Từ khóa SEO là gì?
Từ khóa SEO (hay từ khóa) là một từ hay cụm từ ngắn mô tả chủ đề của một trang web. Trên thực tế, từ khóa là truy vấn tìm kiếm bạn gõ vào công cụ tìm kiếm trước khi nhấn enter và chờ kết quả hiện ra.
Khi một người tìm kiếm trên Google “giày bóng rổ nam”, Google cố gắng nhận biết chủ đề và ý định người dùng đang tìm kiếm. Từ đó, đưa ra danh sách trang web liên quan đến nội dung đó.
Nếu website của bạn sử dụng chính xác cụm từ người dùng tìm kiếm làm từ khóa, một phần của cụm từ (giày bóng rổ) hay cụm từ liên quan (như giày nam, Adidas, top giày bóng rổ) Google có thể sẽ hiển thị trang của bạn đầu tiên.
SEO từ khóa là gì?
SEO từ khóa là một thủ thuật và là một bước quan trọng quyết định đến thứ hạn của website trên công cụ tìm kiếm bao gồm nhiều công đoạn nhằm đưa các từ khóa lên “top” các công cụ tìm kiếm.
Các loại từ khóa trong SEO
Nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong một dự án SEO từ khóa. Vì vậy trước khi tự mình tối ưu hoặc thuê bất kỳ đơn vị nào, bạn nên biết qua các loại từ khóa để lựa chọn bộ từ khóa làm SEO phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số loại từ khóa trong SEO:
2.1. Từ khóa theo độ dài
Từ khóa ngắn –Short Tail Keywords
Từ khóa ngắn là những từ khóa có độ dài từ ba từ trở xuống. Đây là những từ khóa chung chung dùng để mô tả ý định của người dùng. Nó có lưu lượng tìm kiếm khá lớn, mức độ cạnh tranh cao.
Ví dụ về từ khóa ngắn:seo, giày, nón bảo hiểm, báo chí, marketing online,…
Nội dung của từ khóa ngắn khá ít, nên rất khó để bạn có thể hiểu được ý định tìm kiếm của người dùng là gì. Cho nên, mặc dù lưu lượng tìm kiếm của những từ này cao, nhưng đa phần phù hợp với mục tiêu quảng bá thương hiệu hơn bán hàng.
Ví dụ:Với từ khóa “marketing online” bạn không thể xác định được khách hàng đang muốn tìm kiếm thông tin gì. Có thể là: khái niệm về Marketing Online, các công cụ Marketing Online, hay một chiến lược Marketing Online hoàn chỉnh,…
Do đó, từ khóa ngắn thường khiến doanh nghiệp không thể tập trung vào một nhóm đối tượng cụ thể, khó nâng cao được tỷ lệ chuyển đổi.
Tóm lại:Từ khóa ngắn thường có lượng tìm kiếm lớn, tỷ lệ cạnh tranh cao, ý định tìm kiếm chưa rõ ràng, tỷ lệ chuyển đổi thấp.
Từ khóa dài – Long tail keywords
Từ khóa dài là những từ khóa có độ dài từ 4 từ trở lên, chúng mô tả ý định tìm kiếm của người dùng một cách rõ ràng và cụ thể hơn so với từ khóa ngắn. Loại từ khóa này thường có lưu lượng tìm kiếm ít, nhưng bù lại khả năng cạnh tranh thấp hơn các từ khóa ngắn. Do đó khi triển khai SEO từ khóa, website của bạn sẽ dễ lên trang nhất công cụ tìm kiếm.
Ví dụ về từ khóa dài:báo giá dịch vụ seo, nón bảo hiểm xe đạp, các gói PR báo chí, marketing online là gì, giày thể thao zara nữ chính hãng,…
Đặc biệt với các từ khóa dài, bạn có thể dễ dàng biết được mục đích tìm kiếm của người dùng là gì. Điều này quyết định đến việc thu hút đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Ví dụ:Cũng với chủ đề Marketing Online, những từ khóa được khách hàng tìm kiếm lúc này là từ khóa dài, nên bạn có thể biết được ý định của người dùng:
- Marketing Online là gì: Khách hàng muốn tìm hiểu khái niệm về Marketing Online.
