fbpx

Tổng quan ngành nội thất Việt Nam & Báo cáo tổng quan thị trường ngành nội thất trong 5 năm (2015-2020)

4.3k
Chia sẻ
5.8k
Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Ngành nội thất tại Việt Nam đang thực sự cần có những Nhà thiết kế thời trang để đáp ứng sự thay đổi trong lựa chọn của người dùng và bắt kịp xu hướng mới nhất trên thế giới.

Nội dung bài viết

Thói quen lựa chọn nội thất của người Việt

Theo khảo sát củanội thất Hàn Quốcđược công bố tại Hội thảo “Xu hướng sử dụng vật liệu gỗ nội thất giai đoạn 2020 – 2022”: phần lớn người dân Việt Nam vẫn đang giữ thói quen tớicửa hàng nội thấtđể lựa chọn sản phẩm rồi đặt mua. Đây là những sản phẩm có sẵn, và đại trà. Tuy nhiên, kết quả cuộc khảo sát này cũng cho thấy, tỉ lệ lựa chọn qua sự tư vấn của đơn vị thiết kế, kiến trúc sư có chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong những năm gần đây.

Khi gu sống và gu ở của người Việt thay đổi, bên cạnh lưu giữ giá trị truyền thống gia đình với những không gian quần tụ thì bản sắc riêng, sự tôn trọng sở thích của từng cá nhân, thể hiện cái tôi cá tính cũng được đề cao. Chính vì thế, xu hướng tự lựa chọn vật liệu, định hình sản phẩm cùng sự tư vấn của thiết kế khi có nhu cầu về nội thất là điều dễ hiểu.

Đối tượng quyết định lựa chọn nội thất cũng có sự thay đối đáng kể khi phụ nữ chiếm đến 60 – 70% , đặc biệt với những sản phẩm như tủ bếp, tủ quần áo. Tỉ lệ sẽ còn tăng trong thời gian tới. Vì vậy, bên cạnh công năng, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm sẽ cần được đẩy mạnh hơn nữa cũng như khuynh hướng mua hàngnội thất onlinecũng dần phát triển với sự bùng nổ của thời đại số và các sàn thương mại điện tử.

tổng quan ngành nội thất việt nam

Việt Nam cần có những sự định hướng thời trang trong thiết kế nội thất

Với những thay đổi trong thói quen và tư duy người dùng, thị trường nội thất Việt không thể giữ mãi lối mòn trong việc tung ra các sản phẩm có tính hàng loạt và doanh nghiệp sản xuất điều khiển hoàn toàn người tiêu dùng. Đã đến lúc cần có những Nhà thiết kế thời trang cho nội thất và người tiêu dùng sẽ “làm chủ cuộc chơi”.

Nhờ tư duy chiến lược cùng sự nhanh nhạy, một số doanh nghiệp lớn thuộc lĩnh vực vật liệu tại Việt Nam đã có những thay đổi tích cực trong phát triển sản phẩm để khách hàng của mình có nhiều sự lựa chọn và chủ động hơn trong việc thiết kế không gian nội thất do họ sở hữu. Khách hàng sẽ là trung tâm từ khâu lựa chọn vật liệu, thiết kế bề mặt, phong cách… để có được sản phẩm cuối cùng như ý.

Hai năm vừa qua 2019-2020, hội thảo VIFA GU được tổ chức tại SECC Q7 đã nhận được sự tham gia của đông đảo các kiến trúc sư, đơn vị sản xuất – kinh doanh nội thất. Điều này chứng tỏ nhóm thiết kế, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang có sự đổi mới trong tư duy sản xuất để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu khách hàng của mình.

Chính vì thế, các chủ đề tham luận về chất kết dính trong ngành gỗ, thiết kế bề mặt… cũng nhận được sự quan tâm chú ý của các khách mời tham gia. Với những thay đổi tích cực này, thị trường vật liệu cũng như nội thất Việt Nam chắc chắn sẽ có khởi sắc với những thành tựu ấn tượng.

Nhu cầu và sự chọn lọc khắt khe của mặt hàng nội thất thiết kế tăng cao

Với dân số trên 96 triệu người, mức sống ngày càng tăng, dự kiến trong năm 2019, quy mô tiêu thụ của thị trường đồ gỗ nội thất Việt Nam khoảng 5 tỷ USD.

Nhu cầu thiết kế nội thất tăng

Ông Huỳnh Văn Hạnh – Phó Chủ tịch Hội mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) – khẳng định, dung lượng thị trường vẫn đang tăng lên theo từng năm. Trong năm 2019, dự báo tổng dung lượng giá trị của thị trường đạt khoảng 5 tỷ USD. Trong đó, chưa tới 1 tỷ USD là sản phẩm nhập khẩu, số còn lại do thị trường nội địa đáp ứng.

Về nguyên nhân thị trường tiêu dùng đồ gỗ nội địa gia tăng, ông Hạnh cho hay, Việt Nam là thị trường rất lớn với dân số lên tới trên 96 triệu người và là quốc gia đang phát triển nên nhu cầu xây dựng, kiến thiết các công trình nhà ở, khách sạn… rất lớn. Thêm vào đó, xu hướng tiêu dùng của người Việt hiện nay không nghĩ tới giá rẻ mà họ yêu cầu sản phẩm phải phù hợp với phong cách, kiến trúc của ngôi nhà. Đây cũng là điều dễ hiểu khi những thương hiệu nội thất có thiết kế độc đáo, cao cấp rất ăn khách.

Ông Hạnh cho rằng, khả năng tiêu thụ đồ nội thất của Việt Nam còn rất lớn và sẽ tiếp tục tăng hơn so với mức dự báo như hiện nay. Đặc biệt là gần đây, Thủ tướng yêu cầu ngành gỗ phải giữ cho được thị trường nội địa nên các doanh nghiệp trong ngành đã ngày một chú trọng hơn, thậm chí những doanh nghiệp vốn chỉ xuất khẩu thì cũng đã có xu hướng tìm hiểu để quay lại nội địa.

Ông Park YN – CEO của YN Việt Nam với thương hiệunội thất online Dongsuh Furniture– chia sẻ, mặc dù tình hình thị trường bất động sản không tích cực như kỳ vọng song doanh thu bán nội địa của doanh nghiệp này vẫn tăng trưởng khoảng 10% trong Q1 2020 so với Q4 năm 2019. Nên điểm máu chốt là phải nắm bắt được xu hướng tiêu dùng cũng như thói quen mua sắm nội thất của người Việt.

Xem thêm: Đại dịch nCov-19 đã thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng như thế nào?

Liên quan đến xu hướng tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp cho biết, hiện người Việt bắt đầu ảnh hưởng văn hóa châu Âu trong đồ gỗ nên những gì xuất đi châu Âu nếu bán nội địa cũng sẽ rất chạy.

Điển hình như phong cách nội thất Bắc Âu, Scandinavian cũng là mặt hàng ưa thích của thương hiệu nội thất Dongsuh Furniture với mẫu bàn trang điểm hiện đại Scandinavian

tổng quan ngành nội thất việt nam

Tiếp cận và hiểu rõ khách hàng bằng hội chợ nội thất chuyên nghiệp

Ông Huỳnh Văn Hạnh cho biết, với dư địa lớn của thị trường nội địa, HAWA đã tổ chức riêng một hội chợ đồ gỗ nội thất là VIFA HOME để tạo sân chơi cho doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng nội địa. Tới nay, sau 10 năm tổ chức, hội chợ này đã trở thành điểm đến thường niên, giúp các doanh nghiệp nắm bắt thông tin, nhu cầu cũng như bán hàng hiệu quả. Hội chợ VIFA HOME 2019 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 28/11 – 1/12 tại Nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11, TP. Hồ Chí Minh. Hội chợ năm nay có quy mô 600 gian hàng, với sự tham gia của hơn 120 thương hiệu về nội, ngoại thất, trang trí nhà cửa, thủ công mỹ nghệ…

Điểm khác đặc biệt ở VIFA HOME 2019 là có sự tham gia của một số doanh nghiệp chỉ chuyên xuất khẩu. Bà Trần Thị Ngọc Hiếu – Phó Tổng giám đốc HAWA Corp (đơn vị tổ chức VIFA HOME 2019) – cho biết, tại hội chợ năm nay sẽ có riêng khu gian hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu. Ở đây trưng bày đồ nội thất mà doanh nghiệp vốn chỉ xuất khẩu nhằm đo lường sức tiêu thụ và nhu cầu của thị trường nội địa, từ đó có chiến lược tiếp cận phù hợp.

