Vendor là gì? Làm sao để tiếp thị đến Vendor một cách hiệu quả?

5/5 - (1 bình chọn)

Vendor là gì?

Nếu bạn đem chính xác từ “Vendor” để dịch sang Tiếng Việt sẽ rất khó hiểu, bởi nó sẽ mang nghĩa tương đương với Supplier là “nhà cung cấp”. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau mà GOBRANDING sẽ phân tích cụ thể ở phần 2 để bạn hiểu rõ hơn.

Trước tiên, bạn cần biết chính xác khái niệm Vendor là gì!

Vendor là những cá nhân hay tổ chức giữ vai trò cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức khác trong chuỗi cung ứng, nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng.

Ví dụ:Mỗi siêu thị như Lotter Mart, Big C, Emart… hay các cửa hàng tiện lợi như Circle K, Family Mart… ( doanh nghiệp) hoặc các tiệm tạp hóa (cá nhân) được xem là một Vendor. Vì nó trực tiếp bán hàng hóa cho người tiêu dùng.

Nói cách khác, Vendor là mắt xích cuối cùng để đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Thông thường, Vendor sẽ nhập hàng hóa từ các nhà phân phối hoặc nhà sản xuất (nếu sản phẩm không được phân phối qua bên trung gian) với giá sỉ. Sau đó, bán lại cho các cá nhân, tổ chức với mục đích là tiêu dùng và sử dụng sản phẩm đó với giá lẻ. Vì vậy mà, Vendor vừa là người mua vừa là người bán.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp Vendor có thể tự sản xuất ra sản phẩm để bán mà không cần nhập hàng như: Big C có thương hiệu Wow, Emart có thương hiệu No Brand hay Lotter Mart có thương hiệu Choice L. Đây là những sản phẩm mà Vendor tự sản xuất và bán cho người tiêu dùng, nên doanh nghiệp có thể tự quyết định bán giá sỉ hoặc giá lẻ.

Một số Vendor là các siêu thị thường tự sản xuất cho mình những sản phẩm riêng để bán.
Một số Vendor là các siêu thị thường tự sản xuất cho mình những sản phẩm riêng để bán.

Mỗi Vendor có thể bán sản phẩm ở nhiều hình thức như:

Các khái niệm dễ gây nhầm lẫn với Vendor

Vendor

Đối với Vendor, hay còn gọi là bên bán hàng (một cách gọi khác làđơn vị bán hàng). Vendor có thể nhập trực tiếp sản phẩm rồi bán sản phẩm cho khách hàng có nhu cầu sử dụng hoặc có thể liên kết với một đối tác khác để bán sản phẩm. Họ được xem như một công ty bán sản phẩm.

Seller

Seller có thể được hiểu gần giống với Vendor. Tuy nhiên, Seller thường hướng đến những đối tượng khách hàng cụ thể, mang tính chất cá nhân nhiều hơn.

Supplier

Supplier chính là nhà cung ứng với vai trò cung cấp sản phẩm ra thị trường.

Ví dụ: các đơn vị sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm rồi sau đó cung cấp sản phẩm cho Vendor hoặc Seller. Hai đơn vị này sẽ bán sản phẩm được nhập từ Supplier trên quan hệ hợp tác lẫn nhau.

Manufacturer

Đây là đơn vị sẽ sử dụng các nguyên vật liệu từ Supplier để sản xuất ra sản phẩm.

Distributor

Sản phẩm sau khi được sản xuất, đơn vị này có nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm đến các nhà phân phối khu vực, nhà phân phối độc quyền…

Làm sao để tiếp thị đến Vendor một cách hiệu quả?

Nếu bạn là một nhà sản xuất, mong muốn mở rộng kênh phân phối sản phẩm thông qua các đơn vị Vendor thì sau đây là những cách giúp bạn tìm được những đơn vị Vendor một cách hiệu quả.

