1. Tên miền là gì?
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều khái niêm về tên miền trên mạng, tuy nhiên để dễ hiểu thì BKNS sẽ tóm gọn như sau.
Tên miền là tên gọi có tác dụng để thay thế 1 địa chỉ IP dài và khó nhớ như: 123.45.67.89 trên internet thành một “Domain Name” hay “Tên Miền” có dạng là abc.com
Ví dụ: Địa chỉ IP 123.30.174.6 có tên miền là bkns.vn
Hoạt động đăng ký tên miền được giám sát bởi tổ chức gọi là ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers). ICANN quản lý việc tên miền nào có thể đăng ký và chứa trung tâm cơ sở dữ liệu tên miền trỏ tới đâu.
Một website trên internet cần ít nhất 2 thành phần làweb servervàtên miềnđể hoạt động bình thường.
- Web serverlà một máy tính chứa file và database tạo nên website của bạn. Rồi gửi nó đi ra internet mỗi khi có người truy cập vào site của bạn từ máy chủ họ.
- Tên miềnlà tên mọi người gõ lên trình duyệt, sau đó vì tên miền đã trỏ về địa chỉ web server, nên trình duyệt có thể gửi yêu cầu truy cập web server đó. Nếu không có tên miền, mọi người phải nhớ chính xác địa chỉ IP của server mỗi khi truy cập – việc này thì khó có thể xảy ra.
Vẫn chưa rõ tên miền là gì và cách thức nó hoạt động như thế nào? Bài viết bên dưới sẽ giải thích rõ hơn về các khái niệm của tên miền cho bạn. Hãy xem qua thôi nào!
Tên miền hoạt động như thế nào?
Tên miền là đường tắt đi đến server host website của bạn.
Một tên miền (domain name) giống như một địa chỉ nhà vì đó là cách mọi người tìm thấy bạn trên World Wide Web. Đó là lý do tại sao chúng tôi gọi thanh trên đầu trình duyệt web là thanh địa chỉ – đó là nơi bạn nhập tên miền để tìm một trang web.Nếu một tên miền giống như địa chỉ thì máy chủ (hosting) chứa website của bạn giống như một tòa nhà. Khi bạn tạo một trang web, bạn đặt tên miền để trỏ đến máy chủ để khi mọi người muốn tìm trang web của bạn thì họ có thể nhập tên miền và nó sẽ đưa họ đến đó. Nếu không có tên miền, khách truy cập sẽ phải nhập địa chỉ IP (ví dụ 100.90.80.70) của máy chủ.
Như bạn tưởng tượng, việc trỏ tên miền cũng khá mất thời gian. Vì vậy nhiều nhà cung cấp như Hostinger có các gói hosting kèm cả tên miền.
Hầu hết các trang web bạn truy cập đều sử dụng tên miền. Ví dụ: Khi kiểm tra tên miền bạn sẽ thấy công ty Google có Google.com là tên miền của họ. Facebook là tên trang web và Facebook.com là tên miền.
Các loại tên miền
Domain name có nhiều loại, nhưng một điều tất cả đều có điểm chung là được chia làm hai phần –tên(ví dụ như ‘Hostinger’) vàphần mở rộngcấp cao nhất (ví dụ như ‘.com’) . Có rất nhiều phần mở rộng tên miền cấp cao, từ mã quốc gia (ví dụ ‘.co.uk hoặc ‘.de’) tới các mã cụ thể cho các ngành như .gov cho các tổ chức chính phủ và .edu cho các tổ chức giáo dục. Mặc dù.comdomains vẫn đang giữ ưu thế trên internet với hơn 46.5% website có tên miền này.
Ngoài ra, với hơn 330 triệu tên miền đã được đăng ký. Gần đây, ICANN – tổ chức quản lý tên miền đã nhận ra sự cần thiết của một loại tên miền mới. Do đó, họ đã công bố hàng loạt các tên miền cấp cao mới (gTLDs), từ .bike và .clothing đến .guru và .ventures.
Kết quả là có một số lượng lớn các phần mở rộng khác nhau khi tra cứu tên miền, nhưng đồng thời nó cũng gây khó khăn khi tìm mua tên miền cho công ty của bạn. Đây là một quyết định lớn – và có thể là một trong những quyết định lớn nhất của bạn. Và mặc dù bạn có thể thay đổi nó sau này, tốt nhất bạn nên tránh làm việc này bằng bất kỳ giá nào, hoặc bằng việc suy nghĩ cẩn thận trước khi chọn tên miền.
TLD – Top level domain là gì?
TLD là viết tắt của ‘top-level domain’ là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name. Ví dụ như .com, .gov và .org. Như bạn đã quen thuộc, bạn không thể tìm thấy trang web nào không có TLD, và mỗi tên miền thường được tạo thành từ mộttên(tức là hostinger) vàTLD(tức là .com), sẽ ra một tên miền dạng như: hostinger.com
.com được hầu hết mọi người sử dụng. Các TLD khác bao gồm org (organisation – tổ chức), .edu (education – giáo dục) và .gov (government – chính phủ), .net, .info, .tv, .biz
TLDs có thể được chia thành hai loại khác: các tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs) và các tên miền cấp cao chung (gTLDs) như ta thường thấy. Nếu bạn có ý định kinh doanh chuyên nghiệp và sử dụng website lâu dài. Hãy luôn chọn gTLD hoặc ccTLD.
