Giới thiệu về Storytelling
Storytelling là gì?
Storytelling được xem là một phương pháp quen thuộc và rất hiệu quả trong lĩnh vực Marketing. Phương pháp này được thể hiện thông qua việc xây dựng, lan tỏa câu chuyện về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hay tên tuổi của thương hiệu..
Các Marketer thường tìm đến Storytelling như một phương thức để xây dựng, phát triển thương hiệu một cách thông minh, gần gũi với khách hàng nhất. Đó là việc bạn thông qua câu chuyện, những nhận xét, phản hồi từ câu chuyện đó. Để nội dung truyền tải được hiệu quả, người viết cần cụ thể hóa cho từng cá nhân và phối hợp chặt chẽ giữa hình thức và nội dung.
Một thương hiệu được đánh giá mạnh luôn cần xây dựng những giá trị cốt lõi, cụ thể và quan trọng là phải nhận được phản hồi, chạm đến cảm xúc, sự liên hệ từ khách hàng. Khi đã nắm bắt cảm xúc khách hàng, thương hiệu dễ dàng tiến xa trên thị trường, nhận được “cơn mưa” lời khen, sự tín nhiệm của người dùng. Do đó, trong các phương thức Marketing, Storytelling là chìa khóa mang đến cảm hứng, tạo điều kiện để khách hàng tiềm năng có cái nhìn sâu sắc về giá trị của thương hiệu mà các Marketer muốn gửi gắm.
Dùng Storytelling có những ưu điểm nào?
Truyền tải điểm nổi bật của thương hiệu
Storytelling là phương thức hoàn hảo để giúp tính cách thương hiệu của bạn được “tỏa sáng” trong lòng khách hàng. Thông qua câu chuyện bạn kể, hình ảnh, dấu ấn, giá trị thương hiệu sẽ hiện lên chân thực và sinh động trước mắt người đọc.
Ví dụ:Năm 2001, đoạn quảng cáo “Bước chân Âu Cơ lên non. Bước chân Lạc Long Quân xuống biển. Bước chân Tây Sơn thần tốc. Bước chân vượt dãy Trường Sơn. Bước chân tiến vào thiên niên kỷ mới. Biti’s – nâng niu bàn chân Việt” đã trở thành quảng cáo “nằm lòng” mỗi người xem truyền hình thời đó.
Đưa thương hiệu của bạn lên vị trí hàng đầu
Tạo nên một câu chuyện có thể giúp thương hiệu nổi bật. Nhưng nếu bị làm sai, làm quá, thương hiệu của bạn có thể bị lãng quên một cách dễ dàng. Storytelling của bạn cần có định hướng, giá trị sâu sắc để khi cung cấp tạo được sự tin tưởng ở khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.
Chạm đến tâm lý khách hàng
Khi Storytelling của bạn kể những câu chuyện có thật, hay ít nhất là bạn dựa trên các sự kiện có thật. Như thế, bạn mới có thể khơi dậy cảm xúc ở khách hàng. Đúng như câu nói Max Tsypliaev, CEO của Comindware từng nói: ““Các marketer chuyên nghiệp sẽ tận dụng điều đó để tạo nên lợi thế cho mình. Đừng “bịa chuyện” khi “kể chuyện”, và đừng nói rằng câu chuyện của bạn là thật khi tất cả đều biết nó là giả”.”
Ví dụ:Sau hơn 30 năm, thương hiệu lại viết tiếp câu chuyện “Cuộc đời là những bước chân mà ta mãi nâng niu.” Không sở hữu những khoảnh khắc quá cao trào hay cảm động, Biti’s nhẹ nhàng chinh phục trái tim của khách hàng thông qua những chiến dịch quảng cáo Tết trọn vẹn ý nghĩa và sâu sắc. Cách thức dùng Storytelling tinh tế, chân thực này của Biti’s đã đưa thương hiệu “hồi sinh”. Giữa rất nhiều chiến dịch truyền thông được tung ra mỗi dịp Tết, tính đến thời điểm hiện tại, dường như Biti’s vẫn là thương hiệu giữ được nét riêng không thể nhầm lẫn.
