Tìm hiểu các loại traffic
Đầu tiên, bạn cần biết khái niệm các loại traffic trước, để bạn có đủ cái nhìn toàn cảnh khi bước vào tăng traffic website thật sự. Website traffic là gì? Nó là lượng truy cập tới website của bạn. Có 2 loại traffic chính bạn cần biết – oragnic và paid traffic.
Organic traffic là gì?
Thuật ngữ “organic traffic” chỉ đến khách truy cập tìm đến website của bạn thông qua các bộ máy tìm kiếm như Google và Bing. Lý do nó gọi là traffic tự nhiên (organic traffic), vì người xem website vào trang web của bạn theo cách thông thường là tự ý họ tìm kiếm, và tìm thấy bạn trên trang tìm kiếm, và chủ động click vào liên kết của trang web của bạn.
Paid Traffic là gì?
Mặc khác, khách truy cập được xem là truy cập paid traffic là những truy cập được tính từ quảng cáo advertisements (có hàng chục loại công cụ quảng cáo mà phổ biến nhất là Google Adwords và Facebook Ads), link quảng cáo, và những phương pháp trả phí khác.
Thống kê cho thấy có 51 phần trăm của traffic website là organic. Con số này đã khiến nhiều chủ website đua nhau tối ưu SEO của website một cách tối đa. Đơn giản vì nó miễn phí nhưng đem lại lợi nhuận cao nhất.
Nhưng organic traffic là một việc đầu tư lâu dài. Để website của bạn đạt thứ hạng cao trên trang đầu tìm kiếm, vượt qua các đối thủ mạnh sẽ mất nhiều thời gian. Bạn có thể sẽ chỉ thấy kết quả sau vài tháng, đặc biệt còn lâu hơn nữa nếu thị trường ngách của bạn có nhiều người cạnh tranh.
Nếu bạn muốn đạt kết quả tức thì, hãy chú ý paid traffic. Bạn có thể thiết lập nó trong vài phút và tăng traffic tương đương trong ngày đầu tiên.
Hàng trăm nhà quảng cáo hỗ trợ nhiều tùy chọn đối tượng khác nhau. Bạn có thể chọn ai xem được quảng cáo dựa trên vị trí, tuổi, giới tính và những yếu tố khác.
Vì nó có thể đạt kết quả tức thì, hãy chuẩn bị nhiều tiền cho quảng cáo trả phí. Chi phí quảng cáo có thể ăn sâu vào ngân sách dự án của bạn, đặc biệt là trong thị trường có cạnh tranh lớn.
1. Nghiên cứu và tìm kiếm những keyword mới
Nếu bạn đang nỗ lực để tăng traffic cho website của mình, hãy thực hiện nghiên cứu từ khóa mới để lấy ý tưởng nội dung mới, sau đó hãy tạo ra nội dung chất lượng có chứa những keyword đó. Đây là một trong những chiến thuật tăng traffic hiệu quả và bền vững nhất cho doanh nghiệp của bạn.
2. Quảng cáo để tăng traffic
Quảng cáo truyền thông trên mạng xã hội và quảng cáo hiển thị hình ảnh, hoặc remarrketing là cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của người dùng, sau khi xây dựng thương hiệu và đẩy SEO website của bạn lên trang nhất kết quả tìm kiếm Goolge, người dùng sẽ tiếp cận đến website của bạn một cách tự nhiên, bạn có thể sử dụng kênh tiếp thị lại của FB hoặc Google để bám đuổi họ trong một khoảng thời gian nào đấy. Đây cũng là cách để bạn tối ưu ngân sách quảng cáo nhắm đúng khách hàng mục tiêu của bạn – bạn chỉ muốn tăng traffic hay bạn cũng muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi? Mỗi kênh trả phí có ưu và khuyết điểm của nó, vì vậy hãy cân nhắc lựa chọn để đạt được mục tiêu của bạn.
Nếu bạn đang hy vọng rằng traffic cũng sẽ tăng doanh thu, bạn sẽ cần phải nhắm mục tiêu các từ khoá mang tính thương mại cao.
3. Đặt Title SEO đặc sắc nhất có thể
Title là một trong những phần quan trọng nhất của một bài đăng. Khi Title không hấp dẫn, người dùng sẽ không click vào bài viết để trải nghiệm dù nội dung bên trong của bạn có chất lượng đi chăng nữa. Có một sự thật là các nhà văn tại BuzzFeed và Upworthy thường viết trên 20 tiêu đề khác nhau trước khi quyết định tiêu đề phù hợp nhất. Nhờ đó mà thu hút được đông đảo độc giả, vì vậy hãy đầu tư một chút thời gian cho Title trước khi publish nhé!
