TỔNG QUAN VỀ MỘT WEBSITE
Với một website thông thường, nó sẽ bao gồm các thành phần sau:
- Giao diện (Front-end): Là những gì chúng ta thấy nó hiển thị ra bên ngoài như bố cục, màu sắc của website. Phần này chúng ta gọi là giao diện và nó được xếp vào loại Front-end của một website.
- Mã nguồn xử lý (Backend):Giống như một cỗ máy, để nó hoạt động được như những gì chúng ta thấy thì phải có một hệ thống bên trong để xử lý. Ví dụ khi vào website bạn ấn nút đăng ký, làm sao hệ thống có thể lưu trữ các thông tin của bạn lại thì sẽ do các mã nguồn xử lý.
- Cơ sở dữ liệu (Database): Với các website hiện nay thì sẽ có một phần không thể thiếu gọi là cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu sẽ lưu lại dữ liệu mềm của website đó như dữ liệu bài viết, nội dung trên website, hay các thiết lập,…Còn mã nguồn chỉ lưu trữ các tập tin của mã nguồn, tập tin hình ảnh.
Như vậy để xây dựng được một website, chúng ta phải làm 3 phần này với độ phức tạp cao và yêu cầu bảo mật khắt khe. Thế nhưng với sự hỗ trợ của WordPress, công việc này đã được làm sẵn và chúng ta chỉ việc sử dụng cho nó chạy.
WORDPRESS LÀ GÌ?
WordPresslà một phần mềm nguồn mở (Open Source Software1) được viết bằng ngôn ngữ lập trình website PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL; cũng là bộ đôi ngôn ngữ lập trình website thông dụng nhất hiện tại. WordPress được ra mắt lần đầu tiên vào ngày27/5/2003bởi tác giả Matt Mullenweg và Mike Little. Hiện nay WordPress được sở hữu và phát triển bởi công ty Automattic có trụ sở tại San Francisco, California thuộc hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
WordPress là một mã nguồn mở bằng ngôn ngữ PHP để hỗ trợ tạo blog cá nhân, và nó được rất nhiều người sử dụng ủng hộ về tính dễ sử dụng, nhiều tính năng hữu ích. Qua thời gian, số lượng người sử dụng tăng lên, các cộng tác viên là những lập trình viên cũng tham gia đông đảo để phát triển mã nguồn WordPress có thêm những tính năng tuyệt vời. Và cho đến thời điểm viết bài này là 2015, WordPress đã được xem như là một hệ quản trị nội dung (CMS– Content Management System2) vượt trội để hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều thể loại website khác nhau nhưblog, website tin tức/tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng – thương mại điện tử,thậm chí với các loại website có độ phức tạp cao như đặt phòng khách sạn, thuê xe, đăng dự án bất động sản,…vâng…vâng…Hầu như mọi hình thức website với quy mô nhỏ và vừa đều có thể triển khai trên nền tảng WordPress.
Nhưng như thế không có nghĩa là WordPress chỉ thích hợp với các dự án nhỏ, mà hiện nay có tới khoảng 25% website trong danh sách 100 website lớn nhất thế giới sử dụng mã nguồn WordPress. Ví dụ như trang tạp chíTechCrunch, Mashable, CNN, BBC America, Variety, Sony Music, MTV News, Bata, Quartz,…rất nhiều không thể kể hết được.
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA WORDPRESS
Khi tìm hiểu về WordPress, bạn sẽ thật tự hào khi biết rằng mã nguồn mà các bạn đang tìm hiểu ngay sau đây có những thành tựu rất vượt bậc và là một mã nguồn CMS mở phổ biến nhất hành tinh. Để kiểm chứng điều đó, các bạn cần biết là:
- Trên thế giới, có khoảng 25 bài viết được đăng lên các website sử dụng WordPress mỗi giây.
- Số lượng website làm bằng WordPress chiếm 27% tổng số lượng website trên thế giới.
- Trong số 100% các website sử dụng mã nguồn CMS,WordPress chiếm 60%.
- Phiên bản WordPress 4.0 đạt hơn 16 triệu lượt tải chỉ sau khoảng hai tháng.