CCTLD – Country-code top-level domain là gì?
Tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs – country-code top-level domain) là một loại của TLDs được sử dụng để xác định một quốc gia cụ thể. Nó cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm biết rằng trang web được thiết kế cho khách truy cập từ một khu vực cụ thể. Ví dụ: Google có Google.com làm trang web chung, nhưng khách truy cập từ Vương quốc Anh thì Google.co.uk và Đức thì vào Google.de.
gTLDs – Generic top-level domain là gì?
Tên miền cấp cao chung (gTLDs – generic top-level domains) là loại domain name phổ biến nhất, một phần bởi vì nó bao gồm các tên miền .com – có nhiều tên miền hơn tất cả các ccTLDs cộng lại.
Trong lịch sử, các gTLD chính là .com, .org, .net, .edu, .gov và .mil, nhưng số gTLDs hiện có đã được mở rộng và kết quả là hiện có hàng trăm gTLDs khác bao gồm .online, .xyz và .name.
Các loại domain name khác
Mặc dù các tên miền trên được dùng nhiều nhất, tên miền còn có nhiều biến thể khác mà có thể bạn cầns sử dụng.
Tên miền thứ cấp
Có thể bạn đã thấy tên miền này từ trước rồi. Chúng tôi đang nói đến những tên miền ngay bên dưới top-level domain name. Để dễ hiểu thì chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ: Các công ty Anh thường dùng tên miền.co.ukthay vì .com, và nó là ví dụ điển hình của tên miền cấp 2. Một loại tên miền cấp hai khác là.gov.uk, thường được dùng bởi các tổ chức chính phủ, và.ac.uk, thường được dùng bởi các trường đại học và học viên.
Subdomains
Subdomains là tên miền mà webmaster sau khi đã mua tên miền có thể tạo ra nhiều subdomain khác nhau để tách biệt cac dịch vụ của website ra. Webmaster có thể trỏ subdomain về một server khác và nó sẽ hoạt động bình thường như một top level domain đặc biệt trong các hoàn cảnh như bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo, hoặc các nội dung khác biệt hoàn toàn so với web chính.
Ví dụ Facebook dùngdevelopers.facebook.comđể cung cấp thông tin cụ thể cho web app developer muốn sử dụng Facebook API. Ví dụ khác làsupport.google.com
DNS là gì?
DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền, cho phép thiết lặp liên kết giữa một tên miền và một IP của máy chủ, giúp cho người truy cập chỉ cần nhớ các tên miền mà không cần phải quan tâm đến các địa chỉ IP bằng số. Nó giống một danh bạ điện thoại trên Internet. Ví dụ, khi bạn gõ www.hostinger.vn trên trình duyệt, hệ thống DNS sẽ chuyển địa chỉ này thành một địa chỉ IP tại nơi mà website của bạn được host..
Việc quản lý DNS và cấu hình chính xác DNS để tên miền hoạt động với host cũng như các dịch vụ khác là một điều mà mọi webmaster đều thực hiện rất thường xuyên. Bài hướng dẫn sau sẽ giúp bạn hiểu các tác vụ liên quan đến DNS của tên miền được quản lý tại Hostinger.
Cách đăng ký tên miền là gì?
Tin vui: cách đăng ký một tên miền rất đơn giản và không có yêu cầu đặc biệt. Trên thực tế, thường thỉ mất 5 phút để bạn có thể mua tên miền. Bạn chỉ cần vào 1 trong các trang bán tên miền, chọn một tên miền phù hợp và tiến hành các thủ tục thanh toán là xong. Bạn có thể cần yêu cầu nhập các thông tin cá nhân theo quy định của tổ chức quản lý tên miền ICANN.
Nếu chưa có tên miền, hãy đăng ký nó ở cùng một nơi với nơi bạn mua hosting. Đó là lý do tại sao Hostinger cung cấp cả dịch vụ hosting và đăng ký tên miền. Ngoài ra Hostinger còn liệt kê các biến thể của tên miền để bạn dễ dàng lựa chọn hơn trong trường hợp tên miền đã bị đăng ký.
Tại đây, bạn chỉ cần hoàn tất thanh toán là bạn đã sở hữu tên miền đó. Sau đó, bạn sẽ được cấp một trang web để quản lý tên miền với các công cụ quản lý quan trọng.
Làm thế nào để transfer domain
Domain name có thể được transfer giữa các nhà đăng ký. Mặc dù có điều kiện kèm theo là:
- Tên miền đã được đăng ký hoặc chuyển đổi 60 ngày hoặc hơn
- Tên miềnkhôngở trong tình trang Redemption hoặc Pending Delete.
- Bạn có domain’s authorization code (EPP code).
- Thông tin chủ sở hữu phải hợp lệ và dịch vụ bảo vệ thông tin tên miền phải được tắt.
Mặc dù transfer domain không phải là điều bắt buộc, chỉ là tiện lợi hơn và dễ dàng để quản lý hơn nếu hosting và domain ở cùng một nơi.
