1. Bố già – The Godfather (1972)
Được nhiều người đánh giá là bộ phim Mỹ hay nhất từ trước đến nay và dành đến 3 giải Oscar danh giá, The Godfather (1972) đã trở thành một chuẩn mực trong điện ảnh.
Bố Già là một tác phẩm hình sự dựa theo tiểu thuyết cùng tên, xoay quanh diễn biến của gia đình mafia gốc Ý Corleone. Với tình tiết thắt nút, mở nút cũng như những màn đấu súng nguy hiểm, phim đưa người xem đến với thế giới tội phạm đầy bạo lực, tàn nhẫn với những vỏ bọc giả dối thông qua câu chuyện của một gia đình mafia gốc Italy ở New York.
Bộ phim nhấn mạnh vào lý do tại sao cần xây dựng những mối quan hệ, cần vay vốn để kinh doanh tốt, cũng như đôi khi phải hiểu là có những chuyện không thể thương lượng.
2. Sói già phố Wall – The Wolf of Wall Street (2013)
Phim được phóng tác dựa trên kịch bản chuyển thể từ cuốn hồi ký nổi tiếng ăn khách của Jordan Belfort, một tay buôn bán cổ phiếu khét tiếng trên sàn chứng khoán phố Wall. Khi kiếm được hàng tỷ USD bằng việc lừa gạt khách hàng và đốt sạch số tiền vào những thói chơi xa xỉ như mua xế hộp đắt tiền, dinh thự sang trọng, du thuyền, rượu mạnh,gái và chất gây nghiện..
Sau đó, hắn bị vào tù 20 tháng từ chối hợp tác với cảnh sát điều tra trong vụ bê bối chứng khoán giả mạo. Vụ bê bối này đã suýt nữa làm sụp đổ cả phố Wall vào thập niên 90, dính líu đến giới ngân hàng và cả các băng đảng mafia.
The Wolf of Wall Street đã phản ánh sự thăng trầm của thế giới tài chính Wall Street cùng với những cuộc tiệc tùng chơi bời ngập trong ma túy và rượu chè, cuối cùng đã làm đảo lộn cuộc sống của những con người đắm chìm trong nó…
3. Mạng xã hội – The Social Network (2010)
The Social Network là câu chuyện về một sinh viên trường Harvard có tên Mark Zuckerberg phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện tụng từ chính những người bạn của mình trước khi giành được quyền sở hữu Facebook.
Đặc biệt, bộ phim còn tiết lộ những bí ẩn trong đời tư và tình cảm của Mark Zuckerberg, người sáng lập ra Facebook. Phim Mạng Xã Hội, bộ phim về tỉ phú Facebook – Mark Zuckerberg đã làm khuynh đảo các phòng vé Bắc Mỹ khi dẫn đầu bảng xếp hạng phim hay ăn khách trong vòng 2 tuần lễ liên tiếp. Cùng với sự đón nhận tích cực từ khán giả, phim còn được đông đảo giới phê bình thừa nhận là một trong những tác phẩm điện ảnh toàn vẹn nhất năm 2010.
4. Thiếu niên bạc tỷ – Top Secret (2011)
16 tuổi: Top kiếm tiền bằng cách chơi game được 400.000 baht/tháng (tương đương 240.000.000 VND)
17 tuổi: chịu điểm F để đi làm thêm kiếm 2000 baht
18 tuổi: nhà phá sản, mắc nợ 40 triệu baht (tương đương 24.000.000.000 VND)
19 tuổi: đem loại rong biển Đại gia nhí vào bán trong 3000 chi nhánh của hệ thống bán lẻ Seven Eleven
Hiện tại Top 26 tuổi, chủ của thương hiệu rong biển số 1 của Thái Lan, có cổ phần chiếm 85% thị trường hay doanh số tương đương 1000 triệu baht (tương đương 600.000 triệu VND), tổng cộng nhân viên dưới quyền 1.200 người.
Không ai biết, cậu từng là một con nghiện game online, một thiếu niên cấp 3 mà cả thầy cô lẫn phụ huynh đều lo lắng sau khi tốt nghiệp sẽ không thể kiếm nổi tiền nuôi thân, bỗng trở thành thiếu niên bạc tỷ như ngày hôm nay.
