Rủi ro thị trường (Market risk)
Định nghĩa
Rủi ro thị trườngtrong tiếng Anh làMarket risk.Rủi ro thị trườngcòn được gọi là rủi ro hệ thống, là loại rủi ro ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường và không thể phòng ngừa bằng cách đa dạng hóa.
Rủi ro thị trườngđược hiểu là những biến cố có thể ảnh hưởng đến thu nhập của tổ chức tài chính có nguyên nhân xuất phát từ những thay đổi của thị trường.
Ví dụ: Rủi ro biến động tỉ giá, rủi ro biến động giá vàng, rủi ro biến động lãi suất, rủi ro chính chị, rủi ro suy thoái…
Thuật ngữ liên quan
Rủi ro (Risk)hiểu theo cách chung nhất là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi.
Đặc điểm của rủi ro thị trường
–Rủi ro thị trườnglà loại rủi ro được yêu cầu trong trụ cột thứ nhất (yêu cầu vốn tối thiểu) của Basel.
– “Rủi ro thị trường phát sinh từ những thay đổi bất lợi về giá trị của các trạng thái hoặc các danh mục tài sản do những thay đổi trong giá cả thị trường, lãi suất hay tỉ giá. Khi thực hiện giao dịch cho chính mình, các ngân hàng xem xét tác động của rủi ro thị trường trực tiếp đối với trạng thái trong sổ kinh doanh của ngân hàng cũng như trong mối liên hệ với vai trò của ngân hàng như là một trung gian tài chính cho các khách hàng” (Basel II)
– Rủi ro thị trường ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của toàn bộ thị trường.
– Rủi ro thị trường không thể phòng ngừa bằng đa dạng hóa.
– Rủi ro thị trường bao gồm:
+ Rủi ro cụ thể (rủi ro riêng): rủi ro do một thay đổi bất lợi trong giá của một chứng khoán là do các yếu tố đó chỉ áp dụng chứng khoán đó hoặc tổ chức phát hành đó.
+ Rủi ro toàn bộ: Rủi ro của một thay đổi bất lợi trong giá thị trường được áp dụng trên tất cả các công cụ khác nhau.
Các loại Tài sản và Rủi ro
Có 3 loại tài sản cơ bản: cổ phiếu, tài sản thu nhập cố định (trái phiếu), và tiền mặt hoặc tương đương tiền. Mỗi loại tài sản có độ rủi ro khác nhau. Theo nguyên tắc chung, đầu tư với lợi nhuận tiềm năng cao nhất sẽ có độ rủi ro lớn nhất.
Cổ phiếu và các quỹ đầu tư cổ phiếu thường có rủi ro lớn nhất. Trái phiếu và các quỹ trái phiếu có rủi ro vừa phải, và tiền mặt và tương đương tiền ít rủi ro nhất. Nhưng hãy cẩn thận với những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, đối với quỹ cổ phiếu có danh mục đa dạng theo nhiều ngành và quy mô công ty có thể ít rủi ro hơn là quỹ trái phiếu với lợi suất cao.
Các loại rủi ro
Thị trường đầu tư có hai loại rủi ro chính: rủi ro hệ thống và rủi ro cụ thể.
Rủi ro hệ thốngCòn được gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro hệ thống liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế hay đến phân khúc thị trường chứng khoán. Rủi ro này ảnh hưởng đến tất cả các công ty bất kể tình trạng tài chính hoặc quản lý của công ty. Tùy thuộc vào phạm vi đầu tư, nó có thể liên quan đến yếu tố quốc tế cũng như là các yếu tố nội địa. Ví dụ, rủi ro hệ thống bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro tiền tệ và rủi ro chính trị xã hội.
Rủi ro hệ thống có thể được giảm nhẹ bằng chiến lược gọi là phân bổ tài sản. Điều này liên quan đến việc tạo ra một danh mục đầu tư gồm những tài sản không tương quan. Trong một danh mục đầu tư gồm những tài sản có sự tương quan, khi có sự kiện hệ thống xảy ra, tất cả chứng khoán sẽ cùng lúc tăng hoặc giảm giá. Khi một danh mục đầu tư được phân bổ trên những tài sản không tương quan, một sự kiện hệ thống có thể làm một số tài sản mất giá, trong khi những tài sản khác có thể không bị ảnh hưởng, hoặc thậm chí còn tăng giá. Phân bổ tài sản giúp giảm rủi ro và dàn trải trên toàn danh mục của bạn. Để tìm hiểu thêm thông tin về phân bổ tài sản, xin xem mục Quản lý rủi ro.
