Dịch nghĩa Market size là gì?
Có thể nói cụm từ Market size được xuất hiện không nhiều trên thị trường hiện nay. Nó chính là một trong những từ chuyên ngành chỉ thường xuyên xuất hiện trên thị trường năng động.
Market size được dịch sang tiếng Việt là quy mô thị trường. Nếu như đã dịch sang tiếng Việt thì chắc bạn cũng không còn mấy xa lạ với chúng ta nữa đúng không. Thế nhưng khi nói đến quy mô thị trường thì bạn cũng sẽ không biết thế nào là quy mô thị trường nếu như không phải dân trong ngành, nếu như không tìm hiểu về nó.
Bên cạnh từ Market size thì bạn cũng cần phải biết thêm về những từ chuyên ngành khác như:
– Have an effect on: Được hiểu là ảnh hưởng đến
– Take all steps: Được hiểu là áp dụng mọi biện pháp
– Personal selling: Được hiểu là bán hàng cá nhân (đến gặp trực tiếp khách hàng để giới thiệu và bán sản phẩm)
– Trade paper: Được hiểu là báo thương mại
– Ensure: Được hiểu là bảo đảm
– By bank transfer: Được hiểu là bằng phương thức chuyển khoản ngân hàng
– In the red: Được hiểu là mắc nợ
– Indemnify: Được hiểu là bồi thường
Và còn rất nhiều từ ngữ chuyên ngành liên quan đến thị trường nữa, nếu như để tham gia vào công việc này hay để tìm hiểu về công việc này được rõ ràng hơn thì bạn cần phải tìm hiểu cũng như hiểu rõ hơn về những từ này cho đến những từ ngữ chuyên ngành khác nữa.
Quy mô thị trường là gì? Khái niệm Market Size
Chúng ta vẫn thường nhắc tới quy mô thị trường khi bàn về các kế hoạchMarketingvà kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng chúng ta đã thực sự nắm đượcquy mô thị trường là gì? Quy mô thị trường được định nghĩa là số lượng người mua, khách hàng tiềm năng và và cả số lượng người bán sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thị trường nào đó. Quy mô thị trường còn có tên gọi khác là Market Size, quy mô thị trường cũng xác định doanh thu tiềm năng có thể được tạo ra bởi doanh nghiệp của bạn. Nó là một yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bạn, cũng như yếu tố quyết định số lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn tạo ra.
Quy mô thị trường là căn cứ để trả lời cho các câu hỏi sau:
- Thị trường này có đủ lớn và hấp dẫn?
- Chúng ta có nên đầu tư vào sản phẩm vào thị trường này không?
- Chúng ta có nên tăng vốn/rút vốn ở thị trường này không?
- Chúng ta có nên phát triển sản phẩm mới ở thị trường này không?
Tầm quan trọng của việc xác định chính xác market size là gì
Một sự hiểu biết chính xác về quy mô thị trường sẽ cung cấp cho bạn một số lợi thế đáng kể sẽ giúp doanh nghiệp của mình phát triển bền vững. Vậy doanh nghiệp sẽ có được những lợi thế gì khi xác định được đúng quy mô thị trường?
Khả năng sinh lời
Điều quan trọng nhất là quy mô thị trường cho bạn biết liệu có đủ lượng người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp thực sự mua sản phẩm của bạn hay không.
Nếu không biết nhu cầu về sản phẩm của bạn, bạn khó có thể xác định cả thời gian và vốn. Bạn có thể có nguy cơ lãng phí thời gian và tiền bạc cho một thị trường nếu quy mô thị trường quá nhỏ. Một thị trường có quy mô lớn sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội và khả năng sinh lời hơn rất nhiều mặc dù thị trường đó chắc chắn có nhiều cạnh tranh hơn so với thị trường quy mô nhỏ.
Lợi thế cạnh tranh
Hiểu được quy mô thị trường của bạn cũng là một bước quan trọng để phát triển lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Lựa chọn vũ khí cạnh tranh là bước đầu sau đó để đạt được kết quả trong cạnh tranh cần phải có thời gian, công sức để chuẩn bị vũ khí sao cho phát huy được hiệu quả cao nhất của công cụ đó.