Chạm đúng tâm lý “Tết là dịp gia đình đoàn viên” của bao người dân Việt sau một năm bôn ba, liên tiếp 3-4 năm nay, Biti’s đã viết liền mạch cảm xúc qua các sản phẩm viral Đi Để Trở Về,mỗi năm một thông điệp khác nhau và đều tạo được thành công nhất định trên thị trường. Tết đoàn viên, Tết của tình thân – một chủ đề quen thuộc mỗi dịp xuân về luôn được các brand tận dụng triệt để vì chưa bao giờ hết “hot”. Tuy nhiên, với Insight xuyên suốt, thông điệp mới lạ cùng hình ảnh thương hiệu Biti’s xuyên suốt đã khắc sâu và chiếm trọn tình cảm của công chúng ngay khi vừa ra mắt.
Níu giữ và tạo niềm tin ở khách hàng
Thay vì đưa ra những con số khô khan, hãy tận dụng Storytelling để sáng tạo trong cách bạn chia sẻ chúng đến khách hàng hay trong cách bạn quảng bá thương hiệu. Đọc một câu chuyện với nội dung cuốn hút không chỉ kích hoạt bộ não của người đọc mà còn giúp thôi thúc họ hành động, trải nghiệm ngay với dịch vụ của bạn.
Nguồn gốc hình thành Storytelling
Giao tiếp là một phần quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống. Con người luôn có nhu cầu kể chuyện hoặc lắng nghe câu chuyện của người khác, từ đó tạo ra sự kết nối giữa người với người, giúp chúng ta thấu hiểu và gần nhau hơn.
Một câu chuyện cần có người kể và người nghe. Những người kể chuyện được gọi là Storyteller, cách họ kể câu chuyện đó như thế nào chính là Storytelling. Đây cũng là nguồn gốc hình thành nên khái niệm Storytelling.
Quá trình phát triển của Storytelling
Lịch sử phát triển Storytelling trải qua 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều có sự gắn kết với những đặc trưng giao tiếp của xã hội loài người. Nhìn chung, quá trình phát triển của Storytelling không độc lập mà kế thừa, bổ sung cho nhau, cùng song hành cho đến hiện tại.
Giai đoạn 1: Kể chuyện bằng hình ảnh hoặc truyền miệng
Từ hàng triệu năm trước, con người đã vẽ hoặc điêu khắc lên tường, phiến đá,… để kể chuyện. Đó có thể là một sự tích, huyền thoại hay một tiến trình lịch sử mà họ đã trải qua,…. Theo thời gian, hình thức kể chuyện bằng hình ảnh chuyển dần thành các câu chuyện truyền miệng. Cách kể chuyện này đủ để thỏa mãn trí tò mò, mong muốn khám phá của con người thời kỳ đó. Cứ như vậy, văn hóa truyền miệng kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho tới khi chữ viết xuất hiện.
Giai đoạn 2: Kể chuyện bằng chữ viết
Giai đoạn thứ hai diễn ra sau giai đoạn đầu tiên vài thế kỷ. Lúc này, con người bắt đầu biết kể chuyện bằng chữ viết. Theo phát hiện của giới khảo cổ, từ khoảng 5000 năm trước, loài người đã bắt đầu tạo ra hệ thống ký tự, chữ viết để kể lại những câu chuyện của mình. Đi cùng với sự phát triển của xã hội, các câu chuyện không những được viết lại mà còn được đánh máy rồi in ra,…
Giai đoạn 3: Sử dụng phương tiện kỹ thuật số để kể chuyện
Trong giai đoạn này, con người bắt đầu sử dụng nhiếp ảnh, điện ảnh, âm nhạc, mạng xã hội,… để kể chuyện, giao tiếp với nhau. Các phương tiện truyền thông phổ biến của thời đại công nghệ số là tivi, điện thoại, máy tính,…
Sự hỗ trợ của công nghệ, đặc biệt là Internet giúp con người dễ dàng kể chuyện bằng nhiều hình thức phong phú. Sau đó, họ truyền tải câu chuyện của mình đến cộng đồng và cùng tương tác với nhau.
Lợi ích của Storytelling đối với doanh nghiệp
Giúp doanh nghiệp truyền thông & quảng bá thương hiệu
Storytelling là phương thức truyền thông thương hiệu mới mẻ, tự nhiên, đem lại hiệu quả cao. Câu chuyện đằng sau quá trình phát triển thương hiệu sẽ cung cấp bối cảnh để khách hàng hiểu thêm về tầm nhìn, sứ mệnh và mục đích hoạt động của doanh nghiệp.