- WordPress đã được dịch sang169 ngôn ngữkhác nhau, bao gồm phiên bản Tiếng Việt được dịch đầy đủ.
- Chỉ tính các giao diện (hay còn gọi là theme) miễn phí trên thư viện WordPress.org thì đã có hơn 2.700 themes khác nhau.
Bạn thấy đó, WordPress thật tuyệt vời phải không nào?
NHỮNG LÝ DO MÀ BẠN NÊN CHỌN WORDPRESS
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về WordPress, mình xin chỉ ra cho bạn một số lý do rất tuyệt vời để bạn chọn WordPress làm nền tảng xây dựng website cho riêng bạn.
Dễ sử dụng
WordPress được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ thông, không có nhiều kiến thức về lập trình website nâng cao. Cácthao tác trong WordPress rất đơn giản,giao diện quản trị trực quangiúp bạn có thể nắm rõ cơ cấu quản lý một website WordPress trong thời gian ngắn. Về cách cài đặt lại càng dễ hơn, bạn có thể tự cài đặt một website WordPress trên host (máy chủ) riêng của mình và tự vận hành nó sauvài cú click. Bạn đang lo lắng cách cài đặt thế nào, host là gì? Không sao, các phần tiếp theo của serie học WordPress căn bản của mình đã có nói rất chi tiết.
Cộng đồng hỗ trợ đông đảo
Là một mã nguồn CMS mở phổ biến nhất thế giới, điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ được cộng đồng người sử dụng WordPress hỗ trợ bạn các khó khăn gặp phải trong quá trình sử dụng. Nếu bạn có khả năng tiếng Anh tốt, bạn có thể dễ dàng tìm câu trả lời cho vấn đề bạn đang gặp phải trên Google chỉ với vài từ khóa tìm kiếm.
Hiện nay ở Việt Nam, website Thachpham.com được xem là nguồn hướng dẫn sử dụng WordPress tốt nhất với hàng trăm bài viết hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, bạn có thể gửi thắc mắc để được giải đáp tận tình trên trangHỏi đáp WordPresscủa ThachPham.Com, hoặc tham gia nhómWordPress Việt Nam(cũng do Thạch Phạm quản lý) trên Facebook để cùng giao lưu.
Nhiều gói giao diện có sẵn
Tuy WordPress rất dễ sử dụng, nhưng việc tự tay thiết kế một giao diện website cho mình dựa trên WordPress không hề đơn giản và vẫn cần một kiến thức chuyên môn nhất định. Tuy nhiên bạn không cần qua lo lắng về điều này, bởi vì hệ thống giao diện (bao gồm trả phí lẫn miễn phí) dành cho WordPress cực kỳ phong phú và bạn có thể sử dụng chỉ với vài cú click.
Nếu bạn chưa tin vào các giao diện làm sẵn dành cho WordPress đẹp như thế nào, hãy ghé thử ThemeForest, MyThemeShop, Theme-Junkies,…Hoặc bạn có thể xem các giao diện WordPress miễn phí tại thư viện WordPress.Org.
Nhiều plugin hỗ trợ
Plugin mở rộng nghĩa là một thành phần cài đặt thêm vào WordPress để giúp nó có thêm nhiều tính năng cần thiết, ví dụ bạn cần tính năng làm trang bán hàng cho WordPress thì cài thêm plugin WooCommerce chẳng hạn. Với lợi thế là người sử dụng đông đảo, nên thư viện plugin của WordPress cũng cực kỳ phong phú lẫn trả phí và miễn phí, hầu hết các tính năng thông dụng bạn đều có thẻ tìm thấy thông qua plugin
Dễ phát triển cho lập trình viên
Nếu bạn là một người có am hiểu về việc làm website như thành thạo HTML, CSS, PHP thì có thể dễ dàng mở rộng website WordPress của bạn ra với rất nhiều tính năng vô cùng có ích. Cách phát triển cũng rất đơn giản vì WordPress là một mã nguồn mở nên bạn có thể dễ dàng hiểu được cách hoạt động của nó và phát triển thêm các tính năng.