Tóm tắt: Tổng quan thị trường nội thất ở Việt Nam

Thị trường nội thất Việt Nam có thể chia thành 2 phân khúc chính: Hàng thông thường và hàng cao cấp. Các sản phẩm thông thường được làm từ thợ mộc hoặc các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. Sản phẩm cao cấp thông thường là hàng nhập khẩu hoặc được sản xuất bởi các doanh nghiệp lớn.

Các doanh nghiệp chế biến gỗ phân bổ ở cả 3 miền. Các doanh nghiệp FDI và liên doanh thường phân bố ở các khu công nghiệp.

Năm 2015, ngành công nghiệp sản xuất nội thất ở Việt Nam đạt 636 triệu euro, tăng 7.4% so với năm 2014. Năm 2017, Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về sản xuất nội thất (sản lượng chiếm đến 2% tổng sản lượng toàn cầu) –Theo CSIL.Đây là kết quả của sự gia tăng trong lĩnh vực xây dựng do GDP Việt Nam tăng nhanh bình quân 6% mỗi năm. Ngành công nghiệp nội thất được dự báo tiếp tục phát triển bình quân 9.6%mỗi năm giai đoạn 2015-2020. Theo dự đoán, năm 2020 ngành công nghiệp sản xuất nội thất của Việt Nam ước tính đạt 1 tỷ euro.

Xem thêm: Báo cáo tổng quan thị trường ngành nội thất trong 5 năm (2015-2020)

Tổng quan về ngành Home decor (Trang trí nhà cửa) tại Việt Nam

Ngành trang trí thiết kế nhà ở bao gồm một vài ngành nhỏ như đồ thủ công, gốm sứ, các sản phẩm từ kính, mây tre đan. Hầu hết các sản phẩm trên được sản xuất từ các làng nghề thủ công miền Bắc Việt Nam.

Với khoảng 1350 làng nghề, Hà Nội được xem là cái nôi sản xuất thủ công của cả nước. Các doanh nghiệp SME chiếm tới 90%trong tổng số các làng nghề và hầu hết đều là doanh nghiệp tự sở hữu ở địa phương. Trong khi đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Trung Quốc, Đức, Đài Loan và Nga. Thủ công đã chiếm đến 90% ngành trang trí nhà ở với hơn 2000 làng nghề thủ công và 13 triệu nhân công.

Xem thêm: Bảng báo giá thiết kế nội thất các loại nhà mới 2020

Thị trường xuất khẩu nội thất và đồ trang trí nhà cửa tại nội địa

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á, thứ 2 Châu Á và thứ 4 thế giới về xuất khẩu nội thất gỗ. Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu 6,3 tỉ euro sản phẩm nội thất gia đình và 1,5 tỉ euro sản phẩm trang trí nhà ở. Trong vòng 5 năm giai đoạn 2010-2015, cả 2 ngành trên đều tăng trưởng nhanh với tốc độ tương ứng là 10,9% và 12,4%.

Nội thất gỗ của Việt Nam được xuất khẩu ra hơn 100 quốc gia. Các thị trường lớn nhất bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu và Nhật Bản. Hiện nay, có xuất hiện thêm 1 thị trường lớn khác là Hàn Quốc. Năm 2015, chỉ riêng Mỹ đã chiếm 38% tổng giá trị xuất khẩu nội thất gia đình, tiếp theo đó là Nhật Bản và Trung Quốc với 15% và 14%. Các nước Châu Âu chiếm 11% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

Thị trường xuất nhập khẩu gỗ nội thất và đồ trang trí thiết kế nhà cửa

Tương tự như xuất khẩu nội thất nhà ở, Châu Á chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu sản phẩm dệt may gia dụng của Việt Nam. Tính riêng Mỹ thì đây là thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may gia dụng lớn nhất, chiếm tới 20%, tiếp theo đó là Châu Âu. Các sản phẩm may mặc gia dụng bao gồm cả sản phẩm tiêu chuẩn và sản phẩm dân tộc như khăn trải giường, khăn trải bàn, thảm, len, sản phẩm thêu tay.

Bên cạnh Mỹ thì Châu Âu là thị trường lớn nhất cho các sản phẩm gốm sứ vào năm 2014, chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam. Các sản phẩm xuất khẩu gốm sứ bao gồm lọ, bình và tượng.

Xem thêm: Báo cáo thị trường ngành gỗ xuất khẩu và nhập khẩu tại Việt Nam 2020

tổng quan ngành nội thất việt nam

Doanh thu ngành nội thất Việt Nam năm 2019

Khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy đồ nội thất nằm trong top 10 sản phẩm được mua bán phổ biến nhất trên các sàn giao dịch điện tử tại Việt Nam năm 2019. Cụ thể, đồ nội thất đứng thứ 8 trong danh sách 10 sản phẩm được mua bán trực tuyến phổ biến nhất gồm: quần áo, giày dép; điện tử, điện lạnh; mẹ và bé; sách, văn phòng phẩm;thủ công, mỹ nghệ; linh, phụ kiện; hóa mỹ phẩm; đồ nội thất; thực phẩm, đồ uống; đồ ăn nhanh.

Theo báo cáo của Statista, doanh thu của ngành nội thất và thiết bị nội thất tại Việt Nam ước tính vào khoảng 478 triệu USD trong năm 2019. Trong giai đoạn 2019-2023, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của doanh thu ngành nội thất được dự báo ở mức 13,5%. Theo đó, ngành kinh doanh nội thất và sản phẩm nội thất tại Việt Nam được dự báo có doanh thu khoảng 793 triệu USD vào năm 2023.

Trong đó, nhóm mặt hàng có doanh thu cao nhất trong ngành nội thất là sản phẩm nội thất, đồ gia dụng với doanh thu 358 triệu USD trong năm 2019.

Theo báo cáo của Statista, doanh thu của ngành kinh doanh nội thất tại Việt Nam xếp thứ 37 trên thị trường nội thất toàn cầu.

Doanh thu ngành nội thất Việt Nam năm 2019 cho thấy nhu cầu sản phẩm nội thất tăng cao

Mặc dù thu nhập bình quân đầu người không cao, nhưng nhu cầu về nội thất cao cấp ở Việt Nam không thua kém gì ở Hồng Kông, Singapore hay là những nước có thu nhập rất cao. Trong đó, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 thị trường có nhu cầu sử dụng sản phẩm nội thất cao cấp đang gia tăng nhanh chóng.

Theo thống kê của Thương vụ Ý tại Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ bình quân của Việt Nam hiện là hơn 21 USD/người/năm. Tính ra, quy mô tiêu thụ nội thất trong nước năm 2018 đã lên đến con số khoảng 4 tỉ USD. Năm 2018 Việt Nam chi gần 500 triệu USD để nhập khẩu hàng nội thất, dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

Thị trường bất động sản bùng nổ cũng là một trong lý do khiến thị trường nội thất, đặc biệt là thị trường nội thất phân khúc cao cấp phát triển. Nhiều thương hiệu đồ nội thất và trang trí đến từ Ý, Đan Mạch, Đức, Thụy Điển… cũng đang có kế hoạch thâm nhập vào thị trường nội thất Việt Nam. Người dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm nhiều hơn về không gian sống, chú ý đến tính thẩm mỹ, nghệ thuật của các đồ dùng nội thất chứ không còn mang tính cảm quan như trước đây.

Thời gian tới, ngành nội thất sẽ có thay đổi mạnh mẽ, bắt đầu từ sự dịch chuyển sản xuất từ các nước đến Việt Nam. Nhiều cơ hội về thiết kế, nguyên liệu, thiết bị, marketing… được hội tụ. Nhiều thương hiệu đồ nội thất và trang trí đến từ Ý, Đan Mạch, Đức, Thụy Điển… đều đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Ngành nội thất sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ với sự góp mặt của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Nhiều cơ hội về các lĩnh vực thiết kế, nguyên liệu, thiết bị, marketing…cũng trở nên sôi động. Sự thay đổi này sẽ đem tới cho người dùng Việt Nam nhiều sự lựa chọn với những sản phẩm nội thất có chất lượng và thẩm mỹ cao.

