Business Model Canvas là gì? Ứng dụng của mô hình kinh doanh Canvas

Đánh giá bài viết này!

Business model Canvas là gì?

Mô hình kinh doanh Canvas (tiếng Anh: Business Model Canvas) là một mô hình thể hiện thông tin về các yếu tố đầu vào tạo nên chuỗi giá trị của một doanh nghiệp được sử dụng để xây dựng, hoạch định ra một doanh nghiệp mới; hoặc được sử dụng để phân tích tình hình kinh doanh hiện tại của công ty.

Alexander Osterwalder , nhà lý thuyết và cố vấn kinh doanh người Thụy Sĩ và Yves Pigneur, Giáo sư về Hệ thống thông tin quản trị tại Đại học Lausanne, Thụy Sĩ, cùng với sự đóng góp của 470 cố vấn và doanh nhân từ 45 quốc gia, đã viết ra cuốnBusiness Model Generation (Tạo lập mô hình kinh doanh).

Business Model Generation – Tạo Lập Mô Hình Kinh Doanh

Trong cuốn sách, ông đã mô tả về mô hình kinh doanh Canvas bao gồm 9 thành tố cơ bản với 9 trụ cột tạo nên tổ chức của một công ty. Mục đích chính của mô hình này là hỗ trợ doanh nghiệp tinh chỉnh các giá trị cung cấp cho khách hàng và cải thiện chiến lược của mình một cách có tổ chức.

Ưu điểm của mô hình Canvas

9 thành tố trong mô hình kinh doanh Canvas

Các yếu tố trong mô hình kinh doanh Canvas phản ánh một cách có hệ thống về mô hình kinh doanh của bạn. Những câu hỏi trong 9 thành tố dưới dây sẽ giúp bạn động não, so sánh một số biến thể và ý tưởng mới cho mô hình kinh doanh tiếp theo của bạn.

Business model canvas

Đối tác chính (Key partners)

Mô tả mạng lưới các bao gồm các nhà cung cấp và đối tác khác mà nhờ đó mô hình kinh doanh của bạn có thể vận hành.

Hoạt động chính (Key activities)

Mô tả những công việc quan trọng nhất mà công ty phải làm để vận hành mô hình kinh doanh của mình.

Nguồn lực chính (Key Resources)

Mô tả những tài nguyên quan trọng nhất cần phải có để vận hành mô hình kinh doanh và tạo giá trị cho khách hàng. Những tài nguyên này có thể là con người, tài chính, thể chất, trí tuệ.

Giá trị cung cấp cho khách hàng (Value Proposition)

Gói sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại giá trị cho mỗi phân khúc khách hàng cụ thể.

Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

Mô tả các hình thức quan hệ mà công ty thiết lập đối với mỗi phân khúc khách hàng cụ thể.

Các hình thức khác nhau của mối quan hệ khách hàng bao gồm:

Các kênh thông tin và kênh phân phối (Distribution Channel)

Mô tả cách thức một công ty giao thiệp và tiếp cận khách hàng. Một tổ chức có thể tiếp cận khách hàng của mình thông qua các kênh riêng, kênh đối tác, hoặc kết hợp cả hai.

Phân khúc khách hàng (Customer Segment)

Để xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả, một công ty cần phải xác định những tập hợp cá nhân hay tổ chức khác nhau mà doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ.

Các loại phân khúc khách hàng khác nhau bao gồm:

Cơ cấu chi phí (Cost Structure)

Mô tả các chi phí phát sinh để vận hành một mô hình kinh doanh

Các lớp cấu trúc chi phí bao gồm:

Dòng doanh thu (Revenue Stream)

Phản ánh lượng tiền mặt mà một công ty thu được từ mỗi phân khúc khách hàng.

Một số cách để tạo luồng doanh thu bao gồm:

Ứng dụng của mô hình kinh doanh Canvas

Các mô hình kinh doanh Canvas có thể được in ra trên một tờ giấy lớn để một nhóm người có thể cùng động não và thảo luận về các ô thành tố trong mô hình kinh doanh Canvas và ghi chú lại nó.

Đây là một công cụ thực hành, thúc đẩy sự hiểu biết, thảo luận, sáng tạo và phân tích. Nó được phân phối theo giấy phép Creative Commons từ Strategzer AG và có thể được sử dụng mà không có bất kỳ hạn chế nào đối với các doanh nghiệp.

Các ứng dụng của mô hình Canvas bao gồm:

  1. Lập kế hoạch/ Phát triển chiến lược
  2. Bản đồ theo dõi và đo lường KPI
  3. Vũ khí để thấu hiểu đối thủ
  4. Quản lý và định hướng bằng danh mục mô hình kinh doanh
  5. Cải tiến bằng việc thiết kế, thử nghiệm và tạo động lực tăng trưởng mới
  6. Vườn ươm những ý tưởng mới
  7. Thấu hiểu mô hình của đối tác và khách hàng
  8. Chuỗi liên kết hệ thống quản trị
  9. Định hướng tầm nhìn doanh nghiệp
  10. Ngôn ngữ kinh doanh chung
  11. Tổ chức bộ máy vận hành
  12. Ra quyết định đầu tư
  13. Sáp nhập và mua lại (M&A)
  14. Chiến lược rút lui (IPO, mua lại)

Tại sao nên sử dụng mô hình kinh doanh Canvas?

Business Model Canvas là gì? Ứng dụng của mô hình kinh doanh Canvas 1

Template mô hình kinh doanh Canvas cho phép linh hoạt điền và theo dõi nội dung các mục

Ví dụ thực tế về ứng dụng mô hình kinh doanh Canvas thành công

Một trong những doanh nghiệp sử dụng mô hình kinh doanh Canvas thành công nhất chính là Apple.

Apple đã thay đổi cuộc chơi trên toàn thế giới bằng việc cho ra mắt iPod. Với iTunes, Apple đã tích hợp các thiết bị, phần mềm và cửa hàng trực tuyến thành một trải nghiệm duy nhất, được vinh danh là nền công nghiệp âm nhạc trên tai.

Mặc dù Apple không phải là doanh nghiệp tiên phong trên thị trường máy nghe nhạc mp3, mô hình kinh doanh độc đáo được thực hiện xuất sắc mang lại thành công lâu dài.

Bản chất mô hình kinh doanh Canvas này kết hợp liền mạch các yếu tố trụ cột để tận dụng các giải pháp giá trị đặc trưng của nó. Apple có mối quan hệ đối tác lâu dài qua các thoả thuận thương lượng với nhà sản xuất âm nhạc, do đó có thể bán nhạc của họ trên cửa hàng tiện ích của mình.

Dòng doanh thu của Apple đến từ doanh số bán iPod. Tuy nhiên, lợi ích từ App Store đã gây áp lực đáng kể đến những đối thủ của hãng này.

Phần kết

Mô hình kinh doanh Canvas không phải là lý thuyết quản trị xa vời và “sách vở”. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó bằng hiểu biết của bản thân về 9 trụ cột trong mô hình và cách thức tiếp cận với từng trụ cột. Doanh nghiệp của bạn sẽ có được nền tảng định hướng kinh doanh vững chắc giống như hàng trăm doanh nghiệp đã thành công trước đó.

Bên cạnh các bài blog chất lượng, Cộng đồng HR 4.0 | Base People còn đem tới các bạn những số tạp chí online được biên soạn kĩ lưỡng với hàm lượng kiến thức sâu rộng, phục vụ thiết thực cho công việc hàng ngày của những người làm tuyển dụng-nhân sự và quản lý doanh nghiệp.

Exit mobile version