Các câu chuyện nên được kể dựa trên thực tế với tiêu chí dễ hiểu, dễ nhớ. Chúng giúp khách hàng có nhận thức sâu sắc hơn về thương hiệu. Lúc này, khách hàng sẽ có xu hướng tìm hiểu về những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Một câu chuyện ý nghĩa sẽ tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng.
Tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ
Thông thường, trong cùng lĩnh vực sẽ có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau. Lúc này, một doanh nghiệp có câu chuyện thu hút sẽ tạo được sự khác biệt so với các đối thủ khác. Khi khách hàng cảm nhận được giá trị của doanh nghiệp, việc mua sản phẩm/dịch vụ sẽ diễn ra nhanh hơn bởi quyết định mua hàng của họ thường đến từ cảm xúc hơn là lý trí.
Đánh trúng tâm lý để thu hút khách hàng thành công
Thông qua mỗi câu chuyện, khách hàng sẽ cảm nhận được những gì doanh nghiệp đã trải qua, hình dung được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào. Các câu chuyện dựa trên sự kiện có thật thường tác động tâm lý khách hàng hiệu quả hơn. Thậm chí, doanh nghiệp có thể lựa chọn kể lại một sai lầm hoặc một thất bại trong quá khứ,…
Bên cạnh đó, câu chuyện cũng nên được thể hiện sinh động, mang theo nhiều cảm xúc giúp dễ dàng tạo được sự đồng cảm với khách hàng. Khi đã nắm bắt được tâm lý khách hàng, bạn sẽ thu hút được họ đến với doanh nghiệp.
Giúp doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng trung thành
Storytelling chứa đựng tầm nhìn của doanh nghiệp có tác dụng giữ chân khách hàng. Một khi đã thấu hiểu về doanh nghiệp, khách hàng sẽ thêm tin tưởng vào thương hiệu. Về lâu về dài họ sẽ trở thành một khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
Tăng hiệu quả làm việc và sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp
Ngoài ra, Storytelling còn được sử dụng trong truyền thông nội bộ doanh nghiệp. Câu chuyện văn hóa doanh nghiệp bao gồm các nội dung như: lịch sử công ty, tầm nhìn, mục tiêu phát triển,… Trong quá trình đó, nhân viên đóng vai trò là một nhân tố quan trọng. Câu chuyện sẽ giúp nhân viên hiểu thêm về giá trị của doanh nghiệp, có thêm lòng tin vào công ty và tăng thêm động lực làm việc.
Phân biệt Storytelling và Content Marketing
Storytelling và Content Marketing đều là phương thức sử dụng nội dung để tiếp cận khách hàng. Nhìn chung, hoạt động Marketing của mỗi doanh nghiệp sẽ cần có sự tham gia của cả hai phương thức này. Bởi lẽ chúng đều có chung những mục đích là:
- Thu hút khách hàng mới.
- Giữ chân khách hàng cũ.
- Tạo và duy trì lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu,…
Tuy nhiên, phạm vi sử dụng của chúng lại khác nhau. Thực tế, Content Marketing là một thành phần của Storytelling. Content Marketing là hoạt động xuất bản nội dung để cung cấp thông tin và truyền thông đến khách hàng, được thể hiện thông qua các hình thức:
- Blog.
- Bài đăng trên mạng xã hội.
- Hình ảnh/Video.
- Infographic.
- Sách điện tử.
- Các câu đố.
- Hội thảo trực tuyến.
- GIFs,…
Storytelling đề cập đến mọi thông điệp liên quan tới thương hiệu mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Khái niệm này bao gồm những cách thức thể hiện như sau:
- Các cách thức của Content Marketing.
- Nội dung mạng xã hội.
- Nội dung website.
- Tập trung, nhấn mạnh vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
- Thông điệp thể hiện sự khác biệt của doanh nghiệp.
- Những trải nghiệm mà khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Các bài đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp.
- Cách nhân viên nói về doanh nghiệp với người khác.
- Thông cáo báo chí.
- Mọi thông tin về thương hiệu trên các phương tiện truyền thông.