Với hàng nghìn hàm (function) có sẵn của nó, bạn có thể thoải mái sử dụng, bạn cũng có thể thay đổi cấu trúc của một hàm với filter hook và hầu như quy trình làm việc của một lập trình viên chuyên nghiệp có thể ứng dụng dễ dàng vào WordPress.
Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ
Mã nguồn WordPress hiện tại có rất nhiều gói ngôn ngữ đi kèm, bao gồm tiếng Việt. Mặc dù trong mỗi giao diện hay plugin đều có ngôn ngữ riêng nhưng bạn có thể dễ dàng tự dịch lại nó với các phần mềm hỗ trợ.
Có thể làm nhiều loại website
Dùng WordPress không có nghĩa là bạn chỉ có thể làm blog cá nhân, mà bạn có thể biến website mình thành một trang bán hàng, một website giới thiệu công ty, một tờ tạp chí online bằng việc sử dụng kết hợp các theme và plugin với nhau. Tuy nhiên để làm được, bạn nên chắc chắn là đã hiểu được WordPress chứ đừng vội một bước lên mây để nhận các cảm giác thất vọng vì độ phức tạp của nó. Bạn có thể xem qua serie WordPress Nâng Cao của mình để tiếp cận vào mã nguồn của WordPress nhé.
NHỮNG HIỂU LẦM VỀ WORDPRESS
Trước khi học WordPress, mình xin nói qua một xíu điều về WordPress để tránh gây hiểu lầm cho nhiều người về mã nguôn này.
WordPress có thể làm mọi thứ
Đúng vậy, WordPress chỉ là một phần mềm nguồn mở được viết bằng PHP & MySQL để giúp bạn tạo được website như blog, trang tin tức, trang bán hàng, trang đặt phòng khách sạn,….nhanh hơn. Nhưng đó không có nghĩa là nó sẽ giúp bạn tạo được một website bất kỳ chỉ với các thao tác đơn giản. Đầu tiên bạn nên hiểu mã nguồn WordPress và làm quen với nó, ngay cả với một số giao diện hoặc plugin có sẵn nhưng việc sử dụng nó cũng khá phức tạp và cần thời gian tìm hiểu để quen cách sử dụng.
Bên cạnh đó, bạn cần phải có kiến thức về PHP, HTML, CSS, Javascript,…và tất cả các kỹ thuật liên quan tới website để có thể tự tùy biến website WordPress mình tốt hơn. Không phải tự nhiên mà có nhiều công ty thường hay tuyển lập trình viên có kinh nghiệm với WordPress
WordPress chỉ dành cho người không biết code
Hoàn toàn sai lầm, nếu bạn đã nghe ai đó nói với bạn rằng WordPress chỉ dành cho những người không chuyên lập trình sử dụng thì điều này hoàn toàn không chính xác.
Thuật ngữ WordPress
- WordPress đã có phiên bản tiếng Việt rồi, nên việc hiểu các tên gọi cũng không phải khó khăn như trước, tuy nhiên các bạn cũng cần biết các thuật ngữ thường dùng trong WordPress là gì, hiểu rõ được nó sẽ giúp các bạn dễ hình dung được các tính năng hoặc dễ dàng tìm kiếm nội dung liên quan hơn.
- Nội dung sẽ được tiếp tục cập nhật.