Một báo cáo của Hawa cho biết năm 2018, tổng giá trị tiêu dùng nội thất của thị trường Việt Nam đạt khoảng 4 tỉ USD, xuất khẩu của ngành gỗ đạt con số kỷ lục lên tới 9 tỉ USD, nhưng chưa nhiều thương hiệu đồ gỗ nội thất Việt được biết đến trên sân nhà.

Một báo cáo từ Tổng cục Hải quan màdongsuh.vnđã dẫn, nói rằng, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 3/2019 đạt trên 882 triệu USD, tăng 21,68% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong quý I năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước đạt gần 2,270 tỷ USD, tăng 16,2% so với quý I năm 2018; cao hơn mức tăng trung bình của năm 2018 – đạt 15,7%.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 3/2019 đạt trên 882 triệu USD, tăng 21,68% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 616 triệu USD, tăng 22,11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Danh sách Công ty Nội thất Việt Nam là khoảng 13 ngàn
Danh sách Công ty chuyên về thi công thiết kế Nội thất Việt Nam là khoảng 18 ngàn

Dữ liệu số lượng công ty nội ngoại thất Việt Nam trên dongsuh.vn cho thấy có khoảng 13 ngàn doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nội thất ngoại thất.

Xin lưu ý, đây là số liệu do một phần mềm máy tính của chúng tôi phân tích, chỉ có giá trị tham khảo, có thể chưa đúng sát với thực tế.

tổng quan ngành nội thất việt nam

Sôi động phân khúc nội thất giá rẻ

Ông Nguyễn Chánh Phương, phó chủ tịch kiêm tổng thư kí HAWA, đánh giá thị trường gỗ hiện nay đang được doanh nghiệp trong nước chú trọng, đáp ứng dàn trải từ phân khúc bình dân đến cao cấp, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa thương hiệu trong nước với các nhãn hàng quốc tế đang đổ bộ vào Việt Nam.

Theo một khảo sát từ Nielsen Việt Nam mới đây về xu hướng tiêu dùng mới, hơn 4 trong 5 người Việt được hỏi sẵn sàng chi trả cao hơn để mua các sản phẩm có cam kết về những tác động tích cực đến môi trường và xã hội.

80% người tiêu dùng lo ngại các tác hại lâu dài của nguyên liệu nhân tạo và 79% sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn.

Dự báo nhu cầu thiết kế nội thất trang trí

Dự báo thị trường nhà ở kèmnội thất trang trísẽ được cải thiện trong năm 2020 kéo theo nhu cầu về đồ nội thất tăng, đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp gỗ Việt gia tăng thị phần xuất khẩu tại thị trường này.

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong năm 2019 đạt đến 10,65 tỷ USD, tăng 19,5% so với năm 2018. Đáng chú ý, trong năm 2019 nhóm sản phẩm này của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu đến thị trường Mỹ với trị giá 5,33 tỷ USD, tăng đến 36,9% so với năm 2018.

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, Trung Quốc và Việt Nam là hai thị trường cung cấp chính mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ cho Mỹ trong 11 tháng năm 2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại với Trung Quốc nên trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ từ thị trường này giảm mạnh trong 11 tháng năm 2019. Theo đó, tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ từ Trung Quốc ở mức 34,6%, giảm 11,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018. Mỹ tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam trong 11 tháng năm 2019, đạt 4,78 tỷ USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam tăng thêm 7,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018.

Còn theo phân tích của các chuyên gia, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung cùng với việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) đã góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam. Và trong năm qua, Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu so với các nhà xuất khẩu gỗ từ các nước nhiệt đới khác như Indonesia, Malaysia hay một số nhà xuất khẩu khác.

Theo nguồn Reuters, dự báo thị trường nhà ở Mỹ sẽ được cải thiện trong năm 2020. Số lượng nhà ở trung bình trong năm 2020 đạt 1,264 triệu đơn vị, tăng 0,6% so với năm 2019. Thị trường nhà ở tăng kéo theo nhu cầu về đồ nội thất tăng tại thị trường Mỹ trong năm 2020. Thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh, khiến đồ nội thất tại Mỹ trở nên đắt đỏ, vì vậy Mỹ sẽ tăng nhập khẩu đồ nội thất từ các thị trường khác, trong đó Việt Nam là thị trường rất quan trọng đối với các nhà nhập khẩu của Mỹ.

Bên cạnh cơ hội, nhiều ý kiến lo ngại về những rủi ro mới phát sinh đặc biệt liên quan đến gian lận xuất xứ của các nhà đầu tư nước ngoài nhất là các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển dịch đầu tư sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Để giảm thiểu rủi ro, nhiều chuyên gia cho rằng, các cơ quan chức năng cần phối hợp với địa phương rà soát tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI; các dòng sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ cũng như từ Trung Quốc vào Việt Nam. Bên cạnh đó, quy trình cấp phép chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cũng cần phải được kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo việc cấp giấy chứng nhận chỉ cấp cho các doanh nghiệp và sản phẩm có đủ điều kiện.

Về phía doanh nghiệp, cần tăng cường hợp tác, tạo lập và hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất nguyên liệu đến xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng thông qua việc tập trung nguồn lực thực hiện chuyên môn hóa, giảm chi phí giao dịch và chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – nhận định, khi vào chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần chứng minh nguồn gốc về giá thành và các chi phí sản xuất. Phía Mỹ cũng kiểm soát rất kỹ vấn đề này. Bản thân các doanh nghiệp của Việt Nam đã làm với thị trường này từ rất nhiều năm do đó nên tuân thủ rất tốt các yêu cầu thị trường nhập khẩu. Hiện nguồn gỗ xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam đi theo 2 hướng gồm: gỗ nhân tạo, gỗ mềm (gỗ cao su, gỗ keo) của Việt Nam; gỗ nhập khẩu từ Mỹ (gỗ sồi, gỗ óc…). Hiện, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã và đang định hướng các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ đi theo hướng này. Nguồn đầu vào minh bạch là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ tránh được chống bán phá giá, gia tăng thị phần xuất khẩu.

Mỹ tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam trong 11 tháng năm 2019, đạt 4,78 tỷ USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Dongsuh Furniturenội thất online số 1 tại Việt Nam chuyên cung cấpcác sản phẩm đồ nội thất có giá thành thấp hơn tới 70% so với giá thị trường.

Tham khảo thêm tại website: //dongsuh.vn

Nguồn: //dongsuh.vn/blogs/tin-tuc-noi-that/thi-truong-noi-that-viet-nam-khao-khat-su-dinh-huong-thoi-trang

Báo cáo tổng quan thị trường ngành nội thất trong 5 năm (2015-2020)

Nền kinh tế phát triển ổn định cộng với tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh nên thị trường đồ nội thất việt nam đang thu hút nhiều thương hiệu danh tiếng trên thế giới. Hiện nay, Hà Nội và TP.HCM là hai thị trường có nhu cầu sử dụngđồ nội thất cao cấpnhiều nhất. Thời gian tới,ngành nội thấtsẽ có những thay đổi mạnh bắt đầu từ sự chuyển dịch sản xuất từ các nước đến Việt Nam. Hiện các thương hiệu đồ nội thất và trang trí đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy, Đan Mạch, Đức, Thụy Điển có kế hoạch thâm nhập thị trường Việt Nam.

Thị trường đồ nội thất: Hấp dẫn phân khúc nội thất xuất khẩu cao cấp

Cuối tháng 7/2019, thương hiệu nội thất cao cấp đến từ Hàn QuốcDongsuh Furnituređã ra mắt tại TP.HCM. Với quy mô hai xưởng sản xuất lớn đặt tại Bình Dương rộng hơn 10,000 m2, Dongsuh Furniture đẩy mạnh sản xuất để xuất khẩu với các sản phẩmnội thất phòng kháchnhư:ghế sofa da, bàn trà sofa, kệ tivi gỗ, vànội thất phòng ngủnhưgiường ngủ gỗ, bàn trang điểm hiện đại, tủ quần áo gỗcác trang thiết bị phòng ăn nhưbộ bàn ăn,…

Ông PARK YOUNGNAM – Giám đốc Điều hành tại Việt Nam của Dongsuh Furniture cho biết: “Sau 5 năm tìm hiểu thị trường châu Á, Dongsuh Furniture nhận thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam”. Đó là lý do để Dongsuh Furniture đến Việt Nam sớm hơn kế hoạch, sau khi đã lấn sân sang thị trường Trung Quốc và Nhật Bản. Việt Nam là thị trường thứ ba tại châu Á, sau Trung Quốc mà Dongsuh Furniture có mặt.

