Với tính chất của một kênh truyền thông chính thống dành cho doanh nghiệp, các mẫu ZNS được phê duyệt dựa trên các tiêu chuẩn chung từ Zalo. Các tiêu chuẩn này giúp đảm bảo quyền lợi của khách hàng, ngăn chặn tình trạng làm phiền (spam) hoặc mạo danh doanh nghiệp thông qua thông báo ZNS.
Việc phê duyệt thông báo ZNS dựa trên 2 nhóm tiêu chuẩn chính gồm: Tiêu chuẩn về nội dung và Tiêu chuẩn về hình thức. Hiểu rõ những tiêu chuẩn này sẽ giúp bạn tạo thông báo ZNS hiệu quả hơn với thời gian phê duyệt được rút ngắn đáng kể.
1.Tiêu chuẩn về nội dung thông báo ZNS
Nội dung ZNS được Zalo quy định chỉ hỗ trợ các thông báo mang tính chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng để gửi đến khách hàng các thông báo như:
- Thông báo cập nhật tình trạng giao dịch
- Thông báo các thay đổi liên quan đến dịch vụ khách hàng đang sử dụng
- Thông báo tài chính, ngân hàng
Zalo có thể từ chối phê duyệt các nội dung ZNS mang tính chất quảng cáo, marketing hoặc làm phiền người nhận tin.
Để phân biệt 2 loại nội dung này, bạn có thể lưu ý một số điểm sau:
- Thông báo cần định danh chính xác người nhận thông qua tên, mã khách hàng, mã đơn hàng,…hoặc các thông tin khác có tính chất xác định duy nhất.
- Nội dung thông báo không chứa đường link hoặc số điện thoại. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nút thao tác (CTA) đi kèm mẫu tin ZNS để thể hiện các nội dung này.
2. Tiêu chuẩn về hình thức thông báo ZNS
Bên cạnh tiêu chuẩn về nội dung thông báo ZNS, bạn cũng cần lưu ý về hình thức trình bày khi tạo mẫu ZNS. Cụ thể, những tiêu chuẩn quan trọng về hình thức bao gồm:
- Nội dung thông báo cần đúng chính tả và không có lỗi đánh máy.
- Khuyến khích sử dụng tiếng Việt có dấu cho thông báo ZNS.
- Logo của OA cần đúng kích thước chuẩn và nên hỗ trợ 2 phiên bản light mode (chế độ sáng) và dark mode (chế độ tối) khi hiển thị trên ứng dụng Zalo.