- Dịch vụ Marketing Online: Khách hàng muốn tìm công ty cung cấp các giải pháp về Marketing Online.
- Một số chiến lược Marketing Online: Khách hàng muốn xem những case study Marketing Online thành công.
Tóm lại:Từ khóa dài thường có lượng tìm kiếm thấp hơn từ khóa ngắn, mức độ cạnh tranh thấp, mục đích tìm kiếm cụ thể nên tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn từ khóa ngắn.
2.2. Từ khóa theo mức độ thời gian
Từ khóa ngắn hạn
Thông thường, các từ khóa ngắn hạn sẽ xuất hiện cùng lúc với một sự kiện, hoạt động, sản phẩm, dịch vụ,… nổi bật tại một thời điểm. Lúc này, lưu lượng truy cập của các từ khóa liên quan sẽ tăng một cách đột biến, sau đó giảm dần theo độ hot của sự kiện. Nếu tận dụng và nắm bắt được nhu cầu ở những thời điểm này, bạn có thể thu về lượng truy cập tương đối tốt thông qua các từ khóa ngắn hạn.
Ví dụ:Trước thời điểm xuất bản bài viết này, thông tin về đại dịch covid-19 là chủ đề được nhiều người quan tâm nhất. Vì vậy các chủ đề, mật độ tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian này là:
- Các triệu chứng của virus Corona.
- Khẩu trang.
- Nước rửa tay khô.
Đồng thời, lượng tìm kiếm cũng tăng mạnh từ cuối tháng 1/2020 (lúc đại dịch bắt đầu bùng phát), và bắt đầu “hạ nhiệt” từ đầu tháng 5/2020 (đại dịch đã được kiểm soát).
Tóm lại:Từ khóa ngắn hạn có lượng tìm kiếm tăng mạnh tại một thời điểm, có thể sử dụng để bắt kịp xu hướng người dùng trong một số thời điểm nhất định.
Từ khóa dài hạn
Từ khóa dài hạn là những từ khóa mà người dùng có thể tìm kiếm ở bất kỳ thời điểm nào. Lưu lượng tìm kiếm của những từ khóa này có thể tăng hoặc giảm trong từng giai đoạn, nhưng sự thay đổi này không đáng kể.
Ví dụ về từ khóa dài hạn:cách làm hoa giấy, seo là gì, bình giữ nhiệt giá rẻ,…
Một ưu điểm của loại từ khóa này là bạn có thể sử dụng nó trong thời gian dài, bởi người dùng vẫn quan tâm và tìm kiếm sau nhiều năm. Nhiệm vụ của bạn lúc này là thường xuyên tối ưu, cập nhật lại nội dung để cung cấp thông tin đến người dùng một cách nhanh chóng và kịp thời. Một khi làm được điều này, bạn sẽ dễ dàng giữ vững vị trí trên SERP (bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm) và duy trì được lượng truy cập bền vững đến từ những từ khóa dài hạn
Tóm lại:Từ khóa dài hạn có lượng tìm kiếm ổn định, có thể sử dụng để khai thác lâu dài, phù hợp cung cấp các thông tin hữu ích cho người dùng.
2.3. Từ khóa nhắm mục tiêu
Từ khóa nhắm mục tiêu sản phẩm
Từ khóa nhắm mục tiêu sản phẩm là những từ khóa dùng để mô tả sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Nó được người dùng tìm kiếm bằng những cụm từ liên quan đến một ngành hoặc một thương hiệu. Vì vậy, những từ khóa này thường cho thấy người dùng đang tìm kiếm cụ thể về một sản phẩm, ý định người dùng rất rõ ràng.