Thị trường và nhu cầu khách hàng quyết định vũ khí cạnh tranh nào là vũ khí cạnh tranh có hiệu quả. Đó là lý do tại sao chúng ta cần hiểu rõ khái niệm quy mô thị trường là gì để có thể chọn lựa lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh
Quy mô thị trường cũng nên được xem xét khi thiết lập nhiều khía cạnh của chiến lược kinh doanh của bạn. Chúng có thể bao gồm các chiến lược giá cả, phương pháp tiếp cận thị trường mục tiêu, phát triển các sản phẩm và dịch vụ bổ sung sau này.
Nắm bắt được quy mô thị trường là kiến thức nền tảng sẽ làm cho các quyết định chiến lược trở nên dễ dàng hơn nhiều, bởi vì thay vì nhắm mục tiêu chung chung thì bạn biết bạn đang nhắm mục tiêu đến một thị trường có quy mô và loại khách hàng cụ thể.
Xu hướng hành vi người tiêu dùng
Thường xuyên theo dõi quy mô thị trường cho phép bạn xem liệu ngành của bạn có đang trong giai đoạn tăng trưởng hay giảm sút hay không.
Đánh giá này cũng có thể giúp bạn xác định xu hướng trong hành vi của người tiêu dùng ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn và bạn có thể vượt qua những xu hướng đó để sửa đổi sản phẩm hiện tại của mình hoặc tung ra sản phẩm mới.
3 Bước để xác định quy mô thị trường nhanh chóng và chính xác
Những cách để xác định quy mô thị trường là gì (Ảnh: Pinterest)
Cách tìm Market Size (quy mô thị trường) sẽ đơn giản hơn khi bạn áp dụng và làm theo 3 bước dưới đây. Nhất định rằng cách thức đo lường quy mô thị trường sẽ được xác định chính xác hơn.
Bước 1: Phương pháp tiếp cận từ trên xuống
Cách tiếp cận từ trên xuống là cách mà nhiều doanh nghiệp bắt đầu xác định quy mô thị trường. Với kỹ thuật này, bạn sẽ bắt đầu bằng cách nghiên cứu tổng thể thị trường cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Sau đó, bạn sẽ cần phải hình thành một ước tính hợp lý về phần của bạn của thị trường đó. Nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, ngành công nghiệp và đối thủ cạnh tranh của bạn là chìa khóa để ước lượng chính xác.
Hầu hết các ngành công nghiệp đều có các báo cáo nói về quy mô thị trường do các nhà lãnh đạo hiện có nắm giữ trong không gian. Ví dụ, Ibisworld và Gartner là nơi có các báo cáo thường xuyên về thị trường người tiêu dùng và doanh nghiệp và họ rất chính xác.
Bước 2: Phân tích từ dưới lên
Bước 2 trong các bước xác định quy mô thị trường là gì? Phương pháp phân tích từ dưới lên. (Ảnh: Getfly crm)
Phân tích từ dưới lên là bước tiếp theo trong việc xác định quy mô thị trường của bạn. Bạn sẽ muốn phát triển một ước tính hợp lý về tiềm năng tăng trưởng doanh số của mình dựa trên:
- Kênh bán hàng bạn dự định sử dụng (bán lẻ, trực tuyến, bán buôn, …)
- Số lượng vị trí bạn sẽ bán từ (số cửa hàng bán lẻ, số kênh trực tuyến, …)
- Số liệu thống kê doanh thu và tăng trưởng từ các đối thủ cạnh tranh
Số lượng bạn đưa ra sẽ được so sánh với kích thước thị trường địa chỉ mà bạn đã xác định ở bước 1 để đảm bảo rằng số lượng thực tế và không tăng cao.
Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Hiểu rõ hơn về sự cạnh tranh của bạn là rất quan trọng khi xác định quy mô thị trường của bạn. Quy mô thị trường của bạn phụ thuộc đáng kể vào lượng cạnh tranh trực tiếp mà bạn phải đối mặt trong ngành của mình. Nếu bạn đối mặt với rất nhiều cạnh tranh nhưng sản phẩm của họ đã lỗi thời, dịch vụ khách hàng của họ khủng khiếp và giá cả đắt đỏ, thì bạn có thể chống lại điểm yếu của họ và bắt đầu thu hút một số khách hàng của họ.
