Target là gì?
Targetnghĩa là việc xác định đối tượng và thị trường mục tiêu, xác định nhóm người có chung đặc điểm và mối quan tâm tới sản phẩm của bạn nhất nhằm mục đích phục vụ cho việc triển khai chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của công ty. Hiểu đơn giản, target là việc phân tích đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp của bạn cần phải hướng tới.
Các khái niệm liên quan đến target
Khi đã hiểu được Target là gì, bạn có thể áp dụng cho những khái niệm liên quan đến target. Tuy nhiên, để bạn hiểu đúng khái niệm trong từng ngách, Toponseek đã tổng hợp và chia sẻ cho bạn ngay dưới đây.
Chạy target là gì?
Chạy target là lúc doanh nghiệp huy động mọi nguồn lực cho chiến dịch marketing. Doanh nghiệp có thể nhờ các nguồn lực khác từ bên ngoài, phân bổ công việc rõ ràng cho từng giai đoạn. Từ đó, doanh nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra.
Sau khi chạy target và đạt target, có thể bạn sẽ được thưởng target. Đây là một khái niệm đi kèm cũng như phần thưởng đi kèm cho quá trình nỗ lực của bạn.
Target Market là gì?
Trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh, xác định được target market là gì rất quan trọng. Target market nghĩa là thị trường mục tiêu. Nó bao gồm các nhóm khách hàng sẽ mua hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Dù vậy, target đến một thị trường cụ thể không có nghĩa là bạn loại trừ những khách hàng không phù hợp với tiêu chuẩn. Nó chỉ đơn giản là mong muốn truyền tải thông điệp thương hiệu đến những ai thực sự cần. Họ là người có nhiều khả năng mua hàng, Vì vậy quá trình tiếp cận sẽ hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn.
Target Audience là gì?
Target Audience hay khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp nhắm đến. Người tiêu dùng đa dạng về lứa tuổi, sở thích, nhu cầu. Do đó, các doanh nghiệp đều nhận thấy sản phẩm (dịch vụ) của mình chỉ bán tốt nếu tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng, thay vì làm vừa lòng tất cả người sử dụng. Mỗi doanh nghiệp cần biết thế mạnh của mình và phát hiện phân khúc thị trường ‘dồi dào’ nhất để chinh phục.
Ví dụ, trong quảng cáo truyền hình: đối tượng khán giả (khách hàng mục tiêu) mà những người làm chương trình nhắm đến được xác định qua các đặc điểm về giới tính, độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp, người quyết định mua sắm trong gia đình…
- Adult: Khán giả độ tuổi trưởng thành
- Ind 4+: Khán giả từ 4 tuổi trở lên
- Male 4+: Khán giả nam từ 4 tuổi trở lên
- Fe 15-24: Khán giả nữ từ 15 đến 24 tuổi
- Fe ABCD: Khán giả nữ thuộc thành phần kinh tế A/B/C/D
Từ những tiêu chí đó, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng khắc họa được chi tiết khách hàng mục tiêu và nắm rõ đặc điểm hành vi. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho chiến dịch marketing, chiến dịch sale đạt được hiệu quả tốt hơn.
Sales Target là gì?
Sales Target là một khái niệm được dùng trong lĩnh vực kinh doanh. Nó có nghĩa là mục tiêu bán hàng. Mục tiêu được đặt ra cho nhân viên bán hàng hoặc bộ phận bán hàng được đo bằng doanh thu hoặc đơn vị bán được trong một thời gian cụ thể.
Target Facebook Ads là gì?
Facebook đang là nền tảng thu hút nhiều người bán hàng bởi lượng người dùng ‘khủng’. Vì vậy,, việc đặt Target Facebook Ads rất quan trọng. Đó là cách bạn chọn những đối tượng phù hợp với sản phẩm bạn quảng cáo trên Facebook. Vậy làm sao để có thể target trong Facebook Ads hiệu quả? Ở đây, bạn sẽ xác định độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý, sở thích,… của khách hàng, để đạt được mục tiêu quảng cáo.
Cách target tâm lý theo từng độ tuổi
Target nhóm độ tuổi 18 – 22
Nhóm độ tuổi này thường hướng đến các bạn sinh viên còn đi học, thu nhập từ việc làm thêm chưa nhiều. Ở độ tuổi này, phần đa họ thường thiên về tương tác trên mạng xã hội như like, share, comment,…
Target nhóm tuổi từ 23 – 25
Nhóm này thường là những bạn mới tốt nghiệp đại học, mới đi làm. Mức thu nhập trung bình của các bạn tại thời điểm này thường ở mức trung bình 5 – 6 triệu VNĐ. Với mức thu nhập chưa cao, các mặt hàng như đồ ăn vặt, phụ kiện, thời trang có giá tầm trung có thể nhắm tới.