Cũng chính sức hút của thị trường đã khiến Vua Nệm – được rót vốn từ Casper, nhà cung cấp nệm danh tiếng của Mỹ, quyết định đưa dòng nệm cao cấp Amando tại Việt Nam kết hợp vớinội thất Hàn Quốc Dongsuh Furnituređể phân phối tại Việt Nam. Hiện đang trong tiến trình thương thảo để hợp tác.

Thị trường ngành hàng nội thất thu hút hàng ngàn doanh nghiệp tham gia, trong đó phân khúc cao cấp sôi động nhất với các tên tuổi như Phố Xinh, Nhà Vui, Index living mall… Cùng với đó là sự gia nhập của các thương hiệu nước ngoài vì nhìn thấy cơ hội từ thị trượng nội địa đồ nội thất của Việt Nam.

tổng quan ngành nội thất việt nam

Nhu cầu thực và sức chi mua sắm của ngành nội thất trên đầu người

Theo số liệu của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), chỉ riêng với đồ gỗ, nhu cầu tiêu thụ bình quân ở Việt Nam là 21 USD/người/năm. Tính ra, quy mô tiêu thụ đồ gỗ nội thất trong nước năm 2018 lên đến 4 tỷ USD.

Theo ông Phan Đằng Chương – Phó tổng giám đốc Công ty ERNST & Young Vietnam Limited, trong vòng 5 năm qua, có khoảng 400.000 – 500.000 căn hộ nhà phố, chung cư cao cấp ra đời tại Việt Nam. Trung bình mỗi căn hộ sử dụng ít nhất từ 1-2 trăm triệu đồng cho phần nội thất, như vậy, có trên dưới 100.000 tỷ đồng cho nhu cầu này.

Ngoài bất động sản, ngành hàng đồ nội thất tăng trưởng mạnh còn liên quan đến sự hình thành của giới trung lưu ở Việt Nam đã lan tỏa gu thẩm mỹ, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. “Khách hàng không chọn đồ nội thất như những vật dụng thông thường mà thể hiện phong cách sống, gu thẩm mỹ tinh tế”, ông Phan Đằng Chương chia sẻ.

Năm 2018 Việt Nam chi gần 500 triệu USD để nhập khẩu hàng nội thất, dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

Theo chia sẻ của đại diện Eric Dinh, giám đốc marketing của Dongsuh Furniture, các sản phẩm trung cấp và cao cấp có nhiều phân khúc giá khác nhau, từ chục triệu đồng đến gần 400 triệu đồng/sản phẩm. Trong đó, sức mua của phân khúc giá dưới 50 triệu đồng chiếm đến 40% lượng bán ra của doanh nghiệp này. Và đồng thời khẳng định, thị trường ngành nội thất hiện tại chưa được đánh giá đúng về giá trị sản phẩm, rất nhiều sản phẩm bị nâng giá gấp 3 đến gấp 5 lần.

“Cơ hội trải nghiệm một không gian nội thất trọn vẹn cho mỗi gia đình Việt Nam, hầu như là điều xa xỉ. Đó là thách thức nhưng mô hình bán nội thất online của Dongsuh Furniture sẽ thay đổi hoàn toàn điều đó. Mua hàng online tại Hàn Quốc như một thói quen của người dân, chúng tôi tin rằng ở Việt Nam, chúng tôi cũng sẽ làm được điều tương tự, đặc biệt trước sự bùng nổ về IoT và các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Việc bán các mặt hàng nội thất gia đình sẽ giúp tiết kiệm chi phí đáng kể và giúp mọi người dân Việt nam có cơ hội tiếp cận đến phân khúc nội thất cao cấp với mức chi phí phù hợp” – ông Eric Đinh chia sẻ với phóng viên.

Không chỉ Dongsuh Furniture, các thương hiệu cao cấp khác do Dongsuh Furniture phân phối cũng tăng trưởng rất cao như các mẫunội thất phòng học, phòng làm việcvới các mẫu ghế văn phòng.

Với thiết bị nhà vệ sinh, nhà bếp Kohler, Rita Võ là một trong 10 nhà phân phối lớn nhất của tập đoàn này. Ông Võ Mậu Quốc Triển – Chủ tịch HĐQT Rita Võ cho biết, Việt Nam là thị trường lớn thứ ba tại châu Á, sau Ấn Độ và Trung Quốc. Các sản phẩm Kohler do công ty phân phối đều tăng sau mỗi năm. Hiện Rita Võ có 7 cửa hàng (diện tích mỗi cửa hàng từ 3.000 – 10.000m2) và sẽ mở thêm để đạt 20 cửa hàng trong vòng 5 năm tới.

Đánh giá thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, vào quý 4 trong năm 2020 này, Dongsuh Furniture dự định sẽ mở thêm 3 xưởng sản xuất quy mô lớn cùng khai trương thêm hai cửa hàng tại TPHCM và Hà Nội để khách hàng có thể dễ dàng hơn trong việc định vị thương hiệu và sau đó mới chuyển dần sang online.

Trong kế hoạch chinh phục người tiêu dùng Việt Nam, trong 5 năm tới, doanh nghiệp này sẽ mở từ 15-20 cửa hàng đồ nội thất tại Việt Nam. “Chúng tôi chọn Việt Nam làm trung tâm để khai phá thị trường ASEAN. Khi có được đối tác vừa ý thì việc phát triển hệ thống phân phối sẽ rất nhanh”, ông Park Young Nam khẳng định.

tổng quan ngành nội thất việt nam

Tiềm năng thị trường đồ nội thất Việt Nam hiện nay như thế nào?

Trong khi đứng top đầu thế giới về xuất khẩu nội thất nhưng Việt Nam vẫn đang bỏ ngỏ nhiều tiềm năng của thị trường nội địa.

“Bỏ lơ” thị trường nội thất nội địa

Theo báo cáo về thị trường nội thất Việt Nam được thực hiện bởi Dongsuh Furniture, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 2 châu Á và thứ 4 thế giới về xuất khẩu nội thất. Chỉ tính riêng trong năm 2015, tại thị trường châu Âu, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nội thất đã đạt 7,2 tỷ USD và 1,7 tỷ USD với các mặt hàng trang trí nhà ở.

Sự phát triển của ngànhsản xuất nội thấttại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng đều với nhịp độ 9,4% mỗi năm.

Cũng theo phân tích của Dongsuh Furniture, thị trường đồ nội thất Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung theo hướng xuất khẩu và bỏ ngỏ sân nhà. Phần lớn thị trường nội địa là sân chơi của các mặt hàng nhập khẩu, có nguồn gốc chủ yếu là từ Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan.

Sức tiêu thụ sản phẩm gỗ trong nội địa còn yếu

Báo cáo về thị trường sản phẩm gỗ Việt Nam mới đây của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn cũng chỉ ra rằng. Tuy đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu sản phẩm từ gỗ nhưng thị trường trong nước với sức tiêu thụ 90 triệu người dân, ước đạt 1 – 2 tỉ USD một năm lại chưa được chú ý đúng mức.

Một phần do định giá sản phẩm của thị trường nội thất nội địa chưa đúng, như chia sẻ ban đầu của anh Eric Dinh. Khiến cho nhiều gia đình cũng như người tiêu dùng băn khoăn trước khi xuống tiền, dù nhìn chung, chất lượng nội thất tại Việt Nam khá tốt.

Số liệu thống kê cho thấy thị trường đồ gỗ nội địa Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1/3 so với kim ngạch xuất khẩu

Với nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình ở mức 6% mỗi năm, đi cùng với đó là sự phát triển của lĩnh vực xây dựng và bất động sản, thu nhập mỗi hộ gia đình tăng cũng sẽ giúp gia tăng chi tiêu hàng hóa dịch vụ nội thất.

Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến TP HCM ước tính trong năm 2018, tổng mức tiêu thụ đồ nội thất trong nước ước đạt khoảng 4 tỷ USD.

Trong bối cảnh các công ty trong nước đang tập trung nhiều cho xuất khẩu, Dongsuh Furniture nhận định thị trường nội thất tại Việt Nam cũng giống Hàn Quốc cách đây 20 năm về trước, nhưng đây sẽ là bước khởi đầu cho việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều thương hiệu quốc tế đang có kế hoạch đặt nhà máy sản xuất, hoặc tìm cơ hội để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam khi hàng rào thuế quan đối với mặt hàng đồ nội thất và trang trí nhà cửa được dỡ bỏ.

Nâng cao trải nghiệm mua sắm nội thất để thu hút khách hàng

Theo nghiên cứu, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng thay đổi bài trí trong ngôi nhà khá thường xuyên. Các khách hàng trong lứa tuổi 25-35 tuổi sắp xếp lại nội thất trong vòng 6 đến 12 tháng. Đây là nhóm đặc biệt quan tâm đến các trải nghiệm mua sắm hiện đại và tiện lợi.

Chính vì vậy, nhiều công ty tại Việt Nam đã tham gia vào cuộc đua thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả mua sắm của khách hàng.

Tiên phong trong lĩnh vực nội thất online, Dongsuh Furniture mang lại trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới với các sản phẩm nội thất đa dạng, màu sắc thời trang và trang nhã, cùng việc đẩy mạnh chú trọng thiết kế cũng như mô tả chi tiết một cách chân thực, khiến cho việc mua sắm nội thất trở nên dễ dàng hơn. Nhìn là mê, sờ là phê.

tổng quan ngành nội thất việt nam

Thị trường nội thất thông minh, cuộc đua dần nóng lên

Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đến, cùng với nhiều lĩnh vực khác, lĩnh vực nội thất cũng đang nóng dần với cuộc đua sản phẩm thông minh.

Phát triển cùng nhu cầu mua nội thất online

Đời sống kinh tế – xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu của con người cũng ngày càng cao. Trong lĩnh vực bất động sản, nhu cầu hiện nay không chỉ là một căn nhà để ở, mà còn là nơi để hưởng thụ cuộc sống, để nghỉ ngơi và thư giãn.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc các mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối vạn vật (IoT)…, ngày càng được áp dụng vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, đem lại sự tiện lợi, tăng năng suất lao động.

Giá nội thất tăng cao nhưng cũng kéo theo nhu cầu cũng như sự khắt khe trong yêu cầu của mỗi khách hàng.

Xem thêm: Bảng báo giá thiết kế nội thất các loại nhà mới 2020

Cùng với xu hướng chung, một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nội thất cũng nghiên cứu, cho ra đời nhiều sản phẩm thông minh và các sản phẩm này nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận và ưa chuộng.

Nhiều sản phẩm nội thất nhỏ gọn, đa chức năng, phù hợp nhiều loại diện tích căn hộ, căn phòng ra đời. Khi đó, hạn chế về diện tích nhỏ hay không gian chật hẹp sẽ không còn được chú ý nữa. Ngoài nhỏ gọn với đa công dụng, màu sắc của các sản phẩm này cũng rất đa dạng, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Ngoài ra, sản phẩm này trước đây chưa phổ biến còn do thói quen và văn hóa của người tiêu dùng Việt. Do là sản phẩm mới, nên người tiêu dùng Việt chưa tin vào sự an toàn của sản phẩm. Do vậy, thị trường sản phẩm nội thất thông minh không phát triển trong thời gian dài tại Việt Nam.

Tuy nhiên, một vài năm gần đây, dòng nội thất này đã tạo ra một xu hướng tiêu dùng mới vì văn hóa, hiểu biết người tiêu dùng đã khác xưa. Ngoài ra, tài chính của người tiêu dùng cũng tốt hơn, giúp dòng sản phẩm này ngày càng có chỗ đứng trên thị trường.

Xu hướng tích hợp công nghệ số vào thiết kế nội thất

Mỗi năm thị trường trang trí nội thất lại có những bước biến chuyển, thay đổi riêng biệt đảm bảo luôn đáp ứng được nhu cầu cũng như thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Năm nay, xu hướng là tích hợp công nghệ số vào thiết kế nội thất.

Nội Thất “Hiện đại – tiện nghi” được khách hàng ưu tiên

Các chuyên gia trong ngành nghiên cứu thị trường và lĩnh vực trang trí nội thất cho hay trong vòng 2 năm trở lại đây, bộ phận khách hàng sử dụng sản phẩm nội thất cao cấp có xu hướng ưa chuộng nhưng thiết kế hiện đại, tiện nghi cũng như việc sử dụng và phối hợp các gam màu trung tính tạo sự thanh lịch và gần gũi thiên nhiên.

Theo giới trong ngành, “hiện đại – tiện nghi” là hai yếu tố được khách hàng ưu tiên hàng đầu trong việc đưa ra quyết định lựa chọn thiết kế nội thất. Sức hút của hai yếu tố này có thể được thấy rõ qua hành vi của người tiêu dùng hướng đến sản phẩm.

tổng quan ngành nội thất việt nam

Những bộ sưu tập nội thất đón đầu xu hướng mới

Theo thống kê của Dongsuh Furniture – một trong những doanh nghiệp phân phốinội thất Hàn Quốc onlinehàng đầu tại Việt Nam cho biết người tiêu dùng hiện nay đang có những động thái cũng như biểu hiện vô cùng tích cực đối với mặt hàng trang trí nội thất kiểu hàng nhưng mang hơi hướng đậm chất Châu Âu nói chung, đặc biệt lànội thất Bắc Âu Scandinaviannói riêng.

Những chức năng được tích hợp chính là những điểm cộng lớn như việc thương hiệu Dongsuh Furniture đã sử dụngghế sofangồi bọc da được tích hợp đầu cắm sạc USB hay ngăn để tạp chí,… cho các mẫughế sofa thư giãn

Về màu sắc, những gam màu trung tính như: màu gỗ tự nhiên, xám, nâu, trắng…. không chỉ giúp đánh bật lên sự sang trọng, trầm ấm mà còn khéo léo tạo nên những mảng màu đối lập nổi bật cá tính thể hiện được dấu ấn cá nhân riêng biệt của chính chủ sở hữu.

Đặc biệt đây cũng là gam màu thể hiện cho sự sang trọng, quý phái nhưng cũng không kém phần hiện đại, tinh tế phù hợp với cuộc sống năng động hiện nay.

Cuộc đua với thị trường nội thất hiện đại

Ông Eric Dinh cho biết, người tiêu dùng hiện nay có nhu cầu cao về dòng sản phẩm nội thất thông minh và hiện đại. Tuy nhiên, do môi căn nhà có thiết kế không gian khác nhau, trong khi Công ty chỉ đưa ra sản phẩm đại trà, mang tính định hình chung, chứ không “may đo” riêng cho từng căn hộ, nên không đáp ứng hết được nhu cầu.

“Thị trường nội thất thông minh tại TP.HCM đang phát triển khá nhộn nhịp. Hiện nay, có khá nhiều đơn vị cạnh tranh trong thị trường này”, ông Eric Đinh nói.

Điển hình, như mẫu giường ngủ đèn LED của Dongsuh Furniture vừa ra mắt đã được đón chào nhiệt liệt.

Lo hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng nội thất xuất khẩu

Theo ông Huỳnh Văn Hạnh – phó chủ tịch Hawa, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc hiện nay cũng rất dễ biến VN thành “sân sau” của các sản phẩm gỗ Trung Quốc, nếu doanh nghiệp VN không xây dựng hệ thống bán lẻ vững chắc sẽ thua ngay trên sân nhà. Một khi xuất khẩu sang Mỹ bị tụt giảm, Trung Quốc phải tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồ gỗ Trung Quốc sẽ đổ bộ vào các nước trong khu vực, trong đó có VN.

