Giá trị thương hiệu là gì? Cách xây dụng giá trị thương hiệu thành công

5/5 - (2 bình chọn)

Khái niệm về Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị thương hiệu (Brand Value)là giá trị có ý nghĩa về mặt tài chính mà khách hàng sẵn sàng chi trả khi mua một thương hiệu hay một phần của thương hiệu như sản phẩm của thương hiệu, dịch vụ của thương hiệu,… Với doanh nghiệp, giá trị thương hiệu là sự đảm bảo các dòng thu nhập của doanh nghiệp.

Một ví dụ về giá trị thương hiệu nổi bật là giá trị thương hiệu của Starbucks. Trong nhiều năm, Starbucks đã cố gắng mang tới nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng, như cung cấp dịch vụ wifi, tăng không gian sáng tạo, phục vụ các món uống mới và đưa cả âm nhạc vào quán cà phê…

Starbucks có giá trị thương hiệu là 44 503 triệu Đô la Mỹ – đứng thứ 2 trong Top 10 giá trị thương hiệu thức ăn nhanh có giá trị nhất trên toàn thế giới vào năm 2018(Ảnh:itv.com)

Starbucks trở thành “nơi chốn thứ ba – sự lựa chọn thứ ba sau gia đình và công việc”. Mỗi cửa hàng khi đó như một câu lạc bộ thu nhỏ, mang bầu không khí thư giãn kiểu cá nhân hóa, khiến những người yêu thích cà phê cảm nhận được cá tính riêng của bản thân khi thưởng thức đồ uống tại Starbucks. Kết quả, Starbucks là thương hiệu có giá trị là 44 503 triệu Đô la Mỹ, đứng thứ 2 chỉ sau McDonald’s trong Top 10 giá trị thương hiệu thức ăn nhanh có giá trị nhất trên toàn thế giới vào năm 2018 (theo Statist).

>>> Có thể bạn quan tâm:Thương hiệu là gì?

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì?

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là giá trị khác biệt mạnh nhất, độc đáo nhất, khác biệt nhất của thương hiệu. Giá trị cốt lõi được xem như kim chỉ nam của thương hiệu bởi mọi hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ đều được xây dựng từ giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Cách tính giá trị thương hiệu – Thực trạng định giá thương hiệu ở Việt Nam

Giá trị cốt lõi của thương hiệu cần phải được xác định đầu tiên, từ giá trị cốt lõi mọi hoạt động quảng cáo, phát triển sản phẩm,… Để hiểu rõ hơn giá trị cốt lõi của một công ty có thể là gì, hãy xem ví dụ về giá trị cốt lõi của TH True MILK. Thương hiệu sữa Việt Nam – TH True MILK có 5 giá trị cốt lõi: Vì sức khỏe cộng đồng; Hoàn toàn từ thiên nhiên; Tươi, ngon, bổ dưỡng; Thân thiện với môi trường; Tư duy vượt trội và Hài hòa lợi ích. Trên nền tảng đó, mọi hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của TH True MILK đều tuân thủ và mang đến cho khách hàng 5 giá trị mà hãng đặt ra.

Khác với TH True MILK cùng là mang đến sản phẩm sữa nhưng sữa Mộc Châu lại là Chất lượng tốt nhất; Dịch vụ chuyên nghiệp; Thương hiệu uy tín; Đối tác tin cậy; Thân thiện môi trường.

Sự khác nhau giữa giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu

Giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu có nhiều điểm tương đồng nhưng chúng không phải là một. Thông thường, có nhiều người nhầm lẫn 2 khái niệm này, do đó, chúng ta hãy xem xét chính xác những điểm khác nhau của giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu.

Tài sản thương hiệu (Brand Equity) là tập hợp các tài sản hoặc nợ phải trả dưới dạng khả năng hiển thị thương hiệu, liên kết thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng làm tăng hoặc trừ giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại hoặc tiềm năng do thương hiệu thúc đẩy. Tóm lại, giá trị thặng dư của một thương hiệu chính là tài sản thương hiệu. Nó là một cấu trúc quan trọng trong marketing mà còn là chiến lược kinh doanh.

giá trị thương hiệu là gì? khác nhau giữa giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu

Giá trị thương hiệu là gì? Sự khác nhau giữa giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu (Ảnh: Tnwcdn)

Tài sản thương hiệu cũng thay đổi nhận thức về giá trị thương hiệu bằng cách chứng minh rằng thương hiệu không chỉ là trợ giúp chiến thuật để tạo ra doanh số bán hàng ngắn hạn mà còn hỗ trợ chiến lược cho chiến lược kinh doanh sẽ bổ sung giá trị lâu dài cho tổ chức.

