Homestay là gì?
Homestay là loại hình du lịch mà khách du lịch sẽ nghỉ, ngủ tại nhà người dân địa phương, nơi mà họ đặt chân đến nhằm giúp du khách khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng miền tại địa phương đó.
Hiểu một cách đơn giản và bao quát nhất, Homestay là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, tức lưu trú tại nhà dân, địa phương nơi khách đến, giúp nơi đó quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật nhất. Loại hình du lịch Homestay được đánh giá là đặc biệt phù hợp với quốc gia đa văn hóa như Việt Nam, phát triển nhất tại các tỉnh, thành phố phát triển du lịch như Hà Nội, Yên Bái, Mộc Châu, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt, Bến Tre, Long An,…
6 đặc trưng làm nên loại hình Homestay
– Khách du lịch có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và tìm hiểu văn hóa địa phương
Là hình thức du lịch dựa vào cộng đồng, Homestay là loại hình du lịch lưu trú mà tại đó, khách du lịch sẽ cùng ăn, cùng ngủ và cùng sinh hoạt với người dân bản địa, được coi như là người nhà, được tham gia vào các công việc thường ngày cũng như lễ hội tại đó. Đây là cách hữu hiệu để du khách nhanh chóng và trực tiếp hòa nhập, cảm nhận về vùng đất mà họ đang đến, chứ không đơn thuần chỉ là tham quan.
– Homestay là dịch vụ “ăn bản – ngủ bản”
Là một phương thức hoạt động kinh doanh mà cộng đồng dân cư chính là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch, bao gồm dịch vụ lưu trú và ăn uống, đôi khi còn “bao” luôn cả vai trò của một hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn du khách tìm hiểu đời sống văn hóa cũng như tinh thần, các danh lam thắng cảnh đẹp, lạ, hoang sơ mà nếu không phải người bản địa, chưa chắc người khác đã biết.
– Được làm quen nhiều bạn mới và trau dồi khả năng ngoại ngữ
Mọi khách du lịch tìm đến Homestay đều đa phần không quen biết trước đó. Lưu trú tại đây, nghĩa là bạn và những du khách khác cùng tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt chung và cùng tìm hiểu đời sống văn hóa của người dân bản địa tại đó. Vì vậy, loại hình du lịch này sẽ là cầu nối cho những mối quan hệ mới, đồng thời nếu bạn muốn trau dồi thêm vốn ngoại ngữ, nhất là khả năng giao tiếp thì homestay chính là môi trường lí tưởng nhất cho bạn.
– Vị trí hình thành
Theo tìm hiểu, các homestay đa phần thường được hình thành và phát triển ở những vùng, khu vực có tài nguyên hoang dã cần bảo tồn, các khu vực dân cư có tài nguyên văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét đặc trưng văn hóa tộc người, các khu vực mà không đủ điều kiện (kinh phí, quy mô, quy hoạch,…) để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn hay nhà hàng, quán ăn phục vụ nhu cầu của du khách.
– Quy mô nhỏ và Giá rẻ
Để có thể kinh doanh loại hình du lịch Homestay, các hộ gia đình sẽ tự cải tạo ngôi nhà của mình đáp ứng các yêu cầu thiết yếu rồi xin giấy phép kinh doanh tại chính quyền địa phương và bắt đầu đón khách. Theo đó, thông thường, mỗi gia đình có thể đón khoảng từ 10 đến 30 du khách (tùy thuộc vào quy mô) với giá dao động khoảng từ vài chục đến vài trăm nghìn cho một phòng (tùy quy mô, địa phương và trang thiết bị,…)
– Dịch vụ
Dù chỉ dừng lại ở mức trung bình khá nhưng các dịch vụ tại Homestay đều khá đầy đủ, phục vụ các nhu cầu cá nhân như ăn uống, nghỉ ngơi một cách thoải mái, dễ chịu với giá tốt nhất.
Cách kinh doanh homestay để kiếm lãi lớn
Khoanh vùng khách hàng tiềm năng
Đây là yếu tố then chốt quyết định việc kinh doanh homestay của bạn thành công hay thất bại. Bởi đặc điểm nhóm tính cách, tuổi tác, của khách hàng tiềm năng sẽ quyết định bạn lựa chọn vị trí địa lý mở homestay ở đâu, các bạn trang trí homestay như thế nào để khách của bạn ở một lần là không muốn về nữa.