5. Phúc họa khôn lường – Boiler Room (2000)
Vin Diesel và Giovanni Ribisi vào vai hai kẻ lừa đảo chứng khoán mua cổ phiếu ở mức giá thấp, sau đó thổi phồng giá trị của chúng để kiếm lời.
Đây là bộ phim nhắm thẳng vào góc tối tăm của giới tài chính Mỹ, nơi những tay môi giới chứng khoán của New York kiếm tiền bằng thủ đoạn vô liêm sỉ đẩy cổ phiếu ảo cho những khách hàng cả tin.
6. Cuộc chiến phố Wall – Margin Call (2011)
Toàn bộ diễn biến trong Margin Call chỉ gói gọn trong khoảng 36 tiếng tại một ngân hàng đầu tư có tiếng tại Mỹ.
Sau khi hoàn thành nốt công việc của một đồng nghiệp vừa bị sa thải, một chuyên viên phân tích rủi ro đã tình cờ phát hiện ra ngân hàng đang đứng trước bờ vực phá sản. Ngay lập tức, anh trình báo lên cấp trên rồi lên trưởng phòng bán hàng. Sự việc quá nghiêm trọng khiến các sếp lớn lần lượt phải xuất hiện để tìm cách giải quyết.
7. Phố Wall – Wall Street (1987)
Bud Fox (do Charlie Sheen đóng), một nhà môi giới trẻ tuổi và cực kỳ tham vọng, sống ở trung tâm của thế giới mà tất cả bất cứ điều gì có thể được mua và bán. Anh tìm mọi cách để kiếm thật nhiều tiền. Anh đã nhận được sự giúp đỡ từ một nhà đầu tư cổ phiếu khét tiếng tàn nhẫn và cực kỳ giàu có Gordon Gekko (Michael Douglas thủ vai) với châm ngôn “tham lam luôn tốt”.
Gekko trở thành cố vấn cho Fox, cuốn lấy chàng doanh nhân trẻ trong đôi cánh thành công của mình bằng cách khuyến khích anh dở các trò lừa bịp trong kinh doanh. Chỉ khi Fox bị bắt giam vì những phi vụ mờ ám, anh mới nhận ra rằng có nhiều thứ còn quan trọng hơn tiền.
Wall Street gửi gắm tới các doanh nhân một thông điệp đầy nhân văn rằng sự giàu có không đến trong chốc lát và tham lam không bao giờ đem lại sự thành công đích thực.
8. Đại tư bản – The Men Who Built America (2012)
John D Rockefeller – “Vua dầu lửa”, Andrew Carnegie – “Vua sắt thép”, Cornelius Vanderbilt – “Vua đường sắt”, J.P. Morgan – “Vua ngân hàng” và cuối cùng một doanh nhân của thế hệ tiếp theo là Henry Ford (Cha đẻ dây chuyền lắp ráp xe ô tô)
9. Khoảnh khắc thiên tài – Flash of Genius (2008)
Bất cứ ai muốn khởi nghiệp cũng đều phải xem bộ phim này để hiểu tầm quan trọng của việc bảo vệ ý tưởng khỏi những kẻ muốn đánh cắp chúng.
Flash of Genius kể về cuộc đấu tranh trong một thời gian dài giữa vị giáo sư đại học và cũng là một nhà phát minh làm việc bán thời gian Robert Kearns với ngành công nghiệp chế tạo xe hơi khổng lồ của Mỹ.
10. Thương trường – Too Big to Fail (2011)
Tương tự Margin Call, bộ phim Too Big To Fail cũng nói về đề tài khủng hoảng tài chính 2007-2008. Vào giữa những năm 2000, phố Wall bùng nổ: Tiền hoa hồng cao kỷ lục, hàng triệu đô la tiền lương, thị trường nhà đất tăng vùng vụt. Nhưng vào năm 2008, tất cả sụp đổ và mang nền kinh tế Mỹ đến bờ vực phá sản.
Khi đó, những tai to mặt lớn của ngành tài chính nước Mỹ, những cuộc thương lượng hàng tỉ đô đã diễn ra. Tất cả chỉ để nhắm cứu vãn tình hình tài chính tồi tệ của các tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ.
11. Eron: Những kẻ thông minh nhất trong căn phòng – Enron: The Smartest Guys In the Room (2005)
Enron: The Smartest Guys là một bộ phim tài liệu dựa trên cuốn sách cùng tên bán chạy nhất năm 2003 của hai phóng viên Tạp chí Fortune – Bethany McLean và Peter Elkind. Cuốn sách là một nghiên cứu khá đầy đủ về một trong những vụ bê bối kinh doanh lớn nhất lịch sử Mỹ.