Trong khi đó, theo ông Eric Dinh – giám đốc marketing Dongsuh Furniture, để bảo vệ thị trường gỗ nội thất trong nước cũng như xuất khẩu, ngành hải quan phải giám sát chặt hàng gỗ Trung Quốc vào VN dưới dạng gì, là thành phần hay bán thành phần hoặc nguyên liệu để áp thuế đúng mức, tránh tình trạng “đội lốt” hàng Việt để xuất khẩu nhằm hưởng ưu đãi thuế như đối với sản phẩm ván sàn Trung Quốc, chống phá giá bán. Do đó, cơ quan chức năng VN phải chặt chẽ hơn trong việc xem xét để cấp C/O. Ít nhất mặt hàng đó phải trên 70% giá trị tạo ra ở VN mới được cấp C/O chứ không thể nào một mặt hàng chỉ có 10% hay 20% giá trị tạo ra ở VN mà cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ VN.

Quản lý thị trường nội thất: Khó như… lên trời

Thị trường nội thất Việt Namđang là mảnh đất màu mỡ cho nhiều doanh nghiệp trong nước và ngoài nước khai thác. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, việc minh bạch hóa thị trường này từ xuất xứ, chất lượng đến kiểm tra độ thật – giả sản phẩm vẫn đang khó như lên trời.

Trắng – đen lẫn lộn… khi mua sắm nội thất

Theo thống kê của Nội thất Hàn Quốc Giá Rẻ, giá trị sản xuấtđồ nội thấttại Việt Nam dự kiến sẽ vượt 1 tỷ USD vào năm 2020, với sự tham gia của hơn 7.000 doanh nghiệp nội thất sản xuất và cung ứng. Với số lượng lớn như thế, các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng đồ nội thất đã đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam.

Chỉ cần gõ cụm từ “mua nội thất” trên mạng, chỉ trong vòng 0,61 giây, đã có gần 7,5 triệu kết quả tìm kiếm với đầy đủ các loại sản phẩm, mẫu mã, từ thương hiệu nổi tiếng, đến những hãng bình dân nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, cũng do số lượng doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nội thất quá lớn, với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại và xuất xứ sản phẩm nội thất, nên việc quản lý thị trường này rất khó khăn với các cơ quan quản lý. Điều này dẫn đền tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng trôi nổi kém chất lượng vẫn có đất sống trên thị trường, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và xã hội nói chung.

Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu Tư, ông Park Young Nam chia sẻ, hiện nay, trên thị trường, không ít các cửa hàng nội thất nhỏ lẻ tại Hà Nội, hay TP.HCM giới thiệu là nhà phân phối của nhiều hãng lớn, nhưng khi khách hàng đưa ra các yêu cầu về chứng nhận sản phẩm, thì không cung cấp được, hoặc yêu cầu xuất hóa đơn VAT, không ít các đơn vị này cũng không thể cung cấp.

Ở một góc độ khác, ông Phạm Ngọc Cường, Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần Xây dựng nội thất Nhà Xinh nhận định, thực ra, để phân biệt được hàng nội thất thật giả hiện nay, người trong nghề còn khó, chứ đừng nói đến người tiêu dùng. Bởi nội thất có nhiều loại sản phẩm, công năng khác nhau, cách nhận biết khác nhau và không ai am hiểu hết tất cả các sản phẩm.

Đồng quan điểm, ông Đinh Hoàng Quân (Eric Dinh), Giám Đốc Makerting YN Việt Nam, đơn vị sản xuất và phân phối chính hãng thương hiệu Dongsuh Furniture tại Việt Nam cho biết: “Nếu tôi đi mua nội thất về trang trí, ngoài lĩnh vực đồ gỗ – chuyên môn của tôi, thì các sản phẩm khác cũng khó lựa chọn vì không có kinh nghiệm, hiểu biết và thiếu thông tin về sản phẩm, đặc biệt về chất liệu sản phẩm cũng như xuất xứ. Việc này với người tiêu dùng bình thường còn khó hơn”.

…Nên khó quản lý nội thất chất lượng

Lý do khiến hàng nội thất giả, hàng nhái và hàng trôi nổi kém chất lượng vẫn ngang nhiên bày bán, ông Quân cho rằng, một phần do các đơn vị kinh doanh thiếu đạo đức, tận dụng kẽ hở của thị trường để trục lợi, một mặt do công tác quản lý chưa tốt.

Trong khi đó, chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện Công ty cổ phần Gỗ An Cường cho biết, đây là vấn đề rất nhạy cảm.Nội thất giá rẻđại trà rất nhiều, nhưng người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp, đơn vị phân phối sản phẩm có uy tín, thương hiệu lớn có những chứng nhận bảo hộ của Nhà nước, hoặc có những chứng nhận khác về sản phẩm. Bởi những thương hiệu nội thất lớn, sẽ không dại gì làm mất lòng “thượng đế”.

tổng quan ngành nội thất việt nam

Người dùng ngày càng khắt khe trong trang trí nội thất

Theo nghiên cứu của Công ty Savills, doanh thu ngành xây dựng tăng trưởng liên tục trong 2007 từ mức 1,2 tỉ USD lên 12,8 tỉ USD năm 2017, là cơ hội lớn cho nhóm công ty công trình dân dụng.

Và với nhiều tín hiệu tốt ở kinh tế vĩ mô, dòng vốn đầu tư nước ngoài, sự phát triển của thị trường bất động sản có thể dự đoán ngành xây dựng sẽ tiếp tục là ngành có tốc độ tăng trưởng hàng đầu trong hơn 10 năm qua.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng dân số bình quân của Việt Nam là 1,2 – 1,5%/năm và tốc độ tăng trưởng đô thị trung bình là 3,4%/năm… Do vậy, tiềm năng tăng trưởng phân khúc nhà ở trong nước còn rất lớn, nhu cầu văn phòng tăng mạnh.

Cùng với nhu cầu xây dựng nhà dân dụng tăng cao thì thị hiếu người tiêu dùng cũng khắt khe hơn. Đơn cử, với mặt hàng trang trí nội thất là thảm trải sàn, hiện nay, phần lớn các căn hộ có xu hướng sử dụng thảm, ít nhất cũng là trải 1 tấm trong phòng khách. Người tiêu dùng đã dần cập nhật được xu hướng trang trí nhà với thảm, nên việc tìm kiếm chọn mua thảm trải trong nhà cũng được quan tâm như khi chọn mua bộ sofa, giường ngủ, bàn trang điểm…

Cách đây 5 năm, người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận sử dụng giường ngủ xuất sứ Trung Quốc có giá thành thấp, chất lượng không cao. Tuy nhiên, hiện nay với xu hướng tiêu dùng mới, người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn dònggiường ngủ gỗ cao cấphơn. Đặc biệt là có xét đến các yếu tố như an toàn cho sức khoẻ và thân thiện với môi trường.

Thực tế, người tiêu dùng thường ưu tiên chọn dòngbàn trang điểm gỗ hiện đại nhập khẩu từ Hàn Quốc bởi phong cách, mẫu mã vượt trội hơn hẳn. Các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn E1 của Hàn Quốc – tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài ra, dòng bàn trà sofa kiểu nhật được khách hàng chọn lựa nhiều hơn cả. Điểm thu hút ở dòng bàn trà này, nhỏ gọn, tinh tế, có thể gấp gọn được và khi kết hợp với các mẫu ghế sofa phòng khách, kết hợp dưới ánh sáng đèn sẽ nhìn thấy không gian cũng sang trọng hơn.

Thiết kế để làm nổi bật phong cách nội thất

Theo Hiệp hội kiến trúc sư Việt Nam, khác với thị hiếu xây nhà, văn phòng trước đây, chủ doanh nghiệp hoặc gia chủ thường chỉ chú trọng đến những yếu tố xây dựng cần thiết của ngôi nhà, toà nhà với những vật liệu quen thuộc là gạch, sắt, gỗ.

Xu hướng mới hiện nay, chủ doanh nghiệp, gia chủ còn chú trọng đến tính tiện lợi và điểm nhấn trang trí màu sắc hài hoà cho toà nhà, ngôi nhà của họ. Màu sắc ngôi nhà cũng không chỉ dừng lại ở màu sơn tường, màu sơn trần, sàn nhà mà các kiến trúc sư còn sử dụng những nội thất khác như thảm trải sàn, ghế sofa hoặc giường ngủ… để làm nổi bật phong cách, cá tính của người chủ ngôi nhà.