Đa phần, những khách hàng tiềm năng ở homestay là các bạn trẻ tuổi từ khoảng 18 đến 30 tuổi. Đặc điểm chung của nhóm người này là luôn thích sự mới lạ và độc đáo. Đây cũng chính là hai từ khóa cho việc thiết kế homestay của mình.
Bạn có thể lựa chọn họa tiết, cách trang trí theo phong cách cổ điển hoặc hiện đại nhưng phải mang lại một nét riêng, độc nhất không thể lẫn vào bất cứ đâu. Giữa thời buổi nhà nhà làm homestay, người người kinh doanh homestay thì sự khác biệt của bạn phù hợp với yêu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng thì sẽ là điểm mạnh để hái ra tiền.
Cách kinh doanh homestay thành công nhờ chọn vị trí homestay đắc địa
Nếu bạn muốn mở homestay ở những địa điểm thu hút khách đu lịch thì hãy để ý xung quanh: View quanh homestay càng rộng, cảnh càng nên thơ và thơ mộng thì khả năng thu hút khách càng cao. Bởi vì ngoài nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn và ngắm cảnh thì những nhu cầu của nhiều bạn trẻ rất cấp thiết là chụp hình đăng Facbook câu like. Như vậy chỉ cần homestay có view đẹp, bạn đã có một lợi thế hơn hẳn các homestay khác.
Thiết kế homestay độc đáo với nhiều loại phòng
Ngoài vị trí đẹp thì không gian trong homestay cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kinh doanh homestay thành công. Như đã nói, các homestay hướng đến khách hàng là các bạn trẻ thì thiết kế càng phải bắt mắt, độc đáo riêng biệt thì càng dễ dàng thu hút khách.
Bạn nên trang trí homestay theo hướng cổ điển, nội thất trang trí càng mộc mạc càng bình dị và càng cổ xưa giống thời “ông bà” càng tốt. Vì tư tưởng hoài niệm, sống trong thời ông bà cũng đang là một xu thế đang rất hót trong giới trẻ hiện nay. Hoặc bạn có thể trang trí theo phong cách hiền lành, nhiều cây cỏ,.. hay mô phỏng theo một số kiểu kiến trúc nổi tiếng trên thế giới cũng đang rất thịnh hành.
Còn bạn muốn mang dấu ấn cá nhân của riêng mình trong đó? Hãy thiết kế theo gu của bạn. Nhưng nhớ là vẫn phải đảm bảo yếu tố đẹp – độc – lạ. Bởi chính cái tôi cá nhân đầy nghệ sĩ của bạn sẽ luôn có sức hút lâu bền.
Đặc biệt, bận cần phải lưu ý đó là chia thành nhiều loại phòng với mức giá khác nhau để phục vụ nhu cầu đa dạng cho các bạn trẻ. Có các phòng đơn cho những bạn đi du lịch một mình hoặc thích không gian riêng tư, phòng đôi cho các cặp tình nhân hay đôi bạn thân, hay phòng tập thể cho một nhóm bạn đi du lịch. Nên nhớ: Khách hàng luôn là thượng đế và không phải thượng đế nào cũng giống nhau.
Trang trí thêm bếp và một số dụng cụ nhà bếp thiết yếu
Làm sao để biến homestay của mình trở thành ngôi nhà ấm cúng, vui vẻ, thân thiện là câu hỏi mà bất kì chủ homestay nào cũng muốn tìm lời giải. Bởi chỉ khi du khách cảm thấy vui vẻ, thoải mái trong chính căn phòng thì họ mới có vui vẻ lấy tiền trả phòng hay có ý định quay lại hoặc giới thiệu cho bạn bè người quen.
Và bí kíp để giữ chân du khách là chính căn bếp tiện nghi đó. Bởi trong mỗi căn nhà, gian bếp đại diện cho sự ấm cúng, thân thuộc…Đó là những mâm cơm sum vầy, là chén nước mắm đậm đà,…Vì vậy muốn mở homestay thu hút khách bạn nhất định không được bỏ qua khâu đầu tư cho gian bếp chung thật tiện nghi và luôn sạch sẽ.
