Source là gì?
Khái niệm source
Source hay source code(mã nguồn)là bộ mã chương trình dưới dạng văn bản, được viết bằng ngôn ngữ lập trình như Ruby, C, Java, PHP,…tập hợp dòng lệnh trong việc kết nối các thao tác, giao diện với cơ sở dữ liệu để tạo ra một website hoàn chỉnh.
Hiểu đơn giản, source code là một trong ba công cụ để giúp website bạn vận hành, tương tác với người dùng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.
Giống như việc khi bạn thực hiện các thao tác tìm kiếm, nhấn gửi trên một trang web, kết quả sẽ được trả về khi mệnh lệnh được yêu cầu thực hiện và các bước cũng sẽ lần lượt như lập trình. Đây được xem như là ví dụ của việc thực hiện một mã nguồn. Tuy nhiên, source code sẽ không thể hoạt động với hai loại ngôn ngữ lập trình Script và Javascript vì chỉ có một mã nhất định.
Vai trò của source code trong việc thiết kế website
Mã nguồn được ví như bộ xương khung của toàn trang thiết kế vì có chức năng nâng đỡ, vận động các cơ hoàn thành nhiệm vụ của mình. Mỗi nhiệm vụ ở đây được hiểu là một lệnh giúp người dùng trải nghiệm website mượt mà hơn. Từng cú click chuột, kéo thanh lên xuống hay bất cứ thao tác, di chuyển nào đều có sự đóng góp của mã nguồn mang lại.
Vì thế, website càng muốn đa chức năng, phức tạp thì lập trình viên càng phải chắc tay, kinh nghiệm. Bên cạnh đó, chức năng UX/UI của website có hoàn thiện hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc khai thác và tận dụng mã nguồn.
Tầm quan trọng của mã nguồn
Việc xây dựng hình ảnh một website chuyên nghiệp trong thời đại công nghệ số ngày càng quan trọng. Điều này dẫn đến việc tầm quan trọng của mã nguồn – source code cũng được tăng cao. Không chỉ xây dựng một website với giao diện thân thiện, thao tác dễ dàng, tiện lợi với người dùng, mã nguồn còn giúp trang web của bạn tối ưu hóa công cụ tìm kiếm chuẩn SEO.
Mã nguồn còn ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại website của bạn. Việc bỏ ra chi phí đắt đỏ để có được một thiết kế web ưng ý không phải là lựa chọn của hầu hết của các công ty. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ sẽ rất ngại việc thuê một lập trình viên chuyên nghiệp cùng số tiền khổng lồ. Nhưng các nhà lãnh đạo họ cũng ý thức được rằng nếu mã nguồn không rõ xuất xứ sẽ dẫn đến đêm dài lắm mộng vì chẳng biết khi nào quả bom nổ chậm này sẽ tự dưng phát nổ. Hoặc khi dùng “đồ lậu”, bản crack, bạn sẽ dễ bị đánh cắp thông tin, cài mã độc bởi các hacker vì lỗ hổng của mã nguồn không rõ nguồn gốc ngọn ngành.
Nếu bạn trình bài ý tưởng cho bên thiết kế, hãy cố gắng thỏa thuận với họ về việc nắm giữ mã nguồn. Các doanh nghiệp lớn vì tránh đi nỗi lo không biết web mình ra đi khi nào, họ thường nhất quán với nhau về việc bàn giao source code. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều tổ chức không đồng ý việc chuyển giao mã nguồn cho doanh nghiệp vì khi làm vậy, họ sẽ mất đi tầm ảnh hưởng và tiếng nói của mình. Phía website họ sẽ ít phụ thuộc hơn vì giờ đây mã nguồn đã nằm trong tay họ. Thế nên, tránh việc giảm đi tầm quan trọng của mình, nhiều lập trình viên sẽ không giao cho bạn. Khi đấy, bạn sẽ buộc lòng mua những gói trả phí đắt hơn.
Source Code Website là gì?
Source Code Websitelà một hệ thống gồm một hoặc nhiều tập tin được viết bằng ngôn ngữ lập trình Website. Chúng giúp kết nối các thành phần giao diện người dùng của Website với cơ sở dữ liệu. Mục tiêu cuối của những đoạn code là để tạo thành một trang web hoàn chỉnh.
So sánh các loại mã nguồn với nhau
Phân loại mã nguồn
Có hai loại mã nguồn chính: open source – mã nguồn mở và mã nguồn bản quyền – mã nguồn đóng.
Mã nguồn mở là mã nguồn cho phép người dùng tải về miễn phí và chỉnh sửa sau đó. Mở nghĩa là loại mã này được đăng tải không kể giới hạn đối tượng nào, để mọi người có thể cùng sử dụng.