Thuật ngữ | Tiếng Việt | Giải thích |
---|---|---|
Tổng quan | ||
User | Người dùng | Nói về người sử dụng trang web, hoặc nói về giao diện trang web dành cho người sử dụng (User screen). |
Admin | Quản trị | Nói về người quản trị trang web, hoặc giao diện trang web dành cho người quản trị. |
Dashboard | Bảng điều khiển | Đây là màn hình đầu tiên sau khi bạn đăng nhập vào giao diện Admin, tại đây bạn sẽ thấy nhiều mục về thống kê, liên kết tắt, … hoặc thậm chí là viết nhanh một bài viết, … |
Bài viết và trang | ||
Post | Bài đăng | Mội bài viết được xem là một post. |
Category | Thể loại | Một bài viết có thể chứa trong một hoặc nhiều thể loại nhất định, có chức năng phân cấp giúp quản lý bài viết rõ ràng hơn. |
Page | Trang | Page khác với Post, Nội dung page là một trang riêng biệt, không phải là bài viết, Page có thể là: contact, service, sitemap,… |
Tag | Nhãn | Dùng để phân loại bài viết (post), khác với thể loại (Category) tag không có phân cấp, mục đích dùng để phân loại, liệt kê chi tiết. |
Feature image | Tính năng hình | Liên quan tới hình, tại đây bạn có thể thêm, xóa, sửa, … hình và thông tin liên quan. |
Excerpt | Nội dung trích dẫn | Đây là nội dung ngắn, bạn có thể dùng để hiển thị một phần giới thiệu cho người dùng, sẽ giúp làm gọn và hấp dẫn người dùng hơn so với nội dung thêm tự động. |
Description / Comment | Thảo luận / bình luận | Nói về thảo luận hay bình luận. |
Preview | Xem trước | Đây là tính năng có trong WordPress, cho phép bạn xem trước nội dung post hay page, … |
Publish | Công bố | Sau khi đã hoàn thành post hoặc page, hoặc bất kỳ chỉnh sửa nào, bạn có thể publish để cập nhật cho người dùng thấy. |
Draf | Bản nháp | Khi viết bài post hoặc page, nếu chưa được publish, thì bài viết sẽ được lưu dưới dạng bản nháp. |
Custom field | Trường tùy chỉnh | Đây là nội dung rất hay trong WordPress, giúp các bạn lập trình viên sử dụng các trường tùy ý để xử lý nội dung của WordPress, sẽ được đề cập ở bài liên quan. |
Permalink | Liên kết | Nói về một liên kết trong WordPress, có thể là liên kết của post hay page, cụ thể là liên kết tĩnh ở trang quảnh trị mà chúng ta có thể tùy chỉnh được. |
Trackback | Theo dõi ngược | Trackbacks cho phép giao tiếp giữa các trang web. Là việc thông báo cho người khác về việc bạn kết nối bài viết đến họ. |
Widget | ||
Widget | Tiện ích | Trong WordPress có sẵn các tiện ích như: lịch, danh sách post mới nhất, danh sách category, … bạn có thể ẩn hoặc hiện các tiện ích này. |
Archive | Kho lưu trữ | Đây là nơi chứa tất cả các bài post của tất cả category, tại đây bạn có thể xem bài viết theo tháng, năm, hoặc ngày. |
Navigation menu | Thẻ điều hướng | Đây là danh sách các mục liên kết điều hướng, dùng để liên kết nhanh đến nội dung bất kỳ. |
RSS | Chia sẻ bài viết | Được dùng để chia sẻ nội dung bài post dưới dạng file XML, người sử dụng có thể dùng nội dung XML này để hiển thị thành nội dung hoàn chỉnh. |
Tag cloud | Đám mây thẻ | Đây là một nhóm thẻ (tag) xuất hiện ở một khu vực (do admin tạo), thẻ này sẽ giúp người dùng biết được nội dung nào đang phổ biến trong trang web, độ phổ biến được thể hiện bằng độ lớn của thẻ, thẻ nào được sử dụng nhiều thì sẽ hiển thị lớn hơn các thẻ khác. |
Meta | Meta | Nơi chứa các liên kết nhanh như: đăng nhập, RSS, … |
Sidebar | Phần bên | Đây là khu vực chứa các Widget, bạn có thể tùy chỉnh xuất hiện các widget như mong muốn. |
Khác | ||
Media | Phương tiện truyền thông | Là nói về các file: hình, nhạc, video, doc, pdf,… |
Library | Thư viện | Nơi chứa các file: hình, nhạc, video, doc, pdf,…, tại đây bạn có thể thay đổi, chỉnh sửa hoặc xóa. |