Chọn nhân viên khi kinh doanh homestay
Với những homestay nhỏ, bạn có thể thuê 1, 2 nhân viên để dọn dẹp phòng và vệ sinh thật sạch sẽ. Dĩ nhiên nếu là người nhà làm thì bạn sẽ tiết kiệm được chi phí và yên tâm về sự trung thực, trách nhiệm. Tuy nhiên nếu phải thuê nhân viên ngoài thì hãy lựa chọn những người cẩn thận chu đáo, nhiệt tình để họ có thể cùng bạn quán xuyến việc lưu trú của khách.
Nghĩ đến chính sách khuyến mại giả giá
Chính sách giảm giá hay những món quà tặng kèm luôn mang lại những niềm vui nho nhỏ cho những du khách. Bạn có thể giảm giá cho những du khách đồng ý chụp hình với homestay của bạn và đăng công khai lên trang cá nhân.
Những dịch vụ tặng kèm như phục vụ bữa sáng đơn giản miễn phí: Một ly cà phê nóng hổi, một bữa sáng đạm bạc mang tính chất vùng miền cũng rất được lòng khách. Một mẹo nữa cho bạn là bạn có thể đầu tư những món quà nhỏ xinh là vật lưu niệm khi khách đã rời đi. Đây chính là cách tiếp thị rất thông minh bởi những hiện vật mang lại dấu ấn của bạn sẽ khiến họ nhớ lâu hơn về ngôi nhà ấy. Nhờ vậy khả năng sẽ có nhiều người biết đến homestay của bạn sẽ cao hơn.
Lưu ý: Thường xuyên hỏi thăm ý kiến khách hàng về chất lượng phục vụ để có hướng điều chỉnh phù hợp.
Có thể cân nhắc tích hợp thêm quán café mini dễ thương dể du khách có chỗ hàn huyên tâm sự.
Luôn thân thiện, nhiệt tình, tiếp thị homestay bằng cách tạo ra ấn tượng tốt vì biết đâu du khách chính là những người tiếp thị giùm khi họ rời đi.
Đầu tư lập kế hoạch Marketing và sử dụng một phần mềm quản lý hữu ích
Dù homestay của bạn có đẹp, độc, lạ đến đâu mà không có khâu quảng cáo homestay thi coi như bạn tự triệt đường sống của mình. Hiện nay các kênh như Facebook, booking, agoda, các kênh về du lịch, ẩm thực,.. là những kênh rất tốt để bạn giới thiệu ngôi nhà của mình đến với các bạn trẻ đang có nhu cầu khác việc xây dựng và thiết kế Website homestay riêng, đầu tư về hình ảnh phòng ốc cũng là một hướng đi lâu dài và bền vững để tạo uy tín cũng như từng bước xây dựng thương hiệu homestay của mình lớn mạnh hơn.
7 rủi ro kinh doanh homestay bạn không thể không biết
Rủi ro từ khách hàng
1. Khách review xấu và thiếu chính xác
Chắc bạn cũng biết tầm quan trọng của những review khi mua sắm online. Điều này cũng tương tự khi đặt phòng online. Khách hàng thường dựa vào những review để quyết định có đặt phòng tại homestay của bạn hay không. Nếu homestay của bạn nhận quá nhiều review xấu thì sẽ khó mà hút được khách. Do đó, điều quan trọng là bạn cần nâng cao chất lượng phục vụ để làm hài lòng khách hàng.
Tuy nhiên, ngay cả khi làm đúng, bạn vẫn có thể nhận được những review xấu. Rất nhiều khách hàng sẵn sàng “tặng” homestay một review tiêu cực mà chưa chắc đã phản ánh đúng thực tế. Với những review thiếu chính xác như vậy, bạn hoàn toàn có thể liên hệ và khiếu nại với các kênh OTA để được giải quyết. Nếu bạn chứng minh được mình đúng thì họ sẽ hỗ trợ bạn xóa những review không chính xác đó đi.
