Vốn lưu động là gì
Vốn lưu động (tiếng Anh: Working capital) là một thước đo tài chính thể hiện thanh khoản hoạt động có sẵn của một doanh nghiệp, tổ chức, bao gồm cả các tổ chức chính phủ.
Việc đo lường vốn lưu động rất quan trọng với các nhà quản lý, nhà cung cấp và chủ nợ nói chung vì nó cho thấy tính thanh khoản ngắn hạn của công ty cũng như khả năng quản lý sử dụng tài sản công ty một cách hiệu quả.
Công thức tính vốn lưu động
Để tính vốn lưu động, chỉ cần so sánh tài sản ngắn hạn của một công ty với các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
Dưới đây là công thức:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn được liệt kê trong phần tài sản của bảng cân đối kế toán và nợ phải trả ngắn hạn thuộc phần nợ phải trả trong mục nguồn vốn. Cụ thể:
- Tài sản ngắn hạn: Là những tài nguyên mà công ty sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng 1 năm, bao gồm:
- Tiền và các khoản tương đương tiền
- Hàng tồn kho
- Các khoản phải thu ngắn hạn
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
- …
- Nợ ngắn hạn: Là các khoản mà công ty phải thanh toán trong vòng 1 năm, bao gồm:
- Vay & nợ ngắn hạn
- Phải trả người bán
- Các khoản thuế nộp cho nhà nước
- Trả lương người lao động
- …
Ví dụ: Cửa hàng bán lẻ sản phẩm quần áo A có các tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hàng như sau:
- Tiền mặt: 10.000 USD
- Tài khoản phải thu: 5.000 USD
- Hàng tồn kho: 15.000 USD
- Nợ phải trả: 10.000 USD
- Nợ thương mại khác: 5.000 USD
Vốn lưu động ròng của cửa hàng A sẽ là 30.000 USD – 15.000 USD = 15.000 USD
Vốn lưu động cho ta biết điều gì?
Nếu tài sản ngắn hạn ít hơn nợ phải trả ngắn hạn => Doanh nghiệp đang thiếu vốn lưu động và đang phải vật lộn để theo kịp các khoản nợ của mình. Trong trường hợp thiếu vốn lưu động, doanh nghiệp có thể phải vay thêm vốn từ ngân hàng để huy động thêm tiền.
Trường hợp tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn => Doanh nghiệp có nhiều tiền để thanh toán các khoản nợ và tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, các công ty có thể có vốn lưu động âm và vẫn hoạt động tốt. Ví dụ như chuỗi cửa hàng tiện lợi Vinmart hoặc chuỗi ăn nhanh Lotte có thể tạo ra tiền mặt rất nhanh do thời gian tồn kho hàng ngắn và khách hàng thanh toán liền.
Ngoài ra, các sản phẩm được mua từ nhà cung cấp ngay lập tức được bán cho khách hàng trước khi công ty thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Do đó, những công ty này không cần có quá nhiều vốn lưu động.
Ngược lại, các công ty sản xuất các thiết bị và máy móc hạng nặng thường không thể tăng tiền mặt một cách nhanh chóng, vì họ bán sản phẩm của mình trên cơ sở thanh toán dài hạn. Chính vì vậy, các công ty này cần nhiều vốn lưu động.
Việc tăng vốn lưu động ròng cho thấy doanh nghiệp đã tăng tài sản hiện tại của mình lên bằng các cách như hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận, bán tài sản dài hạn, vay dài hạn, đầu tư của chủ sở hữu, giảm lượng hàng tồn kho, hoặc đã giảm các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp bằng cách thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn hoặc thay đổi điều khoản thanh toán với nhà cung cấp từ ngắn hạn thành dài hạn.
Việc so sánh vốn lưu động của một công ty với các đối thủ trong cùng ngành có thể chứng minh vị thế cạnh tranh của nó. Nếu công ty A có vốn lưu động là 40.000 USD trong khi công ty B và C có vốn lưu động lần lượt là 15.000 USD và 10.000 USD, thì công ty A có thể chi nhiều tiền hơn để phá triển kinh doanh nhanh hơn các đối thủ.
Quản trị vốn lưu động
Các quyết định liên quan đến vốn lưu động và tài chính ngắn hạn được gọi là quản trị vốn lưu động. Việc quản lý vốn lưu động liên quan đến việc quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả và tiền mặt.
Mục tiêu của quản lý vốn lưu động là đảm bảo rằng công ty có thể hoạt động liên tục và có đủ dòng tiền để đáp ứng nhu cầu trả nợ ngắn hạn và chi trả các chi phí hoạt động sắp tới.
Quản lý tiền mặt: Tiền mặt được xem là tài sản không sinh lợi, do đó doanh nghiệp cần tối thiểu hóa lượng tiền mặt nắm giữ. Nhà quản trị tài chính cần xác định số dư tiền mặt cho phép doanh nghiệp đáp ứng chi phí hàng ngày.
Quản lý hàng tồn kho: Xác định mức tồn kho cho phép sản xuất không bị gián đoạn nhưng vẫn giảm được đầu tư vào nguyên liệu thô do đó làm tăng dòng tiền. Bên cạnh đó, hàng hóa thành phầm phải giữ ở mức thấp nhất để tránh sản xuất quá mức.