Tài sản thương hiệu cao sẽ khiến cho nhãn hàng đó ít bị tấn công và ảnh hưởng bởi các hoạt động cạnh tranh trên thị trường.

Giá trị thương hiệu, mặt khác, là giá trị tài chính của thương hiệu. Để xác định giá trị thương hiệu, các doanh nghiệp cần phải ước tính giá trị của thương hiệu trên thị trường, nói cách khác là một người nào đó sẽ mua thương hiệu phải trả bao nhiêu?

Mô hình giá trị thương hiệu của keller – (Ảnh:Fastread)

Do có nhiều điểm tương đồng và có nhiều liên kết với nhau nên có nhiều sự nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Tóm lại giá trị thương hiệu là giá trị của thương hiệu được quy về mặt tài chính, có ý nghĩa khi thương hiệu đó được mang ra mua hay bán. Còn tài sản thương hiệu được hình thành dựa trên những nhận thức, lòng trung thành xuất phát từ khách hàng.

Điểm khác biệt của giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu

Rất nhiều nhầm tưởng giá tài sản thương hiệu và giá trị thương hiệu là một vì những điểm tương đồng của nó. Chính vì vậy bạn cần xem xét kĩ những điểm khác nhau của hai khái niệm này.

Tài sản thương hiệu (Brand Equity)

Là tài sản hoặc những khoản nợ phải trả dưới dạng liên kết thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng làm tăng hoặc trừ giá trị của sản phẩm hiện tại hoặc tiềm năng do thương hiệu thúc đẩy. Có thể rút ra là những giá trị thặng dư của thương hiệu đó chính là tài sản thương hiệu. Đây cũng được xem là một chiến lược kinh doanh.

Tài sản thương hiệu còn giúp thay đổi nhận thức về giá trị thương hiệu bằng cách làm sáng tỏ việc thương hiệu không phải chỉ là trợ giúp chiến thuật mà còn là hỗ trợ chiến lược cho kinh doanh nhằm mang lại giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.

Tài sản thương hiệu càng cao thì thương hiệu đó càng giảm bớt khả năng bị tấn công và giảm bớt khả năng nhãn hiệu sẽ bị ảnh hưởng bởi những hoạt động cạnh tranh khác.

Giá trị thương hiệu là gì – Mô hình giá trị thương hiệu của keller (Ảnh: Internet)

Giá trị thương hiệu (Brand Value)

Giá trị thương hiệu có thể hiểu là giá trị tài chính của thương hiệu đó. Để xác định giá trị của thương hiệu thì trước hết, tổ chức, doanh nghiệp phải ước lượng giá trị thương hiệu của mình trên thị trường.

Chính vì có những điểm tương đồng và có những liên kết với nhau nên đã vô tình tạo ra những sự nhầm lẫn về hai khái niệm này. Tổng kết, giá trị thương hiệu là giá trị thương hiệu quy về mặt tài chính, khi mà thương hiệu đó được mua hay bán, còn tài sản thương hiệu thì sẽ được hình thành trên những nhận thức, lòng trung thành xuất phát từ chính khác hàng.

Những điều cần làm để nâng cao giá trị thương hiệu là gì

Tạo dựng cho thương hiệu một sự khác biệt

Thương hiệu sẽ được coi trọng và trở nên quan trọng khi người tiêu dùng đứng trước lựa chọn giữa sản phẩm và những lựa chọn thay thế khác. Theo nghiên cứu thì người tiêu dùng có xu hướng mua sản phẩm dựa trên thương hiệu mà họ tin tưởng, họ cảm thấy thương hiệu đó nổi bật và khác biệt, có ý nghĩa với họ. Điều này được xác định khi người tiêu dùng trả tiền cho thương hiệu và trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu đó.

Một thương hiệu có thể xây dựng cảm xúc tích cực cho khách hàng thì có thể đạt được hiệu quả nhiều hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp không làm được điều đó.

Để có thể tạo nênlợi thế cạnh tranhthì thương hiệu phải thực hiện tốt công tác marketing và tạo nên sự khác biệt. Sự khác biệt đó thể hiện ở doanh nghiệp có thể tạo dựng ra hoặc cung cấp được cho khách hàng điều mà không đối thủ cạnh tranh nào có thể bắt chước hay làm được.