Mặt khác, nếu có một số đối thủ cạnh tranh quá mạnh, thị trường đó sẽ khó xâm nhập vào. Vì vậy bạn thực sự cần đào sâu vào cơ sở khách hàng của họ và tìm kiếm quy mô thị trường cho sản phẩm của họ. Sau đó, bạn có thểđịnh vị sản phẩmcủa mình để bắt đầu xác định quy mô thị trường chính xác.
Cùng hiểu về quy mô thị trường (Market size)
Sau khi đã dịch nghĩa Market size ra tiếng Việt thì bạn đã biết nó chính là “quy mô thị trường” đúng không? Thế bạn có hiểu thế nào là quy mô thị trường hay không?
Quy mô thị trường hay còn được gọi là dung lượng của thị trường chính là tổng số hàng hóa bán hay chính là khách hàng tối đa mà doanh nghiệp có thể nhìn thấy được trong vòng một năm nhất định của một ngành nghề kinh doanh nào đó.
Đối với một loại hình kinh doanh buôn bán nào đó, nếu như muốn biết quy mô thị trường của loại hình kinh doanh đó có rộng hay không thì bạn hãy nhìn vào số lượng hàng hóa hiện có lúc bấy giờ. Thông thường số lượng mà lượng hàng hóa thô đó nếu như muốn biết thì bạn cũng có thể tra trên các cống bố trong ngành. Vì thông thường với những doanh nghiệp sản xuất như vậy đều phải thực hiện báo cáo với ngành về lượng sản xuất hàng hóa của mình trong năm đó như thế nào, sản lượng bao nhiêu để ngành có thể nắm bắt được những thông tin đó, dễ dàng cho việc kiểm soát hàng hóa theo quy định của pháp luật hơn.
Nếu như một doanh nghiệp hiểu được đâu là quy mô của thị trường thì có thể thực hiện tung sản phẩm của mình ra thị trường và giúp cho doanh nghiệp đó hiểu được đâu là đầu tư đáng giá về thời gian và tiền bạc của mình trong kinh doanh.
Thị trường mới tiềm năng:
Thị trường mới tiềm năng nếu chỉ nghe đến thôi đã có thể khiến cho bạn cảm nhận đây chính là một thị trường “màu mỡ” dành cho các ngành nghề kinh doanh cũng như những sản phẩm kinh doanh để dành cho các “ông trùm” doanh nghiệp.
Tuy nhiên nếu như trong cùng một thị trường sản phẩm và mẫu mã đang gần giống nhau, công dụng cũng như nhau mà bạn lại muốn tung ra ngoài thị trường một kiểu sản phẩm mới hay một kiểu sản phẩm hoàn toàn khác là và độc đáo so với những thị trường kia thì bạn cần phải biết và am hiểu về thị trường tiềm năng. Nghĩ nhiều hơn về thị trường tiềm năng và sau đó tính toán xem quy mô của thị trường như thế nào để sản xuất sản phẩm dựa trên các nhu cầu của người tiêu dùng. Để hiểu rõ hơn về điều này thì bạn hãy xem một ví dụ sau đây:
“Nếu như doanh nghiệp của bạn đang bán một hộp bánh với giá là 10.000 đồng và có khả năng doanh số của loại bánh này sẽ tăng lên đáng kể vì giá thành của hộp bánh thấp hơn giá thị trường đang bán nhiều. Điều này sẽ dẫn đến quy mô của thị trường tiềm năng sẽ lớn hơn quy mô của ngành hiện tại nhiều lần.”
Với thị trường tiềm năng thì bạn cũng có thể xem xét thị trường toàn cầu, thị trường nội địa xem đâu là thị trường tiềm năng của mình dựa vào nơi mà bạn muốn cung cấp sản phẩm ra thị trường là đâu. Điều này thì thông thường dựa trên đặc điểm của thị trường nơi mà bạn cung cấp các sản phẩm.
Ví dụ như: nếu như bạn đang muốn mở một shop quần áo tại quận Thanh Xuân – Hà Nội nhưng bạn lại không nghiên cứu thị trường ở Thanh Xuân mà lại nghiên cứu thị trường ở các tỉnh lẻ khác thì sự nghiên cứu đó của bạn lại thành thừa, không cần thiết và nó không phục vụ cho việc mở shop quần áo tại quận Thanh Xuân của bạn.