4. Tạo nội dung mới đồng thời tối ưu lại nội dung cũ
Cách tốt nhất để có thể tăng traffic miễn phí chính là tăng lượng bài viết trỏ tớinhững từ keyword chính của bạn. Bạn cần thêm những danh mục mới, nội dung mới, hình ảnh mới, các bài đăng mới,…Đồng thời, bạn cũng cần tối ưu lại những bài viết cũ bởi những bài đó cũng bao gồm những key người dùng có thể search rất nhiều. Bạn thử check thứ hạng key cũ đã viết sau đó tối ưu lại nội dung và check lại, bài đăng đó chắc chắn lên top và người dùng cũng như Google rất thích những nội dung được cập nhật.
5. Chú ý đến SEO trang để tăng traffic
Bạn nghĩ rằng SEO đã chết? Hãy suy nghĩ lại. SEO vẫn là một thuật ngữ quan trọng và có ý nghĩa. Bạn có đang tận dụng tối đa văn bản? Bạn đang tạo liên kết nội bộ với nội dung mới? Còn meta thì sao? Tối ưu hóa cho SEO không mất nhiều thời gian mà còn có thể tăng traffic miễn phí.
6. Tối ưu tốc độ load trang
Trang web không chỉ tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn tăng lượng traffic phải bởi khi tốc độ tải trang nhanh chóng, các công cụ tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu trang web của bạn nhanh hơn và tìm thấy nhiều nội dung hơn. Người dùng cũng thích những trang web có tốc độ tải trang nhanh, họ sẽ cảm thấy thích thú và trung thành với website vào những lần tìm kiếm sau đó. Nếu như tốc độ load quá chậm, chắc chắn họ sẽ không click vào lần sau, từ đó traffic đổ về giảm đi đáng kể. Ngoài ra bạn nên lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụweb hostinguy tín để chọn mặt gửi vàng nhé.
7. Tạo những trang vệ tinh
Bạn có thể xây dựng các trang web vệ tinh tối ưu những mục tiêu cụ thể, chăm sóc chúng như một website chính và và dùng những website đó để đẩy mạnh website chính. Đây cũng là cách tuyệt vời để quảng bá phạm vi tiếp cận mà không phải trả tiền.
8. Nghiên cứu đối thủ
Một điều quan trọng để có thể giúp keyword của bạn lên top cũng như tăng lượng traffic đổ về chính là quan sát, nghiên cứu chiến lược của các đối thủ cạnh tranh, họ làm thế nào để có thể đẩy top nhanh như vậy và thu được lượng truy cập nhiều như vậy để vừa có thể tìm được xu hướng của Google hiện nay như thế nào và tránh được những cách tối ưu không hiệu quả. Người ta vẫn thường có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” mà. Một người kinh doanh online, người làm SEO,…tuyệt đối không nên bỏ qua nguyên tắc này.
9. Đừng bỏ qua Email Marketing
Một trong những điều đơn giản nhất mà hầu hết mọi người không thực hiện là gửi email marketing để tiếp thị liên tục cho khách hàng đã cung cấp địa chỉ email. Cho dù đây là bản tin hàng tuần hoặc một phần nội dung hàng ngày, đây là cách tốt nhất để giữ người dùng tham gia và nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp.
10. Kiểm tra Google Analytics thường xuyên
Google Analytics là một nguồn dữ liệu vô giá về hầu hết các khía cạnh của trang web của bạn.Theo dõi thường xuyên sự biến động của Google Analytics và sử dụng thông tin này để phát hiện, chỉnh chiến lược marketing của bạn. Kiểm tra dữ liệu của khách truy cập để xem cách, nơi và thời gian lưu lượng truy cập trang web của bạn đến từ đâu. Đồng thời, bạn cũng có thể so sánh, đánh giá được kết quả của ngày hôm nay so với ngày hôm trước, tháng này so với tháng trước, khi nào lượng traffic đổ về cao nhất, phát hiện ra những bài viết tụt traffic và có phương pháp đẩy traffic kịp thời. Đây là một công cụ rất hữu hiệu đối với những người muốn xây dựng một website chất lượng.
