Tỷ giá hối đoái là gì? Cách phân loại & phương pháp xác định tỷ giá hối đoái

5/5 - (3 bình chọn)

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoáihay còn gọi làtỷ giá trao đổi ngoại tệ. Được hiểu là tỷ giá của một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (năm 1997), tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà Nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định.

Tỷ giá hối đoái là gì

Tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái tiếng Anh là gì? (Nguồn: Freepik)

Trong ngành tài chính ngân hàng, tỷ giá hối đoái phản ánh mối quan hệ giá trị đồng tiền của hai nước với nhau. Ví dụ tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 21/11/2019 1 USD = 23.260VNĐ. Đây chính là tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái được xem là một loại giá cả đặc biệt, là giá trị của tiền chứ không phải giá trị của hàng hóa.

Cách đọc tỷ giá hối đoái: Đồng tiền đứng trước được hiểu là đồng tiền yết giá, đồng tiền đứng thứ hai gọi là đồng tiền định giá. Trong ví dụ về tỷ giá hối đoái trên thì USD là đồng tiền yết giá còn VNĐ là đồng tiền định giá.

Tỷ giá hối đoái còn được xem là quan hệ so sánh tiền tệ của các nước theo tiêu chuẩn nào đó. Trong chế độ bản vị vàng thì tiền tệ trong lưu thông hoạt động kinh doanh là tiền đúc bằng vàng và giấy và nó được đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng. Vì thế, tỷ giá hối đoái có thể hiểu là mối quan hệ so sánh giữa tiền vàng của hai nước.

Còn trong chế độ tiền giấy thì tiền đúc không còn được sử dụng nên ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái. Theo đó thì việc so sánh các đồng tiền khác nhau được thực hiện bằng hình thức so sánh mức mua của hai tiền tệ với nhau.

Cách phân loại tỷ giá hối đoái

Đối với thị trường hối đoái hiện nay, có rất nhiều loại tỷ giá khác nhau. Nằm lòng khái niệm Tỷ giá hối đoái là gì, bây giờ hãy cùng tham khảo cách để phân chia tỷ giá hối đoái nhé.

Phân loại tỷ giá hối đoái – Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến doanh nghiệp (Nguồn: Freepik)

Căn cứ vào giá trị tỷ giá

Dựa vào giá trị tỷ giá có thể chia thành 2 loại:

Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối

Dựa vào khái niệm Tỷ giá hối đoái là gì và căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối, chúng ta có thể chia làm 2 loại:

Căn cứ vào thời điểm giao dịch ngoại hối

Có thể chia ra thành 2 loại như sau:

Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán

Dựa trên kỳ hạn thanh toán, phân chia tỷ giá hối đoái thành:

Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá

Dựa trên đối tượng xác định tỷ giá và những thông tin khái niệm “Tỷ giá hối đoái là gì” chúng ta có thể phân chia thành”

Bên cạnh đó, còn có 2 loại tỷ giá mà bạn nên quan tâm bao gồm:

Tỷ giá hối đoái song phương

Tỷ giá hối đoái song phương hay còn có tên là Bilateral Exchange Rate: Được hiểu là giá của một đồng tiền nước này so với đồng tiền khác và không đề cập đến vấn đề lạm phát giữa hai nước. Nếu NEER > 1 thì đồng tiền đó mất giá (giảm giá) đối với tất cả đồng tiền còn lại , nếu NEER < 1 thì đồng tiền đó lên giá (được giá) đối với tất cả đồng tiền còn lại.

Tỷ giá hối đoái hiệu dụng

Tỷ giá hối đoái hiệu dụng (NEER–Nominal Efective Exchange rate) hay còn gọi có tên là tỷ giá danh nghĩa đa phương / tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng. Biết được tỷ giá hối đoái là gì chúng ta có thể hiểu tỷ giá hối đoái hiệu dụng là chỉ số trung bình của một đồng tiền so với đồng tiền còn lại.

Các loại chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay

Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một Quốc gia quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời điểm là khác nhau. Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm “Tỷ giá hối đoái là gì” và cách để phân loại chúng. Ở phần này, hãy cùng tham khảo về các loại chế độ tỷ giá hối đoái thường gặp hiện nay nhé.

Tỷ giá hối đoái thả nổi

Tỷ giá hối đoái thả nổi hay tỷ giá linh hoạt là khi giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi.

Các nhà kinh tế học cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhanh nhạy với thị trường ngoại hối. Việc này sẽ làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài.

Tỷ giá hối đoái cố định

Tỷ giá hối đoái cố định hay tỷ giá hối đoái neo, là khi giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một thước đo giá trị khác, như vàng, bạc, kim cương…

Biết rõ tỷ giá hối đoái là gì chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi.

Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết

Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết là tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định và thực tế cho thấy không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định.

Chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, do đó, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền của các nước đa phần sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường.

Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái là gì?