Bộ phim kể về những thăng trầmcủa Tổng công ty Enron từ đỉnh cao thành công cho đến sự sụp đổ hòn toàn vào năm 2001. Trong bộ phim cũng đề cập đến những câu chuyện kỳ lạ của các giám đốc điều hành Ken Lay, Jeff Skilling, Andy Fastow và Timothy Belden. Ngoài ra, nó cũng có bóng dáng của ông trùm năng năng lượng và quỹ đầu tư một thời Jim Chanos.
Bộ phim mang đến những bài học kinh doanh và cảnh báo về sự khác biệt giữa một quyết định đúng và một quyết định sai.
12. Những tên cướp ở thung lũng Silicon – Pirates of Silicon Valley (1999)
Pirates of Silicon Valley xoanh quanh sự cạnh tranh giữa hai tập đoàn lớn Apple và Microsoft khi Steve Jobs và Bill Gates cùng gây dựng đế chế công nghệ của mình vào những năm 1980.
Bộ phim đã khắc họa thành công sự cạnh tranh gay gắt giữa hai doanh nhân và cách họ liên tục vươn lên từ cạnh tranh đó.
Bộ phim truyền tải một thông điệp: Khi bạn khởi nghiệp, sự cạnh tranh luôn là thuốc bổ cho sự phát triển.
13. Phố Wall – Tiền không bao giờ ngủ (2010)
Đây là một trong những bộ phim hàng đầu cần được nhắc đến trong danh sách những bộ phim về kinh doanh không nên bỏ qua.
Bộ phim đào sâu mọi chi tiết giới kinh doanh giấu ở hậu trường.
“Phố Wall” dựng lại cuộc đời đầy thăng trầm của Gordon Gekko, nó cho thấy con người sẵn sàng đánh đổi nhân cách để trở nên giàu có một cách bẩn thỉu và đánh cược lớn tại phố Wall, với các triết lý như: “Tiền là tất cả” và “Tham lam là tốt”.
14. Nội gián – The Insider (1999)
The Insider là một bộ phim căng thẳng về một cuộc chiến đem đến sự thật cho công chúng về một vấn đề mà ngay nay ai cũng thấy bình thường: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Nhưng để biết được sự thật này, có những con người đã phải chiến đấu và hy sinh.
Đó là bác học Jeffrey Wigand dám phá bỏ luật lệ không được tiết lộ bí mật công ty, và nhà báo Lowell Bergmannhằm chống lại cả một tập đoàn khổng lồ của một nền công nghiệp hái ra tiền : nền công nghiệp thuốc lá.
Đây là câu chuyện về một người đàn ông phải đối mặt với một sự lựa khó khăn giữa một bên là hành động đúng đắn và mạo hiểm cả cuộc sống, và một bên là giữ im lặng.
15. Cuộc sống tươi đẹp – It’s a wonderful life
Bộ phim đen trắng vượt thời gian của đạo diễn Frank Capra là một bài học về đạo đức, tài chính và thực tế!
Bài học quan trọng nhất một sinh viên tài chính có thể rút ra là tiền không mua được hạnh phúc, hạnh phúc thực sự không nằm trong công việc mà là ở gia đình, tình yêu và bạn bè. Đó mới là cuộc sống tuyệt vời nhất!
16. Công dân Kane – Citizen Kane
Một bộ phim về kinh doanh Mỹ của đạo diễn Orson Welles công chiếu năm 1941. Lấy nguyên mẫu từ một nhân vật tiếng tăm trong lĩnh vực truyền thông của Mỹ thời bấy giờ, Citizen Kane tái hiện cuộc đời một ông trùm với những diễn biến từ thời thơ ấu đến những thành công trong sự nghiệp và bi kịch sau này, rồi tham vọng quyền lực dẫn đến sự sụp đổ cuối đời.
17. Cuộc đời Steve Jobs – Steve Jobs
Bộ phim về kinh doanh này kể về Steve Jobs, nhà sáng lập công ty Apple, người đã thay đổi cả thế giới công nghệ số.
Ông là con người của sự khác biệt, được hàng triệu người mến mộ trên khắp thế giới đón nhận bởi những sáng tạo không ngừng nghỉ cùng triết lý sống sâu sắc.