>> Xem thêm: Homestay là gì? Chia sẻ cách kinh doanh homestay “hái tiền triệu” cực dễ
2. Khách vô ý thức, “dùng như phá”
Tâm lý và hành vi ứng xử của khách hàng rất đa dạng. Có nhiều người văn minh nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít những người rất vô ý thức. Họ sẵn sàng xả rác bừa bãi, làm hỏng đồ đạc, để máy lạnh chạy cả ngày… Vấn đề là bạn chỉ có thể biết được khách là dạng người nào sau khi họ lưu trú tại homestay của bạn. Để tránh xảy ra những trường hợp như vậy, bạn cần nhắc nhở khách về những nội quy, quy định của homestay. Thậm chí, cần soạn thảo thành những văn bản quy định rõ các hình phạt, mức đền bù đối với từng hành vi cụ thể.
>> Xem thêm:Kinh doanh homestay: Bí quyết hái tiền triệu cho người ít vốn
3. Khách sử dụng ma túy, hoạt động mại dâm
Khách có thể sử dụng ma túy tại homestay
Đây là nỗi lo lớn nhất đối với những chủ kinh doanh homestay. Còn gì đáng ngại hơn khi có người dám ngang nhiên phạm tội trong ngôi nhà của bạn. Nếu bị phát giác, có thể bạn sẽ bị liên lụy, hay việc dọn dẹp “hậu quả” sau đó cũng đủ khiến bạn “phát ốm”. Để hạn chế rủi ro gặp phải, bạn cần:
- Theo dõi danh sách blacklist (danh sách đen) từ các chủ homestay khác chia sẻ để tránh gặp phải những khách hàng như vậy
- Ký thỏa thuận thuê nhà cho mục đích lưu trú (để tránh tội chứa chấp tội phạm)
- Khai báo tạm trú, tạm vắng rõ ràng
4. Khách no-show
No-show là tình trạng khách đã đặt phòng nhưng không đến check-in và nhận phòng. Có một vài lý do để xảy ra tình trạng này, ví dụ như:
- Do khách đặt phòng đã lâu vì sợ cháy phòng nên quên mất
- Khách bận đột xuất, hoặc bị tai nạn, ốm đau…
- Khách tìm được một homestay khác hấp dẫn hơn
Dù là vì bất cứ lý do gì thì việc khách no-show sẽ gây tổn thất tới doanh thu của homestay. Để hạn chế tình trạng no-show của khách, bạn cần:
- Thiết lập chính sách hủy đặt phòng, quy định rõ thời hạn cho phép khách hủy đặt phòng mà không mất phí. Quá thời hạn đó, khách sẽ phải trả một khoản phí
- Gần đến ngày check-in, hãy liên hệ với khách để tránh trường hợp họ quên
Rủi ro từ chủ nhà
5. Chủ nhà đòi lại nhà
Rất nhiều người thuê lại nhà người khác để kinh doanh homestay. Và khi chủ nhà thấy công việc kinh doanh thuận lợi đã đòi lại nhà để tự mình kinh doanh. Anh Trường, một người có kinh nghiệm 2 năm kinh doanh homestay cho biết: “Tôi từng thuê một căn làm homestay nhưng sau đó chủ nhà thấy mình làm ăn tốt đã phá hợp đồng, đòi lại nhà. Mặc dù ở thời điểm đó, tôi mới hòa vốn đầu tư thiết kế, sửa sang…”
Do đó, khi ký hợp đồng với chủ nhà, bạn cần thỏa thuận rất kỹ về những điều khoản đền bù cũng như thời gian thông báo trước khi đòi nhà. Đảm bảo số tiền đền bù hợp đồng phải bù lại được chi phí bạn đã đầu tư. Thời gian thông báo trước để bạn kịp xử lý những khách đã đặt phòng.
Rủi ro với pháp luật
Rủi ro với luật pháp khi kinh doanh homestay
6. Thiếu giấy phép chứng nhậnKinh doanh homestay là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Do đó, bạn cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ điều kiện cũng như xin được đầy đủ giấy chứng nhận trước khi kinh doanh. Nếu không, bạn sẽ bị xử phạt, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công việc kinh doanh.
7. Vấn đề khai báo khách lưu trú
Bạn cần khai báo trước 23h khách lưu trú tại homestay để tránh sự “ghé thăm” bất ngờ của cảnh sát khu vực. Trên đây là những rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi kinh doanh homestay cũng như cách để hạn chế những rủi ro đó. Chúc bạn thành công trong công việc kinh doanh homestay của mình!