Cũng giống như một vài doanh nghiệp khác sử dụng mạng xã hội làm tiền đề cho sự phát triển. Starbucks cũng nằm trong số đó. Dường như, mỗi phút trên mạng xã hội đều trở thành “xu hướng mới”. Starbucks cũng bắt kịp thời đại với hình ảnh những tách cà phê đầy bọt sánh mịn trên Instagram. Chúng ta không chỉ thấy những cửa hàng Starbucks! trên đường phố mà còn thấy cả những cửa hàng trên mạng xã hội. Điều đó chứng minh rằng! Starbucks đã tận dụng rất tốt mạng xã hội để xây dựng độ nhận biết thương hiệu của họ.
Những số liệu thống kê của Starbuck vào năm 2017:
- Twitter: 11,9 triệu lượt theo dõi
- Facebook: 36,7 triệu lượt thích
- Instagram: 15,7 triệu lượt theo dõi
- Google+: 4,9 triệu lượt theo dõi
- Pinterest: 302,4 nghìn lượt theo dõi
- Youtube: 145,5 nghìn lượt subscribers
Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng điểm lại những chiến dịch Marketing thành công vang dội và thất bại đến ê chề của đội ngũ Marketing của Starbuck nhé!
NHỮNG CHIẾN DỊCH THÀNH CÔNG VANG DỘI NHẤT
1. BẮT KỊP XU HƯỚNG – JUMPING ON THE TREND
Trận bão tuyết tiến vào nước Mỹ năm 2013 đã trở thành một cơ hội tuyệt vời cho! Starbucks triển khai chiến dịch “cà phê nóng cho mùa lạnh” trên mạng xã hội.
Họ đã lan tỏa chiến dịch bằng cách tạo ra các cuộc hội thoại! Xoay quanh về trận bão tuyết với tên gọi là Nemo thông qua các bài post trên Facebook và Twitter. Không có gì là lạ khi mà những hình ảnh người người cầm trên tay cốc cà phê ấm nóng. Trong không khí lạnh của mùa đông xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội. Những bức hình được quảng bá bằng các quảng cáo của Facebook và Tweets! Điều này có nghĩa là chúng xuất hiện khi mà mọi người tìm kiếm những hashtags liên quan về #Nemo hoặc #bão tuyết.
Đây là một kiểu điển hình của việc bắt kịp xu hướng, việc quảng cáo đúng thời điểm nên được diễn ra một cách xuyên suốt.
2. #CUỘCTHICHIẾCCỐCĐỎ (#THEREDCUPCONTEST)
Những tách cà phê đỏ đã trở thành truyền thống của Starbucks mỗi dịp Giáng Sinh. Nhìn thì chắc chẳng có gì liên quan đến mạng xã hội cả, thế nhưng Starbucks đã nhận ra được đây là cơ hội. Cuối năm 2014 đầu 2015, họ đã mở đầu cho cuộc chiến #redcupcontest trên Instagram. Người tham gia cần phải chia sẻ và gắn thẻ ảnh vào những chiếc cúp đỏ của họ để có cơ hội thắng một trong năm giải, và tất nhiên phải có gắn thẻ #redcupcontest. Trong năm 2015, có một bức hình đã đạt được lượt chia sẻ khủng (cứ 14 giây được một lượt chia sẻ) trên Instagram chỉ trong vòng 2 ngày đầu tiên, và tổng lượt bài trong cuộc thi này đạt 40 nghìn bài.
Vậy làm như thế nào mà cuộc thi này trở nên thành công như vậy? Đầu tiên, những người yêu thích chụp ảnh đồ ăn và thức uống sẽ tham gia. Nội dung do khách hàng tạo ra (user-generated content) sẽ là chìa khóa thành công cho những chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội. Và khi nó kết hợp với một cuộc thi, nó sẽ hoạt động tốt hơn. Khách hàng đã quen thuộc với một điều là càng gần với các kì nghỉ lễ, thì càng nhiều nhãn hàng sẽ cố gắng quảng cáo các sản phẩm của họ và khuyến khích khách hàng mua bất cứ thứ gì. Vì thếmột cuộc thi với chủ đề kì nghỉ lễ sẽ là đề tài hấp dẫn khách hàng hơn.
3. TWEET-A-COFFEE
Chiến dịch “tweet-a-coffee” cho phép khách hàng gửi một tấm thiệp quà tặng trị giá 5 đô tới bất kỳ người bạn nào! bằng cách đăng một dòng trạng thái lên trang tweeter cá nhân với nội dung “@tweetacoffee”. Dĩ nhiên là phần cà phê thì không hề miễn phí rồi, vì vậy khách hàng phải! kết nối tài khoản Starbucks của họ với tài khoản Twitter và them thông tin về thẻ credit vào tài khoản.
Chỉ trong vòng 2 tháng, có đến hơn 27,000 khách hàng đã gửi đi những phần quà. Theo tính toán của Starbucks thì chiến dịch này đã đem về hơn 180,000 đô lợi nhuận. Không chỉ dừng lại ở đó, Starbucks cũng thu thập được rất nhiều thông tin khách hàng của họ thông qua các tài khoản twitter để phục vụ cho các chiến dịch marketing về sau.
