấp cổng thanh toán, Shopify sẽ tính thêm transaction fee tùy theo gói dịch vụ bạn sử dụng, 2% đối với Basic, 1% đối với Shopify, 0.5% đối với Advance và 0.15% đối với Shopify Plus. Hiện tại, bạn sẽ không bị tính phí này với những đơn hàng COD.

Phí transaction này sẽ được miễn phí nếu bạn sử dụng cổng thanh toán Shop Pay của Shopify (powered by Stripe), tuy nhiên cổng thanh toán này chưa áp dụng cho thị trường Việt Nam, mà đang áp dụng cho các thị trường như Mỹ, Anh, HongKong, Singapore,…

Như vậy, bạn có thể ước lượng được chi phí bạn sẽ trả = (1) gói dịch vụ Shopify + (2) phí sử dụng Shopify App + (3) transaction fees.

Khả năng đáp ứng đối với doanh nghiệp

Dù cho shop của bạn có quy mô 10 đơn hàng hay 10.000 đơn hàng 1 ngày, Shopify đều có giải pháp cho bạn. Khả năng tùy biến và kết nối của Shopify gần như không có giới hạn với hệ sinh thái Shopify API.

Shopify cung cấp tài liệu API để cho bạn có thể dễ dàng tích hợp với bất kỳ hệ thống của bên thứ ba nào. Dễ dàng tích hợp với phần mềm của bên thứ ba, hay hệ thống ERP, CRM nội bộ của doanh nghiệp.

Bạn có thể tìm kiếm lập trình viên Shopify chuyên về tích hợp API, hoặc sử dụng lập trình viên nội bộ doanh nghiệp làm theo hướng dẫn tài liệu được công bố bởi Shopify.

Shopify Experts là nơi mà bạn có thể tìm kiếm những chuyên gia trong lĩnh vực Store Set up, Graphic Design, Digital Marketing,…

Di chuyển sang Shopify

Nền tảng website bạn đang sử dụng quá cũ kỹ và bộc lộ nhiều điểm yếu chí mạng không thể khắc phục? Hoặc website hiện tại chưa đáp ứng được kỳ vọng tăng trưởng và những tính năng cần thiết cho doanh nghiệp của bạn?

Bạn có thể di chuyển (migration) từ bất kỳ nền tảng website nào sang Shopify vô cùng dễ dàng với các công cụ như LitExtension, Cart2Cart,…mà vẫn giữ nguyên dữ liệu khách hàng, sản phẩm, đơn hàng và thậm chí cả liên kết URL, thứ hạng SEO. Trong 1 năm vừa qua, Meowcart đã tiến hành chuyển đổi nền tảng sang Shopify cho hơn 100 khách hàng, nền tảng trước đó của họ là Magento, WooCommerce, Haravan,…

Các loại Website phù hợp bán hàng trên Shopify

Shopify là nền tảng đa năng, hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều kiểu website phù hợp cho tất cả ngành nghề. Điển hình như kinh doanh các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, trang sức, đồ điện tử, đồ gia dụng, thực phẩm, dịch vụ đặt vé máy bay, dịch vụ đặt phòng, bán khóa học trực tuyến,…

Cách tăng doanh số với Shopify là gì?

Kinh nghiệm thực tế cho thấy một số yếu tố sau sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên Shopify, giúp tăng doanh số nhanh chóng. Cụ thể:

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số yếu tố khác phù hợp với đặc thù của sản phẩm kinh doanh.

Hướng dẫn Shopify

Sau đây, Hosting Việt sẽ hướng dẫn bạn thao tác cơ bản khi dùng Shopify.

– Đầu tiên, bạn truy cập vào trang chủ Shopify và chọn gói dùng thử 14 ngày miễn phí bằng cách click nút Start free trial.

– Tiếp đến, bạn nhập các thông tin như email, mật khẩu, tên cửa hàng rồi nhấn Create your store.

– Sau đó, bạn khai báo thông tin theo yêu cầu của hệ thống, rồi chọn dòng bất kỳ. Ngoài ra, bạn đừng quên tick vào các ô vuông nếu muốn được Shopify trợ giúp. Lưu ý, nếu không phải là người lập trình hoặc thiết kế thì bạn bỏ chọn ô vuông cuối cùng.

– Bạn điền thông tin cá nhân rồi click Enter my Store. Đến đây, bạn đã sở hữu được một cửa hàng trực tuyến rồi.

Đăng ký tên miền nhằm giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy cửa hàng khi họ có nhu cầu. Bước này thực hiện khá đơn giản. Đó là, bạn chọn mục Online Store ở trang quản trị, rồi chọn tiếp Domains, kế đến chọn Buy New Domain.