Target nhóm tuổi 26 – 30
Nhóm khách hàng này đã có công việc ổn định hơn, tâm lý chín chắn hơn.
Target nhóm tuổi từ 31 – 40
Nhóm người ở độ tuổi này có mức sống dư dả hơn. Những sản phẩm họ lựa chọn cũng đặt cao chất lượng sản phẩm hơn giá cả.
Target nhóm từ 40 trở lên
Những người ở độ tuổi này thường không vướng bận nhiều chuyện con cái. Họ còn có khoản tiền tiết kiệm nhưng hành vi tương tác trên mạng xã hội của họ không cao
Target đối tượng Facebook dựa theo khu vực địa lý
Target đối tượng Facebook Ads theo vị trí địa lý nghĩa là với mỗi chiến dịch quảng cáo bạn có thể thiết lập vị trí khu vực mà bạn muốn quảng cáo của mình hiển thị.
Target đối tượng Facebook Ads dựa theo sở thích
Cách target quảng cáo Facebook hiệu quả là tìm hiểu xem sản phẩm mình đang hướng tới những đối tượng khách hàng nào. Bạn cần thực sự hiểu nhu cầu, thói quen, sở thích của khách hàng để có chiến lược cụ thể. Bí quyết để lên chiến lược cụ thể và xác suất thnafh công cao là chia nhỏ từng chiến dịch. từng nhóm quảng cáo nhỏ riêng.
Công cụ target Facebook hiệu quả
Sử dụng Facebook Audience Insight
Sử dụng phần mềm Target Generator
Sử dụng Google Analytics
Chiến lược target thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp
Tìm kiếm target và insight của khách hàng mục tiêu luôn là bài toán khó đối với các Marketer. Thực tế, nhiều doanh nghiệp vướng phải sai lầm khi đặt ra những target không rõ ràng. Vậy, làm thế nào để nhận diện đúng khách hàng mục tiêu? Làm thế nào để không lãng phí ngân sách lớn cho những khách hàng chưa chắc đã có nhu cầu với sản phẩm bạn cung cấp? Đây là phần bạn không nên bỏ lỡ!
Vẽ chân dung khách hàng
Vẽ chân dung khách hàng được xem là nền móng quyết định thành bại của dự án. Bước đầu tiên bạn cần làm là biết họ là ai? Ở đâu? Làm gì? Cùng với đó, ở mỗi độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi sinh sống sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của họ.
– Độ tuổi: Khách hàng ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau. Bạn cần xác định, khách hàng mục tiêu của bạn chủ yếu ở độ tuổi nào? Họ thuộc Millennial hay thế hệ Z?
– Giới tính: Nhu cầu và sở thích của nam và nữ sẽ khác nhau. Điều này dẫn tới mục tiêu và động cơ mua hàng cũng sẽ khác nhau.
– Mức thu nhập: Mức thu nhập ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định mua hàng. Những gia đình có thu nhập thấp sẽ quan tâm đến chất lượng, chi phí của sản phẩm và nhạy cảm với quảng cáo. Ngược lại, những người có thu nhập cao sẽ ưu tiên chất lượng, không ngại chi tiền để có sản phẩm tốt.
– Địa điểm: Nơi cư trú và văn hóa sống cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến thói quen và sở thích mua hàng của họ.
Ngoài các đặc điểm trên, nghề nghiệp, dân tộc, tình trạng hôn nhân,,… cũng là những yếu tố bạn có thể đi sâu nghiên cứu. Chân dung khách hàng càng rõ, chiến lược quảng cáo của bạn càng dễ thành công.
Nghiên cứu và xác định Target Market (thị trường mục tiêu)
Khi bắt đầu một chiến lược kinh doanh, không thể bỏ qua bước nghiên cứu thị trường. Nó bao gồm quá trình thu thập thông tin và phân tích khách hàng, đối thủ, thị trường ngách,… để có thể quyết định mở rộng chiến lược kinh doanh. Tùy vào mục đích xâm nhập thị trường, chiến dịch truyền thông hay phát triển sản phẩm, doanh nghiệp của bạn có thể thực hiện phương pháp nghiên cứu khác nhau.
- Phỏng vấn trực tiếp: Bạn nên chuẩn bị sẵn bộ câu hỏi chính để nắm bắt được ý kiến của nhiều người trong mỗi câu hỏi. Đây cũng là cách này giúp bạn đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng.