Cách viết content storytelling là gì?
Tìm ra góc nhìn của bạn
Đầu tiên, trong tất cả những story thì bạn cần phải có nhân vật chính, những gì bạn nghĩ, phác thảo ra chính là điều bạn cần để tạo ra một câu chuyện hoàn chỉnh. Hãy biết rằng, nhân vật chính của bạn là ai và thực sự nó có những yếu tố nào xoay quanh nó. Chắc chắn rồi, với mỗi một thương hiệu thì việc sản phẩm chính là nhân vật chính tạo ra những ý tưởng để bạn khai triển ra nhiều thứ một cách độc đáo. Hãy nhìn theo cách của bạn hoặc từ khách hàng xem, câu chuyện bạn sẽ vẽ ra có Target vào đúng mục tiêu, đúng những gì mà cộng đồng đang hướng tới hay không?
Hơn nữa, bạn phải đặt mình vào vị trí của khách hàng mới thấu hiểu được những suy nghĩ của họ, từ đó mới tạo ra được câu chuyện hiệu quả. Bạn đang muốn truyền tải gì tới khách hàng, bạn có đủ “chất liệu” để tạo ra câu chuyện thực sự hiệu quả hay không? Nếu bạn đến từ một tổ chức muốn truyền tải mục tiêu, thì câu chuyện nào về dịch vụ của bạn có thể cộng hưởng với khía cạnh đó của người nghe? Hãy nhìn từ khách hàng, bởi nếu bạn viết một Storytelling mà khiến họ thấy được họ ở trong đó, thì bạn đã thành công trong việc chạm tới cảm xúc của họ.
Phác thảo nên cốt truyện của mình
Tất nhiên rồi, bạn hiểu được Storytelling là gì, thì bạn cần phải có cốt truyện để có thể tạo ra tổng thể dễ hình dung nhất cho mọi người hiểu được. Sự chỉnh chu trong công đoạn này là điều quan trọng nhất, kịch bản của bạn nên bao gồm brand promise và brand benefit. Chính những yếu tố này giúp thương hiệu của bạn tạo được niềm tin hơn với khách hàng, như vậy mới có thể ghim vào tâm trí của họ về nhãn hàng có thể phục vụ được cho cộng đồng, tạo ra được giá trị của thương hiệu trong lòng của họ.
Đừng ngại khi phải tư duy mang tính trực quan, dù bạn có biến nó thành video hay không? Cốt truyện nên thật dễ hiểu, nó sẽ giúp bạn làm nổi bật được điểm mấu chốt. Nó sẽ bắt đầu và kết thúc ở đâu? Trải nghiệm của nhân vật thay đổi như thế nào và cuối cùng cảm xúc nào sẽ được tác động đến?
Suy nghĩ những điều sâu xa hơn nữa
Khi bạn đã có một cốt truyện, một câu chuyện tổng thể, thì bạn phải nghĩ đến xem bạn sẽ kể nó như thế nào cho hợp lý nhất. Bạn sẽ kể nó dưới các định dạng nào, và nó có thể triển khai qua những kênh nào sẽ là điều bạn cần quan tâm khi thực hiện tạo ra Storytelling. Bạn có thể mở rộng phạm vi bằng cách đảm bảo rằng bạn có thể lặp câu chuyện thương hiệu của mình qua mạng xã hội, bởi đây cũng là một nền tảng cực kỳ hữu ích để bạn hiện hóa câu chuyện.
Một câu chuyện thương hiệu hay phải thật linh hoạt để có thể xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông, bạn hãy hiểu được Storytelling là gì thì mới có thể biết được tạo ra. Những bức ảnh đẹp của câu chuyện đó phải được copy lại trên Instagram. Câu chuyện phải khiến người nghe tự đặt câu hỏi hoặc thôi thúc họ chia sẻ trên Twitter hay Facebook. Các mảnh ghép dù là nhỏ nhất của nó cũng phải chia sẻ được trên Twitter. Hashtag của nó phải làm cho nội dung được người nghe nhớ đến. Vậy là bạn đã dành thời gian để nghĩ ra một câu chuyện về thương hiệu. Vậy bạn cũng phải đảm bảo được rằng mình có thể kể nó lại thật nhiều lần.