Mã nguồn bản quyền – mã nguồn đóng là mã nguồn yêu cầu bản quyền từ bạn, bạn có thể dụng, tải về nhưng lại rất hạn chế trong việc thiết kế theo ý mình. Ví dụ như Google, Adoble,…Vì tính độc quyền nên mỗi đơn vị website sẽ sẽ hữu cho mình các bộ nguồn riêng.
Một số tiêu chí so sánh giữa hai loại mã nguồn
Chi phí
- Mã nguồn mở: miễn phí nhưng đơn giản. Bạn không thể điều chỉnh quá nhiều theo ý kiến riêng của bản thân. Riêng trong lĩnh vực công nghệ, cái rẻ thường là cái không bền hoặc kém chất lượng. Và đặc biệt là mã nguồn mở khá ít chức năng.
- Mã nguồn đóng: chi phí đắt đỏ hơn nhưng chất lượng đi đôi với đồng tiền. Website của bạn sẽ sở hữu những chức năng đa dạng, trải nghiệm mượt mà, thân thiện với người dùng. Hơn hết, với các phiên bản thay đổi chỉnh sửa sau, chi phí phát sinh là không cao vì lập trình viên đã quen với kết cấu nguồn của bạn.
Hỗ trợ
- Mã nguồn mở: bạn sẽ gặp khó khăn trong việc được tư vấn hỗ trợ vì sử dụng source miễn phí. Thế nên, trong suốt quá trình hoạt động sẽ có đôi chút chật vật yêu cầu bạn phải biết tự xử lý các vấn đề phát sinh.
- Mã nguồn đóng: nhà thiết kế sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ, tư vấn cho bạn vì chính họ là người làm ra và hơn hết, bạn là khách hàng tiềm năng của họ
Độ bảo mật
- Mã nguồn mở: được viết và kiểm duyệt bởi một đội ngũ chuyên nghiệp nhưng mã nguồn mở vẫn có thể bị tấn công bởi các hacker vì thiếu bảo mật tuyệt đối. Thông tin của bạn có thể bị đánh mất và phát tán một cách tương đối dễ dàng.
- Mã nguồn đóng: đây là mã nguồn bản quyền, nghĩa là mã nguồn này được thiết kế theo ý kiến riêng của bạn vì thế cũng sẽ được bảo mật theo chính sách riêng. Mã nguồn này thường do các nhà lập trình nắm giữ nên họ sẽ có cách bảo vệ sản phẩm mình.
Các công cụ tạo ra Source Code phổ biến khi làm Website là gì?
Mã nguồn mở khá là phổ biến trong lĩnh vực thiết kế Website
Sau khi đã hiểu rõ về quy trình đọc code cơ bản thì đối với lĩnh vực thiết kế Website, các bạn sẽ thấy mã nguồn mở sau đây được sử dụng nhiều và khá phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử:
- WordPress
- Joomla
- Drupal
Hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu chi tiết từng mã nguồn mở ngay bên dưới!
WordPress
Ưu điểm WordPress:
- Dễ cài đặt, dễ sử dụng, đặc biệt khi sử dụngManaged WordPress Hosting(MWP)
- Có kho giao diện và plugin miễn phí, khiến cho WordPress linh động hơn bất kỳ mã nguồn mở với CMS nào khác.
- Là nền tảng hỗ trợ SEO tốt nhất hiện tại.
Nhược điểm WordPress:
- Nếu Website phát triển mạnh thì đòi hỏi lập trình viên phải có kiến thức và tay nghề vững để theo kịp sự phát triển đó trên nền tảng WordPress. Do đó bạn nên có đơn vị tối ưu WordPress tín nhiệm, đảm bảo Website của mình vận hành tốt nhất.
Xem thêm bài viết chuyên sâu về WordPress: WordPress là gì? Hướng dẫn cài đặt WordPress
Joomla
Ưu điểm Joomla:
- Phù hợp cho mọi đối tượng lập trình. Có giao diện đơn giản dành cho cả lập trình viên và quản trị Website.
- Có thư viện ứng dụng khổng lồ với hầu hết là miễn phí giúp người dùng có thêm nhiều sự tham khảo và lựa chọn để mở rộng tính năng web.
Nhược điểm Joomla:
- Không tốt cho SEO vì mã nguồn này làm SEO kém nhất trong 3 loại CMS (Drupal, WordPress và Joomla)
- Vì có quá nhiều ứng dụng miễn phí nên bạn sẽ phải đắn đo rất nhiều khi lựa chọn và xem xét mức độ phù hợp với web của mình.
- Mã nguồn của Joom tương đối lớn nên sẽ tiêu tốn nhiều tài nguyên của hệ thống.
- Joomla quản lý và điều khiển Website khá khó khăn do không có tính năng Multiple Site.