Rủi ro cụ thể.Cũng được gọi là rủi ro phi hệ thống, rủi ro cụ thể làm ảnh hưởng đến ít số lượng công ty hoặc đầu tư hơn. Nhìn chung, rủi ro cụ thể liên quan đến khoản đầu tư vào một sản phẩm, công ty hay ngành công nghiệp đặc thù. Ví dụ rủi ro cụ thể bao gồm rủi ro quản lý, rủi ro pháp lý, rủi ro của bên thứ ba và rủi ro tín dụng.
Rủi ro đầu tư khác.Rủi ro đầu tư của bạn cũng có thể tăng lên nếu bạn không theo dõi hiệu năng và không thay đổi kịp thời danh mục đầu tư của bạn. Bạn cần liên hệ Chuyên viên Tư vấn Tài chính của bạn thường xuyên để xem xét lại hiệu suất, mục tiêu và thời gian đầu tư có thể giúp bạn giảm rủi ro này.
Sử dụng các chiến lược quản lý rủi ro không đảm bảo lợi nhuận hoặc bảo vệ bạn khỏi thiệt hại.
Biến động thị trường là gì?
Biến động thị trường là sự tăng và giảm giá trị của các khoản đầu tư hàng ngày trong một khoảng thời gian nhất định. Thường bị bóp méo bởi các nhà đầu tư và phương tiện truyền thông khi giá xuống thấp, sự biến động được hoan nghênh khi nó làm giá trị đầu tư tăng. Vì vậy, lần cuối bạn nghe ai đó sử dụng từ “biến động” để mô tả sự tăng giá là khi nào?
Biến động thường được so sánh giống như đi tàu lượn siêu tốc nhưng hãy nhớ là có một khác biệt quan trọng: Khi một chuyến tàu lượn siêu tốc kết thúc, bạn trở lại nơi mà bạn đã bắt đầu.
Nếu bạn đầu tư nhiều năm, bạn sẽ thành thạo được các phương pháp cơ bản để sống với biến động thị trường khi giá xuống.
Rủi ro lạm phát là gì?
Rủi ro lạm phát là rủi ro khi sự tăng giá hàng hóa và dịch vụ mà sẽ dẫn đến mất khả năng mua sắm. Khi nói đến lạm phát, ai cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ, nếu bạn là người hoàn toàn sợ rủi ro, thay vì đi đầu tư, bạn giấu tiền dưới gối nằm, bạn vẫn bị rủi ro lạm phát. Giá của những gì bạn mua sẽ đắt lên. Chúng ta không thể chạy trốn, nhưng chúng ta có thể thực hiện các biện pháp để giảm ảnh hưởng của lạm phát.
Không ai tránh được ảnh hưởng của lạm phát. Nếu bạn may mắn, tiền lương của bạn sẽ tăng như mức độ lạm phát, nhưng tình huống này không phải lúc nào cũng như vậy. Ví dụ, nếu lương của bạn tăng 3% một năm và lạm phát tăng 4%, tiêu chuẩn sống của bạn bị giảm 1%.
Lạm phát gây nhiều thiệt hại nhất cho người về hưu và những người sống với thu nhập cố định. Thông thường, họ phụ thuộc vào thu nhập đầu tư nhiều hơn là những người vẫn nhận tiền lương định kỳ.
Một số khoản đầu tư tốt hơn nhiều so với khoản khác.Thu nhập thực sự bạn nhận được là số tiền còn lại sau khi bạn trừ đi lạm phát. Thu nhập thực sự cung cấp cho bạn ý tưởng thực tế hơn về số tiền bạn cần có để chi tiêu.
Hãy xem xét các chiến lược sau đây để lạm phát không ảnh hưởng danh mục của bạn:
- Hãy đầu tư ngay bây giờ để hưởng lợi từ lãi sinh lãi.
- Xem xét đầu tư với việc theo dõi sổ sách để tránh lạm phát.
