Sitemap là gì? Làm sao đểtạo sitemapvà khai báo nó với Google – Chắc hẳn đây là câu hỏi mà các newbie mới làm quen với các thủ thuật SEO cho website thường thắc mắc. Có thể nói rằng, Sitemap được ví như một bước đi vô cùng quan trọng, giúp hướng dẫn bot Google đến với tất cả các nội dung trên website một cách nhanh chóng hơn. Với bài viết này, Mona Media sẽ giải đáp giúp bạn “tất tần tật” vềSitemapcũng như cách tạo và khai báo đơn giản.
1.Sitemap là gì?
Định nghĩa:
Sitemap (hệ thống bản đồ của một trang web) là một tập tin văn bản có chứa tất cả các URL của website, cụ thể là hệ thống các đường link dẫn đến trang chính, trang con được thể hiện một cách rõ ràng, rành mạch.
Ngoài ra, sơ đồ trang web của bạn cũng có thể cung cấp siêu dữ liệu có giá trị được liên kết với các website bạn liệt kê trong sơ đồ của trang web đó. Nó cung cấp các thông tin, chẳng hạn như thời điểm trang được update lần cuối, mức độ thường xuyên website được thay đổi hay tầm quan trọng của các trang so với các đường dẫn khác trong trang web.
Chức năng của Sitemap:
Khác với suy nghĩ của nhiều người, Sitemap không hề có tác dụng gia tăng thứ hạng cho trang web của bạn ngay. Toàn bộ công việc chủ yếu của các Sitemap, đó là góp phần định hướng cho các công cụ, bộ máy tìm kiếm có thể truy cập và thu thập thông tin của website một cách hiệu quả, dễ dàng, cho đánh giá website chính xác hơn.
Đồng thời, sitemap sẽ giữ chức năng update những thay đổi trên trang web của bạn khi bạn thực hiện những thay đổi bất kỳ, ví dụ như thêm một trang mới hay thay đổi website hiện tại,…
Một số loại Sitemap bạn cần biết:
Trên thực tế, có rất nhiều cách để phân chia sitemap.
→ Về mặt cấu trúc:
Có 2 loại Sitemap là XML (dành cho bot của các công cụ tìm kiếm), và HTML (hiển thị cho người dùng dễ truy cập trên các giao diện trang web).
Bạn nên sử dụng cả 2 sitemaps trên: 1 cho search engine và 1 cho người sử dụng. Điều này sẽ đảm bảo website của bạn vừa không mất điểm SEO, vừa tối ưu cho người dùng.
→ Về dạng:
Sitemap Index:Tập hợp các Sitemap được đính kèm và được dùng để đặt trong file robots.txt
Sitemap-category.xml:Tập hợp cấu trúc của các danh mục trên website.
Sitemap-products.xml:Sitemap dành cho các link chi tiết về các sản phẩm trên trang.
Sitemap-articles.xml:Sitemap dành cho các link chi tiết của từng bài viết trên website.
Sitemap-tags.xml:Sitemap dành cho các thẻ trên website.
Sitemap-video.xml:Sitemap dành riêng cho video trên các page, website.
Sitemap-image.xml:Sitemap dành cho các link về hình ảnh.
2.Tại sao website của bạn cần tạo sitemap?
Tại sao website của chúng ta cần phải có Sitemap?
Như chúng ta đã tìm hiểu về định nghĩa ở trên, sitemap có chức năng như mộtsơ đồ web, và điều đó rất cần thiết cho website của bạn để có thể đạt được vị trí cao trong hệ thống tìm kiếm, nguyên nhân là do các công cụ tìm kiếm có xu hướng đánh giá cao các website có một sơ đồ điều hướng khi truy cập trang web.
Tất nhiên, một website vẫn có thể hoạt động, kể cả khi nó có hiển thị sitemap hay không. Tuy nhiên, một trang web có sitemap rõ ràng, chi tiết chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho người sử dụng.
Lợi ích Sitemap mang lại:
→ Thứ 1: Ảnh hưởng đến quá trình SEO
Sitemap trong website có ảnh hưởng đến quá trình SEO website của bạn. Nó góp phần thông báo cho công cụ tìm kiếm Google biết rằng, trang web của bạn có chuẩn SEO.
VD:Bạn có một số bài viết trên website nhưng lại không (hoặc chưa) được Index. Vậy trong trường hợp đó, Sitemap chính là công cụ khai báo cho Google về bài viết này. Từ đó, Google sẽ Index cho những bài viết này nhanh chóng hơn.
→ Thứ 2: Giúp Google index website mới nhanh hơn
Sitemap sẽ rất hữu ích cho các website mới vừa thành lập.
Những website mới này luôn gặp nhiều khó khăn về vấn đề Index, do có quá ít backlink trở về. Vậy, Sitemap sẽ rất hữu ích cho các bot của bộ máy tìm kiếm lùng sục trong Site của bạn để lập Index, vì nó thay bạn thông báo với Google vào Index website của bạn, đem lại lợi ích cho chiến lược SEO.
→ Thứ 3: Hỗ trợ trải nghiệm người dùng khi website có sitemap
Về phương diện người sử dụng, Sitemap trong website giúp cho người truy cập có thể định hình và hiểu được cấu trúc của trang web rõ hơn, đồng thời có thể truy cập và tìm kiếm thông tin mà họ cần một cách chính xác nhất.
