CIO là gì? CIO cần Kỹ năng & Kiến thức chuyên môn gì ?

5/5 - (1 bình chọn)

CIO là gì?

Giám đốc thông tin (tiếng Anh: Chief Information Officer – CIO) là chức vụ điều hành của ông ty phụ trách chiến lược và triển khai công nghệ thông tin (CNTT).

Ngoài việc giám sát phần cứng, phần mềm và dữ liệu giúp các thành viên điều hành khác thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả, CIO còn phải nghiên cứu công nghệ mới, cách công nghệ có thể cung cấp giá trị kinh doanh và giải quyết các vấn đề liên quan đến thông tin kỹ thuật số.

Thông thường, CIO sẽ nằm trong bán điều hành của công ty và báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành (CEO), CFO hoặc COO. Theo thống kê của Deloitte, 33% CIO báo cáo cho CEO, 22% báo cáo cho CFO, 11% báo cáo cho COO.

Sự khác nhau giữa CIO và CTO

Vai trò giữ giám đốc thông tin (CIO) và giám đốc công nghệ (CTO) thường bị nhầm lẫn. Hai vị trí này không có cùng trách nhiệm và các vị trí yêu cầu các kỹ năng khác nhau. CIO thường chịu trách nhiệm về các hoạt động CNTT nội bộ của tổ chức và là người quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ hàng đầu.

“CIO là một nhà lãnh đạo công nghệ kinh doanh” Jeff Bittner, người sáng lập và chủ tịch của Exit Technologies nói . “CIO không cần phải hiểu đầy đủ về cách thức hoạt động của công nghệ, nhưng hiểu những gì nó có thể làm và làm thế nào nó có thể tác động đến doanh nghiệp.”

Một CTO (giám đốc công nghệ) đảm bảo chiến lược công nghệ của công ty phù hợp với các mục tiêu và yêu cầu của nó. Giám đốc điều hành này là kiến ​​trúc sư công nghệ hàng đầu của công ty và điều hành nhóm kỹ sư.

“CTO đắm chìm trong công nghệ và có hiểu biết ở cấp độ kỹ thuật về cách thức hoạt động của công nghệ và vị trí của nó,” Bittner nói.

CTO thường báo cáo cho CIO, trong khi CIO báo cáo cho Giám đốc điều hành (CEO) hoặc giám đốc điều hành khác trong công ty.

Vai trò của CIO

Vai trò của giám đốc thông tin CIO được xác định lần đầu tiên vào năm 1981 bởi William R. Synnott, cựu Phó Chủ tịch cao cấp của Ngân hàng Boston và William H. Gruber, cựu giáo sư tại Trường Quản lý MIT Sloan. Thời gian này, vai trò của CIO chủ yếu là một công việc kỹ thuật. CIO thế thệ đầu tiên thường là các nhà quản lý cấp cao hoặc cấp trung trong hệ thống xử lý dữ liệu hoặc thông tin.

Sự bùng nổ World Wide Web vào đầu những năm 1990 đã nhanh chóng mở rộng vai trò của CNTT trong hoạt động kinh doanh, điều này mở ra cơ hội cho CIO tham gia vào chiến lược kinh doanh và giúp công ty hiểu cách tận dụng internet, một cách triệt để thay đổi cách thức kinh doanh đã được thực hiện.

Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, để thích nghi với môi trường kinh doanh hiện đại, kỹ năng và vai trò của CIO cũng thay đổi theo. CIO là một phần quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào có sử dung công nghệ và dữ liệu. CIO quản lý tài nguyên CNTT và lập kế hoạch CNTT bao gồm phát triển chính sách, lập kế hoạch, lập ngân sách, cung cấp và đào tạo nhân sự.

Ngoài ra, CIO cũng trở nên quan trọng trong việc tính toán làm thế nào để tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng CNTT, cũng như vai trò quan trọng của việc giảm chi tiêu và hạn chế thiệt hại bằng cách thiết lập các biện pháp kiểm soát và lập kế hoạch cho các thảm họa có thể xảy ra.

Dưới đây là một số vai trò của CIO trong doanh nghiệp.

Trình độ và kỹ năng

Thế kỷ 21, rõ ràng CIO cần phải có kỹ năng kinh doanh cũng như kỹ năng kỹ thuật. Có thể cho rằng, các CIO hiệu quả nhất không chỉ có khả năng tái thiết các quy trình kinh doanh , họ còn có các kỹ năng lãnh đạo cần thiết để thuyết phục người khác rằng thay đổi là cần thiết.