Giá trị thương hiệu là gì – tạo dựng sự khác biệt cho thương hiệu

Tạo dựng thương hiệu phục vụ lợi ích người tiêu dùng

Một trong những thương hiệu trong những thương hiệu đắt giá nhất thế giới đó chính là Google. Google luôn tìm cách để đa dạng hóa nền tảng của mình, giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng cũng như tăng lợi ích cho họ. Một số sản phẩm của google trong lĩnh vực truyền thông là Google+, lĩnh vực thông tin liên lạc là Gmail.

Khi thương hiệu đã trở thành thương hiệu phục vụ cho những lợi ích của người tiêu dùng thì thương hiệu sẽ tự nhiên được khách hàng đón nhận và ủng hộ. Khi ấy thì doanh nghiệp sẽ thu được những lợi ích từ phía khách hàng. Đây là một cách tiếp cận thị trường dễ dàng hơn và sâu rộng hơn.

Giá trị thương hiệu là gì – Thương hiệu phục vụ lợi ích người tiêu dùng

Đem lại cho khách hàng một trải nghiệm thương hiệu

Vào năm 2013 Toyota đã trở thành thương hiệu xe hơi có giá trị nhất thế giới vượt qua cả BMW khi đã tăng giá trị của mình lên đến 12%. Hãng xe hơi nổi tiếng này đã cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm mà có thể không hãng xe hơi nào đem lại được. Họ đã cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tích cực và khéo léo xây dựng được cốt lõi của những khách hàng trung thành, những khách hàng sẵn sàng chia sẻ, đề xuất cho những người khác hãng xe hơi này. Đây được xem là điều có lợi thế nhất khi các thương hiệu trong giai đoạn cạnh tranh.

Toyota vượt qua BMW trở thành thương hiệu xe hơi có giá trị cao nhất thế giới

Giám đốc điều hành của hãng thời trang Burberry cũng đã tạo ra trải nghiệm người dùng mạnh mẽ cả trên môi trường kỹ thuật số. Burberry hiện nay là thương hiệu thời trang sang trọng nằm trong top 10 trên thế giới do đóng góp thương hiệu chiếm phần lớn.

Xây dựng giá trị thương hiệu như thế nào? giá trị thương hiệu là gì

Để trả lời cho câu hỏi How, trước hết chúng ta hãy cùng điểm qua các mô hình giá trị thương hiệu hiện đang được áp dụng phổ biến.

Theo Aaker giá trị thương hiệu được cấu thành bởi 5 thành phần. Năm thành phần này bao gồm (1) lòng trung thành thương hiệu (brand loyalty), (2) sự nhận biết thương hiệu (brand awareness), (3) chất lượng cảm nhận (perceived quality), (4) sự liên tưởng thương hiệu (brand association), (5) các tài sản khác (other propriety assets)

Theo Keller, giá trị thương hiệu là kiến thức thương hiệu (brand knowledge) của khách hàng về thương hiệu đó. Từ đó, giá trị thương hiệu gồm 2 phần phần chính bao gồm: (1) sự nhận biết về thương hiệu (brand awareness) và (2) ấn tượng thương hiệu (brand image) giá trị thương hiệu là gì

Nghiên cứu của giáo sư Trần Đình Thọ cho thị trường hàng tiêu dùng ở Việt Nam đưa ra 3 thành phần của giá trị thương hiệu bao gồm: (1) sự nhận biết thương hiệu (brand awareness), (2) chất lượng cảm nhận (perceived quality) và (3) lòng ham muốn thương hiệu (brand passion)

Trong 100 thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2008 có 9 thương hiệu châu Á và nhiều dự báo sẽ có sự nỗi dậy của các thương hiệu châu Á. Điều này chứng tỏ châu Á hoàn toàn có khả năng xây dựng những thương hiệu có giá trị thương hiệu tầm cỡ thế giới. Vậy xây dựng giá trị thương hiệu mạnh như thế nào? Theo Aaker, có 3 bước chính:

Bước 1: Phân tích thương hiệu chiến lược

Doanh nghiệp tiến hành 3 phân tích bao gồm phân tích khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh và phân tích bản thân thương hiệu

Bước 2: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

Doanh nghiệp xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm 2 thành phần chính là nhận diện cốt lõi và nhận diện mở rộng. Nhận diện cốt lõi cần phải trả lời được sâu sắc như: Hồn của thương hiệu là gì? Niềm tin và giá trị thúc đẩy thương hiệu là gì? Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu là gì? Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị của doanh nghiệp ẩn đằng sau thương hiệu là gì? giá trị thương hiệu là gì