11. Tối ưu SEO
Tối ưu website cho SEO có nghĩa là hoạt động khiến website phù hợp hơn cho hệ thống tìm kiếm và khách truy cập.
Làm tốt SEO sẽ giúp website tăng hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), vì vậy nhiều khách truy cập sẽ tới website của bạn.
Bước đầu tiên đơn giản nhất để tối ưu SEO website là nghiên cứu từ khóa cho nội dung. Bạn cần biết người đọc có tìm nhiều một từ khóa nhất định không và tỉ lệ đối thủ cạnh tranh có nhiều không.
Rồi từ đó, bạn sẽ xác định được từ khóa nào bạn muốn dùng để tăng hạng trên trang tìm kiếm.
Có nhiều công cụ để dùng cho mục đích này, phổ biến nhất là Google Keyword Planner. Bạn có thể tìm ý tưởng từ khóa hoặc xem thống kê dựa trên lịch sử kìm kiếm (tìm kiếm trung bình hằng tháng, đối thủ, vâng vâng).
Khi bạn biết keyword (từ khóa) nào nên dùng, tiếp theo là tối ưu nó vào website. Quá trình tối ưu được chia làm 2 mục:
Off-site SEOcó nghĩa là bạn thao tác bên ngoài để quảng bá trang web – như là tạo liên kết đến trang, marketing trên mạng xã hội, social bookmarking, vâng vâng.
On-site SEOlà hoạt động trên site để tối ưu cho website, từng thành phần cùng nội dung của nó.
Khi tạo nội dung cho website, hãy chú ý làm SEO on-page trước tiên. Vì bạn có toàn quyền kiểm soát web đó trước khi nó hoàn chỉnh, để phù hợp tiếp thị nó ra ngoài, phải không. Sau đây là các yếu tố bạn có thể làm để cải thiện on-page SEO:
Title tags– tiêu đề website, tạo tiêu đề chứa từ khóa trong đó. Nó cần phải từ 70 ký tự trở xuống.
Meta descriptions– mô tả website, đoạn mô tả này sẽ hiện lên trang tìm kiếm. Vì vậy bạn phải viết sao cho đủ hấp dẫn người xem click vào, có chứa từ khóa, nội dung dễ đọc dễ hiểu.
Header tags– tag phần đầu, nội dung của bài viết sẽ dễ đọc hơn nếu được chia đoạn thành từng phần, cách để chia đoạn chính là sử dụng header tags (H1 tới H6).
Alt textfor images– được dùng để ghi mô tả cho hình ảnh trên web. Nó giúp trình tìm kiếm quét đúng hình ảnh và hiểu nó có nghĩa là gì. Công cụ screen reading cũng giúp đọc đoạn mô tả này cho người khiếm thị.
12. Mạng xã hội
Các trang mạng xã hội cũng là một kênh để tăng traffic cho website của bạn. Nếu bạn dùng chúng thông minh và hiệu quả, sẽ không lâu khách hàng từ đó sẽ lũ lượt kéo đến site của bạn.
Đầu tiền, hãy đảm bảo nội dung bài viết của bạn dễ chia sẽ. Mọi người thích chia sẽ những bài viết thú vị họ thấy thích trên internet với bạn bè và gia đình. Đừng bỏ lỡ cơ hội này và nhúng tool chia sẽ vào từng bài blog post của bạn.
Tuy nhiên, cũng đừng ngồi không mà chờ mọi người chia sẽ nội dung của bạn. Bạn cần là người chủ động tiếp cận độc giả mới. Mỗi lần bạn upload nội dung mới lên, chia sẽ nó lên mạng xã hội. Nó không tốn nhiều chi phí và có thể tăng tốc cải thiện traffic cho website của bạn.
Sau đây là một vài thủ thuật bạn có thể dùng để quảng cáo nội dung lên các trang mạng xã hội:
Thêm yếu tố thị giác– người ta sẽ có xu hướng click nhiều hơn trên những bài viết có yếu tố hấp dẫn thị giác như hình ảnh đẹp, video.
Sử dụng hashtags– hashtags giúp bài post của bạn dễ tìm thấy hơn cho những ai tìm đúng từ khóa đó.
Chọn một site phù hợp– mạng xã hội có đối tượng độc gải khác nhau. Người lớn thường dùng Facebook, nhóm tuổi teen và người trẻ cỡ 20 tuổi dùng Instagram và Twitter. Bạn có thể thử dụng và chọn site nào phù hợp nhất cho website của bạn.
