Networking là gì? Tầm quan trọng và kỹ năng để thực hiện hiệu quả Networking là gì?”

5/5 - (2 bình chọn)

Networking là gì?

Networking tức là mạng lưới mối quan hệ, kỹ năng Networking là kỹ năng thiết lập và xây dựng mạng lưới mối quan hệ. Networking tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, từ việc gặp gỡ người bạn cũ, bắt chuyện với mọi người tại một sự kiện nào đó bạn tham gia…

networking là gì
Networking là mạng lưới mối quan hệ và có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau – Ảnh: Internet

Networking được xem là một yếu tố quan trọng dẫn bạn đến thành công. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một cơ chế của các mối quan hệ ràng buộc với nhau, bạn quen biết ai, ai quen biết bạn… Trong cả công việc lẫn cuộc sống, sẽ có những lúc bạn gặp khó khăn, sự cố đột xuất hoặc cần sự hỗ trợ từ ai đó, bạn cần thiết phải có kỹ năng Networking.

Tầm quan trọng của Networking là gì?

Ngay trong cuộc sống bình thường, cũng không có ai sống mà không cần, không có bạn bè và khẳng định là không cần tới bất cứ sự trợ giúp nào? Việc chúng ta có bao nhiêu bạn, mối quan hệ thân thiết ra sao… đó chính là “Networking” của chúng ta.

Vì Sao Cần Có Kỹ Năng Networking?

Việc nắm rõ được tầm quan trọng của kỹ năng này luôn là điều khiến nhiều người thắc mắc. Trong công việc cũng như cuộc sống, việc tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, với mọi người là thật sự cần thiết. Networking đã được xếp vào dạng các kỹ năng mềm mà mỗi người nên trang bị cho mình trên con đường sự nghiệp phát triển.

Networking được xem là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Trong bộn bề công việc và cuộc sống hiện nay, sẽ có những lúc bạn gặp khó khăn, vấn đề nào đó hoặc cần sự hỗ trợ từ ai đó thì bạn cần thiết phải cókỹ năng networking.

Một số điểm quan trọng của kỹ năng này bạn nên tham khảo như sau:

Cách Cải Thiện Kỹ Năng Networking

Có nhiều bạn vẫn thường thắc mắc vậy làm thế nào để có thể thực hiện hiệu quả kỹ năng networking trong cuộc sống ngày nay? Thực ra việc này rất đơn giản, chỉ cần nắm rõ nhữngcách cải thiện kỹ năng networkingsau đây thì bạn sẽ rất dễ dễ dàng hiểu được và có thể áp dụng nó thành công trong cuộc sống cũng như công việc của mình.

1. Đa Dạng Hóa Các Mối Quan Hệ

Đầu tiên, bạn cần biết cách làm đa dạng hoá các mối quan hệ. Đừng bao giờ bó hẹp các quan hệ của bạn chỉ trong một nhóm hoặc kiểu người. Bởi vì trong công việc, khi xử lý những vấn đề không thuộc chuyên môn, bạn sẽ phải cần đến chuyên gia ở những lĩnh vực khác nhau.

Bạn nên quan tâm đến những người có mối quan hệ rộng vì họ có thể là người giúp bạn tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhiều người khác mà họ biết. Nếu làm được điều này thì các mối quan hệ của bạn sẽ trở nên đa dạng hơn.

2. Phát Huy Sự Thân Thiện

Điều thứ hai bạn cần phát huy có đó là sự thân thiện. Đây chính là chìa khoá để mở ra mọi cánh cửa quan hệ của bạn. Điều này sẽ thể hiện được sự thiện cảm và ấn tượng dành cho những người xung quanh. Từ đó, việc mở rộng các mối quan hệ của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.Kỹ năng networkingcủa bạn từ đó cũng được cải thiện phần nào!

Phát huy sự thân thiện

3. Chủ Động Trong Các Mối Quan Hệ

Yếu tố thứ ba để cải thiện đượckỹ năng networkingđó là bạn nên tìm cách để chủ động trong các mối quan hệ. Đây được xem là một trong những điều cần thiết để cải thiện được kỹ năng networking mà bạn nên nắm rõ.

Việc tự giới thiệu về bản thân mình sẽ khiến bạn tự tin khi trò chuyện với những người mà bạn gặp lần đầu. Chủ động tìm đến các networking event, những buổi workshop,…hay những event mà những mối quan hệ quan trọng thường có, nó sẽ giúp bạn mở ra thêm nhiều mối quan hệ mới trong cuộc sống.

4. Chất Lượng Quan Trọng Hơn Số Lượng

Điều cuối cùng các bạn nên nắm rõ đó chính là chất lượng thường quan trọng hơn số lượng. Số lượng người mà bạn quen biết được thường được xem là không quan trọng, điều quan trọng là chất lượng của các mối quan hệ đó như thế nào. Để làm được điều này, bạn cần phải xác định được mình cần những mối quan hệ như thế nào? Mối quan hệ đó phải nằm trong lĩnh vực gì? Từ đó thu hẹp lại phạm vi và chỉ tập trung vào những mối quan hệ mà bạn đã xác định được.