Ví dụ về từ khóa nhắm mục tiêu sản phẩm:điện thoại iphone XS 16GB, vé máy bay đi Đà Lạt, dịch vụ SEO từ khóa GOBRANDING,…
Từ khóa nhắm mục tiêu sản phẩm được xây dựng dựa trên danh sách các sản phẩm bạn cung cấp, xây dựng từ khóa càng chi tiết sẽ càng dễ tiếp cận khách hàng hơn.
Tóm lại:Đây là những từ khóa có lượng tìm kiếm thấp, ý định tìm kiếm cụ thể. Chúng thường gắn liền với một sản phẩm, thương hiệu.
Từ khóa nhắm mục tiêu khách hàng
Từ khóa nhắm mục tiêu khách hàng là những cụm từ được tìm kiếm liên quan đến một nhóm đối tượng cụ thể. Khi truy vấn, khách hàng sẽ kết hợp với các từ chỉ đối tượng. Một số đối tượng thường được tìm kiếm như: giới tính, độ tuổi, công việc, sở thích,…
Ví dụ về từ khóa nhắm mục tiêu khách hàng:xe đạp trẻ em, giày thể thao nữ, ghế văn phòng,…
Loại từ khóa này giúp bạn có thể nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi xây dựng bộ từ khóa dạng này bạn nên nghiên cứu kỹ khách hàng mục tiêu của mình là ai, tập trung vào những thông tin mà họ cần để lựa chọn từ khóa phù hợp với nhu cầu.
Tóm lại:Từ khóa nhắm mục tiêu khách hàng thường có lượng tìm kiếm thấp, ý định tìm kiếm cụ thể, được sử dụng để giải quyết nhu cầu khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Từ khóa nhắm mục tiêu địa lý
Từ khóa nhắm mục tiêu địa lý là những cụm từ được tìm kiếm có chứa vị trí địa lý. Người dùng tìm kiếm loại từ khóa này thường mong muốn xuất hiện các kết quả ở khu vực gần họ, hoặc vùng mà họ quan tâm.
Ví dụ về từ khóa nhắm mục tiêu địa lý:nhà hàng quận Tân Bình, sửa chữa điện thoại ở sài gòn, dịch vụ seo từ khóa hà nội,…
Bằng cách chèn địa chỉ, hay khu vực kinh doanh của mình vào các từ khóa sẽ cực kỳ hữu ích với các doanh nghiệp địa phương, giúp bạn thu hút thêm nhiều khách hàng ở khu vực lân cận. Bên cạnh đó, từ khóa nhắm mục tiêu địa lý là một thành phần quan trọng trong Local SEO.
Tóm lại:Từ khóa nhắm mục tiêu địa lý có lượng tìm kiếm thấp hơn các từ khóa chung chung, ý định tìm kiếm cụ thể, phù hợp với những doanh nghiệp địa phương và các dịch vụ đi kèm khu vực địa lý như nhà hàng, quán ăn, khách sạn, địa điểm vui chơi,…
Tầm quan trọng của việc chọn đúng SEO từ khoá là gì?
Lý do mà tất cả SEO-ers đều phải quan tâm đếnSEO từ khoá là gì? Chọn đúng từ khóa là một trong những bước quan trọng nhất nếu bạn muốn làm SEO thành công. Tăng lượng traffic cho trang tất nhiên là ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực SEO, tuy nhiên thu hút đúng đối tượng khán giả/người dùng cũng là việc vô cùng cần thiết. Chọn những từ khóa hiệu quả nhất để xây dựng sự liên kết với thị trường mục tiêu chắc chắn sẽ tiêu tốn của bạn nhiều thời gian và công sức nghiên cứu. Tuy nhiên, một khi thành công, kết quả trả về chắc chắn sẽ không khiến bạn thất vọng. Dưới đây 5 tips giúp bạn chọn đúng từ khóa SEO cho từng dự án của mình.
Quy trình nghiên cứu từ khóa SEO tổng quan
Quy trình nghiên cứu từ khóa tổng quan
Google có các thuật toán bí mật để xếp hạng các website. Chưa kể các thuật toán này liên tục được cập nhật theo chiều hướng phức tạp hơn.