Bạn nên nhớ rằng: Vendor không phải là người tiêu dùng. Họ chỉ quan tâm đến thị thiếu khách hàng sử dụng sản phẩm, ưu đãi hấp dẫn và khả năng sinh lời.

Doanh nghiệp của bạn nên thường xuyên tham gia các chương trình, triển lãm thương mại quốc gia để tìm kiếm các Vendor phù hợp.

Với cương vị là một nhà cung ứng (Supplier), bạn nên đưa ra ưu đãi hấp dẫn cho các Vendor. Đương nhiên, ai mà không thích mức giá ưu đãi đúng không? Các ưu đãi hấp dẫn sẽ khiến Vendor chọn sản phẩm của bạn.

Ngoài ưu đãi hấp dẫn, bạn có thể áp dụng những chương trình khuyến mãi như:

Những chính sách này nhằm thúc đẩy Vendor bán nhiều sản phẩm của bạn, từ đó tạo ra một mối quan hệ hợp tác win – win cho cả hai.

Nếu bạn chứng minh được sản phẩm của bạn mang lại lợi nhuận cho Vendor cũng như mang đến những giá trị thật sự cho khách hàng của họ khi sử dụng, đây chắc chắn sẽ là cách Marketing hiệu quả tới các Vendor.

Mô tả công việc của Vendor

Vendor đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất – bán thành phẩm: chịu trách nhiệm duy trì hoạt động cung ứng sản phẩm một cách tốt nhất, đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các bên. Doanh nghiệp và Vendor sẽ làm việc trực tiếp với nhau với mục đích giảm bớt các vấn đề cung ứng cho đơn vị sản xuất.

Yêu cầu công việc chi tiết của một Vendor bao gồm:

Vendor còn có trách nhiệm duy trì hoạt động xuất bán sản phẩm của doanh nghiệp diễn ra ổn định, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ đó, Vendor mang lại lợi nhuận cho công ty.

Vendor là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng. Chỉ một Vendor gặp sai sót, toàn chuỗi sẽ bị ảnh hưởng. Đôi khi, điều này còn gây bất lợi cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Những yếu tố để lựa chọn một nhà cung cấp tốt

Nếu bạn là một Vendor mong muốn kiếm được lợi nhuận tốt từ mức giá chênh lệch, bạn nên nhập các sản phẩm chất lượng từ một nhà cung cấp tốt trên thị trường. Sau đây là danh sách những yếu tố mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn một nhà cung cấp tốt.

Chất lượng sản phẩm

Chất lượng của sản phẩm luôn là yếu tố đầu tiên mà khách hành xem xét khi mua hàng. Chính vì vậy, bạn nên chọn những đơn vị cung cấp tuân thủ và đáp ứng được những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng.

Số lượng hàng hóa hư hỏng

Đây cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Bạn không nên lựa chọn những nhà cung cấp không có cam kết trong việc bảo quản hàng giao đến cũng như việc bồi thường nếu có tỷ lệ sản phẩm hư hỏng cao.

Thời gian giao hàng

Để đảm bảo việc bán hàng sẽ diễn ra ổn định, hạn chế việc không có hàng để bán, các công việc hậu cần theo sau được thực hiện theo đúng tiến độ. Để thời gian giao hàng không bị chậm trễ, bạn cần phải lập kế hoạch chi tiết.

Các đơn vị quản trị nên thiết lập bảng theo dõi thời gian giao hàng thực tế và thời gian giao hàng dự kiến của các nhà cung cấp để có những đánh giá đúng đắn nhất về độ uy tín của họ. Việc này giúp bạn hạn chế được rủi ro xảy ra với các đơn hàng tiếp theo.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Vendor có thể nòi là một vai trò không thể thiếu trong hoạt động cung cứng. Ngoài việc hỗ trợ bảo hành sản phẩm trong quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm, các đơn vị sản xuất nên dành thời gian để đánh giá chất lượng dịch vụ của Vendor.

Nguồn: Tổng hợp và tham khảo

Exit mobile version