E-commerce là gì? Tìm hiểu về E-commerce (Thương mại điện tử)

Đánh giá bài viết này!

E-commerce là gì?

E-commerce(hay ecommerce) là chữ viết tắt của Electronic Commerce, dịch ra tiếng Việt làthương mại điện tử. Là hoạt động mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên hệ thống điện tử như internet thông qua hệ các website hoặc ứng dụng di động.

Thương mại điện tửcho phép bạn có thể mua bán sản phẩm trên quy mô toàn cầu, 24 giờ mỗi ngày, điều mà các cửa hàng truyền thống không thể làm.

E commerce được biết tới lần đầu tiên vào những năm 1960 thông qua trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) trên các mạng giá trị gia tăng (VAN – Một hệ thông thư điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau, và hoạt động như một phương tiện lưu trữ và tìm kiếm. Khi nối vào VAN, một doanh nghiệp có thể liên lạc với nhiêu máy tính điện tử nằm ở nhiều thành phố trên khắp thế giới).

Cũng giống như bất kỳ công nghệ kỹ thuật số hoặc thị trường mua hàng dựa trên người tiêu dùng, e commerce đã phát triển qua nhiều năm. Khi các thiết bị di động trở nên phổ biến hơn, cùng với sự gia tăng của các trang web như Facebook, Pinterest, phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một động lực quan trọng của E- Commerce.

Thương mại điện tử đã phát triển và ngày càng phổ biến trong những năm gần đây, có nhiều lý do giải thích tại sao điều này lại xảy ra. Khi internet trở nên ăn sâu vào cuộc sống và thói quen hàng ngày của chúng ta

Hiểu thêm vềE-commerce (Thương mại điện tử)

Thương mại điện tử – E-commerce giúp các doanh nghiệp thiết lập, nâng cao sự hiện diện của mình trên thị trường bằng cách cung cấp chuỗi phân phối hàng hóa, dịch vụ rẻ hơn và hiệu quả hơn.

Một ví dụ về thành công trong việc ứng dụng thương mại điện tử là Thegioididong. Không chỉ sở hữu chuỗi cửa hàng trên toàn quốc, TGDD còn sở hữu cửa hàng trực tuyến nơi khách hàng có thể mua các sản phẩm của họ như điện thoại, máy tính xách tay, thiết bị số, điện tử tiêu dùng, sim, thẻ cào điện thoại…

adayroi, tiki.vn, lazada – thương hiệu tiêu biểu nền tảng thương mại điện tử Việt Nam

Tiki, adayroi, Lazada thì ngược lại, là những doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn dựa trên nền tảng thương mại điện tử. Họ xây dựng mô hình kinh doanh xoay quanh việc thanh toán trực tuyến và vận chuyển hàng hóa đến khách hàng. Các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ đều cũng có thể tham gia vào các trang bán hàng này bằng cách tạo dựng các cửa hàng trực tuyến ngay trên các trang thương mại điện tử thông qua chương trình “Bán hàng cùng Tiki” hay “Bán hàng cùng Lazada”…

Thông thường, các khâu trong một giao dịch thương mại điện tử đều được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng hay máy tính cá nhân.

Góc nhìn về thương mại điện tử

Khi bạn mua hàng hóa hay dịch vụ trực tuyến, bạn đã góp phần tham gia vào thương mại điện tử (E-commerce). Một vài lợi ích của mà thương mại điện tử mang đến cho người tiêu dùng, có thể kể đến:

Nhưng thương mại điện tử cũng có những bất lợi đối với người tiêu dùng:

Dịch vụ khách hàng:Nếu bạn muốn mua trực tuyến một máy tính, có thể có hoặc không có sự trợ giúp từ những nhân viên bán hàng – những chuyên viên tư vấn cho bạn cái nào là phù hợp với nhu cầu của bạn. Mặc dù đa phần các website thương mại điện tử hiện nay đều có tích hợp tính năng hỗ trợ, chat trực tuyến nhưng nhìn chung thì nó vẫn chưa được đầu tư và sử dụng một cách bài bản.

Tính tức thời:Khi bạn mua sắm trực tuyến, bạn phải chờ món hàng được giao đến nhà hoặc văn phòng. Tuy nhiên vấn đề này hiện nay đã được cải thiện rất nhiều với dịch vụ giao hàng trong ngày hoặc thậm chí chỉ trong 2 tiếng hoặc 30 phút, như dịch vụ mà Tiki đang áp dụng (có tính thêm phí).