Bản chất tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ và phụ thuộc vào cung cầu về đồng tiền đó trên thị trường nên tỷ giá sẽ thay đổi nếu cung cầu thay đổi. Có nhiều phương pháp xác định tỷ giá hối đoái khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh, sự phát triển của thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá, dịch vụ trên thế giới.Việc xác định tỷ giá hối đoái giúp các nhà kinh doanh có thể xây dựng phương án kinh doanh sao cho có lợi nhất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Sau khi đã biết được phương pháp xác định tỷ giá trao đổi ngoại tệ, hãy cùng xem các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là gì nhé!

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá trao đổi ngoại tệ là gì? Tỷ giá vnđ usd hiện nay ở vn là bao nhiêu? (Nguồn: Freepik)

Yếu tố thương mại

Nằm ở 2 khía cạnh chính sau đây:

Yếu tố lạm phát

Vấn đề lạm phát trong nước là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động thương mại quốc tế và ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ làm thay đổi tỷ giá. Đây cũng là yếu tố để trả lời cho câu hỏi yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là gì?.

Ví dụ:Nếu tình hình trong nước (Ấn Độ) có tỷ lệ lạm phát cao hơn quốc gia nước ngoài (Mỹ). Khi đó, người tiêu dùng Ấn Độ sẽ có xu hướng chọn lựa hàng hoá Mỹ hơn do giá thành chi trả cho hàng hoá sẽ rẻ hơn và thị trường sẽ nhập khẩu hàng Mỹ tăng làm cầu đồng ngoại tệ (đô la Mỹ) tăng.

Còn ở Mỹ, người dân sẽ hạn chế sử dụng hàng hoá từ Ấn Độ do giá cao và nhập khẩu giảm khiến cung ngoại tệ (đô la Mỹ) giảm.

Còn với nội địa có tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm và giá trị nội tệ sẽ tăng.

Yếu tố thu nhập

Nếu đã biết tỷ giá hối đoái là gì thì có thể nói thu nhập của mỗi quốc giá cũng là yếu tố tác động đáng kể đến tỷ giá hối đoái.

Ngược lại khi quốc gia có thu nhập giảm thì sẽ giảm cầu ngoại tệ dẫn đến giảm tỷ giá hối đoái

>>> Xem thêm: Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tác động mạnh tới ngành dịch vụ tài chính như thế nào?

Yếu tố lãi suất

Lãi suất có một phần ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.

Ví dụ:Khi đất nước A có lãi suất thấp hơn so với các nước ngoài như Trung Quốc. Thì nhà đầu tư nước A sẽ có xu hướng đầu tư vào thị trường Trung Quốc hoặc gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng nước ngoài đó. Như vậy sẽ giúp họ có thêm khoản lợi nhuận lớn hơn so với đầu tư vào thị trường trong nước. Khi đó, ngoại tệ Trung Quốc sẽ tăng lên và cung về ngoại tệ của nước A sẽ giảm.

Còn khi nội địa có lãi suất cao hơn nước ngoài thì tài chính nội địa hấp dẫn tỷ giá hối đoái giảm còn giá trị nội tệ sẽ tăng.

Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế

Tác động của tỷ giá hối đoái là gì trong nền kinh tế thị trường hiện nay? Đó là câu hỏi lớn nhưng đã có lời giải đáp. Hãy cùng tham khảo tác động và vai trò mà tỷ giá hối đoái hay tỷ giá trao đổi ngoại tệ ảnh hướng đến nền kinh tế hiện nay.

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu: Nếu đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) kéo theo giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó sẽ rẻ hơn dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao. Khi tỷ giá tăng lên sẽ thúc đẩy nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, từ đó giúp cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến doanh nghiệp: Với những doanh nghiệp lớn, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến doanh nghiệp là không hề nhỏ, tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp có nợ vay bằng USD sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng khi tỷ giá USD/VND biến động tăng, dẫn đến phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại dư nợ gốc ngoại tệ khi đó những doanh nghiệp có dư nợ USD phải chịu chi phí lỗ tỷ giá.

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Khi một nước có lạm phát sức mua đồng nội tệgiảm, tỷ giá hối đoáikhông đổi, hàng hóa dịch vụ trong nước đắt hơn so với thị trường nước ngoài. Theo quy luật chung,người dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ kéo theonhập khẩu sẽ tăng, cầu ngoại tệ tăng và tỷ giá hối đoái cũng sẽ tăng theo. Mặt khác,vì tăng giá nên người tiêu dùng nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩugiảm sút dẫn đến cung ngoại tệ trên thị trường giảm, là nguyên nhân làm tỷ giá hốiđoái tăng. Bởi vây, lạm phát ảnh hưởng đến cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoạitệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trường tiền tệ, lạm phát khiếnđồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầungoại tệ gia tăng đẩytỷ giá hối đoái tăng. Quốc gia nàocó tỷ lệ lạm phát cao hơn thì đồng nội tệ của quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷgiá hối đoái tăng.