- Khảo sát qua điện thoại: Hình thức này thường được thể hiện qua email, web,… Đây là phương thức thu thập thông tin của người dùng trước và liên hệ xin đánh giá. Dù nó không tốn nhiều chi phí nhưng hiệu quả không cao, bởi nhiều khách hàng e ngại lộ thông tin cá nhân.
- Khảo sát trực tuyến: Cách này thực hiện thông qua những bảng khảo sát được đăng tải trên các trang mạng xã hội. Phương pháp này có thể tiếp cận nhiều đối tượng và dễ tham khảo ý kiến mọi người.
Xác định quy mô thị trường mục tiêu (Target Market)
Quy mô thị trường chính là tổng doanh thu mà doanh nghiệp có thể thu được từ tổng khách hàng tiềm năng của một sản phẩm/dịch vụ từ một thị trường cho trước. Do đó, việc xác định chính xác quy mô thị trường tiềm năng quan trọng không kém khách hàng tiềm năng. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa đủ tiềm lực, lựa chọn thị trường quá lớn sẽ không khả thi. Ngược lại khi bạn đi đúng hướng, bạn có thể dự đoán mức lợi nhuận là bao nhiêu và ít tốn kinh phí quảng cáo.
Công thức tính quy mô thị trường:
Market size = Số lượng khách hàng tiềm năng x Mức chi tiêu trung bình của mỗi khách hàng
Ngoài ra, một số công cụ giúp doanh nghiệp kinh doanh online có thể xác định quy mô thị trường của mình bằng các công cụ: Google Keyword Planner, Google Trends, Google Form,…
Đánh giá
Sau khi bạn đã khoanh vùng được Target thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ hướng đến, bạn cần kiểm tra, đánh giá lại một lần. Nghĩa là, những lựa chọn đó có phù hợp với mục tiêu và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp hay không.
Vai trò của target đối với doanh nghiệp
Việc bạn chạy target một cách rõ ràng sẽ giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng chuẩn xác nhất với chi phí quảng cáo thấp nhất. Chạy target giúp bạn có thể hạn chế được việc chơi xấu từ đối thủ cạnh tranh, tối ưu những phương pháp cụ thể. Do đó, doanh nghiệp có thể chủ động khi triển khai và hướng đến mục tiêu tối đa.
3 bí quyết Target thị trường mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp
Hành trình tìm kiếm Target vàInsight của khách hàng mục tiêu vẫn luôn là bài toán khó đối với các Marketer. Việc nhận diện đúng khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hướng đi phù hợp, tiếp cận đúng đối tượng thay vì lãng phí “ngốn” một ngân sách lớn vào Marketing“ để có được khách hàng mới nhưng chưa chắc họ đã có nhu cầu với sản phẩm/ dịch vụ bạn cung cấp.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp vướng phải sai lầm khi đặt ra những Target quá chung chung, không rõ ràng. Bạn cần hiểu: việc Target thị trường mục tiêu cần cụ thể đối tượng nhưng không có nghĩa là bạn loại trừ những khách hàng không phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra. Thay vào đó, hành trình tìm Target chỉ đơn giản là mong muốn truyền tải thông điệp thương hiệu và tập trung nguồn lực Marketing đến các đối tượng đang cần hoặc có nhiều khả năng sẽ mua sản phẩm của bạn. Với hướng đi này, bạn vừa tiết kiệm ngân sách vừa tiếp cận khách hàng hiệu quả.
#1. Phác thảo chân dung khách hàng
Phác thảo chân dung khách hàng có thể xem là nền nóng của chiến dịch Marketing, quyết định đến sự thành bại của dự án. Hiểu đơn giản là cách bạn hình dung tổng thể những khách hàng có khả năng quan tâm và mua sản phẩm của bạn. Việc thấu hiểu khách hàng của bạn: Họ là ai? Họ ở đâu? Họ có nhu cầu gì?
Đây là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng để định hình hướng tiếp cận chuẩn chỉnh cho toàn bộ chiến lược Marketing của bạn. Mỗi khách hàng khác nhau về độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi sinh sống sẽ ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của họ. Xác định đúng đối tượng để đưa ra chiến dịch phù hợp, nghĩa là dự án của bạn đã đi được nửa chặng đường rồi đấy.
Dựa vào dữ liệu thực tế về nhân khẩu học và hành vi mua hàng online của khách hàng, kết hợp với việc suy xét lịch sử cá nhân, động cơ và mối quan tâm để xác định những đối tượng này.
