Engagement là gì?
Engagement là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và marketing. Từ “engagement” có nghĩa là sự tương tác giữa các đối tượng, thường được sử dụng để chỉ sự tương tác giữa khách hàng và thương hiệu.
Trong lĩnh vực marketing, engagement là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ tương tác giữa khách hàng và thương hiệu. Engagement bao gồm các hoạt động như like, comment, share, click vào quảng cáo, tham gia các cuộc thi, khảo sát, đánh giá sản phẩm, và các hoạt động khác liên quan đến khách hàng và thương hiệu.
Một mức độ engagement cao thường chỉ ra rằng thương hiệu đang gây được ấn tượng tốt đối với khách hàng và có khả năng tạo ra nhiều doanh thu hơn. Tuy nhiên, engagement không chỉ đơn giản là một chỉ số, mà còn là một cách tiếp cận đáng giá để tạo ra sự kết nối giữa khách hàng và thương hiệu.
Để tăng cường engagement, các thương hiệu thường sử dụng các chiến lược marketing như đưa ra nội dung hấp dẫn và giá trị cho khách hàng, tương tác với khách hàng thông qua mạng xã hội và email marketing, tạo ra các cuộc thi và sự kiện để tăng cường tương tác với khách hàng, và các hoạt động khác nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.
Trong kinh doanh, engagement cũng là một yếu tố quan trọng để xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Nếu khách hàng cảm thấy được quan tâm và tương tác tích cực với thương hiệu, họ sẽ cảm thấy hài lòng và có xu hướng trở thành khách hàng trung thành hơn.
Tóm lại, engagement là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh doanh, chỉ ra mức độ tương tác giữa khách hàng và thương hiệu. Tăng cường engagement có thể giúp thương hiệu tạo ra sự kết nối tốt hơn với khách hàng và tăng doanh thu của mình.
Facebook Post Engagement là gì? – Engagement được tính là số người click, bình luận và chia sẻ – Come Engage là gì? (Ảnh: Behance)
Trong một chiến dịch trên Facebook, đây là số liệu quan trọng thứ hai, chỉ sau số liệu vềReach. Nếu Reach cho bạn biết có bao nhiêu người có thể đã thấy nội dung của bạn, thì Engagement là số người đã tương tác với nội dung bạn post trên Facebook hoặc bất kì mạng xã hội nào.
Xem số liệu Engagement của Facebook ở đâu?
Trong Facebook Insights, bên phải cột số liệu Reach bạn sẽ tìm thấy số liệu về Engagement cho mỗi bài viết.
Bạn sẽ tìm thấy số liệu Engagement bên cạnh số liệu Reach – Engage là gì, cách dùng engage, engage with, come engaged, engage book (Ảnh: Sprout Social)
Thông qua việc đo lường các hành động tương tác với bài viết như like, comment hay feedback với bài post, chỉ số Engagement phản ánh sự quan tâm, tập trung của người dùng đối với bài đăng đó. Doanh nghiệp cần thấu hiểu chỉ số này để phân tích biểu đồ biến động chỉ số. Nếu chỉ số Engagement của bạn đi lên, bạn đang đi đúng hướng, người dùng ngày càng quan tâm đến Fanpage của bạn hơn. Tuy nhiên nếu chỉ số này đi xuống, bạn cần tối ưu hóa tốt hơn để người dùng ưu tiên Fanpage của bạn hơn.
2 loại Engagement phổ biến nhất trên Facebook
Ngoài việc biết đượcEngagement là gìthì bạn nên biết được các chỉ số chi tiết có trong Engagement và cách sử dụng chúng. Có hai loại Engagement phổ biến nhất bạn cần phân biệt được là Page Engagement và Post Engagement.
Page Engagement hay Page Engaged là gì
PageEngagement là gì? Đây là chỉ số tương tác (hành động) được tính trên toàn trang, bao gồm tổng các hành động với tất cả các bài post có trên trang và các thành phần của trang với yêu cầu là các hành động đó được diễn ra trên cửa sổ thuộc tính mặc định của facebook (cửa sổ hiển thị trang).
Các hành động trên trang bao gồm:
- Thích bài viết, bình luận trong bài viết, chia sẻ bài viết
- Các hành động yêu cầu ưu đãi từ cửa hàng
- Theo dõi page, câu hỏi, trạng thái
- Nhấp chuột vào trang web
- Xem ảnh, video, check in, nhắc đến trang, xem tab.
Post Engagement
Là số hành động liên quan trực tiếp đến bài post (like, share, comment, chia sẻ, theo dõi, click vào vị trí bất kì trên bài post) và được hiển thị như là kết quả quảng cáo hàng ngày.
Cách tính tỷ lệ Post Engagement và Page Engagement:
Engagement Marketing là gì?
Engagement Marketing là một cách tiếp thị tương tác, chuyển từ 1 chiều sang 2 chiều. Giúp doanh nghiệp có thể tạo ra, mở rộng và củng cố mối quan hệ với khách hàng tốt hơn.
Xem số liệu Engagement của Facebook ở đâu?
Trong Facebook Insights, bên phải cột số liệu Reach bạn sẽ tìm thấy số liệu về Engagement cho mỗi bài viết của mình. Bạn có thể nhìn rõ hơn qua ảnh minh họa dưới đây:
Vai trò của Engagement là gì trong Marketing?