4. CHIẾN DỊCH TỪ THIỆN
Bằng cách kết hợp chiến dịch từ thiện, sự tương tác với khách hàng và sự hợp tác của các mạng xã hội khác là một cách để đưa thương hiệu Starbucks lên một tầm cao mới. Có thời điểm, Starbucks kết hợp với Foursquare, một phần mềm di động tìm địa phương, để tang nhận thức của người dân về bệnh AIDS. Chỉ trong một thời gian ngắn, Starbucks đã quyên góp được 1 đô mỗi khi có khách hàng check in tại cửa hàng trên toàn nước Mỹ và Canada. Starbucks đã quyên góp được hơn 250.000 đô cho chiến dịch từ thiện này. Trước đó họ đã quyên góp được hơn 10 triệu đô cho chiến dịch RED đấu tranh với căn bệnh AIDS.
5. GẶP TÔI TẠI STARBUCKS (MEET ME AT STARBUCKS)
Một lần nữa, Starbucks lại sử dụng chiến dịch Nội dung từ khách hàng (user-generated content).
Starbucks chắc chắn là địa điểm lý tưởng cho lần hẹn hò đầu tiên, hoặc thứ hai, hoặc để gặp gỡ bạn bè, hoặc thậm chí là ăn trưa với khách hàng. Hiểu được điều đó, Starbucks đã khởi động chiến dịch “Gặp tôi tại Starbucks” vào năm 2014. Thương hiệu cho phép khách hàng có cơ hội nhận được một năm uống cà phê miễn phí đổi lấy những câu chuyện “Chúng tôi đã gặp như thế nào – How we met” của khách hàng.
NHỮNG CHIẾN DỊCH MARKETING TỆ NHẤT CỦA STARBUCKS
Như đã nhắc đến trước đó, bài viết này không chỉ nhắc đến những chiến dịch marketing thành công nhất của Starbucks mà cũng sẽ nhắc đến những chiến dịch tệ nhất từng được triển khai.
1. #TRÒCHUYỆNCÙNGNHAU
Đây có lẽ là chiến dịch tệ nhất trong lịch sử Marketing của Starbucks. Chiến dịch này là ý tưởng của CEO Howard Schultz nhằm chỉ ra sự quan trọng của việc giao tiếp trong cuộc sống thường nhật. Nói tóm gọn lại là khách hàng của Starbucks sẽ phải trò chuyện với những! Người nhân viên pha chế trong thời gian order sản phẩm. Mỗi ly cà phê Starbucks được in mẫu hashtag! #Racetogether để kích thích khách hàng trò chuyện về vấn đề của họ với nhân viên pha chế. Nghe thì hay nhưng chiến dịch thật sự là một thảm họa.
Thế nên chiến dịch này đã bị khai tử chỉ sau 6 ngày diễn ra.
2. #SPREADTHECHEER
Chiến dịch quảng cáo mạng xã hội mang tên #SpreadTheCheer được quảng bá trong dịp Giáng Sinh. Chiến dịch kêu gọi lan tỏa thông điệp giáng sinh an lành cho tất cả mọi người. Như những gì diễn ra với Starbucks, họ tiến xa hơn với chiến dịch Twitter thông thường – Starbucks quảng cáo thông điệp #SpreadTheCheer trên các tường của sân băng bảo tàng quốc gia. Đây là một phần của việc thỏa thuận tài trợ cho sự kiện tại bảo tàng.
Nhưng thật không may mắn, lựa chọn sai thời điểm là một sai lầm lớn. Starbucks đã giới thiệu chiến dịch quảng bá của họ sau khi cắt giảm lương của vài nhân viên. Và dường như họ đã không phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp ở Anh. Bạn có thể tưởng tượng được những hashtag này đã được sử dụng bởi những cựu nhân viên của! Starbucks về các vấn đề về lương bổng và thuế doanh nghiệp.
Vậy chúng ta rút ra được bài học gì cho điều này? Đừng giới thiệu những chiến dich vui vẻ sau khi xảy ra một vụ scandal nào cả. Cần nên cho mọi người thời gian để quên đi việc đó.
Nhìn chung, rõ ràng Starbucks có nhiều chiến dịch thành công hơn là thất bại. Dĩ nhiên đây không phải là toàn bộ các danh sách chiến dịch của Starbucks. Những chiến dịch thành công đã xảy ra nhiều hơn với lịch sử quảng cáo mạng xã hội của Starbucks. Trong khi hầu hết các chiến dịch lại khá trung tính! Khó để mà phân tích khi không thể truy cập vào các số liệu bán hàng/.Số liệu thống kê/ thông tin. Nhưng rõ ràng rằng, nếu như bạn tiến hành các cuộc thử nghiệm như! Starbucks bạn hầu như dành quyền chiến thắng/ chiếm ưu thế.
Vậy kinh nghiệm của bạn với chiến dịch truyền thông xã hội là gì? Chiến lược truyền thông xã hội của bạn là gì? Liệu bạn có tìm kiếm những giải pháp mới để thu hút khách hàng của bạn! hay bạn sử dụng những chiến lược cũ đã được chứng minh? Hãy cho chúng tôi biết nhé.