Sau khi đã có nhận diện cốt lõi, doanh nghiệp cần phải phát triển nhận diện mở rộng bao gồm những dấu hiệu bổ sung để hoàn thiện thương hiệu bao gồm những yếu tố liên quan đến sản phẩm, tổ chức, con người và biểu tượng. (Ví dụ: nhận diện cốt lõi của Starbucks là Rewarding Everyday Moment (Giây phút mỗi ngày bổ ích), của Walt Disney là Fun Family Entertainment (Giải trí gia đình vui vẻ), của Nike là Authentic Athletic Performance (Thành tích thể thao đích thực)

Bước 3: Tổ chức hệ thống thực thi nhận diện thương hiệu

Rất nhiều doanh nghiệp xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu nhưng tổ chức hệ thống thực thi nhận diện thương hiệu không hiệu quả dẫn đến giá trị thương hiệu không được nâng cao mà giảm sút rõ rệt. Để hệ thống thực thi vận hành tốt, doanh nghiệp cần phải tiến hành 3 bước nhò: định vị, thực thi và kiểm soát. Định vị thương hiệu phải thể hiện được nhận diện thương hiệu và đề xuất giá trị, nhằm vào khách hàng mục tiêu, có thể truyền thông chủ động và chỉ rõ được lợi thế cạnh tranh.

Trong quá trình thực thi cần phải áp dụng nhiều hình thức truyền thông thương hiệu, tối đa hóa hiệu quả của biểu tượng đã xây dựng và cần phải kiểm tra truyền thông thương hiệu. Kiểm soát hệ thống bằng cả nghiên cứu định tính và định lượng. ( Ví dụ: định vị thương hiệu xà bông cục Dove – Dành cho phụ nữ cảm thấy bị khô da, Dove Bar giúp làm cho làn da mềm mại bởi vì nó chứa ¼ kem làm mềm) giá trị thương hiệu là gì

Dịch vụ thiết kế website của Semtek

Tốc độ vượt trội

Sử dụng 100% ổ cứng SSD Enterprise mang đến trải nghiệm khác biệt về tốc độ truy vấn xử lý dữ liệu

Bảo vệ dữ liệu

Dữ liệu sẽ được backup định kỳ hàng tuần nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu ở mức độ cao nhất

Dùng thử miễn phí

Trải nghiệm Cloud VPS SSD miễn phí trong vòng 07 ngày trước khi quyết định sử dụng dịch vụ

Đội ngũ tư vấn

Trải nghiệm sự khác biệt với dịch vụ chăm sóc khách hàng từ đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và thân thiện

Nâng cấp dễ dàng

Hệ thống cho phép nâng cấp, mở rộng tài nguyên CPU, RAM, SSD ngay lập tức trong quá trình sử dụng

Hệ điều hành

Chủ động lựa chọn nhiều hệ điều hành với các phiên bản khác nhau tuỳ theo nhu cầu sử dụng

Thời gian uptime

Xây dựng và thiết kế theo cơ chế N+1, tăng cường sự ổn định và đảm bảo thời gian uptime tới 99,5%

Công cụ quản lý

Giao diện quản lý được thiết kế với phong cách đơn giản và trực quan với người dùng

Khi thiết kế website bán hàng tại SEMTEK, quý khách được tư vấn trọn gói tận tình từ khâu chọn domain, tư vấn thiết kế giao diện web bán hàng và các chức năng nghiệp vụ quản lý, chiến lược phát triển quảng bá website và tìm kiếm nguồn khách hàng. Bên cạnh đó bạn cũng tham gia vào quá trình giám sát tiến độ hoàn thành của việc thiết kế website bổ sung ý kiến trong từng công đoạn thiết kế để đảm bảo một sản phẩm hoàn hảo nhất.Website của bạn sẽ được thiết kế với giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng, thiết kế web chuẩn SEO mà còn có tốc độ tải trang nhanh.

Việc chọn được đơn vị thiết kế website bán hàng tốt không chỉ tạo ra một web bán hàng chuyên nghiệp, khẳng định thương hiệu cho người kinh doanh mà còn hỗ trợ tuyệt vời trong khâu quảng bá sản phẩm dịch vụ để gia tăng doanh số. Hãy để SEMTEK đồng hành cùng bạn trong việc bán hàng.

Các tìm kiếm liên quan đến giá trị thương hiệu là gì

Exit mobile version