Đối với bài viết nghiên cứu từ khóa chuyên sâu, tôi sẽ đi vào 3 phần quan trọng:
- Hướng Dẫn Nghiên Cứu Từ Khóa Google & Phân Loại Triển Khai
- 4 Cách nghiên cứu từ khóa cho website đã có sẵn
- Lập kế hoạch triển khai Content
Bạn có thể đánh dấu trang lại để dành thời gian tìm hiểu. Ở đây tôi sẽ chỉ nói sơ lược một quy trình nghiên cứu từ khóa tổng quan trong 5 bước để bạn dễ hình dung.
- Bước 1:Xác định từ khóa chính (parent keyword) – dựa vào chủ đề bài viết. Bạn cần xác định từ khóa mà bạn sẽ triển khai xuyên suốt nội dung
- Bước 2:Nghiên cứu các từ khóa con. Đây là lúc bạn nên dùng công cụ hỗ trợ
- Bước 3:Kiểm tra kết hợp các thuật ngữ chính và từ khóa đuôi dài trong mỗi nhóm. để có thể tăng sự đa dạng từ khóa, unique content mà vẫn đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi cao
- Bước 4:Xem cách các đối thủ cạnh tranh xếp hạng cho các từ khóa này. Từ đó chọn lọc ra danh sách từ khóa nên cạnh tranh
- Bước 5:Sử dụng Công cụ lập kế hoạch từ khóa Google AdWords để cắt giảm danh sách từ khóa của bạn.
Vậy là xong, bạn đã có danh sách từ khóa để triển khai chiến lược content. Nhưng khoan, bạn đang thắc mắc về công cụ hỗ trở tôi nói đến ở bước 2, đúng không nào? Tôi sẽ giải thích ngay đây.
Tool nghiên cứu giá trị từ khóa
Một từ khóa có thể mang lại bao nhiêu giá trị cho website của bạn?
Những công cụ tôi gợi ý bạn sau đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi trên:
Moz Keyword Explorer– Nhập từ khóa vào Keyword Explorer và nhận thông tin như search volume và SERP features đang xếp hạng cho cụm từ đó. Công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa bằng cách sử dụng clickstream data.
Bonus! Điểm “Difficulty” của Keyword Explorer cũng có thể giúp bạn thu hẹp các tùy chọn từ khóa cho các cụm từ có khả năng xếp hạng tốt nhất. Difficulty càng cao, thì càng khó xếp hạng cho cụm từ đó.
Google Keyword Planner– Công cụ lập plan từ khóa AdWords của Google được sử dụng phổ biến nhất cho nghiên cứu từ khóa SEO. Tuy nhiên, Google Keyword Planner hạn chế data search volume bằng cách gộp các từ khóa lại với nhau thành các nhóm search volume lớn. Để tìm hiểu thêm, hãy xem Keyword Research: Phương pháp nghiên cứu từ khóa hiệu quả 2020.
Google Trend– Công cụ cập nhật xu hướng từ khóa của Google rất tuyệt vời giúp bạn tìm các biến động từ khóa theo mùa. Ví dụ: “ý tưởng trang phục halloween vui nhộn” sẽ đạt đỉnh vào những tuần trước lễ Halloween.
AnswerThePublic– Là một công cụ miễn phí tập hợp các câu hỏi thường được tìm kiếm xung quanh một từ khóa cụ thể. Bonus! Bạn có thể sử dụng công cụ này song song với một công cụ miễn phí khác, Keywords Everywhere, để ưu tiên các đề xuất của ATP theo search volume.
Công cụ SpyFu Keyword Research– Cung cấp một số dữ liệu từ khoá cạnh tranh thực sự gọn gàng.
Hầu hết, các công cụ nghiên cứu từ khóa (SEMrush hay Ahrefs, …) đều có thể tìm kiếm từ khóa liên quan đến từ khóa chính bạn muốn. Nhờ đó, bạn có thể cải thiện tình trạng SEO của trang web bằng cách tìm thêm những từ khóa bổ sung vào bài blog hoặc các từ khóa mục tiêu trong tương lai.