Trong số đó, bài phát biểu dành cho các sinh viên sắp tốt nghiệp cùng câu nói “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ” đã trở thành ngọn lửa thắp lên niềm đam mê cống hiến của rất nhiều người trẻ trên thế giới.
18. Mưu Cầu Hạnh Phúc
Phim xoay quanh nhân vật Chris Gardner một người bán hàng không gặp may thất bại trong kinh doanh, nợ nần chồng chất, vợ bỏ, bị đuổi khỏi nhà do không trả được tiền thuê tất cả mọi cánh cửa dường như đã đóng sập với Chris nhưng với lòng quyết tâm, ý chí sắt đá và đặc biệt là cậu con trai Christopher đã trở thành động lực thôi thúc Chris vươn lên. Phim Mưu Cầu Hạnh Phúc giống như chính cái tên của nó, phim khiến người xem phải tự hỏi Như thế nào là hạnh phúc? Hạnh phúc tới từ đâu? Câu trả lời thật đơn giản hạnh phúc ở xung quanh ta và hạnh phúc là những gì mà ta đang có. Phim còn ca ngợi tinh thần vượt khó vươn lên, niềm tin vào tương lai của nhân vật Chris. Sẽ là rất thiếu sót nếu không kể tới khả năng diễn xuất ăn ý của 2 cha con Smith, họ đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả.
19. Gung Ho
Nhà máy ô tô địa phương ở Hadleyville, Pennsylvania, nơi cung cấp hầu hết các công việc của thị trấn, đã bị đóng cửa trong 9 tháng. Cựu giám đốc Hunt Stevenson (Michael Keaton) đi đến Tokyo để thuyết phục Tập đoàn Assan Motors mở lại nhà máy. Công ty Nhật Bản đồng ý và khi đến Mỹ, họ tận dụng lợi thế của lực lượng lao động tuyệt vọng để thực hiện nhiều thay đổi. Các công nhân không được phép có một công đoàn, bị trả lương thấp hơn, bị di chuyển quanh nhà máy để mỗi công nhân học được tất cả các công việc và được giữ chỉ khi đáp ứng với những tiêu chuẩn dường như không thể đạt được về hiệu quả và chất lượng. Thêm vào sự căng thẳng trong mối quan hệ, người Mỹ thấy hài hước khi yêu cầu họ luyện tập thể dục nhịp điệu mỗi buổi sáng và các nhà điều hành Nhật ăn trưa với đũa và tắm cùng nhau trong dòng sông gần nhà máy. Các công nhân cũng có thái độ làm việc kém và thái độ thiếu hụt đối với việc kiểm soát chất lượng.
20. Startup.com
Phim là một câu chuyện kinh doanh thật sự hấp dẫn. Từ một con số 0, công ty đã phất lên và kiếm được những 50 triệu đô chỉ chưa đầy một năm. Thế nhưng GovWorks.com đã phải đấu tranh cùng với những đối thủ nặng kí khác và cả những thử thách gặp phải khi óc sáng tạo của Herman xung đột với kiến thức kinh doanh cứng ngắc của Tuzman. Sự nghiệp mới băt đầu của 2 chàng trai trẻ cuối cùng cũng đành phải chấm dứt và bị thâu tóm bởi một công ty lớn hơn sau 2 năm tồn tại.
21. Bay Lên Bầu Trời
Bay Lên Bầu Trời là bộ phim Mỹ hài-kịch tính nói về cuộc đời bay từ nơi này sang nơi khác của Ryan Bingham. Nhờ vào những nguyên tắc sống riêng Ryan Bingham vượt lên trên, di chuyển nhanh hơn, được ưu tiên hơn. Nhưng mọi chuyện đảo lộn khi đồng nghiệp Natalie Keener, cô bé vừa tốt nghiệp đại học hạng ưu về công ty của anh và đề ra một chính sách cải tiến cho công ty: để tiết kiệm chi phí đi lại, từ nay họ sẽ đuổi việc nhân viên qua webcam. Trong phim, Ryan hiểu rằng nếu điều đó được thông qua, đời gã sẽ “vô gia cư”, không còn những chuyến bay đi về. Ryan phải chứng minh rằng đuổi việc là một nghệ thuật đòi hỏi có sự giao tiếp trực tiếp giữa người và người.