- Bàn với Chuyên viên Tư vấn Tài chính về kế hoạch đầu tư phù hợp với nhu cầu cá nhân của bạn.
- Rủi ro hệ thống là gì?
Các sự kiện chính trị bất ngờ, suy thoái kinh tế thế giới, biến động lãi suất, tỷ giá đều đại diện cho các nguồn rủi ro hệ thống. Những sự kiện này ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán và bạn không thể tránh được những rủi ro này ngay cả khi đã đa dạng hoá, phân bổ đầu tư vào các cổ phiếu khác nhau.
Một ví dụ điển hình là thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một giai đoạn điều chỉnh mạnh, giảm khoảng 25% từ đỉnh tháng 4/2018. Nguyên nhân của sự sụt giảm này có đóng góp từ nhiều yếu tố rủi ro hệ thống:
+ Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung gây ra sự bất ổn vĩ mô trong khoảng thời gian đó
+ Đồng USD trên đà tăng mạnh trong khoảng thời gian đó. Điều này khiến khối ngoại có xu hướng bán ròng bởi bởi quỹ ngoại đầu tư vào Việt Nam, chưa biết doanh nghiệp làm ăn ra sao, thì họ đã lỗ do tỷ giá rồi!
Những rủi ro trong đầu tư chứng khoán của rủi ro hệ thống như: rủi ro biến động lãi suất, rủi ro biến động giá hàng hóa, rủi ro tiền tệ, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.
- Rủi ro giá hàng hóa
Nhà đầu tư khi tham gia đầu tư chứng khoán tức là đầu tư vào các công ty cổ phần phát hành chứng khoán, hay nói một cách cụ thể hơn chính là đầu tư vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó.
Có thể thấy giá hàng hóa tác động trực tiếp tới thị trường chứng khoán. Nhất là những hàng hóa liên quan tới chính sách tài khóa của nhà nước như: nhiên liệu xăng, dầu; giá điện, ga,… Do đó, khi giá hàng hóa thay đổi, rủi ro chứng khoán xảy ra lớn hơn
- Rủi ro mô hình
Trong chứng khoán, nhà đầu tư tư thường chọn cho mình một mô hình đầu tư, có thể là một mô hình định giá tài sản và vốn,… tuy nhiên, việc xây dựng mô hình không tách khỏi những yếu tố kỹ thuật cũng như thị trường bởi thị trường chứng khoán luôn biến động không theo một quy tắc nào.
Vì vậy, rủi ro mô hình là không thể tránh khỏi. Phân tích kỹ thuật là phương pháp đầu tư được nhiều người áp dụng tuy nhiên vẫn cần để ý tới các yếu tố tác động tới thị trường.
- Rủi ro thanh khoản
Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi dễ dàng từ tiền sang chứng khoán và ngược lại. Rủi ro thanh khoản là sự bất ổn của chứng khoán khi điều kiện giao dịch thay đổi
+ Nếu số lượng chứng khoán lớn, giao dịch xảy ra với khối lượng lớn có thể thấy thanh khoản ở mức cao, nhà đầu tư dễ dàng trao đổi cổ phiếu.
+ Nếu khối lượng giao dịch thấp, thậm chí có phiên không có giao dịch xảy ra có thể thấy thanh khoản ở cổ phiếu là thấp.
- Rủi ro lạm phát và rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất gây ra bởi sự lên xuống của lãi suất trái phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự dao động trong mức sinh lời kỳ vọng của các chứng khoán.
+ Giá chứng khoán luốn biến động tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá trị thị trường của chứng khoán bị sụt giảm và ngược lại
+ Lạm phát sẽ khiến giá trị của đồng tiền thay đổi, gây dao động tới lợi nhuận của nhà đầu tư trong tương lai.
- Rủi ro cụ thể
Rủi ro cụ thể là những rủi ro đặc trưng trong từng ngành hoặc từng công ty. Ví dụ các rủi ro khi đầu tư chứng khoán: tai nạn máy bay tới từ ngành hàng không, thông tin xấu từ một công ty chứng khoán… không phải toàn thị trường đều bị ảnh hưởng. Vì là những rủi ro đặc trưng, nên không phải tấy cả nhà đầu tư trên thị trường đều cùng nhau chịu rủi ro này.