13. Viết nội dung chất lượng nhất có thể
Nội dung là trái tim của mọi website. Những nội dung thu hút sẽ giữ khách truy cập liên tục quay trở lại website. Còn nữa, nếu hay nó còn được lan truyền khắp nơi nữa. Điều đó cứ như mơ phải không? Vậy bạn đã mất thời gian tạo nội dung rồi, hãy tạo nội dung sao cho tốt nhất có thể. Bạn sẽ được đền đáp xứng đáng với công sức bỏ ra.
Ngoài ra sau đây là một số phương pháp để tăng cường sức mạnh cho nội dung của bạn:
Nghiên cứu từ khóa– nội dung của bạn nên được xây dựng xung quanh từ khóa chính. Hãy xem từ khóa như chủ đề, vì vậy chọn từ khóa liên quan và có lượng traffic cao. Hãy sử dụng Google Keyword Planner, hoặc Semrush để nghiên cứu từ khóa sâu hơn.
Tạo headlines ấn tượng– tiêu đề là ấn tượng đầu tiên khách truy cập thấy trên SERPs, vì vậy càng thu hút càng tốt.
Đừng sử dụng câu dài và từ quá hiểu– hầu hết mọi người đều đọc lướt để tìm nội dung chính. Đơn giản, rõ ràng là chìa khóa.
Viết bài chứa thông tin– nội dung của bạn nên trả lời cho một chủ đề. Hãy tránh viết dài dòng lan mang không rõ ràng.
Thêm hình ảnh và video– một bức tường đầy chữ sẽ đánh bật mọi khách truy cập. Vì vậy hãy thêm hiệu ứng thị giác bằng cách chèn các yếu tố hình ảnh hoặc video vào.
Khi nói đến việc viết nội dung, thực hành là điều quan trọng nhất. Bạn càng viết nhiều sẽ càng có kinh nghiệm và viết hay hơn. Biết cách tạo ra nội dung thu hút người đọc hơn
14. Tạo site thân thiện với di động
Thực tế là truy cập di động chiếm 52% lưu lượng web, nên không thể xem nhẹ được lượng khách này. Và website của bạn bắt buộc phải thân thiện với thiết bị di động. Nếu khách truy cập có trải nghiệm di động không tốt, họ sẽ không quay lại. Bạn mất đi lượng lớn traffic tiềm năng.
Website thân thiện với di động là website responsive – tức là nó sẽ tự điều chỉnh theo kích thước màn hình của thiết bị.
Những website này sẽ hỗ trợ khách truy cập duyệt web tiện lợi mà không phải phóng ta để xem toàn trang web. Bạn cũng có thể dùng Google’s mobile-friendly test để kiểm tra website có thân thiện với di động hay chưa.
Để xây dựng một website responsive, bạn hoặc là cần thuê lập trình viên chuyên nghiệp hoặc là dùng mẫu thiết kế web repsonsive sẵn. Dĩ nhiên, dùng mẫu có sẵn sẽ rẻ hơn và chúng tôi luôn khuyên dùng WordPress vì rất nhiều theme của nó đang thân thiện với di động
Một website thân thiện với di động cũng thường có thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm trên điện thoại. Vì vậy, nếu bạn có một sản phẩm tốt, hãy đảm bảo nó không bị ảnh hưởng vì không hiển thị tốt trên di động.
15. Rà soát nội dung lỗi thời
Chắc chắn là bạn sẽ cần viết nội dung mới để thu hút người mới. Tuy nhiên, đừng xem nhẹ nội dung cũ. Nội dung cũ được cập nhật cũng có tác dụng bằng hoặc tốt hơn nội dung mới trên website.
Các bộ máy tìm kiếm thường quét website có chứa nội dung mới. Mỗi lần web cập nhật nội dung cũ, tức là nó đã báo với trình tìm kiếm rằng “quét lại tao đi!”. Trình tìm kiếm sẽ ghi nhận, đánh giá và sắp xếp lại thứ hạng nội dung dựa trên updates của nó.
Tốt hơn là, hãy chú ý những nội dung cũ có traffic cao. Cập nhật nó và đảm bảo bạn sẽ tăng hạng trên SERP. Hãy luôn giữ cho những bài viết chất lượng tốt không bị lỗi thì.
Đừng quên sử dụng Google Analytics để tìm nội dung phổ biến trên web của bạn, và những bài viết tiềm năng có thể cập nhật.