Để tìm ra cách CNTT có thể tạo ra giá trị kinh doanh, CIO phải nắm bắt và đáp ứng nhanh chóng với một số thay đổi của thị trường, bao gồm đổi mới công nghệ, cung cấp sản phẩm của nhà cung cấp, công nghệ đột phá…

Các doanh nghiệp thường yêu cầu CIO phải có bằng cử nhân trong các lĩnh vực liên quan như khoa học máy tính, hệ thống thông tin máy tính, quản lý CNTT hoặc quản trị cơ sở dữ liệu. CIO có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh, kết hợp với bằng cấp về công nghệ thông tin có thể điều hành khía cạnh kinh doanh về chiến lược, phát triển, tuyển dụng và lập ngân sách.

Các kỹ năng cần thiết cho vị trí CIO bao gồm:

Mức thu nhập & trách nhiệm

Mức lương của CIO rất khác nhau, tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm, đặc biệt là doanh thu và quy mô của công ty. Một khảo sát về lương và nghề nghiệp của TechTarget IT với 464 giám đốc điều hành CNTT cho thấy tổng số tiền lương trung bình của người có thu nhập cao nhất là $ 225,301 cao hơn gấp đôi so với tổng số tiền lương trung bình $ 101,562 cho người có thu nhập thấp. Trong số những người thuộc nhóm người có thu nhập thấp, chỉ có 5% làm việc cho các công ty có 10.000 nhân viên trở lên, so với 21% người có thu nhập cao.

Gần một nửa (48%) người có thu nhập cao làm việc cho các công ty có doanh thu từ 500 triệu đô la đến hơn 10 tỷ đô la, so với chỉ 4% người có thu nhập thấp. Trong số các giám đốc điều hành CNTT cao cấp, hơn một nửa số người có thu nhập cao (52%) làm việc cho các công ty có 1.000 nhân viên trở lên, so với chỉ 29% người có thu nhập thấp. 3/4 các công ty nơi những người có thu nhập cao về CNTT làm việc có doanh thu hàng năm hơn 100 triệu đô la. Hầu hết các công ty (64%) nơi những người có thu nhập thấp về CNTT được tuyển dụng đều có doanh thu từ 50 triệu đô la trở xuống.

Tại nhiều công ty, CIO chịu trách nhiệm quản lý ngân sách được tính bằng phần trăm doanh thu. Tỷ lệ chi tiêu cho doanh thu thay đổi tùy theo ngành và sự phụ thuộc vào công nghệ, nhưng có thể dao động từ 1% trong lĩnh vực xây dựng đến 6,7% trong lĩnh vực dịch vụ internet. Tuy nhiên, tỏng nhiều năm trở lại đây, khi công nghệ đã trở thành trọng tâm trong hoạt động kinh doanh, số liệu này đã bị thay đổi.

Tố chất cần có của một CIO là gì?

Để trở thành một CIO, ứng viên cần sở hữu những tố chất sau:

Bậc thầy trong quản lý phát triển phần mềm và am tường các giải pháp Công nghệ thông tin

Nằm lòng phương pháp thiết kế hệ thống thông tin và quản trị các phần mềm có lợi cho doanh nghiệp, Giám đốc công nghệ thông tin giúp hoạt động của các Phòng ban trở nên trơn tru hơn và phối hợp ăn ý với nhau hơn.

Thâu tóm quy trình làm việc của các Bộ phận trong doanh nghiệp, CIO đã “bắt mạch” được các căn bệnh thâm niên cản trở sự phát triển, đồng thời kê các “toa thuốc” hữu hiệu cho từng Phòng ban.

Bằng cách tối ưu hóa các phần mềm tương thích cụ thể đối với từng phòng ban, CIO đã “khai thông” đường truyền của các sáng kiến kinh doanh. Cụ thể là phần mềm quản lý nhân sự cho Phòng nhân sự, phần mềm Quản lý bán hàng cho Phòng Kinh doanh, Bộ công cụ hỗ trợ cho “dân marketing” như công cụ đo tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tương tác với khách hàng,…

Am hiểu về sản xuất và kinh doanh

CIO cần nắm rõ chiến lược sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để có thể hoạch định chiến lược phát triển công nghệ phù hợp với mục tiêu kinh doanh và sứ mệnh của tổ chức. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đang ở giai đoạn xây dựng và phát triển thì CIO cần thông thạo kiến thức về Marketing và Kinh doanh. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã xây dựng được tên tuổi của thị trường thì lúc này vai trò của CIO sẽ là phát triển chuỗi cung ứng và củng cố tài chính.