- Engagement là thuật ngữ khá quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo trên Facebook.
- Nó là chỉ số quan trọng thứ hai sau chỉ số reach (chỉ số đánh giá sự tương tác của các bài viết, fanpage hay profile.
- Không chỉ là một chỉ số đo lường thông qua việc hiển thị những con số mà Engagement còn phản ánh sự quan tâm, tập trung của người dùng đối với bài đăng đó.
- Khi chạy một chiến dịch quảng cáo trên Facebook, bài post của bạn ngoài việc tiếp cận được càng nhiều người càng tốt, còn cần phải đảm bảo được nội dung đó gây được sự thích thú với tập đối tượng mục tiêu của bạn. Và Engagement là số liệu duy nhất đo được sự thích thú này.
- Engagement được coi là số liệu quan trọng nhất quyết định sự thành công của chiến lược của bạn.
- Engagement không chỉ cải thiện kết quả bán hàng mà còn giảm chi phí mua lại khách hàng mới. Nhờ sự tăng trưởng của các đánh giá và đề xuất, khách hàng hiện tại có thể thực hiện công việc tiềm năng cho bạn
Hiểu đơn giản, nếu chỉ số Engagement đi lên, tức là chúng ta đang đii đúng hướng, cần tiếp tục phát huy và mở rộng. Còn nếu chỉ số Engagement tụt giảm, nghĩa là người xem không còn hứng thú và bạn phải thay đổi chiến thuật của mình.
Phân loại Engagement
Ngoài việc biết đượcEngagement là gìthì chúng ta cũng cần biết được các chỉ số chi tiết có trong Engagement và cách sử dụng chúng.
Có hai loại Engagement phổ biến nhất trên Facebook bạn cần phân biệt được là Page Engagement và Post Engagement.
Page Engagement
Page Engagement là chỉ số tương tác (hành động) được tính trên toàn trang. Nó bao gồm tất cả các hành động với tất cả các bài post có trên trang và các thành phần của trang, với yêu cầu là các hành động đó được diễn ra trên cửa sổ thuộc tính mặc định của facebook (cửa sổ hiển thị trang).
Các hành động trên trang (Page Engagement) bao gồm:
- Thích bài viết, bình luận trong bài viết, chia sẻ bài viết
- Các hành động yêu cầu ưu đãi từ cửa hàng
- Theo dõi page, câu hỏi, trạng thái
- Nhấp chuột vào trang web
- Xem ảnh, video, check in, nhắc đến trang, xem tab.
Post Engagement
Post Engagement là số hành động liên quan trực tiếp đến bài post nhất định như ấn like, share, comment, chia sẻ, theo dõi, click vào vị trí bất kì trên bài post và được hiển thị như là kết quả quảng cáo hàng ngày.
Ngoài ra, còn có:
Customer Engagement– Là hành động tương tác của khách hàng với doanh nghiệp thông qua việc tương tác (like, comment) hoặc chia sẻ bài viết của doanh nghiệp đó.
Employee Engagement– Nó không phải là chỉ số hài lòng của nhân viên mà có thể hiểu đơn giản đây là chỉ số đo lường về sự tương tác, kết nối giữa các nhân viên với nhau, hoặc giữa nhân viên với một tổ chức nào đó.
Nguyên nhân khiến chỉ số Engagement thấp
- Chọn sai thời điểm đăng bài
- Qúa nhiều hoặc quá ít bài viết
- Bài viết không chất lượng, không đủ để thu hút người xem và tạo hứng thú để họ tương tác
- Nội dung đăng lên không có chất xám, không nổi bật và giống một quảng cáo, gây khó chịu cho người khác
- Các nội dung quá giống nhau, lặp lại nhiều lần
- Nội dung, ngôn từ, hình ảnh phản cảm, xúc phạm hoặc không mang tính tích cực, kêu gọi
- Không theo kịp xu hướng
- Chưa sử dụng hết các tính năng cần thiết
- Mua like ở ngoài
- Nội dung không hướng đúng khách hàng tiềm năng hoặc tập khách hàng đang có không phải đối tượng bạn cần
Cách tăng Engagement hiệu quả
- Đừng giới hạn bản thân và các bài đăng chỉ trên một kênh và chỉ trên mạng xã hội mà nên mở rộng nó trên nhiều phương diện và công cụ khác.
- Lắng nghe những ý kiến bên ngoài, đặc biệt là từ những người dùng bạn xác định nhắm tới.
- Đặt câu hỏi là cách tốt nhất để bạn tăng chỉ số Engagement hiệu quả và nhận được câu trả lời tốt nhất
- Luôn trả lời để tạo sự tương tác liên tục và qua lại giữa bạn và người dùng khác, giúp cho việc tạo ra một cộng đồng của riêng mình trở nên dễ dàng và tốt hơn
- Đăng những nội dung do người dùng, khách hàng tạo ra trên chính trang của mình
- Sử dụng video, hình ảnh để làm bài viết nổi bật và thu hút hơn
- Chọn thời điểm đăng hợp lý
- Bắt trend và tạo các bài theo xu hướng nhưng phải đảm bảo phù hợp