Sitemap càng chi tiết, phân cấp càng rõ ràng thì khả năng gia tăng trải nghiệm, thu hút người dùng càng cao.
3.Hướng dẫn tạo Sitemap với WordPress:
WordPress XML Sitemap có thể được tạo bằng nhiều cách. Trong bài viết này, Mona Media sẽ hướng dẫn bạn bật sitemap trong plugin Yoast SEO và Google XML.
Cần chuẩn bị gì?
Trước tiên, bạn cần truy cập vào trang admin của WordPress:
Để đăng nhập vào WordPress bạn gõ tên miền và thêm /wp-admin.
VD:Chẳng hạn website WordPress của bạn là abc.com, bạn cần truy cập vào admin bằng URL: abc.com/wp-admin.
Sau khi truy cập, bạn cần đăng nhập bằng tên tài khoản và mật khẩu.
Tạo XML sitemap với SEO Yoast:
Yoast SEO plugin là một plugin rất phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhằm cải thiện SEO của website hoặc blog WordPress. Plugin này đảm nhiệm mọi yếu tố kỹ thuật có liên quan đến nội dung, không chỉ giúp bạn tạo được độ chính xác của từ khóa, tính dễ đọc,.. Mà còn giúp bạn tạo XML sitemaps.
Bước 1:
Bước 2:
Bước 3:
Tại đây, bạn có thể quản lý những cài đặt, chẳng hạn như Max Entries cho mỗi Sitemap, loại trừ Pages/Posts khỏi Sitemaps,…Trừ khi bạn yêu cầu một Sitemap tự chỉnh cho WordPress, nếu không, bạn không cần phải thay đổi bất cứ thông số nào.
Bước 4:
Sau khi đã hoàn thành các bước trên, về cơ bản là bạn đã tạo được XML Sitemap bằng Plugin Yoast SEO.
Tạo XML Sitemap với Google XML:
Google XML Sitemapslà một plugin nổi tiếng, được nhiều người sử dụng lựa chọn song song với SEO Yoast Plugin.
Sau khi cài đặt và active plugin, phần cài đặt nằm ở Setting → XML-Sitemap. Chỉ cần chú ý tới các mục sau:
Nếu không tạo Sitemap ở 1 Category, 1 Post hoặc 1 Tag nào, thì bạn chọn ở mục này.
Thông thường, mục Priorities và Change Frequencies chúng ta set mặc định. Tuy nhiên, nếu Site của bạn có bài viết ra liên tục, bạn hoàn toàn có thể thay đổi tần số sao cho phù hợp.
Sau khi cài đặt xong, bạn cần nhấn Update Options để lưu lại quá trình.
Hiện tại, bạn có thể theo đường dẫn: tên website.com/sitemap.xml để xem XML Sitemap mà plugin đã tạo cho bạn. Cuối cùng, bạn chỉ cần copy lại đường dẫn này, submit lên Google để nó hiểu và Index Site của bạn nhanh hơn.
4.Có nên tách nhỏ Sitemap?
Vì sao nên tách nhỏ Sitemap?
Mỗi lần có bài viết mới, chúng ta thường thêm nó vào Sitemap theo thứ tự mới nhất đứng đầu, và giảm dần. Khi Google chạy qua đọc file Sitemap, sẽ Index bài viết mới nhất.
Vấn đề nằm ở chỗ, nếu Sitemap có tới tận 50,000 đường link, thì chắc hẳn Google sẽ mất rất nhiều công sức để download cái Sitemap đó về và phân tích. Chưa kể nếu bạn Submit bài viết liên tục, nguy cơ lớn phát sinh đó là Google phải download liên lục file Sitemap.
Trên thực tế, Google sẽ check lại file Sitemap khoảng 1 lần/ngày hoặc 1 lần/ tuần để chắc chắn không có đường link nào được bỏ sót. Các plugin Sitemap thường gom hàng nghìn link lại trong 1 Sitemap.
Vậy nên, việc tách nhỏ Sitemap để tăng tốc cho Google cũng là một trong những việc mà bạn có thể cân nhắc. Trên thực tế, chia nhỏ Sitemap có thể tiết kiệm băng thông, đồng thời để Google quét chúng với tốc độ nhanh nhất.
Nên chia nhỏ Sitemap như thế nào?
Hãy chia khoảng 500 link cho mỗi Sitemap nếu bạn sử dụng các plugin tạo Sitemap hoặc nếu chúng có cấu hình chia nhỏ Sitemap.
Bạn cũng có thể chia nhỏ Sitemap theo phân loại nội dung: Sitemap bài viết, Sitemap video, Sitemap category, Sitemap ảnh,…
4.Kết luận:
Sitemapluôn là một trong những yếu tố, công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động SEO của bạn, bởi nó giúp bot Google có thể truy xuất những bài viết trên trang web rất nhanh, ngay cả khi website của bạn được tối ưu liên kết internal kém. Mona Media tin rằng bài viết trên đã mang lại khá nhiều thông tin, trải nghiệm hữu ích về các khái niệm nhưSitemap là gì, hay các hướng dẫn vềcách tạo Sitemap và khai báo đơn giảnđể bạn bổ sung, khắc phục các vấn đề cũng như khiến website của mình trở nên thân thiện hơn trong mắt người sử dụng cũng như các công cụ tìm kiếm. Chúc bạn thành công!
Nguồn: mona.media