Plugin | Phần bổ trợ | Ngoài những tính năng mặc định, WordPress còn cho phép cài đặt những tính năng bên ngoài do người dùng tạo, các gói cài đặt này được gọi là plugin. |
Revisions | Phiên bản trước | WordPress lưu trữ nhiều phiên bản post, page khác nhau, bạn có thể phục hồi lại các bài viết trước đó. |
Slug | Đoạn URL tùy chỉnh | Đây là một đoạn URL của post hay page, người quản trị có thể tùy chỉnh khi viết bài, giúp cho dễ nhìn hơn, tốt cho SEO hơn, ví dụ/su-kien-nam-moi thay cho một chuỗi không rõ ràng20190203 . |
Theme | Chủ đề giao diện | Mỗi một trang web WordPress có thể chọn nhiều giao diện khác nhau, bạn có thể cài đặt bất kỳ giao diện nào bạn muốn, và mỗi một giao diện sẽ có tính năng đi kèm, tùy vào nhu cầu mà bạn sẽ cài đặt giao diện cho phù hợp, các giao diện này gọi là theme. |
Trash | Thùng rác | Nơi chứa tạm các bài post, page,… đã bị xóa, tại đây bạn vẫn có thể phục hồi các nội dung này lại được. |
Tagline | Khẩu hiệu | Giống như câu slogan của trang web. |
1. Backend
Backend là phần giao diện WordPress mà người dùng sẽ không bao giờ tiếp cận được, chỉ có admin mới có quyền truy cập vào phần này, hay còn được gọi là dashboards. Bạn có thể giao quyền truy cập cho biên tập viên hay tác giả. URL mặc định để truy cập có định dạng là www.tenmien.com/wp-admin. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thay đổi đường link này. Giao diện WordPress dashboard có dạng như sau:
Tại đây, có mọi thứ như post, page, themes, kích hoạt hay hủy kích hoạt plugin tùy ý. WordPress dashboard tiện lợi ở chỗ giúp đơn giản hóa mọi thao tác, do đó người dùng rất dễ sử dụng. Vì mọi thứ đã được giải thích cụ thể kèm hình ảnh, người dùng sẽ không cần phải biết code, đó là lí do vì sao WordPress ngày càng trở nên phổ biến.
Frontend là phần mà người dùng website sẽ thấy, chẳng hạn như nội dung của bài viết này đây.
Frontend bao gồm blog layout, thiết kế, màu sắc, thanh navigate và thanh sidebar, các quảng cáo. WordPress theme khác nhau sẽ có frontend khác nhau.
Có một vài plugin cho phép thay đổi giao diện frontend của WodPress. Chẳng hạn plugin Page Builder rất phổ biến và dễ sử dụng với tính năng kéo thả. Nhờ những plugin này mà ngày nay ai cũng có thể sử dụng WordPress.
2. FTP
FTP là viết tắt của File Transfer Protocol, nhờ giao diện thân thiện của các công ty webhosting mà ngày nay chúng ta không phải làm nhiều thao tác với FTP, tuy nhiên hiểu biết về FTP vẫn là cần thiết. FTP cho phép 2 máy tính hoặc server khác nhau trao đổi file một cách độc lập. Ví dụ khi bạn thêm một tấm ảnh vào blog của mình, nó sẽ được up lên web server của bạn. WordPress theme và plugin cũng được thêm vào hệ thống web-server. Sử dụng FTP client giúp cho người dùng truye cập vào các file của mình.
FTP rất quan trọng khi bạn đang troubleshoot lỗi có liên quan đến việc upload các file có dung lượng lớn hoặc backup website WordPress của mình. Đây là danh sách các FTP clients:
- cURL (Free)
- FireFTP (Free)
- CrossFTP (Free)
- SmartFTP
- Cute FTP
- Cyberduck
Với FTP, giúp dễ dàng di chuyển file từ máy tính sang server ebsite mà không cần thông qua cPanel. FTP còn được dùng để transfer backup file từ server vào máy tính. Một khi bạn đã setup máy tính, rất dễ dàng đăng nhập và thao tác các hostname, username, tên đăng nhập và mật khẩu.
Giao diện người dùng rất đơn giản và dễ hiểu khi mọi thứ đã được thay đổi để trở nên trực quan hơn rất nhiều. Bạn có thể tạo một tài khoản FTP trong cPanel, tại đây bạn phải chọn password để dùng cho mỗi sites.