Quy mô thị trường và giá thị trường
Giá thị trường chính là nghĩa tổng doanh thu bán hàng từ một thị trường và thị trường đó được coi là khác với quy mô của thị trường. Có thể là chỉ đo lường lượng khách hàng và bán hàng trên thị trường thô đó. Cả hai con số này đều rất quan trọng với chính bạn, nó không những thể hiện xem bạn có bao nhiêu khách hàng tiềm năng mà nó còn cho bạn biết bạn kiếm được bao nhiêu tiền từ việc kinh doanh buôn bán của mình.
Như vậy bạn cũng phần nào hiểu hơn về quy mô thị trường rồi đúng không nào? Có thể thấy quy mô thị trường có một vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển sản phẩm của doanh nghiệp nào đó.
Việc làm Quản trị kinh doanh
3. Quy mô thị trường (Market size) có ý nghĩa như thế nào?
Đối với sự phát triển sản phẩm ra thị trường thì có rất nhiều yếu tố quan trọng tác động vào, thế nhưng trong đó có thể kể đến quy mô thị trường hay còn gọi là Market size. Vậy thì quy mô thị trường đem đến cho các doanh nghiệp những điều gì?
– Dựa vào quy mô của thị trường thì các doanh nghiệp biết được nhu cầu của khách hàng lớn hay nhỏ. Nếu như nhu cầu lớn tức là quy mô thị trường lớn thì các doanh nghiệp đều có thể sản xuất nhiều hơn. Còn nếu như quy mô thị trường nhỏ thì doanh nghiệp cũng có thể giảm sản lượng sản xuất xuống. Để đảm bảo và hạn chế hàng hóa không bị tồn hàng nhiều sẽ dẫn đến bị tổn thất nhiều.
– Đem lại khả năng sinh lời lớn:
Đối với quy mô thị trường thì điều quan trọng nhất chính là liệu nó có đủ khối lượng hàng hóa để cung cấp cho thị trường hay không? Liệu rằng có đủ để cung cấp cho nhu cầu của người dùng hay không? Nếu như không biết về nhu cầu về sản phẩm của bạn thì bạn cũng có thể xác định được cả thời gian và vốn. Chính vì điều này mà bạn sẽ vô cùng tốn thời gian và tiền bạc để đầu tư vào việc sản xuất hàng hóa, sản phẩm đó, nếu như quy mô thị trường quá nhỏ. Nếu như bạn cứ đầu tư sản xuất vào một thị trường mà không hề có tương lai về cả sản phẩm lẫn nhu cầu mua thì chỉ dẫn đến phí tiền bạc. Đối với những nhu cầu thị trường lớn hơn thì bạn cũng có thể khắc phục được điều này. Tại một môi trường lớn hơn thì sự đầu tư cho sản phẩm và khối lượng hàng hóa ngày càng nhiều hơn, sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn cao hơn, mặc dù tại môi trường mới này sẽ có nhiều sự cạnh tranh hơn của các doanh nghiệp khác.
– Lợi thế cạnh tranh:
Bạn có biết rằng nếu như bạn biết và nắm bắt được quy mô thị trường thì bạn đã chiếm một ưu thế hơn hẳn so với những người khác hay không? Khi đã hiểu được quy mô thị trường thì bạn cũng đã có những thế mạnh riêng và coi như là nắm bắt đằng chuôi của thị trường. Sau khi đã nắm được chuôi thì bạn cần phải biết mình cần phải lựa chọn vũ khí nào để thực hiện cạnh tranh với những doanh nghiệp khác. Thị trường và nhu cầu của khách hàng chính là vũ khí quan trọng nhất quyết định đến lợi thế cạnh tranh có hiệu quả hay không? Bạn cần phải hiểu một điều rằng kinh doanh buôn bán thì cần phải biết nắm bắt tâm lý của khách hàng, nắm bắt được tâm lý thì đó mới là thành công của bạn. Chính vì thế mà nhu cầu, quy mô thị trường quyết định đến lợi thế cạnh tranh của bạn rất lớn với những doanh nghiệp khác.