Tại Hostinger, bạn có thể transfer domain từ bất kỳ nhà đăng ký nào. Nó sẽ mất 4-7 ngày để hoàn tất. Và đội ngũ hỗ trợ thành công của chúng tôi sẽ giúp bạn từng bước để thực hiện việc này!
Sự khác biệt giữa chuyển tên miền và trỏ tên miền là gì?
- Chuyển tên miền – transfer domain – là thao tác chuyển quyền quản lý tên miền từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Khi chuyển tên miền đôi khi bạn cần thanh toán phí chuyển tên miền tại nhà đăng ký mới, tên miền sau khi chuyển thông thường sẽ tự được gia hạn thêm một năm.
- Trỏ tên miền (đến hosting) – point domain (to a host), là thao tác bạn truy cập vào khu vực quản lý tê miền ở nhà đăng ký hiện tại cập nhật bản ghi tại nhà đăng ký hiện tại để tên miền sử dụng một loại dịch vụ hosting nào đó. Thông thường là web hosting. Toàn bộ hướng dẫn về trỏ tên miền bạn có thể tham khảo tại đây
Tóm lại, thông thường khi bạn đã có tên miền sẵn rồi và mới mua hosting ở một nhà cung cấp khác, bạn sẽ được yêu cầu trỏ tên miền đến hosting đó. Chỉ khi nào bạn cần quản lý hosting và và quản lý tên miền ở cùng một nơi thì mới cần chuyển tên miền.
Sự khác biệt giữa web hosting và tên miền là gì?
Như đã nói ở phần đầu tiên, tên miền giống như địa chỉ nhà bạn và máy chủ web giống như ngôi nhà bạn đang sống. Nếu bạn muốn khởi chạy một trang web, bạn sẽ cần cả tên miền mà mọi người có thể sử dụng để tìm bạn và một máy chủ web, lưu trữ các trang web.
Tên miền và web hosting có mối quan hệ cộng sinh như phần mềm và phần cứng hoặc âm và dương. Mặc dù về mặt kỹ thuật có thể có cái này mà không có cái khác, nhưng chúng hoạt động tốt nhất khi chúng làm việc cùng nhau, đó là lý do tại sao nhiều máy chủ web cung cấp đăng ký tên miền và tại sao nhiều nhà đăng ký cung cấp dịch vụ hosting.
Tất nhiên bạn có thể tách cả hai: đăng ký một tên miền thông qua một công ty và mua hosting từ một công ty khác. Nhưng thường thì sẽ tốn nhiều thời gian hơn để quản lý hơn và chi phí không hề rẻ hơn.
Tên miền hết hạn thì bao lâu mua lại được?
Tên miền hết hạn thì bao lâu mua lại được?
Dưới đây là vòng đời củatên miền quốc tế, nội dung này này sẽ giúp bạn có khái niệm rõ ràng hơn trong việc đăng ký, sử dụng vàbảo vệ tên miềncủa mình.
1. Giai đoạn có thể đăng ký của tên miền là gì? – Available
- Giai đoạn này tên miền chưa được ai đăng ký. Bất cứ cá nhân (hoặc tổ chức) nào cũng đều có thể đăng ký với điều kiện tên miền phải hợp lệ.
- Vậy thì như thế nào mới là tên miền hợp lệ và phải thỏa những điều kiện nào?
- Dĩ nhiên tên miền bắt buộc bao gồm cácký tự trong bảng chữ cái (a-z),các số (0-9)vàdấu trừ (-).
- Chiều dài tối đakhông quá 253 ký tự(tính cả phần mở rộng. VD: .com, .org). Vì sao lại như vậy thì bạn hãy tham khảo thêm tại bài viết Một tên miền có chiều dài tối đa bao nhiêu ký tự?.
- Ví dụ:· matbao.net
· matbaobpo.com
· 36229999.com
· nguyenvan-muoi-hai.net
2. Giai đoạn đang hoạt động của tên miền là gì? – Registered (Active)
- Giai đoạn này kéo dài từ tối thiểu 1 năm – tối đa 10 năm: là khoảng thời gian tên miền đã được đăng ký và sử dụng làm tên website, e-mail, ….
- Lưu ý: Bạn có thể gia hạn thêm nhưng thời hạn hiệu lực của 1 tên miền Quốc tế không quá 10 năm.
- Trong giai đoạn này bạn có thể whois thông tin chi tiết tên miền, như tại trang matbao.net hoặc //whois.matbao.vn.
3. Giai đoạn hết hạn của tên miền là gì? – Expired
- Thời điểm nàytên miền đã hết hạnvà không thể hoạt động được, điều đó đồng nghĩa với việc bạn không thể truy cập vào tên miền.
4. Giai đoạn thực hiện gia hạn của tên miền là gì? – Grace Period
- Sau khi hết hạn tên miền rơi vào khoảng thời gian “chờ đợi”. Trong khoảng thời gian này tên miền không hoạt động được, nhưng không ai có thểđăng ký tên miềnnày được.