Hơn thế nữa, sứ mệnh chăm sóc kỹ thuật đã dần thuộc về CTO – Giám đốc công nghệ. Thế nên, CIO lại cần phải có đầu óc kinh doanh để tư duy tầm chiến lược.

Nói cách khác, CIO cần hiểu công nghệ là thứ “ánh sáng trí tuệ” chỉ có thể phát huy tác dụng khi có chất xúc tác là những cách thức kinh doanh và mục tiêu của sản xuất.

CIO là gì? CIO cần Kỹ năng & Kiến thức chuyên môn gì ? 1

Kỹ năng quản lý dự án

CIO cần đảm trách các dự án công nghệ thông tin khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau. Chính vì vậy, một dự án thành công cần được thiết lập các tiêu chí về tiến độ và chất lượng. Người đứng ra thu hoạch các thông số này không ai khác chính là các CIO.

Thành thạo kỹ năng quản lý dự án sẽ giúp CIO lường trước các rủi ro có thể xảy đến với “công trình công nghệ” mà họ cùng các cộng sự đang đảm nhiệm và tiến hành các biện pháp khắc phục và cải thiện.

Tìm tòi, sáng tạo

Giám đốc Công nghệ thông tin là người tiên phong của những ý tưởng táo bạo và khác biệt. Dù hiểu biết về công nghệ thông tin và mang cả những kế hoạch lập trình và chiến lược thông tin vào trong từng bữa ăn, giấc ngủ nhưng CIO không phải là cái máy.

Họ sáng tạo dựa trên sự học hỏi, nghiên cứu chiến lược thông tin của đối thủ và cập nhật những phương pháp thiết kế hệ thống thông minh, tối tân nhất của những tập đoàn hàng đầu trên thế giới. Tất cả những nỗ lực đó đều nhằm ra mắt một hệ thống thân thiện, bảo mật, là môi trường tương tác không giới hạn giữa các “khách hàng nội bộ” và khách hàng đối tác của tổ chức.

Khả năng đối ngoại, duy trì mối quan hệ với các bên trong hệ sinh thái doanh nghiệp

CIO là người sử dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ sinh thái của tổ chức. Chính vì vậy, Giám đốc công nghệ thông tin CIO cần thành thạo cả giao tiếp bằng lời và bằng văn bản để xây đắp mối quan hệ với các thành viên trong hệ sinh thái của tổ chức như các nhà cung cấp, nhà đầu tư, các đối tác khách hàng,… Quan hệ đối ngoại chính là phương án dự phòng hay bước chạy đà đầy nội lực cho các dự án dài hơi của doanh nghiệp.

Làm thế nào để trở thành CIO?

Theo đuổi con đường trở thành CIO có khó không? Ai có thể trở thành CIO? Thông tin dưới đây mà HRchannels sẽ giúp bạn giải đáp:

Bạn là một nhân viên kinh doanh nhưng lại có khát vọng trở thành một CIO? Liệu giấc mơ này có thể trở thành hiện thực?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể và thậm chí “dân kinh doanh” còn được “cộng điểm” tuyệt đối bởi CIO là những cố vấn chuyên trách về công nghệ cho doanh nghiệp, là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược siêu việt.

Nếu bạn là một Chuyên viên phân tích nghiệp vụ thì bạn đang sở hữu trong tay các thế mạnh như thạo nghiệp vụ tư vấn quản lý, chuyên nghiệp trong phân tích hệ thống và phân tích dữ liệu. Nếu bạn chăm chỉ đầu tư thêm thời gian vào việc “đi thị trường” để tìm hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng, đồng thời phát triển tư duy thiết kế sản phẩm thì giấc mơ trở thành CIO của bạn sẽ nhanh chóng thành hiện thực.

Nếu bạn có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên tại vị trí quản lý IT, nghĩa là bạn đã “nằm lòng” chức năng và cách vận hành của các hệ thống thông tin khác nhau và nhận diện phương pháp thiết kế hệ thống nào phù hợp với doanh nghiệp thì ngoài việc cần “bồi bổ” các kiến thức về kinh doanh, bạn cũng cần bắt tay vào việc tập dượt xây dựng hệ thống thông tin bởi hệ thống thông tin là “đất diễn” cho bất cứ CIO nào và kinh nghiệm vận hành, quản trị và “fix” lỗi hệ thống chuyên nghiệp sẽ khiến bạn được Ban giám đốc đánh giá cao và con đường thăng tiến trở thành một CIO sẽ chỉ còn là câu chuyện sớm hay muộn phải không?

Exit mobile version