3. My SQL
MySQL là một Open Source Database Management System(DMS), do các nhà cung cấp mạng hoặc công ty hosting cung cấp như là một server database. WordPress blogs dựa vào database của
MySQL để lư trữ thông tin, và phổ biến nhất của ngành công nghiệp WordPress là khái niệm WordPress database.
Rất dễ dàng truy cập MySQL trong cPanel được cung cấp bởi công ty hosting. Việc truy cập MySQP(PHPmyAdmin) sẽ giúp bạn làm các điều sau:
- Tối ưu Database
- Tạo Backup database
- Tạo Bảng
Tuy nhiên, 99% trường hợp bạn không cần phải trực tiếp làm việc với MySQL database. Thay vào đó, có thể dùng plugin để hoàn thành công việc. Ví dụ như: tối ưu database , sử dụng plugin để nâng chất lượng WordPress và cách tự động hóa backup database WordPress.
Khi bạn cài đặt WordPress blog trên hosting như BlueHost, SiteGround, v.v. Dịch vụ này có tự động tạo blog cho bạn thì MySQL Database cũng được tự động tạo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, bạn nên tìm hiểu Hướng dẫn cài đặt WordPress trên bất kỳ hosting nào.
4. Permalinks
Permalinks là các địa chỉ hoặc URL vĩnh cửu của một bài viết, trang hay link download hoặc bất cứ thứ gì trong website của bạn. Permalink là URL trên thanh address mà bạn hay gửi cho bạn bè khi muốn share một thông tin hay bài viết nào đó. Chẳng hạn: www.dieuhau.com
Trong WordPress, có nhiều dạng cấu trúc permalinks như sau:
- //example.com/?p=124 (mặc định)
- //example.com/2017/03/04/post-name
- //example.com/2017/post-name/
Bạn có thể quyết định xem format nào phù hợp với mình nhất. Có người thích thêm các phân loại vào link trong khi một số khác lại không thích như vậy, tất cả tùy do bạn quyết định sao cho có lợi cho SEO nhất. Nhớ đừng thêm các chi tiết trong link làm cản trở search engine bot nhé, sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của website. Các bạn có thể xem thêm các bài viết làm thế nào để có cấu trúc tốt nhất cho SEO của permalink và cách thay đổi permalink không làm mất traffic.
5. WordPress plugins
Đây có lẽ là khái niệm quen thuộc nhất với mọi người. Plugins cho phép người dùng thêm các tính năng vào website của mình, wordpress.org là nơi có hàng ngàn plugins miễn phí hoặc thu phí để sử dụng cho mục đích của mình. Nếu bạn đã có 1 website và đã từng vọc ở phần backend, chắc chắn bạn biết plugin là gì.
Một số plugin giúp bạn cải thiện tốc độ blog, tăng độ an ninh, backup site, add form opt-in, thêm shortcodes, kinh doanh e-commerce, quản lý comment, v.v.
6. WordPress Widgets
Widgets là các thành phần thêm vào trực tiếp sidebar, header hay footer. Chúng có thể được thêm vào backend để cải thiện layout của blog, thêm diện tích hiển thị hoặc quản lý quảng cáo.
Một vài widget phổ biến bao gồm hiển thị post hay các bình luận, post, tương tác mạng xã hội hay các mẫu đơn opt-in. Widget giống như là “Gadget” trong nền tảng blogger/blogspot.
7. WordPres themes
Bên cạnh plugins, theme là khái niệm cực kì phổ biến với WordPress bởi vai trò to lớn của nó. Theme tạo ra layout, nền tảng để xây dựng thương hiệu của mỗi website. Hãy tưởng tượng vai trò của theme giống như là một bộ váy của website và rất hiếm khi thay đổi và còn hay được gọi là temeplate hay skin.
Đa số người dùng mới chọn dùng theme miễn phí, những người dùng nâng cao có thể chọn theme thu phí để sử dụng các tính năng cao cấp và chất lượng hơn với các premium plugin được cài sẵn.