Sự khác nhau giữa quảng cáo và pr là một trong những từ khóa được search nhiều nhất trên google. Trong bài viết này, letrongdai.vn sẽ viết bài Pr là gì? Quảng cáo là gì? 10 sự khác nhau giữa Quảng Cáo và PR.
PR là gì?
PR là viết tắt của từ Public Relations có nghĩa là Quan hệ công chúng. Lý thuyết học thuật từ PR đa phần du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên với điều kiện Việt Nam, PR nhiều khi được hiểu sai và họ tưởng lầm sang hình thức quảng cáo hoặc bán hàng trực tiếp. Do đó hiểu PR có nghĩa là quảng cáo thì hoàn toàn toàn sai lầm nhé.
Quảng cáo là gì?
Quảng cáo (advertising) là hoạt động của doanh nghiệp nhằm làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa của mình. Nó là phương tiện để kích thích nhu cầu và tạo lập sự trung thành với nhãn hiệu hàng hóa.
Tiếp thị là gì?
Tiếp thị (marketing) là quá trình phát hiện ra nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dựa trên những nền tảng (sản phẩm, dịch vụ, hệ thống,..) mà chúng ta đang có.
PR có phải là quảng cáo không?
Thông qua những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào về PR là gì? Vậy PR khác quảng cáo ở những điểm nào? Hay nói cách khác PR có phải là quảng cáo không? Dưới đây sẽ là 1 số ý kiến về sự khác nhau giữa PR và quảng cáo để bạn đọc có thể hiểu hơn:
- PR: là việc tìm kiếm và xây dựng phát triển mối quan hệ giữa các cá nhân với, doanh nghiệp với cộng đồng. PR giúp tạo nên lợi ích cho đôi bên. PR bao gồm nhiều hoạt động cụ thể như: quan hệ đoàn thể, PR nội bộ, xây dựng và phát triển thương hiệu, quản trị báo chí truyền thông, chăm sóc khách hàng, trách nhiệm xã hội và xử lý khủng hoảng.
- Quảng cáo: là hình tuyên truyền, quảng bá nhằm đi tới mục tiêu chính đó là giới thiệu thông tin của sản phẩm dịch vụ, thương hiệu hay những ý tưởng, công trình nghiên cứu đến khách hàng, nhằm tạo nên hành vi, thói quen của khách hàng. Từ đó kêu gọi hành động từ phía khách hàng bằng thông điệp.
Tóm lại: PR không phải là quảng cáo
Phân biệt giữa Tiếp thị và Quảng cáo
Tiếp thị là cả một quá trình bao gồm các bước nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch, chiến lược, phân bổ ngân sách, đo đạc, thống kê, tối ưu… trên nhiều kênh và phương thức khác nhau, để đảm bảo rằng ngân sách họ chi ra mang lại lợi nhuận cho tổ chức. Còn quảng cáo là thực thi các hoạt động của một kế hoạch marketing, tác động vào thói quen của khách hàng và biến họ trở thành người mua hàng.
Tổng kết lại, tiếp thị (marketing) là một chiếc bánh lớn, trong đó có nhiều miếng, mỗi miếng bánh đại diện cho một lĩnh vực: nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch media, quan hệ công chúng, quảng cáo, chiến lược bán hàng, giá sản phẩm, hậu mãi khách hàng, quan hệ cộng đồng…
7 công cụ PR đem đến hiệu quả cho tổ chức
Có 7 công cụ PR mà nếu áp dụng hợp lý, sẽ đưa đến những hiệu quả đáng kể cho tổ chức của bạn. Cụ thể là:
– Community Involvement: đây là các hoạt động liên quan đến cộng đồng, các sự kiện đóng góp giúp đỡ về tiền nong hoặc các buổi hội thảo giúp đáp ứng các nhu cầu của cộng động.
– Social Investment: các hoạt động về trách nhiệm xã hội nhằm tạo dựng uy tín cho công ty trong mắt khách hàng, ví dụ giống như các hoạt động từ thiện.
– Events: đơn vị các sự kiện giúp tăng nhận thức về thương hiệu, ví dụ như tài trợ hoạt động thể thao hay sự kiện trưng bày sản phầm.
– Lobbying: hay còn gọi là vận động hành lang tuyên truyền, là những nổ lực nhằm mục tiêu gây tác động để có được sự ủng hộ từ công chúng, hay cơ quan có thẩm quyền về một quyết định nào đó. Trên thực tế, công cụ này khi được áp dụng ở Việt Nam đã phần nào biến chất.