Drupal
Ưu điểm Drupal:
- Mã nguồn tối ưu giúp tiết kiệm tài nguyên hệ thống và nâng cao hiệu suất hoạt động.
- Tạo điều kiện tối đa cho các lập trình viên phát huy kỹ năng, mở rộng chức năng Website.
- Giao diện thân thiện với SEOnhưng mức độ chưa bằng WordPress.
- Quản lý và điều khiển nhiều Website cùng lúc dễ dàng.
- Joomla chỉ chạy tốt trênServer Linuxtrong khi Drupal và WordPress chạy tốt trên cả 2 server Linux và Windows.
Nhược điểm Drupal:
- Không thích hợp với một lập trình viên mới vào nghề, còn non kinh nghiệm.
- Có ít thành phần mở rộng hơn Joomla. Khá là bất tiện mỗi khi có phiên bản mới, bạn phải chờ các nhà cung cấp nâng cấp thành phần mở rộng mới tương thích được.
- Người mới sử dụng sẽ thấy rắc rối khi muốn tìm kiếm hay phán đoán nên dùng thành phần mở rộng nào.
WooCommerce, OpenCart, dddd
Ba mã nguồn được dùng phổ biến trong các Website thương mại điện tử. Vì chúng hỗ trợ đầy đủ các tính năng bán hàng cho Website như thanh toán, đăng ký/đăng nhập, xóa/thêm đơn hàng, tính tổng phí đơn hàng, phí vận chuyển, gửi hóa đơn điện tử tự động về email khách v.v.
Ưu nhược điểm của Website mã nguồn mở
Tùy vào mục đích sử dụng web mà bạn chọn mã nguồn mở nào phù hợp với doanh nghiệp bạn
Như vậy đã có nhiều sự lựa chọn mã nguồn mở vừa được chia sẻ. Điều quan trọng là bạn hãy xem xét ưu nhược điểm của nó giúp bạn có giải pháp tối ưu cho hoạt động kinh doanh trực tuyến của mình:
Ưu điểm của mã nguồn mở
- Khả năng quản trị và điều khiển cao:giúp các nhà quản lý kiểm soát nhiều hơn. Họ có thể cho phép phần nào hoạt động, phần nào không.
- Tăng khả năng sáng tạo:Vì được thiết kế mở, nhiều người có thể nghiên cứu, tạo ra các phần mềm tốt hơn. Dễ dàng tùy chỉnh Website của mình để tạo nên giao diện và tính năng mới mẻ.
- Ổn định:Nhiều người đánh giá cao mã nguồn mở vì cho rằng nó có thể hỗ trợ cho nhiều công ty, doanh nghiệp trong các dự án quan trọng, có tính chất dài hạn.
- Cài đặt đơn giản:Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể đưa Website thương mại điện tử của mình vào hoạt động. Ngoài ra, mỗi khi Website của bạn mắc lỗi, sẽ luôn có hàng triệu người sẵn sàng trao đổi và giúp đỡ bạn.
Nhược điểm của mã nguồn mở
– Cập nhật phiên bản:để bắt kịp với tốc độ phát triển của thị trường. Bắt buộc Website của bạn cần có những thay đổi và đặc biệt là vá các lỗ hổng bảo mật. Và nếu bạn không tìm hiểu rõ về các tính năng mới và những thay đổi trong mã nguồn thì việc nâng cấp có thể mất rất nhiều thời gian và công sức.
– Tùy biến:thiết kế Website mã nguồn mở được tạo ra nhằm mục đích phục vụ nhu cầu chung cho cả cộng đồng. Chính vì thế, việc tùy biến hay chỉnh sửa theo hướng cá nhân hóa thường gặp phải nhiều khó khăn. Đó là lý do bạn phải lựa chọn mã nguồn phù hợp với mục đích thiết kế web của bạn.
So sánh mã nguồn mở và mã nguồn đóng
Xem xét nhu cầu sử dụng và định hướng phát triển doanh nghiệp để lựa mã nguồn thích hợp
Mã nguồn mở (Open Source):là các phần mềm miễn phí và được công khai mã nguồn. Ai cũng có thể download mã nguồn để điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Mã nguồn đóng (mã nguồn riêng hay mã nguồn thương mại):là mã nguồn do một lập trình viên, công ty hoặc một nhóm lập trình viên xây dựng. Toàn bộ chức năng của Website đã được hoàn thiện và tích hợp sẵn trong mã nguồn. Mỗi đơn vị sẽ có một bộ mã nguồn riêng dành cho việc thiết kế Website.