Tác động của tỷ giá trao đổi ngoại tệ là gì? Chênh lệch tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến đầu tư (Nguồn: Freepik)

Phân loại tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái ở trên cơ sở thực tiễn đã được phân ra thành nhiều loại khác nhau, dựa trên nhiều căn cứ khác nhau. Dưới đây là một số cáchphân loại tỷ giá hối đoáiphổ biến nhất:

Căn cứ vào thời điểm thanh toán

Căn cứ vào tính chất của tỷ giá

Tỷ giá danh nghĩa sẽ được công bố hàng ngày trên các cổng thông tin đại chúng. Trong khi tỷ giá thực tế sẽ được tính toán dựa trên tỷ giá danh nghĩa theo công thức như sau:

Tỷ giá thực tế= Tỷ giá danh nghĩa * Mức giá nước ngoài/Mức giá trong nước

Căn cứ vào phương tiện thanh toán

Căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hối

Xét trên những nước có nền kinh tế kém phát triển thì ngoài thị trường ngoại hối chính thức thì còn xuất hiện cả thị trường chợ đen. Tỷ giá này nó được chia thành tỷ giá chính thức do ngân hàng trung ương quốc gia đó quy định và tỷ giá chợ đen do quan hệ cung cầu ngoại hối trực tiếp quyết định.

Căn cứ vào hoạt động thanh toán ngoại thương

Tỷ giá xuất khẩu < Tỷ giá chính thức < Tỷ giá nhập khẩu

Căn cứ vào chế độ tỷ giá hối đoái

Bạn đang làm đề tài luận văn về tỷ giá hối đoái? Bạn gặp khó khăn trong tìm kiếm tài liệu tham khảo hay có vấn đề cần giải đáp trong quá trình thực hiện? Tham khảo ngayDỊCH VỤ VIẾT TIỂU LUẬN, VIẾT LUẬN VĂN THUÊcủa Luận Văn 2STẠI ĐÂY!

Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở


Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở

Có thể nói,tỷ giá hối đoáiđóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của mọi quốc gia và cả nhóm quốc gia (trong trường hợp các quốc gia có sự liên kết và sử dụng đồng tiền chung) bởi nó có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ mô của từng quốc gia. Được thể hiện thông qua hai điểm cơ bản như sau:

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là gì?

Dưới con mắt của các nhà kinh tế học thìtỷ giá hối đoáiluôn vận động dựa theo những biến động vĩ mô của nền kinh tế. Mặc dù đã khoác trên mình tấm áo tỷ giá danh nghĩa, có lúc được xem là ổn định nhưng tỷ giá danh nghĩa xét với các nước áp dụng chế độ thả nổi tỷ giá thì lại thường xuyên thay đổi. Trong một nền kinh tế mở, dù là mở cửa trong mức độ nào thì chúng cũng là một yếu tố vô cùng nhạy cảm, bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như:

Yếu tố lạm phát

Theo một nguyên tắc chung thì khi một đất nước duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, giá trị đồng tiền của nước này sẽ tăng lên do sức mua trong nước tăng lên tương đối so với các đồng tiền khác. Ví dụ trong nửa cuối thế kỷ 20, các nước có tỷ lệ lạm phát thấp bao gồm Nhật Bản, Đức và Thụy Sĩ còn Mỹ và Canada thì mãi về sau mới đạt được mức lạm phát thấp. Đáng chú ý đồng tiền của những nước có lạm phát cao thường bị mất giá hơn so với đồng tiền của các đối tác thương mại. Việc này đi kèm với lãi suất cao hơn.

Sự chênh lệch về lãi suất

Lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái chính là một trong ba yếu tố có mối tương quan cực kỳ chặt chẽ, khăng khít với nhau. Bằng việc kiểm tra lãi suất thì những ngân hàng trung ương sẽ gây ảnh hưởng đến cảtỷ giá hối đoáivà cả lạm phát. Ngoài ra khi lãi suất thay đổi thì nó sẽ tác động đến lạm phát và giá trị tiền tệ. Một nền kinh tế khi có lãi suất cho vay cao hơn thì chúng sẽ đem đến lợi nhuận cao hơn cho chủ nợ so với nền kinh tế khác. Tuy nhiên tác động của lãi suất cao cũng trở nên tiêu cực do giảm giá trị của đồng tiền.

Yếu tố thu nhập

Thu nhập của mỗi quốc gia thường sẽ có tác động khá lớn đến tỷ giá hối đoái theo một cách thức nào đó, có thể là gián tiếp hoặc là trực tiếp.

Yếu tố trao đổi thương mại


Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Ý nghĩa của tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó xác định giá trị giữa hàng hóa và dịch vụ của hai hay nhiều quốc gia. Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ được sử dụng trên tất cả các thị trường quốc tế, bao gồm tài chính, thương mại và đầu tư. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư sử dụng các tỷ giá này để so sánh sức mua của đồng tiền của họ với đồng tiền của quốc gia khác. Họ cũng sử dụng điều này để xác định sức mạnh so sánh của đồng nội tệ với ngoại tệ.

Tỷ giá hối đoáimở đường cho thương mại quốc tế bằng cách gửi tín hiệu đến thị trường về giá trị của từng hàng hóa. Chẳng hạn, nếu không có tỷ giá hối đoái, Mỹ sẽ không biết 1 đô la có giá trị bằng bao nhiêu đối với một người ở Việt Nam.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ vềtỷ giá hối đoái là gìcũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất để từ đó hiểu hơn về lĩnh vực này và áp dụng trong việc học, việc phân tích một cách hiệu quả nhất.

Exit mobile version