Và trong dòng xu hướng thiết kế mới đó, các mẫu tủ trang trí được chọn như là điểm nhấn màu khá phổ biến trong các ngôi nhà, nhất là với những kiến trúcnội thất phòng kháchhay văn phòng hiện đại hoặc những gia đình trẻ – vốn thường chọn chung cư làm nơi sinh sống.

Trước thực tế đó, thị trường cung ứng nội thất phỏng ngủ như các mẫu tủ quần áo gỗ trong những năm gần đây cũng trở nên hết sức sôi động. Các chất liệu gỗ thông dụng thường được khách hàng lựa là gỗ công nghiệp MDF, MFC, PB bởi độ bền khá cao. Ngoài ra, các sản phẩm từ gỗ tự nhiên như gỗ cao su cũng rất được ưa chuộng vì giá thành thấp, kết cấu chắc chắn và màu sắc đẹp.

Bàn trang điểm cũng trở thành sản phẩm nội thất không thể thiếu của các bạn trẻ. Xu hướng đi từ các mẫu bàn trang điểm mini đã chuyển sang các mẫu bàn trang điểm hiện đại với kích thước rộng hơn. Sản phẩm thường được bán kèm với các mẫu ghế trang điểm.

THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ NỘI THẤT: SÂN NHÀ ĐÃI KHÁCH

“Đi mua đồ gỗ nội thất Trung Quốc hả? Giá nào cũng có, tha hồ chọn lựa mẫu mã…”, anh Phương, một tay chuyên kinh doanh đồ gỗ nội thất ở khu Ngô Gia Tự, quận 10, TP.HCM, đon đả nói. Theo chân những “đầu nậu” mới thấy hàng nội thất Trung Quốc ở khu vực này đang là đối thủ đáng gờm của đồ gỗ trong nước. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trong nước bắt đầu chú trọng đến “sân nhà”, lâu nay bỏ ngỏ để đãi khách Trung Quốc.

Loạn giá bán nội thất nhà ở

Không những phong phú về mẫu mã, giá cả, đường đi của hàng Trung Quốc vào thị trường Việt Nam cũng lắt léo không kém.

“Nếu không phải dân trong nghề, muốn mua đồ nội thất Trung Quốc coi chừng mua lầm hàng gọi là nội thất Trung Quốc, do cơ sở mộc trong nước làm bán ra thị trường để ăn theo hàng Trung Quốc”. Vừa bước vào đầu “chợ” nội thất Ngô Gia Tự, anh Phương đã nhắc chừng. Hiện những mặt hàng “hồn Việt Nam, da Trung Quốc” này có giá bán rẻ hơn hơn từ 20% đến 40% so với hàng chính hiệu.

Đồ nội thất Trung Quốc đang tràn ngập thị trường trong nước, mặc dù mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam khoảng 3 năm trở lại đây. Theo giới kinh doanh đồ nội thất Trung Quốc, trên thị trường đang hút hàng đồ gỗ nội thất Đài Loan và Trung Quốc. “Không ai nhập gỗ Đài Loan về bán ở thị trường Việt Nam cả, tất cả đều là đồ gỗ Trung Quốc”, một chủ cơ sở chuyên nhập hàng Trung Quốc khẳng định.

Các công ty gỗ của Đài Loan đang chuyển nhà máy sang Trung Quốc, do giá nhân công rẻ và vận chuyển xuất khẩu cũng dễ dàng hơn. Việc “gắn nhãn” nhập khẩu từ Đài Loan chỉ để đánh vào tâm lý chuộng hàng hiệu của người tiêu dùng. “Dù gì hàng Đài Loan cũng tốt hơn hàng Trung Quốc mà…!”, vị này nhún vai. Đa số đồ gỗ nội thất của Trung Quốc được nhập chủ yếu từ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc.

Theo Bộ Thương mại, trong năm 2005, Trung Quốc đã cung cấp 53% đồ nội thất cho thị trường Việt Nam, với tổng kim ngạch nhập khẩu là 16 triệu USD. Đồ gỗ nội thất Trung Quốc vào Việt Nam theo đường chính ngạch do các doanh nghiệp Việt Nam nhập về phân phối trong nước. Đường tiểu ngạch do những đầu nậu sang Trung Quốc, qua cửa khẩu Lạng Sơn mua về. Giới kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu gọi những đầu nậu nhập bằng đường tiểu ngạch là “đánh quả”. Họ thường làm theo đơn đặt hàng của công trình, họ nhận giá và đến tận gốc những cơ sở làm hàng ở Trung Quốc để tìm mức giá thấp nhất để đặt hàng. Những chuyến đánh quả này, các đầu nậu còn tranh thủ khảo sát các mẫu mã hàng mới, hàng độc để đánh hàng về Việt Nam.

“Nếu đánh đúng quả, mức lời của mỗi lô hàng lên đến 50%. Ngược lại, nếu phán đoán sai, những mặt hàng nhập về bị “đề mốt”, ôm sô hàng tồn kho, phải chịu bán lỗ để thu hồi vốn”.

Đồ gỗ nội thất nhập về Việt Nam được các đầu nậu phân phối thành mức giá khác nhau, giá bán lẻ thường cao hơn giá dành cho các nhà phân phối khoảng 15%. Thông thường, đầu nậu nhập hàng đều có hệ thốngshowroom nội thấtcủa mình để trưng bày sản phẩm. Đồ nội thất nhập về còn được phân phối cho những cửa hàng nội thất trên cả nước, tại TP.HCM tập trung ở hai “chợ” chính là Ngô Gia Tự (quận 10) và Cộng Hòa (Tân Bình).

tổng quan ngành nội thất việt nam

Vì sao đồ gỗ nội thất Hàn Quốc hút hàng?

Theo ông Eric Dinh, giám đốc marketing Dongsuh Furniture, cửa hàng nội thất online, chuyên cung cấp đồ nội thất Hàn Quốc phong cách hiện đại trên các sàn thương mại điện tử, mẫu mã của hàng nội thất Hàn Quốc khá phong phú, với nhiều mức giá khác nhau. Mỗi ngày, Dongsuh Furniture xuất đi Hàn Quốc và các nước khoảng 2 đến 3 “công” hàng nội thất các loại bằng đường biển, theo đường chính ngạch.

Hàng nội thất Hàn Quốc có ưu điểm giá rẻ, mẫu mã đẹp thời trang và chất lượng hơn hẳn các đồ nội thất từ Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông Eric Dinh, do thuế nhập khẩu nguyên vật liệu về Việt Nam lên đến 40%, cộng thêm 10% thuế giá trị gia tăng (VAT) chưa kể chi phí vận chuyển, nên mức giá bán tại thị trường Việt Nam thường đắt hơn những mẫu hàng từ trung quốc từ 5 đến 10%. Từ giường ngủ, tủ quần áo, kệ tivi, bộ bàn ăn có giá từ 2 triệu đến 9 triệu đồng, tùy theo kích thước và kiểu dáng. Một số cửa hàng không bán lẻ mà bán theo bộ gồm giường, tủ, bàn trang điểm… với giá từ 14 – 19 triệu đồng/bộ, tùy loại và kích cỡ.

Đồ gỗ Hàn Quốc đa phần làm từ gỗ nhân tạo MDF và gỗ cao su đã xử lý. Ví dụ: các mẫu ghế sofa xuất khẩu được đóng gói thành từng cụm, lắp ráp ngay tại cửa hàng tại Hàn Quốc để bày bán theo từng bộ.

Đồ gỗ nội thất chạy đua giành thị phần trong nước

Trước những diễn biến mới của thị trường nội thất tại Việt Nam, các doanh nghiệp đồ gỗ nội địa bắt đầu chú trọng vào mẫu mã, kiểu dáng khi đầu tư thành lập đội nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, nhằm thiết kế và chọn lọc những mẫu mã phù hợp với từng phân khúc thị trường mục tiêu.

Theo một số doanh nghiệp trong ngành, trước đây đồ gỗ nội thất trong nước chỉ tập trung vào các loại hàng giả cổ, hàng gỗ chạm. Giá cả những loại hàng này khá cao, chỉ phù hợp với khách hàng thượng lưu với phong cách nhà cửa cổ điển, to rộng.