- Thông thường theo quy định của ICANN các Registrar sẽ chờ khoảng 40 ngày để bạn gia hạn (đối với các tên miền.com,.net,.org,.info…).
- Tuy nhiên thời gian chờ để gia hạn cho các tên miền là khác nhau, có 1 số tên miền đặc biệt:
- Tên miền.EU: không có thời gian chờ gia hạn, nó sẽ hết hạn vào ngày cuối cùng thứ 2 của tháng mà tên miền sẽ hết hạn.
- Tên miền.UK: thời gian chờ của tên miền này lên tới 90 ngày sau khi hết hạn.
- Tên miền.WS: không có thời gian chờ gia hạn
- Tên miền.NAME: không có thời gian chờ gia hạn.
- Tên miền.TEL: sẽ có 30 ngày chờ gia hạn.
- Tên miền.CO: sẽ có 15 ngày chờ gia hạn.
- Tên miền.DE: không có thời gian chờ gia hạn và chờ xóa.
5. Giai đoạn Redemption của tên miền là gì?
- Giai đoạn này có thể coi tên miền đã “chết”, toàn bộ thông tin quản trị của tên miền đã bị xoá, mọi hoạt động dựa trên tên miền (web, mail, …) đều bị chấm dứt.
- Nếu bạn muốn gia hạn cho tên miền ở thời điểm này bạn sẽ phải trả thêm phí (chưa bao gồm 10% thuế GTGT).
- Chi phí phải trả=phí chuộc+phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm.
- Thời gian cho phép thực hiện chuộc kéo dài đến 30 ngày.– Vậy thìPhí chuộc,Phí gia hạnlà gì ?
- Phí chuộc: Là chi phí mà Khách hàng trả cho Registrar để chuộc lại tên miền đã vào trạng thái Redemption.
- Tuỳ thuộc vào quy định của Registrar mà phí chuộc có thể là: 75$, 100$, 120$, 140$, 175$, 200$,…
- Sau khi chuộc tên miền thành công, tên miền cần phải được gia hạn để quay lại trạng thái Registered do đó bạn phải thanh toán thêmphí gia hạn.
6. Giai đoạn chờ xóa là gì? – Pending Delete
- Đây là giai đoạn cuối của vòng đời tên miền Quốc tế.
- Thời điểm này bạn cũng như Registrar không còn có thể can thiệp gia hạn nữa. Và tùy vào mỗi tên miền mà có thời gian chờ xóa khác nhau.
- Sau 5 ngày (tính từ ngày update trạng thái Pending Delete), tên miền sẽ chuyển sang Available để mọi người tự do đăng ký.Tuy nhiên, có 1 số tên miền đặc biệt:
- Tên miền.EU / .JP / .IN: sẽ bị xóa ngay trong ngày hết hạn nếu không được gia hạn ngay.
- Tên miền.UK: tên miền này sẽ bị xóa khỏi hệ thống sau 90 ngày chờ gia hạn.
- Tên miền.WS: ngay sau khi hết hạn tên miền sẽ bị xóa. Sau khi tên miền bị xóa có thể đăng ký mới.
- Tên miền.NAME: có 5 ngày chờ xóa.
- Tên miền.TEL: sẽ có 5 ngày chờ xóa tên miền. Tên miền sẽ nằm trong tình trạng Delete Lockdown 60 ngày và sau đó có thể đăng ký mới.
- Tên miền.CO: sẽ có 5 ngày chờ xóa.
- Tên miền.DE: sẽ bị xóa ngay sau khi hết hạn và có thể đăng ký mới.
7. Giai đoạn có thể mua tên miền – Released (Available)
Tên miền trở về giai đoạn đầu Available, có thể đăng ký lại và bắt đầu một vòng đời mới.
Nguyên tắc chọn tên miền.
Khi đăng ký tên miền, bạn cần chú ýnguyên tắc chọn tênmiền như sau:
- Tên miền không được vượt quá 63 ký tự, bao gồm cả phần .com, .net, .org …
- Tên miền chỉ gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-).
- Các khoảng trắng và các ký tự đặc biệt trong tên miền khác đều không hợp lệ.
- Không thể bắt đầu bằng hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-).
- Tên miền càng ngắn càng tốt, dễ nhớ, không gây nhầm lẫn, khó viết sai.
- Tên miền phải liên quan đến tên chủ thể và lĩnh vực hoạt động.
- Chủ động nộp phí duy trì trước khi tên miền hết thời hạn sử dụng, tự chịu trách nhiệm khi tên miền bị mất do hết hạn sử dụng mà không đóng phí.
Vậy tên miền là gì?
Tên miền so với web hosting giống với địa chỉ nhà so với nhà. Đây là những gì bạn cần biết:
- Tên miền là một địa chỉ trên mạng giống với số nhà của bạn
- Chúng chứa tên (ví dụ: Hostinger) và một “miền” (ví dụ: .com).
- Việc đăng ký tên miền được giám sát bởi ICANN.
- Domains hoạt động bằng cách chuyển hướng truy cập tới server được chỉ định bằng biện pháp trỏ tên miền.
- .com domains là tên miền phổ biến nhất, chiếm tới 46.5% toàn bộ website.