Bạn điền tên miền và đuôi mở rộng tùy chọn. Sau đó, nhấn nút Check Availability để kiểm tra tên miền đã được đăng ký chưa. Hiện nay, Shopify cung cấp mức giá tên miền từ $11. Nếu tên miền chưa được đăng ký, thì bạn tiến hành thanh toán bằng thẻ tín dụng để được sở hữu nó.

Bạn nhấn Buy domain rồi vào email để xác thực thông tin. Tiếp đến, chọn Domains ở mục Online Store. Tại mục Set your primary domain, bạn chọn tên miền chính và tick vào ô Redirect all traffic to this domain, sau đó nhấn nút Save.

Nếu bạn đã sở hữu một tên miền của nhà cung cấp khác thì ở mục Online Store, bạn chọn Domains và Connect existing domain rồi thêm tên miền vào.

Bạn vào phần Setting và General để điều chỉnh các thông tin cửa hàng, sau đó lưu lại các thay đổi.

Bạn vào Online Store, chọn Themes và chọn tiếp Explore free themes. Tại đây, bạn tùy ý chọn giao diện phù hợp với sản phẩm của mình. Vì Shopify có hỗ trợ tính năng xem trước nên bạn nhấn để xem thử. Sau khi đã ưng ý theme nào thì tải về, bằng cách click chuột vào Add to theme library.

Sau khi tải về, nếu muốn chỉnh sửa chúng, bạn click Customize. Sau đó, bạn nhấn cột bên trái để chỉnh màu sắc, font, logo… Khi hoàn tất chỉnh sửa, bạn nhấn Action và chọn Publish để dùng theme đã tải.

Sau khi cài đặt xong, bạn chọn View your store trên Tab Themes để xem trước trang web.

Ngôn ngữ mặc định cho các website của Shopify là tiếng Anh. Vì thế, nếu muốn chuyển sang ngôn ngữ khác (bao gồm tiếng Việt), bạn chọn Action, kế đến chọn Edit language rồi thực hiện chỉnh sửa. Sau đó, bạn nhấn nút lưu lại.

Bạn chọn Navigation trên Tab Online Store để cài đặt điều hướng. Tiếp đến, bạn chọn URL Redirects để điều hướng, còn muốn thêm link điều hướng thì chọn Create URL Redirects, sau đó nhấn Save Redirect để lưu lại.

Để tạo thanh menu, bạn chọn Add menu, rồi thêm tên Menu muốn tạo ở mục Title, nhấn Add menu item để thêm các nút. Kế đó, bạn chèn link rồi điền tên nút.

Để thêm sản phẩm, bạn chọn Tab Products. Sau đó, thực hiện 1 trong 2 cách sau:

– Cách 1: Bạn nhấn Import để dùng file CSV, bạn download mẫu tập tin và làm theo chúng.

– Cách 2: Bạn thêm sản phẩm theo từng bước trên hệ thống. Bằng cách nhấn Add product, rồi điền các thông tin sản phẩm, hình ảnh, giá bán và lưu lại.

Để cài đặt chức năng thanh toán, bạn vào phần Setting, chọn Payment Providers. Sau đó, chọn Active Paypal Express Checkout và nhập địa chỉ Email paypal của bạn. Lưu ý, bạn nên sử dụng phương thức thanh toán là Paypal để thuận tiện cho hầu hết các khách hàng.

Bạn vào Setting, chọn Shipping để cài đặt chức năng vận chuyển và giá thành. Nếu muốn thêm chi phí vận chuyển của từng khu vực, bạn có thể thiết lập ở mục Manage rates.

Ngoài ra, phần Setting còn nhiều cài đặt khác giúp bạn tối ưu trang bán hàng. Tùy vào đặc điểm sản phẩm và đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn thiết lập các đặc tính phù hợp.

Cuối cùng, bạn đừng bỏ qua tính năng quảng bá trang web tại mục Online Store Preferences nhé.

Dropshipping là gì?

Dropshipping là một hình thức kết hợp giữa Drop và Shipping. Nó có nghĩa là bán hàng nhưng không vận chuyển.

Ví dụ: Bạn chọn một sản phẩm của website A với giá 3$ và đăng bán chúng trên website B có giá 7$. Khi có khách hàng đặt hàng, bạn sẽ mua sản phẩm của website A rồi yêu cầu họ vận chuyển cho người mua. Hình thức kinh doanh này chính là Dropshipping.

Hướng dẫn Dropshipping với bán hàng trên Shopify

Việc lấy sản phẩm của một website đăng bán trên website khác khá dễ dàng. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào bạn cũng tìm được website uy tín để đăng sản phẩm, thậm chí có trang còn không cho phép bạn quảng cáo bán hàng. Lúc này, để giải quyết vấn đề, bạn cần đến sự kết hợp giữa Dropshipping với Shopify.