Hiện xu hướng này giảm dần. Khách hàng ngày càng trẻ hơn và thích loại hàng hiện đại, theo phong cách hình khối, hộp đơn giản, tiện lợi thích hợp những ngôi nhà hiện đại với màu sơn và kiểu dáng trẻ trung. Các doanh nghiệp đang hướng tới bán sản phẩm, với công dụng và tiện ích cụ thể, chứ không bán nguyên liệu và chi phí như trước đây. Sản phẩm xuất hiện trên thị trường được thiết kế theo bộ nhằm năng cao tính tiện ích, công dụng hơn cho người sử dụng.

Đơn cử, bộ phòng khách gồm bộ bàn ghế salon, kệ tivi. Bộ phòng ngủ gồm giường ngủ, tủ đầu giường… Những sản phẩm này đều có thể tháo ráp dễ dàng, với nhiều công năng khác nhau.

Công tác chăm sóc khách hàng cũng ngày được chú trọng. Ông Eric Dinh cho biết, công ty đã giao hàng miễn phí trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh và khu vực nội thành Bình Dương. Ngoài ra, mỗi bao bì sản phẩm đều có kèm theo hướng dẫn sử dụng và lắp ráp chi tiết.

Tư vấn trưng bày, bảo quản, lắp ráp tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng là cũng là cách mà doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất đang áp dụng để trở lại thị trường nội địa tốt hơn. Sản phẩm đều được bảo hành từ 1 năm trở lên, chính sách bảo hành đổi trả linh hoạt 100% trong 7 ngày đầu. Doanh số từ thị trường nội địa của công ty đã đạt gần 10 tỷ đồng/năm.

Hàng loạt siêu thị nội thất ra đời với nhiều thương hiệu khác nhau, chưa kể các cửa hàng chuyên bán đồ nội thất nhập ngoại đang cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Liên kết với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu trong sản xuất, đẩy mạnh việc kiểm soát chất lượng, tiến độ thực hiện đơn hàng và giảm giá đầu vào cũng là cách mà doanh nghiệp đang tiến hành để có thể cạnh tranh với đồ gỗ Trung Quốc.

Ngay cả doanh nghiệp chuyên làm hàng thủ công mỹ nghệ cũng bắt đầu chú trọng vào lĩnh vực kinh doanh trang trí nội thất bằng cách liên kết với những công ty xây dựng khác. Như công ty Lạc Phương Nam liên kết với công ty xây dựng Nhà Dân làm những mặt hàng trang trí nội thất theo đơn đặt hàng cụ thể của chủ. Khi nhận được đơn đặt hàng, công ty sẽ cử người đến khảo sát tùy theo từng dạng nhà, công ty sẽ đưa ra những mẫu decor khác nhau. Đồ gỗ của Lạc Phương Nam khá đa dạng, nhắm đến nhiều loại khách hàng khác nhau để thâm nhập tốt hơn. Những mặt hàng đồ gỗ như bàn ghế, tủ, kệ, quầy bar đều được phủ sơn mài cho phù hợp với màu sắc, kiểu dáng thiết kế từng văn phòng.

tổng quan ngành nội thất việt nam

Tổng kết các báo cáo thị trường nội thất Việt Nam trong 2 năm trở lại đây

Thị trường nội thất gia đình Việt Nam được dự báo sẽ có những biến động tích cực trong vòng 5 năm tới (2020 – 2025), cụ thể, tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm dự kiến sẽ đạt CAGR(CAGR COMPOUND ANNUAL GROWTH RATE) 5%.

Thị trường nội thất gia đình Việt Nam được dự báo sẽ có những biến động tích cực trong vòng 5 năm tới. Theo các chuyên gia phân tích, Việt Nam là quốc gia lý tưởng để các công ty, hãng nội thất xây dựng những nhà máy sản xuất đồ nội thất và đầu tư và xuất khẩu các sản phẩm nội thất.

Tính đến thời điểm hiện tại, những sản phẩm nội thất đến từ Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các thị trường chính là Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Canada, Úc và Nhật Bản là những thị trường vô cùng khó tính. Các sản phẩm nội thất của Việt Nam cũng được xuất khẩu sang Trung Quốc – quốc gia được mệnh danh là công xưởng của thế giới.

Đối với thị trường nội thất nội địa, người tiêu dùng Việt Nam có thị hiếu lựa chọn các sản phẩm nội thất bằng gỗ, chính điều này đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm nội thất, ngoại thất ở Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ trên đà đi lên trong những năm tới.

So với các nhà xuất khẩu đồ nội thất lớn khác trên thế giới, ngành công nghiệp đồ gỗ Việt Nam nắm giữ lợi thế sản xuất, về tiềm năng mở rộng thị phần toàn cầu bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên và khả đường bờ biển dài thuận tiện cho kênh phân phối đường thủy.

Sự tăng trưởng ấn tượng này có sự đóng góp không nhỏ bởi nhu cầu ngày càng tăng cao từ các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thậm chí là cả các quốc gia Trung Đông và Ấn Độ.

Hơn nữa, với sự đô thị hóa ngày càng tăng và nhu cầu xây dựng nhà ở, căn hộ và tòa nhà tăng cao thị trường nội thất gia đình Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng trong giai đoạn dự báo.

Các phân khúc thị trường nội thất Việt Nam

Mordor Intelligence dự báo, giai đoạn 2020 – 2025 sẽ là năm bùng nổ của phân khúc nội thất nhà bếp tại thị trường nội thất Việt Nam. Phân khúc nội thất nhà bếp bao gồm các thiết bị nhà bếp và đồ nội thất bằng gỗ khác. Lý giải cho sự lên ngôi của phân khúc nội thất nhà bếp, các chuyên gia phân tích đã dựa trên sự gia tăng đô thị hóa và tu sửa nhà bếp cũng như sự đầu tư mạnh tay từ các đơn vị ngành khách sạn, các nhà hàng do sự phát triển về du lịch.

Theo thống kê, doanh thu của mảng nội thất nhà bếp haynội thất phòng ăntại thị trường nội thất Việt Nam được định giá 0,6 tỷ USD vào năm 2015. Đối với thị trường nội thất toàn cầu, phân khúc nội thất nhà bếp cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu của thị trường nội thất Hoa Kỳ vào năm 2015.

Xem thêm: Các xu hướng thiết kế nội thất phòng ăn giá rẻ 2020

Ngànhcông nghiệp chế biến gỗtại Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng và sẽ tiếp tục phát triển trong giai đoạn này. Cụ thể theo số liệu Mordor Intelligence đưa ra, năm 2017, giá trị xuất khẩu gỗ, đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam đạt khoảng 8 tỷ USD, trong đó giá trịxuất khẩu đồ nội thấtđược định giá là 7,6 tỷ USD. Năm 2018, giá trị xuất khẩu gỗ, đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ là 9 tỷ USD. Gỗ và đồ nội thất đã trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ sáu tại Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới.

Xem thêm: Báo cáo thị trường ngành gỗ xuất khẩu và nhập khẩu tại Việt Nam 2020

Sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của ngành công nghiệp được cho là kết quả của các hiệp định thương mại tự do (FTA) và mới đây nhất là (EVFTA) của Việt Nam và quốc gia, tổ chức đối tác, chính điều này đã tạo cơ hội cho các nhà sản xuất đồ nội thất và các sản phẩm gỗ khác tăng cường khả năng cạnh tranh và tăng doanh số.

Thế nhưng các nhà sản xuất đồ nội thất và các sản phẩm gỗ khác đang đối mặt với một thách thức lớn đó là tình trạng thiếu nguyên liệu trong bối cảnh rừng bị đóng cửa, nạn phá rừng và các biện pháp khác đang được các quốc gia khác nhau thực hiện để bảo vệ tài nguyên gỗ của họ.

Cạnh tranh trên thị trường nội thất gỗ Việt Nam

Không chỉ các doanh nghiệp nội địa, không ít doanh nghiệp quốc tế lớn đang chiếm lĩnh thị phần không nhỏ trong miếng bánhthị trường nội thất Việt Nam. Đa số thị phần sẽ rơi vào tay các ông lớn có thể kể đến như Dongsuh Furniture, AKA furniture, nhà xinh, index living mall...

Cập nhật | Bài viết