Những phương pháp storytelling thuyết phục khách hàng
Điều chỉnh vốn từ vựng của bạn để phù hợp với đối tượng của bạn
Trong bài viết này, tôi định nghĩa đối tượng người Hồi giáo là bất cứ ai đang được kể câu chuyện – bao gồm các thành viên trong nhóm đa ngành, các bên liên quan, khách hàng, đối tác của bên thứ ba … Mục tiêu của chúng tôi khi kể chuyện là gây được tiếng vang với khán giả, nhưng thật khó để làm điều đó khi chúng tôi không nói được ngôn ngữ của nó . Hiểu ngành và thuật ngữ của khán giả của bạn và kết hợp những từ này vào câu chuyện của bạn để họ có thể đặt mình vào đó. Ví dụ: nếu đối tượng của bạn là khách hàng trong ngành sản xuất sử dụng quy trình dây chuyền lắp ráp, bạn nên biết về máy móc đang được sử dụng, các bước của dây chuyền lắp ráp và bất kỳ thuật ngữ cụ thể nào về sản phẩm. Không sử dụng từ vựng áp dụng cho các thành viên đối tượng của bạn, bạn có nguy cơ mất sự chú ý của họ và uy tín của bạn.
Narrative nghĩa là gì? Visual storyteller nghĩa là gì? (Nguồn: 42courses.com)
Tập trung vào toàn bộ trải nghiệm omnichannel , bên trong và bên ngoài giao diện
Người dùng của bạn không tồn tại chỉ trong ứng dụng của bạn. Điều gì thúc đẩy họ đến phần mềm của bạn? Họ sử dụng nó ở đâu? Xem xét bối cảnh sử dụng: người dùng của bạn làm gì trước, sau và trong thời gian họ gắn bó với sản phẩm của bạn? Điều gì làm họ phân tâm? Hiểu những yếu tố này sẽ giúp khán giả của bạn đồng cảm với những gì người dùng của bạn đang trải qua.
Ví dụ: đặt đối tượng của bạn vào vị trí của người dùng bằng cách nói, Hãy tưởng tượng bạn là cha mẹ đơn thân, có hai con, công việc toàn thời gian bận rộn và bạn cần theo kịp tất cả các hoạt động ngoại khóa trên lịch của mình Câu chuyện này cho phép các thành viên trong khán giả của bạn hình dung ra những trách nhiệm này, đưa họ ra khỏi những quan điểm riêng của họ.
Ghép nối câu chuyện của bạn với một vật phẩm để ghi nhớ và căn chỉnh
Hiện vật tạo ra một ấn tượng lâu dài sau khi câu chuyện đã được kể. Bảng phân cảnh , personas , bản đồ hành trình và báo cáo nghiên cứu cung cấp cho các thành viên khán giả một cái gì đó hữu hình để đề cập đến khi câu chuyện được đưa lên sau đó và giúp họ nhớ lại các chi tiết cụ thể. Ví dụ: ghép câu chuyện của bạn với bản đồ hành trình cho phép khán giả của bạn đánh giá mức độ hài lòng của người dùng khi bạn thảo luận về từng bước của hành trình của người dùng. Ngoài ra, kể một câu chuyện trong khi hiển thị bảng phân cảnh cho phép khán giả thấy môi trường của người dùng.
Theo dõi quá trình bằng một Brief
Tóm tắt câu chuyện của bạn hoặc cuộc họp với một email ngắn gọn hoặc thông tin liên lạc khác để ghi nhớ thêm. Nếu quyết định được đưa ra dựa trên câu chuyện đó, bao gồm những gì đã được quyết định và tại sao. Nếu một quyết định được đặt ra, bạn có phần tiếp theo này để tham khảo lại.
Các mẫu content Storytelling nên sử dụng
Content Storytelling chính là cách giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu của bạn với hàng ngàn câu chuyện của thương hiệu khác. Một số mẫu content Storytelling mà bạn có thể tham khảo đó là:
- Kể chuyện bằng hình ảnh:Với hình thức này, người viết cần lên kịch bản cho những chuỗi hình ảnh một cách chi tiết, tạo nên sự sống động trong từng câu từng chữ. Bạn có thể sử dụng hình ảnh tĩnh, tranh vẽ minh hoạ hoặc video. Bên cạnh đó, hãy làm cho những hình ảnh của bạn thú vị hơn bằng việc bổ sung thêm đồ họa, âm thanh giọng nói hay âm nhạc.