- ccTLDs là tên miền sử dụng mã quốc gia và mã khu vực (ví dụ: .cn hoặc .es).
- gTLDs là tên miền cho các mục đích sử dụng đặc thù (ví dụ. .org cho tổ chức).
- Mỗi nhà đăng ký có cách đăng ký tên miền khác nhau.
- Bạn có thể dùng công cụ kiểm tra tên miền để tìm tên miền đang có thể đăng ký.
- Tên miền có thể được chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác.
- Servers là máy vật lý chứa toàn bộ website files của bạn.
- Nhà đăng ký tên miền, như Hostinger sẽ luôn sẵn sàng để giúp bạn các vấn đề liên quan đến tên miền
Các tài liệu hữu ích khác
Thường các nhà cung cấp tên miền (như Hostinger) đều cấp cho bạn một giao diện quản lý tên miền sau khi bạn mua tên miền xong. Dịch vụ này được biết với tên DNS (Domain Name System) – hệ thống phân giải tên miền. Quản lý DNS chính là quản lý tên miền và bạn quản lý bằng cách chỉnh sửa các loại DNS record (bản ghi DNS khác nhau) tùy từng mục đích sử dụng domain của bạn. Sau khi bạn mua tên miền ở một trong số các nhà cung cấp tên miền uy tín bạn quản lý domain để:
- Truy cập vào trang quản lý DNS
- Đổi nameserver của tên miền
- Trỏ tên miền về hosting để website truy cập được từ thanh địa chỉ
- Trỏ MX record tới server mail để có email tên miền riêng
- Reverse IP lookup để tăng uy tín mail server
Ngoài ra, khi sử dụng website, bạn cũng cần biết các khái niệm về park domain là gì, subdomain là, addon domain là gì, hãy xem qua các bài hướng dẫn ngắn bên dưới nếu bạn cần biết thêm về tên miền:
- Park domain là gì và làm thế nào để park domain
- Subdomain là gì và làm thế nào để tạo subdomai
- Addon domain là gì và làm thế nào để tạo addon domain
- Cách thực hiện Redirect domain
Nếu vẫn chưa rõ tên miền là gì, hoặc cần tìm hiểu thêm về domain name, hoặc có bất kỳ điều nào bạn muốn chia sẽ, hãy để lại bình luận bên dưới nhé.
Một số lưu ý về tên miền website?
– Nếu không có tên miền thì sao?
Nếu website không có tên miền, thì người sử dụng sẽ khó nhớ nổi website đó là gì, và khi đó mạng máy tính sẽ hiểu theo địa chỉ IP ví dụ : 206.192.1.1 Việc này quả là khó nhớ đối với hầu hết mọi người. Do vậy việc đăng ký một tên miền cho một website gần như là việc cần phải làm, và làm càng sớm càng tốt.
– Thời gian hoạt động của tên miền?
Khi đăng ký tên miền sẽ yêu cầu thông tin chủ sở hữu, và tên miền sẽ được cấp cho chủ sở hữu trong thời gian chủ sở hữu đăng ký với cơ quan chức năng ví dụ 3 năm , 5 năm hoặc 10 năm.
– Tên miền do ai quản lý?
Tên miền quốc tếvà tên miền quốc gia cấp 1 do tổ chức Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) quản lý. ICANN quản lý việc tên miền nào có thể đăng ký và chứa trung tâm cơ sở dữ liệu tên miền trỏ tới đâu.
Tên miền quốc giacấp thấp hơn do cơ quan quản lý tên miền của từng nước quản lý.
Ở Việt Nam,tên miền Việt Namdo cơ quan quản lý tên miền quốc gia VNNIC quản lý.
Khách hàng đăng ký là người có toàn quyền sởhữu tên miền.
– Ai có thể đăng ký tên miền?
Tên miền quốc giacó quy định đăng ký riêng đối với từng quốc gia.
Tên miền quốc tếthì không có hạn chế nào về đối tượngđăng ký tên miền. Tất cả cá nhân, tổ chức, không phân biệt thuộc quốc gia nào đều có thể đăng ký một hoặc nhiều tên miền quốc tế.
– Tên miền giá bao nhiêu?
Nếu bạn đang có kế hoạch chuẩn bị xây dựng một web site thì hãyđăng ký tên miềncho web site của mình. Tham khảogiá tên miềntừ nhữngnhà đăng ký tên miềnđể biết thêm nhé:
Đánh giá tên miền đuôi .com và tên miền .vn
Nên chọn lựa tên miền như thế nào giữa .com và .vn, khi nào thì nên chọn .com và khi nào thì bạn nên chọn .vn. Việc chọn lựa mua tên miền hợp lý sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong việc quảng bá marketing kinh doanh của chúng ta. Vậy khi nào nên chọn tên miền .com và khi nào nên chọn tên miền .vn?
Domain đuôi .com nghĩa là gì?
Tên miền .com là tên miền phổ cập nhất trên thế giới và ngay cả Việt Nam. Nói đến website người ta liên tưởng đến tên miền .com và đương nhiên Google hay Yahoo, Bing đều nêu cao giá trị của tên miền .com. Hay nói cách khác là nếu tên miền của bạn là .com thì bạn sẽ được Google ưu tiên phân loại tên miền của bạn thuộc hàng Top và bạn sẽ được ưu tiên khi xếp hạng trên Google
Tên miền . vn là gì?
