fbpx

Trả lời: Mở shop quần áo có cần giấy phép kinh doanh không?

1.7k
Chia sẻ
2.2k
Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

//www.youtube.com/watch?v=_6gQBXYNPT8

Bạn có ý định kinh doanh thời trang nhưng vẫn còn băn khoăn về những thủ tục mở cửa hàng, hồ sơ đăng ký kinh doanh. Và không biết chắc việc mở cửa hàng có bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh không?
TOP] 10 Shop bán sỉ quần áo trên Facebook nổi tiếng RẺ, ĐẸP (Phần 1)

Mở shop thời trang có cần phải đăng ký kinh doanh không?

1. Luật sư tư vấn đăng ký kinh doanh

Mở cửa hàng thời trang cần những thủ tục gì là vấn đề được nhiều người quan tâm khi muốn mở cửa hàng để kinh doanh. Bởi vì thực tế không phải ai cũng am hiểu về hồ sơ cũng như thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng. Vậy shop thời trang cần những thủ tục gì? Có cần lưu ý gì không? Nếu bạn có vướng mắc tương tự thì hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Mở shop thời trang có cần đăng ký kinh doanh?

+ Loại hình kinh doanh phù hợp với mô hình mở shop thời trang;

+ Các loại thuế kinh doanh phải nộp khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặcGọi:1900.6169, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về đăng ký kinh doanh.

2. Mở shop thời trang có cần phải đăng ký kinh doanh không?

Câu hỏi:Nhờ tư vấn giúp về đăng ký kinh doanh như sau: Tôi và một đứa bạn có ý định hợp tác mở một shop thời trang. Điều kiện có sẵn là mặt bằng là nhà riêng của bạn tôi, chúng tôi dự định chung tay‎ góp vốn xây dựng thành lập shop. Cũng là lo sau này có biến cố nên tôi muốn Công ty Luật Minh Gia cho lời khuyên. Tôi là thanh niên có điều kiện khó khăn nên mong quý công ty nhiệt tình giúp đỡ. Mong nhận được thư hồi âm‎. Tôi xin chân thành cám ơn!

Trả lời:

Hai bạn đang có ý định mở shop thời trang, đây là công việc kinh doanh có quy mô nhỏ, hại bạn có thể đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.

Hai bạn đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh để tiến hành thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo mẫu);

– Bản sao chứng minh nhân dân của hai bạn;

Nộp kèm theo Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

* Phí đăng ký hộ kinh doanh là: 30.000 đồng.

* Thời gian giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

* Về thuế: sau khi hoạt động, hộ kinh doanh của bạn phải nộp các loại thuế bao gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật.

– Thuế môn bài: Hộ kinh doanh mới thành lập được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời hạn 06 tháng đầu năm thì nộp mức thuế môn bài cả năm. Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm. Cơ sở mới ra kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và mã số thuế. Mức thuế môn bài, bạn có thể tham khảo thông tư 96/2002/TT-BTC.

– Thuế Giá trị gia tăng: số thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu; tỷ lệ % để tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu của hàng hóa, dịch vụ hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

– Về thuế Thu nhập cá nhân:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu khoán trong kỳ tính thuế × Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ; cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân không kinh doanh như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 7%

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 30%

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 15%

– Hoạt động kinh doanh khác: 12%

Đối với cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề thì áp dụng theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính. Trường hợp cá nhân thực tế kinh doanh nhiều ngành nghề và không xác định được ngành nghề kinh doanh chính thì áp dụng theo tỷ lệ của “Hoạt động kinh doanh khác”.

Bán quần áo có phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế ?

uật sư cho tôi hỏi: tôi mới thuê mặt bằng để kinh doanh quần áo (bán hàng sale). Mặt bằng 6,5 triệu/tháng (có hợp đồng). Nhưng tôi mới mở được nửa tháng, số lượng khách chưa có nên thu nhập của tôi một ngày chỉ đủ đóng tiền mặt bằng và sinh hoạt cá nhân. Vậy tôi cần phải đóng thuế không ?

Nếu đóng thì bao nhiêu tiền trên một tháng ? Trên phường mời tôi ngày 7/7/2015 đem theo Giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hợp đồng thuê mặt bằng, CMND lên để kê khai. Mà giờ tôi chỉ có CMND và hợp đồng thuê nhà, thì tôi cần lên phường không? Cảm ơn luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật thuế của Công ty Luật Minh Khuê

mở shop quần áo có cần giấy phép kinh doanh

Luật sư tư vấn luật thuế qua điện thoạigọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ : Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh

Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại điều 3 nghị định số 39/2007/NĐ-CP thì trường hợp của bạn không thuộc đối tượng được miễn làm giấy phép đăng ký kinh doanh, vì thế bạn vẫn phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

Về mức nộp thuế khoán đối với hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại khoản 2 thông tư số 92/2015/TT-BTC như sau:

” Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

1. Nguyên tắcáp dụng

a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.

b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.”

Vậy trường hợp của bạn mức doanh thu 1 tháng là 6.500.000 đồng/tháng vậy 1 năm doanh thu của bạn đạt 78.000.000 đồng/năm nhỏ hơn 100.000.000 đồng/năm vậy trường hợp này bạn chưa tới ngưỡng phải nộp thuế thu nhập cá nhân và giá trị gia tăng. Bạn chỉ phải nộp thuế môn bài theo 6 mức như sau:

Hộ gia đình trả thuế môn bài căn cứ trên thu nhập bình quân hàng tháng:

Thu nhập hàng tháng (đồng)Thuế môn bài hàng năm (đồng)
Trên 1.500.0001.000.000
Từ 1.000.000 đến 1.500.000750.000
Từ 750.000 đến 1.000.000500.000
Từ 500.000 đến 750.000300.000
Từ 300.000 đến 500.000100.000
Dưới 300.00050.000

Vậy căn cứ vào mức thu nhập 1 tháng để xác định được mức thuế môn bài phải nộp.

– Về việc đăng ký kinh doanh :

Khoản 1 Điều 3Nghị định số 39/2007/NĐ-CPquy định:

“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.

Quy định này chỉ áp dụng đối với hoạt động thương mại của cá nhân, tự mình hàng ngày thực hiện hoạt động thương mại. Mọi tổ chức khi hoạt động thương mại, hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng không do cá nhân tự thực hiện thì tất yếu phải thành lập doanh nghiệp để xác định tư cách pháp nhân cho tổ chức của mình.

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CPthì người hoạt động thương mại có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh. Theo đó, việc bạn mở cửa hàng bán quần áo nam không thuộc một trong những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh. Do vậy, bạn vẫn phải tiến hành đăng ký kinh doanh.

Cập nhật | Bài viết

Danh mục