Nhưng tức nhiên, đừng cập nhật những nội dung không cần thiết. Chất lượng đi đầu, hãy luôn nhớ kỹ việc này. Bên dưới là những gì bạn cần lưu ý khi cập nhật bài viết cũ:
Tìm lỗi chính tả, lỗi đánh máy
Sửa link hỏng. Hoặc cập nhật link mới.
Thêm hình ảnh, infographic hoặc videos.
- Cải thiện tính chính xác của nội dung.
16. Liên kết nội bộ
Vì nhiều lý do không rõ, rất nhiều web master thường chỉ tập trung vào backlinks mà quên đi chuyện làm link liên kết nội bộ. Việc này thật đáng tiếc vì nó cũng quan trọng, góp phần tăng traffic cho website.
Google sử dụng links (internal và external) để đánh giá giá trị của một trang web. Nếu có nhiều link dẫn đến trang, Google sẽ xem nó là quan trọng và xếp nó hạng cao.
Vậy đã rõ là internal link (liên kết nội bộ) cũng quan trọng nhé, đừng quên đấy! Vì vậy mỗi khi bạn tạo nội dung mới, luôn đặt link phù hợp vào trong bài đó và kiểm tra liên kết đó có thật sự chất lượng hay không. Ví dụ như nếu bài viết của bạn về tạo doanh nghiệp online, vậy hãy thêm link về những ý tưởng kinh doanh và dự án kinh doanh.
Một ưu điểm khác của liên kết nội bộ là giữ khách truy cập nán lại website lâu hơn. Khách truy cập nán lại càng lâu, website của bạn sẽ càng trở nên có giá trị. Và họ không phải tìm đến nội dung của đối thủ cạnh tranh
17. Facebook Ads
Dùng quảng cáo Facebook cũng rất hiệu quả để tăng traffic cho website. 30% marketer tin rằng Facebook là nền tảng mạn xã hội có tỉ lệ ROI cao nhất ROI là tỉ lệ chuyển đổi doanh thu trên ngân sách đầu tư
Dựa trên chi phí bình quân, Facebook Ads tỏ ra rẻ hơn so với search engine. Phí trung bình lượt click toàn ngành chỉ vào khoảng$1.72, và bạn có thể quyết định bạn muốn bỏ ra bao nhiêu tiền một ngày và chạy ad trong thời gian nào.
Chìa khóa là cần sử dụng Facebook Ads một cách xứng đang. Bạn cần định nghĩ cụ thể chiến dịch của bạn, nó làAwareness,Consideration, hayConversion.
Awareness –để tiếp cận người dùng mới và tạo nhận biết.
Consideration– để giúp người dùng lấy thêm thông tin trên web.
Conversion–để thuyết phụ người dùng mua sản phẩm.
Tiếp theo, công việc của bạn là tạo chiến dịch có khả năng thu hút sự chú ý của độc giả. Đây là một số điều bạn cần làm:
Tạo một đoạn mô tả xuất sắc– ngắn, thú vị, và liên quan.
Một yếu tố thị giác thu hút— một yếu tố sẽ khiến người dùng Facebook ngừng lại và click vào sản phẩm của bạn. Nó có thể là hình ảnh, infographic hay videos.
Cập nhật ad khi chiến dịch kết thúc –đổi hình ảnh và sửa nội dung một ít. Nếu bạn sử dụng ad cho một tháng rồi, hãy nhớ là nó sẽ hết hiệu quả.
Tạo một trang landing page với thông tin cụ thể– you only have a few seconds to keep visitors from bouncing off of your site, so make sure the landing page is informative and valuable.
18. Tạo một kênh Youtube
Bạn có thể bắt gặp một hoặc vài video khi Google search. Thường thì bạn sẽ thấy Youtube videos vì có đến 88% lượng videos trên trang kết quả tìm kiếm là từ Youtube. Vì vậy, nền tảng video này là mỏ vàng để tăng traffic cho website của bạn
Một cách để tăng traffic cho website lànói người xem truy cập vào website và giải thích các lợi ích họ sẽ nhận được.Bạn có thể thực hiện việc này chỉ bằng một câu như “Xem qua trangwritingbeatifully.comđể biết cách làm thế nào để viết nhanh hơn” — hoặc đặt một đoạn text kêu gọi hành động trên video.