Cách làm Dropshipping với Shopify khá đơn giản, nó gồm 3 bước chính sau:

– Trang chủ: Hiển thị sản phẩm.

– Trang tư vấn: Tập trung các thông tin chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn khách hàng sản phẩm.

Sau đó, bạn cố gắng duy trì việc cập nhật thông tin sản phẩm ở trang tư vấn, tìm nhiều nguồn cung cấp chất lượng với giá thành cạnh tranh, mở rộng ngành hàng để làm phong phú nội dung website. Điều này còn giúp bạn kéo dài mạng lưới khách hàng.

Ngoài ra, các công cụ digital marketing rất hữu ích cho việc bán hàng và quảng bá. Vì vậy, bạn nên tận dụng chúng nhé.

Điểm khác biệt giữa WooCommerce với Shopify là gì?

Về cơ bản, cả 2 đều là nền tảng thương mại điện tử nên chúng tương đồng một số điểm. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa chúng cũng khá nhiều. Đó là các điểm sau.

Trong khi WooCommerce hoàn toàn miễn phí thì gói dịch vụ rẻ nhất của Shopify có giá 29$/tháng. Tuy nhiên, để WooCommerce hoạt động, bạn cần sở hữu một website WordPress với domain và hosting. Tất nhiên, chi phí thuê 2 thành phần này vẫn ít hơn 29$/tháng.

Nếu bạn không biết nhiều về lập trình, domain, hosting thì Shopify là lựa chọn tuyệt vời. Bởi nó kích hoạt sẵn tên miền, hosting cũng như tất cả mọi thứ để website có thể vận hành.

Còn Woocommerce đòi hỏi người dùng phải có kiến thức về lập trình để cấu hình website theo mục đích sử dụng.

Shopify hỗ trợ phương thức riêng thông qua Stripe là Shopify Payment. Tất nhiên, nó thu phí 2% trên mỗi đơn hàng. Bên cạnh đó, Shopify Payments còn thu thêm một khoản phí cố định hàng tháng đối với thanh toán bằng thẻ tín dụng. Cụ thể, mức phí này là 2.9% + 30 cent cho gói Basic, các gói càng cao thì tỉ lệ % càng thấp.

Trong khi đó, Woocommerce hỗ trợ mọi hình thức thanh toán. Bạn hoàn toàn có thể tùy ý tạo plugin tương thích với nó. Khác với Shopify, thanh toán qua WooCommerce không mất phí.

Cả hai nền tảng đều hỗ trợ tích hợp đa dạng tính năng bổ sung. Cụ thể, Shopify có sẵn API và App Store chứa hàng loạt ứng dụng từ miễn phí đến có phí. Còn Woocommerce có hàng nghìn plugin miễn phí và trả phí giúp người dùng tùy chọn để lập trình thêm các tính năng cho website.

Khi muốn mở rộng hay phát triển website, bạn phải mua gói dịch vụ Shopify cao hơn. Vì thế, khả năng mở rộng của nền tảng này phụ thuộc vào gói cung cấp của chính nó.

Với Woocommerce, bạn không bị ràng buộc. Bởi nó cho phép người dùng có thể mở rộng và phát triển tùy ý.

Là một hosted platform nên bạn có thể yêu cầu Shopify hỗ trợ 24/7 thông qua các hình thức như Live chat, email, gọi điện thoại… Ngoài ra, Shopify còn có nhiều tài liệu hướng dẫn trực quan và chi tiết bằng video.

Còn Woocommerce rất phổ biến nên có nhiều nguồn tài liệu hướng dẫn trên internet. Tuy nhiên, chất lượng thông tin lại khó được kiểm soát.

Nên sử dụng nền tảng bán hàng trên Shopify hay WooCommerce

Shopify hỗ trợ nhiều về kỹ thuật cho người dùng nên nó phù hợp với các bạn chưa am hiểu về lập trình và công nghệ. Ngược lại, nền tảng WooCommerce lại khá lý tưởng cho các doanh nghiệp tầm trung trở lên, vì nó có tiềm năng phát triển mạnh, đáp ứng yêu cầu mở rộng trong tương lai.

Với thông tin tổng quanShopify là gìcủa bài viết, Hosting Việt hi vọng nó mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích, giúp tối ưu hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Ngoài ra, trong quá trình triển khai Shopify, nếu bạn gặp trở ngại về kỹ thuật, vui lòng để liên hệ với đội ngũ kỹ thuật của Hosting Việt để được trợ giúp nhanh chóng nhé.

Nguồn: Tổng hợp và tham khảo

Exit mobile version