Lựa chọn tên miền .com hay .vn?
Khi bắt tay xây dựng website việc quan trọng nhất là tên miền của bạn. Điều phân vân của bạn giữa 2tên miền .com .vn là gì?Vì khi mua tên miền .com hay mua tên miền .vn luôn là điều đắn đo suy tính của nhiều người. Trước hết bạn cần phải biết một số thông tin quan trọng sau trước khi lựa chọn mua tên miền .com hay .vn.
Nói cách khác nếu tên miền .vn thì bạn có cơ hội cạnh tranh cao về vị trí trên internet. Các tiêu chuẩn để xếp hạng trên trang đầu của Google bao gồm rất nhiều yếu tố mà chúng ta thường được biết là tính năng SEO. Trong đó tên miền .com hay .vn là một trong những yếu tố quan trọng để xếp hạng.
Nhiều người nói rằng ưu điểm mua tên miền .vn sẽ được nhà nước bảo hộ hơn là mua tên miền .com. Đúng là như vậy, nếu bạn có tên miền .vn và bị người khác lấy mất thì bạn có thể trình giấy tờ chứng minh quyền hợp pháp của bạn và bạn sẽ lấy lại tên miền.
Tên miền .com hay .vn đều thuộc hạng Top domain theo đánh giá chung. Trước tiên bạn cần biết rõ định hướng website muốn hướng tới thị trường nào để lựa chọn đúng tên miền. Và nếu có đủ chi phí, tốt nhất, bạn nên đăng ký cả tên miền .com, .vn cho website của mình.
Tên miền .com là phải đăng ký quốc tế và quản lý dựa trên tài khoản của bạn thông qua email cá nhân. Nếu bạn bị lộ thông tin thì có khả năng đánh mất tên miền nhưng trường hợp này thì rất là hiếm vì bạn luôn luôn biết cách bảo quản tài sản của bạn có phải không?
Tìm hiểu tên miền quốc tế .gov, .info, .net, .org là gì?
– Tên miền.net (Network – Dành cho các nhà cung cấp dịch vụ web, net)
– Tên miền.org (Organization – Các tổ chức phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận)
– Tên miền.edu (Education – Dành cho các tổ chức giáo dục đào tạo)
– Tên miền.info (Information – Website về lĩnh vực thông tin)
– Tên miền.biz (Business – Dùng cho các trang thương mại)
– Tên miền.gov (Government – Dành cho các tổ chức chính phủ)
Hiện nay VNNIC (Đại diện của Bộ Bưu chính Viễn thông về việc cấp phát tên miền), đang cung cấp cho người dùng tại Việt Nam 02 loại tên miền sau:
Tên miền cấp 2 .vn dạng: www.tencongtyban.vn
Tên miền cấp 3 .vn dạng: www.tencongtyban.com.vn (hoặc .net.vn, .biz.vn .org.vn, .gov.vn…)
Nguyên tắc chọn tên miền đẹp
Khi đăng ký tên miền, bạn cần chú ý nguyên tắc chọn tên miền như sau:
- Tên miềnkhông được vượt quá 63 ký tự, bao gồm cả phần .com, .net, .org …
- Tên miền chỉ gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-).
- Các khoảng trắng và các ký tự đặc biệt trong tên miền khác đều không hợp lệ.
- Không thể bắt đầu bằng hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-).
- Tên miềncàng ngắn càng tốt, dễ nhớ, không gây nhầm lẫn, khó viết sai.
- Tên miền phảiliên quan đến tên chủ thể và lĩnh vực hoạt động.
- Chủ động nộp phí duy trì trước khi tên miền hết thời hạn sử dụng, tự chịu trách nhiệm khi tên miền bị mất do hết hạn sử dụng mà không đóng phí.
Hướng dẫn lựa chọn tên miền hoàn hảo
Việc chọn một domain cho trang web của bạn là một trong những quyết định quan trọng trong toàn bộ quá trình tạo lập website (bên cạnh việc chọn một hosting tốt cho website).
Nó thậm chí còn quan trọng hơn nếu bạn có kế hoạch thực hiện kế hoạch quảng cáo offline. Nếu bạn không quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu và xây dựng người đọc, bạn hoàn toàn có thể chọn bất kì domain name nào.
Nhưng để mọi người nhớ đến domain name của bạn và gõ nó lên thanh địa chỉ của trình duyệt của họ. Bạn nên suy nghĩ kĩ việc chọn lựa một tên miền hay ấn tượng và dễ nhớ nhất. Hơn nữa, một tên miền dễ nhớ còn giúp cho chiến lược quảng cáo offline của bạn hiệu quả hơn rất nhiều.
Trong thế giới internet, tên miền của bạn sẽ là công cụ xây dựng thương hiệu quan trọng nhất. Có thể công ty của bạn dành rất nhiều tiền cho việc việc nghiên cứu về thương hiệu. Tuy nhiên thật thiếu sót nếu không nghiên cứu và chọn ra mộtdomain namephù hợp.