Quản lý khoản phải thu: Các khách hàng thường muốn kéo dài thời hạn thanh toán do đó cần phải xác định chính sách tín dụng phù hợp để công ty có thể thực hiện việc thu tiền đối với các hóa đơn hay khoản nợ đến hạn.
Vốn lưu động và vốn cố định khác nhau ở những điểm như thế nào?
Để phân biệt 2 loại vốn trong doanh nghiệp này với nhau ta sẽ đi so sánh về các tiêu chí như: Khái niệm, đặc trưng, biểu hiện, chỉ tiêu, phân loại.
* Khái niệm
Vốn lưu động hay chính là nguồn vốn lưu chuyển là gì? Như đã trình bày ở trên ta thấy được rằng: là nguồn vốn của doanh nghiệp trong thời gian ngắn hạn, thể hiện qua tiền của tài sản ngắn hạn và chịu sự chi phối bỏi tài sản ngắn hạn
Vốn cố định là gì? Vốn cố định là tài sản cố định của doanh nghiệp đó, là giá trị của các tài sản cố định như: các tài sản có giá trị lớn, và thời gian sử dụng dài và sử dụng được nhiều qua các chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
* Đặc trưng
Vốn lưu động:
+ chuyển nhanh
+ Dịch chuyển một lần trong quá trình kinh doanh
+ Khi hoàn thành một vòng kinh doanh thì vốn lưu động cũng hoàn thành
+ Vận động theo chu kỳ khép kín và thông qua sự vận động của chu kỳ để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh cùng với hiệu quả của việc sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh
Vốn cố định:
+ Luân chuyển qua nhiều chu kỳ
+ Trong hoạt động kinh doanh vốn cố định chia làm 2 phần: Giá trị hao mòn của tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định
* Biểu hiện
Vốn lưu động: Tài sản lưu động
Vốn cố định: Tài sản cố định
* Chỉ tiêu
Vốn lưu động: tiền, nợ phải thu, các khoản tương đương với tiền
Vốn cố định: Tài sản cố định của doanh nghiệp
* Phân loại
Vốn lưu động:
+ Theo vai trò: Vốn lưu động trong giai đoạn dự trữ sản xuất, trong sản xuất, trong lưu thông
+ Theo hình thái: Tiền, vật tư hàng hóa,chi phí trả trước
Vốn cố định:
+ Phân loại theo biểu hiện: Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp, tài sản cố định vô hình
+ Theo tình hình sử dụng: Tài sản đang dùng, tài sản chưa dùng, tài sản không cần dùng và đang chờ thanh lý.
Qua việc so sánh làm rõ các tiêu chí của vốn lưu động và vốn cố định giúp cho bạn hiểu được và phân biệt được hai vốn này với nhau trong doanh nghiệp.
Vai trò của Vốn lưu động trong doanh nghiệp
Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp mang lại là nguồn vốn để bỏ ra mua nguyên vật liệu ban đầu để phục vụ sản xuất của doanh nghiệp. Đây là điều kiện đầu tiên và cần thiết nhất để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nếu như tài sản cố định của doanh nghiệp là nhà máy, máy móc là thiết bị thì để doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp bước đầu phải bỏ một lượng vốn nhất định để mua nguyên vật liệu ban đầu phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Vốn lưu động của một doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó được hoạt động thường xuyên, và liên tục trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua vốn lưu động của doanh nghiệp để đánh giá về quá trình của hoạt động sản xuất, dự trữ, hoạt động mua sắm và hoạt động tiêu thụ của một doanh nghiệp.
Quy mô của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố đó là vốn lưu động của doanh nghiệp đó. Khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình thì các doanh nghiệp có thể chủ động sử dụng nguồn vốn lưu động mở rộng quy mô sản xuất.
Nguồn vốn lưu động của một doanh nghiệp còn giúp doanh nghiệp đó nắm bắt được thời cơ kinh doanh để chớp lấy cơ hội cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Vốn lưu chuyển của doanh nghiệp còn có vai trò cầu thành nên giá thành của sản phẩm mà doanh nghiệp đó sản xuất. Nên vốn lưu động có vai trò trong việc tính toán giá cả của hàng hóa và quyết định mức giá phù hợp cho sản phẩm của doanh nghiệp.
3. Vốn lưu động của doanh nghiệp đánh giá qua yếu tố nào?
Để đánh giá được tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp bạn cần dựa trên những yếu tố sau:
+ Đánh giá về tỷ lệ khả năng thanh của doanh nghiệp đó. Hay chính là nói đến tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Tức là công ty có thể thanh toán các khoản nợ phải trả bằng bao nhiêu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đó. Hoặc doanh nghiệp có thể trả bao nhiêu lần nợ bằng tài khoản nằng hạn không bao gồm hàng tồn kho.
+ Đánh giá về tỷ lệ của tốc độ lưu chuyển vốn. Qua tốc độ về lưu chuyển vốn của doanh nghiệp sẽ cho thấy được rằng doanh nghiệp đó thu hồi vốn nhanh hay chậm, hay ít bị chiếm dụng vốn.
Qua những chia sẻ về Working capital là gì? Bạn có thêm kiến thức về vốn lưu động trong doanh nghiệp, các loại vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp như thế nào? Cùng với đó là biết được cách để phân biết vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp. Và tạo tiền để cho sự phát triển một doanh nghiệp bền vững.