- Cá nhân hóa câu chuyện:Mẫu content Storytelling này dùng để kể lại các câu chuyện theo phong cách cá nhân, mang đến cho người đọc sự gần gũi, quen thuộc trong mỗi câu chữ của bạn.
- Mẫu content Storytelling tường thuật trực tiếp: Cách này thường được dùng nhiều trong những chương trình lớn trên truyền hình, các sự kiện thể thao, các trận bóng đá,… Hình thức kể chuyện này đòi hỏi người dẫn chuyện cần có sự linh hoạt, ứng biến tốt.
Hiện nay, khi mạng xã hội ngày càng phát triển, hình thức truyền tải thông tin cũng dần đa dạng hơn. Đặc biệt, việc xây dựng Storytelling bằng hình ảnh, âm thanh hay những video ngắn là một xu hướng tiếp cận khách hàng hiệu quả, mới mẻ mà bạn không nên bỏ qua.
Kinh nghiệm viết Storytelling hấp dẫn, thu hút khách hàng
Khiến câu chuyện trở nên đơn giản, dễ hiểu
Khi bắt tay vào triển khai bài viết Storytelling bạn cần đặt mình vào vị trí của khách hàng. Hầu hết họ sẽ không muốn đọc một câu chuyện dài, nội dung lan man. Vì vậy, hãy làm bài viết trở nên ngắn gọn, dễ hiểu nhất có thể. Điều này khác với việc bạn viết một câu chuyện ngắn nhưng sơ sài.
Để đạt hiệu quả, bạn cần khiến khách hàng hiểu được vì sao họ nên chọn doanh nghiệp của bạn thay vì những doanh nghiệp khác. Trong câu chuyện của mình, hãy minh bạch về việc giới thiệu sản phẩm, thương hiệu và cả lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Tận dụng Multimedia
Multimedia dịch ra tiếng Việt có nghĩa là đa phương tiện, nghĩa là cùng một nội dung câu chuyện nhưng bạn có thể truyền tải bằng nhiều cách khác nhau như:
- Thông qua ngôn ngữ.
- Truyền tải bằng hình ảnh.
- Kể chuyện bằng âm nhạc.
- Dùng video.
- ….
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể thể hiện câu chuyện của mình dưới nhiều hình thức để tạo sự mới lạ, tiếp cận tới các đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, bên cạnh một nội dung tốt, bạn cũng cần trau chuốt và lựa chọn những loại hình nội dung phù hợp, chất lượng.
Bổ sung yếu tố cảm xúc vào câu chuyện của bạn
Hãy khai thác và lồng ghép những yếu tố cảm xúc vào trong bài viết Storytelling. Điều này giúp khách hàng nhìn thấy bản thân họ trong mỗi câu chuyện mà bạn kể. Từ đó, câu chuyện sẽ chạm đến trái tim khách hàng, giúp khách hàng nhớ tới doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Bạn có thể tham khảo một số ví dụ về Storytelling từ các thương hiệu nổi tiếng như: Tiki, Baemin hay Grab. Họ luôn khéo léo đặt thương hiệu của mình vào những sản phẩm của các nghệ sĩ hài, clip âm nhạc,… Nội dung thông điệp được thể hiện bằng các câu chuyện đời thường trong cuộc sống hàng ngày. Do vậy, khán giả luôn cảm thấy gần gũi, thích thú và dễ ấn tượng với những thương hiệu này hơn.
Tạo một tiêu đề ngắn gọn, hấp dẫn và thu hút
Tiêu đề của một bài viết là thứ tạo ấn tượng đầu tiên, thu hút người đọc tiếp tục theo dõi câu chuyện của bạn. Bởi vậy tiêu đề Storytelling cần khơi gợi được nội dung muốn truyền tải. Bên cạnh đó, khi đặt tiêu đề bạn cũng cần lưu ý các tiêu chí: ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu.