Bạn cũng có thể thêm link vàotrong phần mô tả của video.Viết một lời kêu gọi hành động ngay trong đó như sau:
19. Quảng cáo trên Instagram
Instagram là một mạng xã hội khác nổi tiếng trong ngành quảng cáo. Nó phù hợp cho những đối tượng trẻ vì 71% người dùng ở độ tuổi dưới 35
Vì mạng xã hội này sở hữu bởi Facebook, bạn có thể thấy nó giống với Facebook Ads. Bạn cần chọn mục tiêu từ 3 loại và sử dụng các công cụ phân loại đối tượng (như tuổi, ngôn ngữ, giới tính, quốc gia, vâng vâng).
Tổng hợp những tùy chọn trên bằng cách chọn ra chiến dịch phù hợp nhất cho mục tiêu của thương hiệu. Nếu không, bạn sẽ mất tiền uổng phí vì quảng cáo nhầm đối tượng không có nhu cầu.
Chúng tôi khuyên bạn thử dùng và tự trải nghiệm trên nhiều loại nội dung. Vì Instagram là một công cụ hình ảnh, bạn cần phải có chiến dịch mang tính visual cao. Tức thu hút thị giác cao.
Bạn có thể sử dụng những câu trích dẫn nổi tiếng, videos có thông tin ngắn, hình ảnh vui vẻ, inforgraphic, vâng vâng. Khám phá các tùy chọn và tạo ad sẵn sàng cho website của bạn.
Instagram là công cụ tốt nhất để tăng traffic cho website!
20. Influencer Marketing
Nền tảng mạng xã hội đã thay đổi để tìm cách cung cấp đúng nhu cầu người tiêu dùng cần. Giờ, rất nhiều người tiêu dùng phụ thuộc vào những người ảnh hưởng (influencers) để tìm sản phẩm tiêu thụ của họ. Vì những người này là chuyên gia hoặc người nổi tiếng nên kết quả đạt được qua quảng cáo trên kênh này cũng khả quan nếu áp dụng hợp lý.
Bạn sẽ nhanh chóng tăng traffic cho website nhờ vào chiến dịch tương đối dễ dàng này. Chỉ cần chọn influencer để làm việc chung, liên hệ với họ và ohỉ họ có quảng cáo cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn không.
Ưu điểm là cách này sẽ không tốn nhiều tiền. Nhiều influencer còn sẵn sàng nhận quà để đổi lại việc đăng bài trên trang của họ.
21. Sponsoring Youtube Channels
Sponsoring Youtube channels là một hình thức khác của influencer marketing. Bạn thanh toán một khoản phí cho creator để làm vidoe theo một trong 2 hướng sau:
Video tài trợ riêng. Toàn bộ video là về sản phẩm của bạn (như unboxing video hoặc vlogs nói về sản phẩm của bạn là chính)
Đề cập đếnlà kiểu tài trợ mà chủ kênh đọc tên thương hiệu hay sản phẩm của bạn tại một thời điểm nào đó trên video. Sản phẩm không cần phải là trọng tâm của video mà xuất hiện như thành phần phụ. Youtubers sẽ giải thích vì sao sản phậm đó hữu dụng
Chi phí để tài trợ một video cũng rất khác nhau. Kênh càng lớn, phí phải trả càng cao. Một vài kênh còn đặt một mức giá sàn (trên mỗi video) còn nhiều kênh khác tính phí theo lượt video.
Một điểm khác cần lưu ý là chọn kênh dựa trên kích thước kênh và tỉ lệ view nữa.
22. Tăng traffic cho website bằng LinkedIn
LinkedIn là một mạng xã hội độc nhất vì nó có lượng người dùng đặc thù – những người làm việc có kinh nghiệm và chuyên gia khắp các lĩnh vực trên thế giới. Vì vậy, nền tảng này là nơi hoàn hảo để tăng traffic cho website riêng về kinh doanh của bạn.
Đầu tiên, bạn cần tạo một tài khoản LinkedIn và nó cần hoàn chỉnh. Hãy chắc rằng bạn đã nhập đủ thông tin cá nhân: tóm tắt, hình đại diện, website link, vâng vâng. Cá nhân hóa trang sao cho nó trở nên chuyên nghiệp.
Post nội dung liên quan đến kinh doanh trên Linkedin cũng sẽ tăng traffic cho website của bạn. Và điều đặc biệt là lượng khách truy cập toàn là nhữn người trong ngành, đã có sẵn sự quan tâm nhất định đến bạn.