Sự trung thực:Các hình ảnh trực tuyến không phải lúc nào cũng có thể mô tả được đầy đủ hình dạng, màu sắc, chất lượng hoặc tính năng của sản phẩm. Thông thường, hầu hết hình ảnh đều được chỉnh sửa để sản phẩm nhìn bắt mắt và thu hút thị hiếu hơn. Các giao dịch thương mại điện tử đã nhiều lần gây thất vọng cho người tiêu dùng khi món hàng nhận được không như mong đợi.

Sự khác nhau giữa E-commerce và E-business

Hai khái niệm E-Business và E-Commerce không đồng nhất

Với những ai mới bắt đầu tìm hiểu về thương mại điện tử đều rất dễ nhầm lẫn giữa hai khái niệm E-commerce và E-business. Khái niệm E-business bao quát và rộng hơn khái niệm E-commerce. Hiểu một cách đơn giản, E-commerce là quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông qua Internet. Còn E-business là hoạt động thương mại ứng dụng công nghệ để:

Vai trò của dịch vụ E-Commerce trong cuộc sống hiện đại

Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, cùng cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đưa E-Commerce trở thành một xu hướng phát triển của mọi thời đại. Chúng ta có thể thấy tất cả các quốc gia trên toàn thế giới đều ứng dụng và phát triểndịch vụ E-Commerce.

Thương mại điện tử cho phép việc kinh doanh thương mại vượt qua những rào cản địa lý và cho phép họ mua sản phẩm bất cứ lúc nào và từ bất cứ đâu. Thị trường trực tuyến cho phép người bán có thể mở những gian hàng trên mạng internet để mọi khách hàng có thể đến tham quan. Người mua có thể ngồi ở nhà vẫn có thể xem xét tất cả những mặt hàng mình quan tâm, hàng hóa sẽ được giao đến tại nhà.

E-commerce là gì? Tìm hiểu về E-commerce (Thương mại điện tử) 1

E-Commerce trở thành xu hướng phát triển mới

Hình thức bán hàng này cho phép người mua và người bán được tiếp xúc với nhau một cách dễ dàng, kết nối không giới hạn. Hơn nữa, e- commerce cho phép tiết kiệm được các khoản chi phí trong bán hàng, giúp cắt giảm các khâu bán hàng không cần thiết nhờ đó mang đến một mức giá tốt hơn cho người mua.

Tìm hiểu về các mô hình E-commerce

Muốn thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử thì bên cạnh việc hiểu rõ E-commerce là gì, bạn còn cần phải tìm hiểu những mô hình hoạt động của E-commerce. Có 4 hình thức E-commerce phổ biến, dựa trên mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp, cụ thể:

B2B (Business to Business)

Đây là hình thức giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Lấy ví dụ đơn giản, doanh nghiệp của bạn sản xuất ra một phần mềm trực tuyến có chức năng hỗ trợ quản lý đơn hàng, kho hàng, doanh thu và lợi nhuận dành cho các shop thời trang. Vì thế, đối tượng khách hàng chính của bạn sẽ là những cửa hàng kinh doanh về lĩnh vực thời trang.

B2C (Business to Customer)

Mô hình B2C là hình thức phổ biến nhất trong E-commerce

Đây là hình thức giao dịch thương mại phổ biến nhất trong E-commerce với sự tham gia của hai thành phần là doanh nghiệp và khách hàng (người tiêu dùng). Chỉ cần bạn mua một bộ quần áo hay thậm chí là một gói kẹo từ những cửa hàng bán lẻ trực tuyến là bạn đã tham gia vào mô hình B2C.

C2C (Customer to Customer)

Hình thức này có nét tương đồng với hình thức B2B nhưng thành phần tham gia là những người tiêu dùng chứ không phải doanh nghiệp thông qua các kênh thương mại trực tuyến. Ví dụ điển hình cho mô hình C2C là bạn bán lại những món đồ cũ của mình trên các kênh Ebay, Shopee, Amazone, Facebook cho những người tiêu dùng khác đang có cần mua sản phẩm đó.

C2B (Customer to Business)

Hình thức kinh doanh này diễn ra khi người tiêu dùng có nhu cầu bán các sản phẩm và dịch vụ của mình cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp nào đó. Ví dụ bạn lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời và số lượng điện tích tụ không những đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình mà còn dư thừa thì bạn hoàn toàn có thể bán lại cho các công ty điện lực.

Ngoài những hình thức kể trên thì E-commerce còn tồn tại những mô hình như B2E, B2G, G2G, G2B hay G2C. Mỗi một mô hình lại phản ánh những mối quan hệ khác nhau trong lĩnh vực thương mại điện tử. Những chia sẻ trên đây đã phần nào khái quát các cách hiểu E-commerce là gì khác nhau cũng như những mô hình hoạt động thương mại phổ biến nhất hiện nay.

Exit mobile version