Hiện nay, có rất nhiều tiêu đề Storytelling giật tít nhưng lại gây ác cảm cho khách hàng. Đó thường là những tiêu đề không minh bạch, giật tít theo chiều hướng tiêu cực. Do vậy, khi đặt tiêu đề bạn không nên đả kích khách hàng mà chỉ kích thích trí tò mò của họ.
Xây dựng nhân vật chủ đạo cho Storytelling
Bất kỳ Storytelling nào của doanh nghiệp cũng cần có một nhân vật chủ đạo. Nhân vật này phải là người khiến khách hàng hứng thú. Bạn có thể không cần quan trọng hóa đến mức tự tưởng tượng ra một nhân vật nào đó để đưa vào câu chuyện của mình. Hãy lựa chọn những người gần gũi nhất với khách hàng, phù hợp để bày tỏ tâm tư nguyện vọng của khách hàng trong câu chuyện mà bạn kể.
Lên cấu trúc Storytelling thật hợp lý
Để câu chuyện mạch lạc, bạn cần lên cấu trúc bài viết trước khi bắt tay vào viết các phần chi tiết. Thông thường một câu chuyện sẽ có cấu trúc cơ bản như sau:
- Phần giới thiệu:Đây là phần để miêu tả sơ bộ về nhân vật và vấn đề mà nhân vật trong câu chuyện gặp phải. Hãy nhớ rằng, đây chỉ là phần giới thiệu, do đó bạn cần viết thật ngắn gọn đủ để người đọc hiểu được vấn đề, tránh lan man dài dòng gây nhàm chán.
- Phần bắt đầu xung đột:Ở phần này, nhân vật sẽ bắt đầu bùng phát các vấn đề và đẩy cảm xúc của người đọc lên cao trào bằng cách làm cho mọi việc trở nên kịch tính hơn.
- Phần giải pháp tháo gỡ:Phân đoạn này nhân vật trong chuyện sẽ tìm được giải pháp cho vấn đề đang gặp phải. Từ đó, người đọc cũng rút ra được thông điệp mà toàn bộ câu chuyện muốn truyền tải. Đây chính là lúc để bạn kết thúc Storytelling.
Những lưu ý khi viết Storytelling
Để có thể viết Storytelling thật hay, lôi cuốn và thu hút khách hàng, bạn cũng nên lưu ý một số điều dưới đây:
- Đầu tư thời gian chuẩn bị trước khi viết:
Trước khi viết Storytelling bạn cần dành thời gian để chuẩn bị cho câu chuyện của mình. Hãy suy nghĩ thật kỹ về những gì mình sắp viết như: mục đích câu chuyện, thông điệp truyền tải tới khách hàng là gì,… Bên cạnh đó, hãy xác định hình thức content, phương tiện truyền thông sẽ sử dụng. Việc này giúp bạn định hình được phong cách viết bài, tránh phải chỉnh sửa nhiều.
- Tập trung kể chuyện một cách lôi cuốn, mạch lạc:
Một câu chuyện hay, được nhiều khách hàng hưởng ứng cần có cốt truyện mạch lạc và giọng kể lôi cuốn. Về cốt truyện, bạn nên có mở đầu, cao trào và kết thúc câu chuyện cùng thông điệp rút ra. Chỉ cần thiếu một trong những yếu tố trên thì câu chuyện của bạn sẽ gây khó hiểu và nhàm chán.
Thêm vào đó, giọng điệu kể chuyện phù hợp với đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng đến cũng là một điểm cộng để để thu hút họ. Ví dụ: đối tượng khách hàng của doanh nghiệp là giới trẻ, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ thoải mái, gần gũi, đan xen một số từ ngữ bắt trend để tạo sự thú vị cho câu chuyện.
- Cố gắng không kể chuyện lan man, dông dài:
Cuối cùng, khi kể chuyện bạn nên sử dụng ngôn từ dễ hiểu, không nên viết quá dài và lan man. Bởi khi khách nhìn thấy một bài viết quá nhiều chữ với số lượng thông tin khổng lồ, họ sẽ có khuynh hướng bỏ đi vì cho rằng rất mất thời gian.
Nguồn bài viết: Tổng hợp và cập nhật từ các nguồn Website uy tín trên Google
- //bepos.io/blog/storytelling/
- //marketingai.vn/storytelling-quang-cao-la-gi/#ftoc-heading-2
- //wiki.tino.org/storytelling-la-gi/