– Chiến lược kinh doanh:
Đối với những doanh nghiệp khác nhau họ sẽ có những chiến lược kinh doanh khác nhau. Thế nhưng trong chiến lược kinh doanh thì có thể nói quy mô thị trường cũng chính là một chiến lược kinh doanh. Vì quy mô thị trường có thể là các chiến lược bao gồm về giá cả, phương án tiếp cận thị trường, mục tiêu phát triển thị trường và cách thức phát triển thị trường. Khi nắm bắt được những thông tin này thì bạn cũng cần phải thể hiện được kiến thức nền tảng và có thể đưa vào chiến lược kinh doanh được. Để doanh nghiệp thật sự phát triển đi lên được thì bạn cần phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Trong những chiến lược đó nó thể hiện từng bước đi cũng như cách thức phát triển của người dùng.
– Nắm bắt được xu hướng và những hành vi của người tiêu dùng
Nếu như bạn thường xuyên theo dõi quy mô của thị trường giống như mộtchuyên viên phát triển thị trườngqua nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng như hành vi của khách hàng thì bạn cần phải hiểu được điều đó sẽ vô cùng giúp ích cho doanh nghiệp của bạn. Bạn sẽ biết được xu hướng của người dùng trong một khoảng thời gian là bao lâu, sẽ biết được khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của mình nhiều vào thời gian nào sau đó họ sẽ chuyển sang mặt hàng nào là nhiều. Chính những điều đó khiến cho công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn và sẽ có những phương án sản xuất hàng hóa về sau tiếp cận người dùng tốt hơn.
4. Xác định quy mô thị trường như thế nào?
Để xác định được quy mô của thị trường cũng như việc bạn cần phải có chiến lược kinh doanh hoàn hảo thì cần phải xác định được quy mô của thị trường, vậy bạn xác định quy mô của thị trường thông qua 3 bước sau đây:
4.1. Tiếp cận từ trên xuống
Có thể nói cách tiếp cận từ trên xuống chính là cách tiếp cận mà được rất nhiều các doanh nghiệp làm để xác định quy mô thị trường. Để thực hiện phương pháp này bạn cần phải bắt đầu nghiên cứu tổng thể của thị trường cho chính sản phẩm và hàng hóa của bạn. Tiếp theo thì bạn cần phải tính toán về thị trường của bạn và những đối thủ đang cạnh tranh với doanh nghiệp của bạn, vì đây chính là một chìa khóa để ước tính chính xác nhất về quy mô thị trường.
Hiện nay thì hầu như các ngành công nghiệp đều có những báo cáo về quy mô thị trường để phục vụ cho việc phát triển sản phẩm trong tương lai.
4.2. Phân tích từ dưới đi lên
Sau bước tiếp cận từ trên xuống thì đến bước thứ hai chính là bước phân tích từ dưới đi lên. Để thực hiện được bước này, và bạn muốn phát triển một thị trường tiềm năng dựa trên những ước tính hợp lý về sự tăng trưởng của về doanh số của doanh nghiệp đó dựa trên:
– Hình thức bán hàng mà bạn dự định bán ra thị trường (bán lẻ, bán buôn, bán online, bán trực tiếp tại cửa hàng,…)
– Số lượng các cửa hàng mà bạn định bày bán ra thị trường
– Số liệu các doanh thu và số liệu về các đối thủ cạnh tranh
– Số lượng hàng hóa mà bạn sẽ đưa ra phục vụ thị trường
4.3. Phân tích về các đối thủ cạnh tranh
Để thực sự phát triển và có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh của mình thì bạn cần phải hiểu được các đối thủ đang cạnh tranh trên thị trường cùng với mình là như thế nào? Người xưa thường nói “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Chính điều đó sẽ khiến cho công việc cũng như sự thành công của bạn trên thị trường kinh doanh ngày càng phát triển hơn.
Ngay sau khi đã có những nghiên cứu và thực hiện xong 2 bước trên thì bạn cũng cần phải thực hiện bước cuối cùng này chính là phân tích các đối thủ cạnh tranh của mình để có những bước đi đúng đắn nhất.
Nguồn: //timviec365.vn và //marketingai.admicro.vn/