Độ tuổi
Khách hàng ở từng độ tuổi sẽ có cách tiếp nhận, thích ứng khác nhau với sản phẩm/ dịch vụ. Bạn cần định hình rõ khách hàng tiềm năng của bạn rơi vào độ tuổi nào là chủ yếu, họ thuộc thế hệ Millennial hay Gen Z?
Giới tính
Nam và nữ sẽ có nhu cầu và sở thích hoàn toàn khác nhau, kéo theo đó là mục tiêu, động cơ mua hàng giữa hai đối tượng này cũng khác nhau.
Mức thu nhập
Khả năng tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng. Nếu những người có thu nhập vừa đủ, họ sẽ hướng đến những sản phẩm chất lượng tầm trung, giá cả phải chăng. Còn những khách hàng có mức sống cao hơn, họ không chỉ chú trọng hình thức, chất lượng và cả giá thành sản phẩm, sẵn sàng chi trả số tiền lớn để sở hữu đối với các sản phẩm tốt.
Nơi sinh sống
Người dân đô thị và nông thôn sẽ có nhu cầu và thói quen mua hàng hoàn toàn khác biệt nhau. Nơi cư trú và văn hóa sống cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến sở thích mua hàng của người dùng.
Bên cạnh những đặc điểm cơ bản này, bạn có thể mở rộng và đi sâu chi tiết về nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân,… Khi xác định chân dung khách hàng càng rõ, bạn càng dễ xây dựng chiến lược và mức độ thành công cao.
#2. Tiến hành nghiên cứu và lựa chọn Target Market (Thị trường mục tiêu)
Nghiên cứu thị trường mục tiêu
Đây là quá trình thu thập, xử lý, phân tích những thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ, thị trường ngách và có thể là toàn bộ những gì liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn kinh doanh. Bước này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định có liên quan đến xử lý vấn đề và nắm bắt cơ hội Marketing.
Tùy vào mục đích của doanh nghiệp, có thể là xâm nhập vào thị trường, phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới hay thực hiện một chiến dịch truyền thông nên phương pháp nghiên cứu sẽ khác nhau.
- Phỏng vấn trực tiếp:Cách này giúp bạn đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng. Vì thực hiện tại nhiều địa điểm tập trung đông người (trường học, trung tâm thương mại, khu dân cư,…) nên bạn cần thời gian và công sức.
- Khảo sát qua điện thoại:Đây là phương thức thu thập thông tin của người dùng trước và liên hệ xin ý kiến đánh giá. Cách này không tốn nhiều chi phí nhưng hiệu quả không cao, bởi nhiều khách hàng e ngại cách tiếp thị này.
- Khảo sát trực tuyến:Cách này thực hiện thông qua những bảng hỏi khảo sát được tạo lập, đăng tải lên Internet, các trang mạng xã hội để tham khảo ý kiến mọi người. Phương pháp này có thể tiếp cận nhiều đối tượng, chi phí thấp nhưng tỉ lệ phản hồi khó dự đoán.
Xác định quy mô thị trường mục tiêu
Quy mô thị trường còn được hiểu là độ lớn về phạm vi và số lượng của thị trường mà bạn hướng đến. Tùy vào nguồn lực và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp để chọn quy mô thị trường phù hợp, nhưng bạn phải đảm bảo trong tầm kiểm soát, khả thi và hiệu quả.
Doanh nghiệp nào cũng có những tham vọng tiếp cận đối tượng khách hàng lớn, đẩy mạnh doanh thu kinh doanh. Tuy nhiên, nếu không đủ tiềm lực mà bạn lại chọn quy mô quá lớn sẽ không khả thi. Khả năng phục vụ chính thị trường mục tiêu của mình mà doanh nghiệp không thực hiện được thì thật khó để cạnh tranh với đối thủ hay thành công với những đơn hàng khủng.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong cùng một phân khúc là một ý tưởng không tệ giúp bạn có Target khách hàng mục tiêu cực kỳ hiệu quả. Đồng thời, những chiến lược kinh doanh của đối thủ có thể khơi nguồn sáng tạo ý tưởng, khắc phục những hạn chế còn tồn tại ở đối thủ để đưa doanh nghiệp theo hướng phát triển tốt nhất có thể.
#3. Đánh giá
Đến với bước này, hẳn là bạn đã khoanh vùng được Target thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ hướng đến. Tuy nhiên, để thêm phần chắc chắn với quyết định, bạn cần kiểm tra, đánh giá lại một lần nữa những lựa chọn đó có phù hợp với mục tiêu và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp hay không.
Nguồn: Tổng hợp
- //www.toponseek.com/blogs/target-la-gi/
- //wiki.tino.org/target-la-gi/