- Rủi ro xếp hạng
Bất kỳ một ngành công nghiệp, dịch vụ nào đều có các đánh giá, xếp hạng hàng năm, chủ yếu là vào dịp cuối năm hoặc đầu năm sau. Rủi ro về xếp hạng như doanh nghiệp giảm hạng so với năm trước, khiến giá trị của doanh nghiệp giảm, cổ phiếu xuống giá.
- Rủi ro lỗi thời
Rủi ro này có thể xảy ra ở nhiều ngành sản xuất khi các sản phẩm đã rơi vào tình trạng lỗi thời, không có giá trị đổi mới, không tăng trưởng lợi nhuận của nhiều năm khiến doanh nghiệp trở nên hoạt động trì trẹ, giá cổ phiếu giảm sút.
Ví dụ: Nguyễn Kim là thương hiệu anh cả trong ngành bán lẻ các thiết bị công nghệ, gia dụng,… ở Việt Nam qua nhiều năm. Song những năm gần đây, Nguyễn Kim tăng trưởng vô cùng chậm, thậm chí không tăng trưởng khi một loạt các đàn em như Thế Giới Di Động (MWG), hay FPT ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ. Đó chính là rủi ro lỗi thời trong nhành công nghệ – một ngành đòi hỏi thay đổi lớn.
- Rủi ro kiểm toán
Rủi ro này có thể đến với nhiều doanh nghiệp bởi sự kiểm soát chi phí và nguồn vốn kém, gây tổn hại tới giá trị doanh nghiệp, hoạt động sản xuất không hiệu quả gây thiệt hai tới doanh nghiệp cũng như giảm giá cổ phiếu.
- Rủi ro truyền thông
Rủi ro truyền thông xảy ra khi doanh nghiệp phát hành chứng khoán phải đối mặt với sự kiện xấu, truyền thông xấu từ nhiều phía hoặc truyền thông sai sự thật gây ảnh hưởng xấu tới thương hiệu cũng như khiến giá cổ phiếu của công ty giảm nhanh.
Đây có thể coi là rủi ro của đầu tư chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với các doanh nghiệp.
- Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý là điều mà hầu hết các nhà đầu tư đều có thể mắc phải khi đầu tư chứng khoán và rủi ro nếu không nắm vững pháp luật chứng khoán, nhà đầu tư có thể đối mặt với nguy cơ rủi ro cao. Thêm nữa, đối với các doanh nghiệp phát hành chứng khoán, những thay đổi của pháp luật, thắt chặt chính sách thuế, quy định vốn,… cũng có thể gây rủi roc ho các doanh nghiệp.
Có thể hiểu một cách khái quát rằn, rủi ro trong đầu tư chứng khoán là khả năng giá trị khoản đầu tư giảm, khiến nhà đầu tư bị thua lỗ.
Có khá nhiều góc nhìn về rủi ro trong chứng khoán đến từ phía các nhà đầu tư lừng danh.
“ Cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro là suy nghĩ” Warren Buffet
“Rủi ro nó khác hoàn toàn so với cách rủi ro để tạo ra lợi nhuận cao.” – Howard Mark
“Phải đảm bảo xác suất xảy ra những nguy cơ gây ra tổn lại lớn là “số 0 tròn trĩnh” – Ray Dalio
“ Rủi ro không phải là nền tảng của lợi nhuận mà là kẻ thù đáng sợ nhất của nó.” – Andy Redleaf
Trên đây là các rủi ro khi đầu tư chứng khoán mà nhà đầu tư có thể gặp phải. Để chiến thắng trên thị trường, nhà đầu tư chứng khoán phải tích lũy cho mình rất nhiều kiến thức để giảm thiểu tối đa rủi ro. Dể giảm rủi ro trong đầu tư chứng khoán thì các nhà đầu tư chứng khoán cần tìm hiểu kĩ các phương thức đầu tư chứng khoán ít rủi ro nhất dưới đây.
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư
- Tập trung đầu tư dài hạn
- Tuân thủ nguyên tắc, kỷ luật
- Theo dõi thông tin, biến động thị trường
- Lựa chọn công ty môi giới chuyên nghiệp, tận tâm.