Chọn một tên miền dễ đánh vần, dễ phát âm
Hãy nhớ rằng người dùng phải có khả năng nhớ tên miền website của bạn. Vì thế, hãy chọn những tên miền không quá khó đọc và không thể đọc nhiều hơn một cách. Một domain name tốt là khi bạn có thể đọc chúng cho bạn bè và họ có thể gõ nó vào trình duyệt mà không cần đến sự giúp đỡ của bạn.
Một số ví dụ điển hình là google.com, yahoo.com, cnn.com, facebook.com, … Mặc dù chúng không phải là những từ thông dụng như chúng vẫn có thể khiến người dùng đọc và ghi nhớ dễ dàng.
Dưới đây là một số ví dụ về tên miền không tốt.
Ví dụ: web-hosting.com; eidos.com; tanztreff.com; herel.com; schweizr.com. Làm thế nào để bạn phát âm những từ này? Tôi chắc chắn rằng tôi sẽ không thể biết chính xác cách đánh vần chúng nếu tôi phải nhập nó vào trình duyệt của mình.
Bạn có thể hỏi tại sao tôi lại đưaweb-hosting.comvào danh sách các ví dụ không tốt. Nó cũng dễ đọc mà.
Lý do rất đơn giản, đó là vì dấu gạch nối. Có thể tôi sẽ gõ webhosting.com vào thanh địa chỉ của mình trừ khi bạn nhấn mạnh dấu gạch nối. Thậm chí sau đó một số người sẽ khó nhớ và sẽ gõ một cái gì đó tương tự như “webgachnoihosting.com”.
Hostingmanual.net không phải là mộttên miềnxấu. Tuy nhiên nó vẫn không phải là lựa chọn tốt nhất có thể. Tôi cá là một số người đang xem phiên bản .com của tên miền này.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng .net cũng là một sự lựa chọn tốt vì trang web này đang xử lý các nội dung liên quan đến internet.
Chọn một tên miền dễ nhớ, dễ phân biệt
Chắc chắn ai cũng mong muốn mọi người ghé thăm trang web của mình nhiều lần. Tôi cũng vậy. Vì thế bạn cần đưa ra một cái tên đặc biệt mà nó sẽ không bị trộn lẫn với các đối thủ cạnh tranh của bạn. Nó giúp người dùng dễ phân biệt và dễ nhớ. Và nó cũng giúp bạn dễ quản lí tên miền.
Trong phần này tôi sẽ cung cấp một số hướng dẫn và đa phần chúng sẽ giúp cho domain name của bạn ấn tượng và dễ nhớ hơn.
Dấu gạch ngang cũng như những con số ngẫu nhiên sẽ dễ khiến domain name của bạn trông phức tạp và khó nhớ hơn rất nhiều.
Làm cho tên miền mang tính tích cực
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người xử lý thông tin tốt hơn, ghi nhớ nhanh hơn đối với các sản phẩm khi chúng gắn liền với cách hình ảnh và liên kết tích cực.
Ví dụ về một số tên miền tích cực là google.com, yahoo.com, Delicious.com.
Sự liên quan giữatên miền và nội dung website
Điều đó có nghĩa rằng domain name của bạn và chủ đề của trang web phải có kết nối với nhau. Ví dụ: tên domain của website của tôi là gtvseo.com – chuyên chia sẻ kiến thức về SEO.
Một tên miền không liên quan đến nội dung trang web sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng truy cập. Nó cũng làm cho việc ghi nhớ và kết nối với chủ đề của trang web trở nên khó khăn hơn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự khác biệt trong chủ đề và domain name cũng có thể được chấp nhận, thường là khi nó mang ý mỉa mai hay hài hước.
Chọn tên miền càngngắn càng tốt
Tôi đã đề cập tầm quan trọng của việc có mộttên miền dễ nhớ, dễ đánh vần. Và tên miền càng ngắn thì việc nhớ và đánh vần càng dễ hơn. Vì vậy, nếu bạn phân vân trong việc lựa chọn domain name . Hãy chọn cái ngắn hơn.
Vấn đề là hầu hết các domain name ngắn này với các TLDs phổ biến nhất đã được lấy hết. Chúng có giá trị cao hơn rất nhiều so với các domain name thông thường. Vì thế mà các nhà đầu tư domain name đều mong muốn có được chúng. Vậy nên khi đăng ký tên miền, tôi không nghĩ rằng bạn sẽ có thể đăng ký được một domain name 3-4 từ có ý nghĩa cho trang web của bạn.
Tên miền với 3 kí tự dường như đặc biệt phổ biến. Nguyên nhân là vì rất nhiều tổ chức có tên được tạo thành từ 3 chữ cái như BMW, IBM, NFL, …
Vì tất cả các domain name như vậy đã được sử dụng nên một số người đã sử dụng 3 chữ cái nhưng thêm dấu gạch nối giữa mỗi chữ cái như g-e-t.com.
Và đây chắc chắn là một ý tưởng không tốt chút nào. Lý do là gì chắc bạn cũng hiểu rồi – Dấu gạch ngang.