Tiếp theo cùng so sánh để thấy sự khác nhau giữa 2 nền tảng này:
Tính bảo mật
- Mã nguồn mở:
- Mã nguồn mởcó một cộng đồng lớn các lập trình viên tham gia phát triển, với hàng ngàn người sử dụng phản hồi. Nó được kiểm duyệt của chính đơn vị phát hành nên sẽ có tính bảo mật cao. Tốc độ cập nhật lỗi nhanh và được kiểm chứng bởi cộng đồng.
- Mặt khác, do các hacker cũng đều có mã nguồn. Nên trong trường hợp các lỗi chưa được thông báo, Website của bạn có thể bị tấn công.
- Mã nguồn đóng:
- Được thiết kế và xây dựng theo từng yêu cầu cụ thể. Không dư thừa các chức năng không cần sử dụng, có cơ chế bảo mật riêng.Mã nguồn đóngchỉ do đơn vị lập trình nắm giữ nên hạn chế được một phần các cuộc tấn công.
- Tuy vậy, tốc cập nhật phụ thuộc vào đơn vị phát triển. Do có quy trình riêng về bảo mật nên chỉ có đơn vị phát triển có thể điều chỉnh được.
Chi phí
- Mã nguồn mở:mã nguồn mở chỉ miễn phí các chức năng cơ bản nhất. Muốn có giao diện đẹp, thanh toán, mua bán được trên Website bạn đều cần phải trả phí bản quyền sử dụng.
- Mã nguồn đóng:chi phí ban đầu thường cao. Khi sử dụng, những thay đổi nhỏ bạn sẽ được hỗ trợ miễn phí. Với các tính năng mới chi phí thực hiện sẽ thấp hơn. Do đơn vị thiết kế đã nắm rõ toàn bộ mã nguồn nên việc điều chỉnh sẽ dễ dàng hơn.
Nâng cấp
- Mã nguồn mở:nếu Website của bạn đã được điều chỉnh theo yêu cầu riêng thì việc nâng cấp mất rất nhiều thời gian.
- Mã nguồn đóng:tất cả các vấn đề chỉnh sửa, nâng cấp đều tuân theo quy tắc của nhà phát triển. Các module có thể được đơn vị thiết kế phát triển độc lập. Sau đó tích hợp vào Website của bạn một cách dễ dàng.
Hỗ trợ
- Mã nguồn mở: nếu cần hỗ trợ bạn phải tự tìm câu trả lời từ các diễn đàn hoặc trả phí để một đơn vị khác hỗ trợ bạn.
- Mã nguồn đóng:đơn vị phát triển có trách nhiệm hỗ trợ bạn. Do nắm rõ từng chi tiết trong mã nguồn nên họ có thể hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng.
Việc sử dụng mã nguồn đóng hay mở tùy thuộc rất nhiều vào mục đích sử dụng Website của bạn. Nếu bạn chỉ cần một Website đơn giản, không cần phải phát triển thêm nhiều tính năng, muốn tự mình thực hiện với chi phí tối thiểu nhất thì mã nguồn mở là lựa chọn đầu tiên.
Muốn Website chất lượng tốt, hoạt động nhanh, đầu tư sử dụng lâu dài, khả năng nâng cấp cao, có thể mở rộng thêm nhiều tính năng mới thì sử dụng mã nguồn thương mại là hợp lý nhất.
Những lưu ý khi lựa chọn dịch vụ thiết kế Website
Dựa vào lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp mà bạn sẽ chọn dịch vụ thiết kế web phù hợp
Để lựa chọn dịch vụ thiết kế Website phù hợp bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Cấu trúc thiết kế web
- Lĩnh vực thiết kế
- Chi phí thực hiện
Cấu trúc thiết kế web
Đầu tiên bạn cần hiểu rõ cấu trúc thiết kế của Website bạn muốn dựng lên. Hoặc bạn muốn trang web phải có giao diện 3D, khách hàng sẽ có cảm giác sống động. Để lên được cấu trúc thiết kế tốt, bạn cần hiểu rõ về sản phẩm của mình.
Lĩnh vực thiết kế
Web được đánh giá là hoàn thiện chỉ khi sản phẩm đó đánh trúng tâm lý của người sử dụng. Tùy vào lĩnh vực hoạt động hoặc kinh doanh thì những hình ảnh, icons, giao diện sẽ được thiết kế theo đúng chủ đề nhằm tạo ra một Website đúng với phong cách và thu hút người dùng truy cập.
Chi phí thực hiện
Mức giá của dịch vụ thiết kế Website phải phù hợp với:
- Ngân sách của bạn
- Đúng với công sức mà người làm thiết kế nhận được
- Phù hợp với mức giá chung trên thị trường
- Thể hiện được giá trị doanh nghiệp và sản phẩm
Nguồn: tổng hợp và tham khảo
- //wiki.tino.org/source-la-gi/
- //wiki.matbao.net/source-code-la-gi-tong-hop-day-du-nhung-kien-thuc-ve-source-code/