Marketing trực tiếp là gì? 5 bước xây dựng chiến lược marketing trực tiếp hiệu quả

Đánh giá bài viết này!

Marketing trực tiếp là gì?

Marketing trực tiếp là hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp thực hiện nhằm thu hút và đo lường sự tương tác từ khách hàng một cách trực tiếp. Mục đích của phương thứcMarketingnày là thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng sử dụng những thông tin, dữ liệu khách hàng có sẵn như: email, số điện thoại, địa chỉ

Marketing trực tiếp được chia thành hai nhóm công cụ chính:

marketing trực tiếp là gì

Nguồn: direct-marketing.sk

Tại sao nói Marketing trực tiếp là một phương thức Marketing quyền lực,? Theo báo cáo của Hiệp hội Marketing trực tiếp, doanh thu từ Direct Marketing tại Mỹ trong năm 2006 đạt mức 6,5 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2005; năm 2007, tiếp tục tăng đến 7,4% (đạt khoảng 7 tỷ USD), trong khi mức tăng doanh thu trung bình từ các hoạt động tiếp thị, quảng cáo nói chung chỉ đạt khoảng 3,9%. Tuy nhiên, Marketing trực tiếp tại Việt Nam lại chưa được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao tận dụng những điểm mạnh vượt trội của hình thức này. Vậy làm cách nào để vận dụng Marketing trực tiếp một cách thông minh để biến nó trở thành một công cụ đắc lực giúp nâng cao doanh số bán hàng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vai trò của marketing trực tiếp

Vai trò của hình thức marketing này là giúp cho:

Marketing trực tiếp có ưu và nhược điểm gì?

Marketing trực tiếp có nhiều ưu điểm, tuy nhiên nó vẫn còn một số mặt hạn chế. Cùng Vietnix tìm hiểu nhé!

Ưu điểm của marketing trực tiếp là gì?

Nhược điểm của Marketing trực tiếp là gì?

Nhược điểm của marketing trực tiếp

5 bước xây dựng chiến lược marketing trực tiếp hiệu quả

1. Xác định mục tiêu marketing trực tiếp

– Với mục tiêu nghiên cứu thị trường

Xây dựng chiến lược marketing trực tiếp bắt đầu từ nghiên cứu thị trường

Hình thức marketing trực tiếp sẽ giúp có được những thông tin như: Đặc điểm, hành vi, xu hướng lựa chọn mua hàng, phản hồi … của từng nhóm đối tượng khác nhau, vừa giúp doanh nghiệp thấu hiểu thị trường mục tiêu đang hướng đến, hiểu sâu sắc về nhóm khách hàng tiềm năng, nhu cầu cũng như hành vi của họ, từ đó đưa ra được những kế hoạch, chiến lược marketing trúng đích nhằm thỏa mãn khách hàng thông qua marketing trực tiếp.

– Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Việc này sẽ giúp khách hàng tăng thêm thiện cảm với doanh nghiệp của bạn, họ hài lòng và vui vẻ với các sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp đối với lần mua đầu tiên, từ đó sẽ có thêm những lần mua thứ 2 thứ 3 và nhiều hơn nữa.

Không chỉ có vậy, họ còn chính là cầu nối vô cùng vững chắc giữa bạn và người thân bạn bè của họ, như một mạng lưới khách hàng của bạn sẽ giúp bạn có được nhiều điều tuyệt vời hơn bằng cách giữ mối quan hệ với khách hàng.

– Mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp

Marketing trực tiếp giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tiếp cận khách hàng, chủ động xây dựng các chiến lược, kế hoạch marketing cho từng nhóm đối tượng mục tiêu như thông điệp marketing, sử dụng cách marketing nào phù hợp, ngân sách chi tiêu hợp lý…

2. Xây dựng Data khách hàng chất lượng

Một Data khách hàng chất lượng cần đầy đủ thông tin như: họ tên đầy đủ, số điện thoại liên hệ, địa chỉ, giới tính, nghề nghiệp, học vấn, thu nhập, hành vi, sở thích,…

Xây dựng data khách hàng chất lượng

Để xây dựng được Data chất lượng này bạn có thể tham khảo thêm một vài cách xây dựng data khách hàng như:

+ Data khách hàng đã từng mua sản phẩm/dịch vụ

+ Data khách hàng tham gia các cuộc thi, khuyến mãi, ưu đãi

+ Data khách hàng truy cập website của doanh nghiệp

+ Data khách hàng tham gia khảo sát.

+ Data khách hàng click nút “quan tâm”…

3. Lựa chọn công cụ thực hiện marketing trực tiếp hiệu quả nhất

Như đã nói hiện nay có hai cách marketing trực tiếp đó là marketing theo hình thức truyền thống và marketing sử dụng công cụ điện thoại. Trong đó doanh nghiệp nên quan tâm nhiều tới những hình thức marketing sau:

– Telesales tư vấn, giới thiệu

– Gửi email với mục đích quảng bá, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ hoặc cung cấp thông tin

– Quảng bá sản phẩm ngay tại các trung tâm, điểm bán, hình thức này rất phù hợp với các mặt hàng như quần áo, điện tử, mỹ phẩm…

– Tổ chức sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ.

4. Đo lường hiệu quả, phân tích và điều chỉnh nếu cần thiết

Một chiến dịch marketing trực tiếp hay gián tiếp luôn cần phải đạt được kết quả nào đó, từ đó giúp doanh nghiệp có được những kết quả, định hướng tương lai cho các kế hoạch marketing khác, hoặc đánh giá khắc phục và điều chỉnh lại những điểm chưa đạt được.

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version