Các hệ thống domain name cũng có một số hạn chế. domain name không được dài hơn 63 kí tự. Nó bao gồm các chữ cái, số và dấu gạch nối. Tên miền không thể bắt đầu hoặc kết thúc bằng dấu gạch nối.
Tên miền độc đáo là tên miền dễ nhớ
Đây không phải là một việc dễ dàng thực hiện.
Nếu bạn đã từng tìm kiếm một tên miền dễ nhớ, bạn sẽ nhận ra rằng hầu hết chúng đều được sử dụng. Có thể bạn phải mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm ra được một domain name hoàn hảo cho website của bạn.
Hãy cố gắng làm cho tên miền của bạn độc đáo, ấn tượng và tên miền không được bị nhầm lẫn với các domain name khác. Đặc biệt là với domain name của các đối thủ.
Nhiều người xây dựng thương hiệu bằng việc tự nghĩ ra những từ vô nghĩa tạo thành cái tên khác biệt. Điều này không hề mới trong thế giới marketing. Các công ty lớn như Exxon, Citi, Xerox đã tạo ra những từ mới cho thương hiệu của họ với mục đích là làm chúng khác biệt.
Tuy nhiên những từ này phải dễ phát âm và dễ nhớ. Bạn sẽ nghĩ ra những từ vô nghĩa như xdfkjhalj.com. Nó là tên độc nhất. Tuy nhiên bạn chẳng thế nhớ cũng như xây dựng thương hiệu từ cái tên này.
Tạo sự kết nối với người dùng
Một số tên miền được tạo ra với mục đích liên kết với khách hàng của họ. Bạn có thể làm được điều này bằng cách kết hợp các từ như you, my, your, tôi, bạn, … Bằng cách này, khách hàng truy cập cảm thấy kết nối với trang web và cảm giác chúng thật sự dành cho họ.
Một số ví dụ cụ thể cho bạn như các domain: mytour.vn, toidi.net, Doityourself.com.
Tuy nhiên, cách này không quá phổ biến. Tôi không thể nhớ rằng những trang web nào tôi đã truy cập gần đây có những từ này trong domain name. Vì thế, đó không phải là một quy tắc, chỉ là một gợi ý nho nhỏ cho bạn thôi nhé.
Hãy thật cẩn thậnkhi lựa chọn một tên miền
Tôi đã đề cập đến việc nhiều doanh nghiệp tự tạo ra các từ mới cho tên thương hiệu của họ. Một phần họ làm điều này là để đảm bảo rằngtên miềncủa họ không có ý nghĩa tiêu cực nào trong các nền văn hóa và ngôn ngữ khác.
Một ví dụ rất nổi tiếng cho việc này đó là sai lầm của Chevrolet khi họ cố bán chiếc xe hơi Nova ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha. Trong ngôn ngữ Tây Ban Nha thì Nova có nghĩa là “nó sẽ không chạy”.
Đây chắc chắn là một thông điệp không tốt chút nào khi bạn đang cố gắng bán một chiếc xe hơi ở các quốc gia này.
Đừng vội vàng chọn domain name ngay lập tức. Bạn hãy từ từ nghiên cứu và quan sát nó ở nhiều góc độ. Nếu bạn muốn sử dụng nhiều từ trong tên miền của mình, hãy thử kiểm tra xem vì có rất nhiều từ khác nghe có vẻ giống nhau nhưng đánh vần hoàn toàn khác nhau.
Đối tượng mục tiêu của bạn là yếu tố cuối cùng và quan trọng nhất khi bạn chọn domain name . Hãy làm thế nào để người truy cập có thể viết và nhớ domain name của bạn.
Sau khi bạn lựa chọn được domain name hoàn hảo và ưng ý thì đừng quên tham khảo bài viết vềCách mua tên miềngiá rẻ và uy tín của tôi nhé. Tôi nghĩ nó sẽ rất hữu ích cho bạn đấy.
Lời kết
Khi bạn đăng ký một tên miền từ một nhà đăng ký được chứng nhận bởi tổ chức ICANN (như Hostinger), bạn đã bảo vệ quyền sử dụng tên miền đó trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Sau đó bạn cần trỏ vào máy chủ lưu trữ trang web của bạn. Lưu ý rằng cũng có thể mất đến 72 giờ để mọi thay đổi DNS được quảng bá. Các nhà cung cấp internet khác nhau trên khắp thế giới cần thời gian để cập nhật lại các bảng ghi của họ.
Tin tốt về việc sau khi mua domain là bạn có thể liên kết nó với các dịch vụ khác, chẳng hạn như địa chỉ email. Bạn cũng có thể tạo tên miền phụ (tức là //subdomain.yourname.com) và thiết lập chuyển hướng tên miền (redirect domain). Bạn thậm chí có thể mua nhiều tên miền và chuyển tất cả tới cùng một trang web.
Tên miền cũng có thể được chuyển sang nhà đăng ký khác, có nghĩa là khi mua tên miền từ một nhà cung cấp, bạn không bị giới hạn việc có gắn bó với họ hay không. Bạn có quyền chuyển tên miền sang nhà đăng ký khác, cũng tương tự như việc bạn muốn nhà cung cấp web hosting.