Kỹ năng Networking hiệu quả

1. Chọn địa điểm hợp lý để Networking

Những buổi giao lưu, gặp mặt luôn là địa điểm Networking lý tưởng. Đương nhiên, bạn có thể nhắn tin, email để tạo mối quan hệ nhưng chắc chắn sẽ không hiệu quả bằng việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với nhau. Muốn tìm được người phù hợp, trước hết, hãy chọn địa chỉ phù hợp để đến. Chẳng hạn, nếu bạn là ứng viên và đang tìm kiếm công việc ở vị trí Đầu bếp, Phụ bếp, Quản lý… thì những ngày hội việc làm, talk show về nhu cầu lao động, tình hình nguồn nhân lực… sẽ rất hữu ích. Còn nếu bạn đang kinh doanh nhà hàng, khách sạn và muốn mở rộng đối tác, đối tượng khách hàng có thể đến tham gia các chương trình, sự kiện liên quan đến chuyên ngành. Tại các sự kiện này, bạn không chỉ được gặp gỡ nhiều người mà còn tìm thêm những cơ hội mới.


Chọn địa điểm Networking thích hợp sẽ gia tăng khả năng tìm được cơ hội tốt – Ảnh: Internet

2. Chú trọng chất lượng thay vì số lượng

Tờ Wall Street Journal bình chọn việc chú trọng chất lượng thay vì số lượng là một trong 9 kỹ năng Networking hiệu quả nhất. Một số người khi tham gia sự kiện luôn cố gắng đi vòng quanh và bắt chuyện với tất cả mọi người, trao danh thiếp cho bất cứ ai mình gặp nhưng thực ra, cách này không mang lại hiệu quả cao. Thay vào đó, bạn nên dừng lại, dành ra đủ thời gian để nói chuyện, cho người khác ấn tượng tốt về bạn và cả hai có sự hiểu biết cơ bản về nhau. Trên cơ sở đó mới có thể hợp tác lâu dài. Việc cố gắng đi vòng quanh kết nối với tất cả mọi người chỉ để lại những ấn tượng hời hợt, dễ quên.

3. Phong thái tự tin

Có người tham gia sự kiện sẽ nhanh chóng hòa nhập, sôi nổi bắt tay, trò chuyện với nhiều người nhưng cũng có người lại ra về tay không, không có thêm một liên hệ nào. Phong thái tự tin là yếu tố quyết định đến kết quả này. Khi đến tham gia một sự kiện với quá nhiều người, trong đó có những nhân vật có địa vị, bạn sẽ khó tránh khỏi cảm giác lúng túng, rụt rè. Để nhanh chóng đánh tan cảm giác này, bạn nên có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đến buổi Networking.


Phong thái tự tin là một trong những yếu tố quyết định bạn có Networking thành công hay không – Ảnh: Internet

Thứ nhất là về trang phục. Hãy chọn trang phục lịch sự, tươm tất phù hợp với sự kiện, đừng tự làm khó mình khi vừa bước chân vào sự kiện đã khiến mọi người chú ý chỉ vì trang phục khác người, không phù hợp.

Thứ hai là chuẩn bị một bài giới thiệu về bản thân mình. Đương nhiên, khi đến Networking, bạn bắt buộc phải giới thiệu bạn là ai, bạn muốn tìm việc như thế nào, bạn kinh doanh cái gì… Chuẩn bị sẵn một bài giới thiệu ngắn về bản thân mình và tập luyện tại nhà, nói đơn giản nhưng đầy đủ thông tin. Diễn tập trước sẽ giúp bạn nói mạch lạc, mạnh dạn hơn tại buổi Networking.

Ngoài ra, bạn cũng nên luyện tập cách bắt tay, chào hỏi, cười khi gặp người mới. Một khi bạn đã có sự chuẩn bị tốt nhất, bạn mới có thể tự tin.

4. Theo dõi liên hệ

Nếu sau khi tham gia sự kiện và có được sự kết nối tốt với ai đó hãy cố gắng theo dõi liên hệ với họ, đừng để câu chuyện rơi vào quên lãng. Một cú điện thoại, tin nhắn thể hiện rằng bạn rất vui khi được làm quen với họ, hoặc bạn cũng có thể gửi một email đính kèm bài báo, bảng thành tích của bạn để gợi ý về cơ hội hợp tác giữa hai bên. Lưu ý, bạn đừng tự ý thêm email của họ vào danh sách gửi thư khi chưa được sự đồng ý.

Cách tạo mối quan hệ (xây dựng Networking) hiệu quả

Tạo và thực hiện việc kết giao các mối quan hệ mới

Kiến thức hayNghề “hot” nhất 2020 – Marketing Executive là gì?

Duy trì các mối quan hệ đã, đang có:

Bạn nên duy trì các mối quan hệ đã có vì đây cũng là một cách để chúng ta có thể mở rộng các mối quan hệ từ việc được giới thiệu và dẫn dắt. Tuy nhiên, cũng cần chú ý:

Nuôi dưỡng các mối quan hệ

Khai thác, chia sẻ và mở rộng các mối quan hệ

Networking không chỉ có vai trò và quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, nếu học và duy trì được kỹ năng này, bạn sẽ có cơ hội phát triển bản thân, nâng cao giá trị thương hiệu bản thân và tăng khả năng phát triển công việc của mình.

Exit mobile version