– Publications: là chiến lược truyền thông tiếp thị như phát hành những ấn phẩm, báo chí, sách báo chứa những thông tin về doanh nghiệp hữu dụng cho KH.
– News: thực hiện thông cáo báo chí, dùng tin tức để lôi kéo sự chú ý của công chúng qua các câu chuyện có lợi cho công ty, nhân viên và các sản phẩm của doanh nghiệp.
– Identity media: là những công cụ nhận diện tạo nên cái riêng của doanh nghiệp, tạo điểm bấm và khác biệt với các đơn vị khác. Ví dụ giống như logo, slogan, hay văn hóa công ty.
Khi đã hiểu rõ những công cụ này, việc của nhân sự PR là vận dụng chúng một phương pháp hợp lý với tình hình của đơn vị của mình cũng giống như những yếu tố bên ngoài khác để có thể mang ra những chiến lược PR phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất. Yếu tố không thể thiếu của một nhân sự PR là khả năng thuyết phục KH và nắm bắt tình hình để có thể tạo dựng được hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp, đóng góp cần thiết cho công tác marketing và sự phát triển của công ty.
Bí quyết để có kế hoạch PR hoàn hảo
Tạo kế hoạch PR hoàn hảo sẽ giúp bạn đi đúng hướng để tận dụng vị thế thương hiệu và đạt được mục tiêu của mình.
Dưới đây là 7 bước để theo dõi để tạo ra một kế hoạch quan hệ công chúng thành công:
Bước 1. Xác định mục tiêu quan hệ công chúng.
Mục tiêu của chiến lược PR cần được xác định, chắc chắn là phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ tổng thể của doanh nghiệp bạn. Ví dụ về các mục tiêu này bao gồm cải thiện hình ảnh thương hiệu của bạn hoặc tăng số người tham dự tại các sự kiện do doanh nghiệp của bạn tổ chức.
Bước 2. Xác định đối tượng mục tiêu.
Xác định nhóm công chúng bạn cần giao tiếp và gây ảnh hưởng với họ. Ai cần tham gia với doanh nghiệp của bạn? Bạn cần hỗ trợ ai? Ai sẽ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn? Ai có cái gì đó để đạt được hoặc mất đi từ mối quan hệ của họ với bạn?.
Bước 3. Chiến lược cho mọi mục tiêu.
Trong việc lập kế hoạch, hãy xem xét cách bạn sẽ tiếp cận thách thức về việc làm việc hướng tới mục tiêu của bạn. Các chiến lược ở đây bao gồm các phương thức giao tiếp, thông điệp được truyền đạt và các hoạt động khác liên quan đến việc đạt được mục tiêu của bạn.
Bước 4. Xác định chiến thuật.
Hãy xem xét cách bạn sẽ sử dụng các nguồn lực của bạn để thực hiện các chiến lược của bạn và làm việc hướng tới các mục tiêu. Các chiến thuật PR là “vũ khí” giúp bạn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu.
Bước 5. Thiết lập ngân sách.
Cần có một ngân sách cụ thể để bạn có thể triển khai, bao gồm chi phí thuê không gian, thời gian của nhân viên, phương tiện đi lại, hình ảnh, tài liệu,…
Ngân sách cần được phân bổ sao cho hợp lý trong ngân sách Marketing của doanh nghiệp, phù hợp với mục tiêu và hiệu quả bỏ ra.
Bước 6. Kế hoạch hành động.
Kế hoạch hành động là một phần của kế hoạch của bạn, bao gồm các hoạt động cụ thể theo chiến thuật của bạn được yêu cầu để thực hiện các chiến lược. Các hoạt động trong phần này của kế hoạch bao gồm các phương thức giao tiếp mà bạn sẽ sử dụng.
Bước 7. Đánh giá
Hãy tự hỏi liệu bạn có đạt được mục tiêu của mình thông qua việc đo lường và quan sát cẩn thận hay không. Hãy cân nhắc ý kiến và phản hồi của công chúng vì những điều này sẽ cung cấp cho bạn một quan điểm khác về hiệu quả của các chiến lược của bạn.
Với 7 bước trên, bạn có thể tạo ra một kế hoạch PR để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình tốt nhất.
Xem thêm: