Hóa đơn bán lẻ là gì? Hóa đơn bán lẻ có được tính vào chi phí không?

5/5 - (1 bình chọn)

Theo Điểm b. Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định: “Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.”

Như vậy, khi bán hàng nếu có giá trị trên 200.000 đồng thì phải xuất hóa đơn ( dù khách hàng không lấy hóa đơn). Trường hợp giá trị nhỏ hơn 200.000 đồng thì các bạn không cần phải lập hóa đơn từng lần nhưng phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

Hóa đơn bán lẻ là gì?

Hoá đơn bán lẻ là: Một cụ thương mại do người bán sang người mua tức là người dùng cuối của hàng hoá được gọi là hóa đơn bán lẻ. Các hoá đơn được lập thành hai bản, tức là ban cho người mua và lặp lại cho người bán. Nó được sử dụng để yêu cầu thanh toán từ người mua. Hoá đơn bán lẻ cũng có thể được phát hành vào tài khoản của bán hàng tiểu bang khác hoặc bán cho một đại lý đăng ký.

Nội dung của hóa đơn bán lẻ

Nội dung của hóa đơn bán lẻ bao gồm:

– Số hóa đơn

– Ngày phát hành hóa đơn

– Chi tiết về người mua

– Chi tiết của người bán

– Số lượng, lượng

– Đơn giá

– Tổng cộng

– Giảm giá (nếu có)

– Chữ ký của người bán hoặc đại lý ủy quyền của mình

4. Mục đích của hóa đơn bán lẻ

Dù không có nhiều giá trị về pháp lý hay thuế, nhưng hóa đơn bán lẻ cũng có vai trò nhất định giữa người bán với người mua.

– Hóa đơn bán lẻ sẽ giúp chứng minh được sự mua bán giữa hai bên. Nếu xảy ra tranh chấp giữa 2 bên thì việc mà có hóa đơn bán lẻ thì cũng là có được một bằng chứng đáng giá.

– Mục đích chủ yếu của hóa đơn bán lẻ là để giúp thể hiện nội dung việc mua bán (số lượng, tên hàng hóa, thành tiền, ngày tháng,….)

5. Đối tượng được cấp quyền sử dụng hóa đơn bán lẻ

Theo Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thì đối tượng chính được cấp hóa đơn là những tổ chức không phải doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.

Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT thì cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn.

6. Đơn vị cấp hóa đơn bán lẻ theo quy định

Theo quy định thì đơn vị cấp hóa đơn bán lẻ theo quy định với tổ chức, cá nhân cụ thể như sau:

– Với tổ chức: là CQT nơi tổ chức đăng ký MST, nơi đóng trụ sở, hoặc nơi ghi trong quyết định thành lập

– Với hộ và cá nhân không kinh doanh: CQT nơi cấp MST, nơi đăng ký hộ khẩu…

– Trong trường hợp tổ chức và hộ cá nhân kinh doanh có tài sản bất động sản cho thuê thì hộ và cá nhân không kinh doanh có bất động sản cho thuê thì cơ quan thuế quản lý địa bàn có bất động sản thực hiện cấp hóa đơn lẻ.

7. Hóa đơn bán lẻ và hóa đơn không thuế có giống nhau không?

Trên thực tế hai loại hóa đơn này hoàn toàn khác nhau.

Vì hóa đơn bán lẻ không được coi là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế, còn hóa đơn không thuế là hóa đơn bán hàng thông thường (hóa đơn trực tiếp). Nó cũng giống như hóa đơn đỏ nhưng không có VAT. Theo quy định mới thì hóa đơn này không cần kê khai thuế nhưng vẫn thể hiện ở trong sổ sách kế toán và vẫn được coi là chi phí hợp lý hợp lệ khi xác định doanh thu

8. Hóa đơn bán lẻ dưới 200.000 đồng có được tính vào chi phí không?

hóa đơn bán lẻ có được tính vào chi phí

Quy định về hóa đơn có giá trị dưới 200.000 đồng

Về việc tính chi phí bán lẻ hóa đơn có giá trị dưới 200.000 có được tính vào chi phí không, điều này đã được Bộ tài chính quy định cụ thể tại khoản 1 và Điểm 2.4, Khoản 2 Điều 6. Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế Thu Nhập Doanh nghiệp có quy định:

“Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản chi sau:

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.”

“Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

– Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra

– Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”

Theo quy định này thì các khoản chi phí được đánh giá có liên quan đến hoạt động SXKD, có đủ hóa đơn và chứng từ theo quy định sẽ được tính vào chi phí được trừ, không bắt buộc phải là hóa đơn đỏ. Vậy các hóa đơn có giá trị dưới 200.000 nghìn nếu được chứng minh là hợp lý sẽ được đưa vào chi phí.

Xem thêm:Hộ kinh doanh cá thể có cần hóa đơn đầu vào không?

9. Thông tin bổ sung về hóa đơn giá trị nhỏ dưới 200.000 đồng

Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn:

– Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”. Điều 18 quy định áp dụng với các hàng hóa dịch vụ, không bắt buộc lập hóa đơn.

Nếu doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ mà tổng thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ khi người mua yêu cầu lập hóa đơn thanh toán.

Đối với hàng hóa không phải lập hóa đơn thì người bán phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày theo mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành theo thông tư.

Cuối ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng điền đầy đủ số tiền hàng hóa, dịch vụ trong ngày. Ký tên và giao cho người mua một liên các liên còn lại luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

Lập hóa đơn bán lẻ

Theo thông tư này có thể hiểu như sau:

Nếu người mua không lấy hóa đơn, phải lập bảng kê bán hàng, cuối ngày xuất 01 hóa đơn tổng tiền hàng đã bán trong ngày

Áp dụng với giá trị hàng hóa dưới 200.000 đồng thì không phải xuất hóa đơn. Điều kiện này chỉ áp dụng với người bán hàng. Còn người mua hàng thì muốn là chi phí hợp lý phải có hóa đơn dù dưới 200.000 đồng hay trên 200.0000 đồng, chỉ các trường hợp lập được bảng kê thì không cần hóa đơn.

Mặc dù đây là quy định hợp lý nhưng nếu doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ thường xuyên với số lượng nhiều và giá trị lớn mà thường xuyên sử dụng hóa đơn bán lẻ dưới 200.000 đồng thì sẽ bị cơ quan thuế kiểm tra và không chấp nhận các khoản chi phí này được tính vào khoản giảm trừ hợp lý.

Phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT

Sự khác nhau giữa Hóa đơn GTGT và hóa đơn trực tiếp như nào? Cách phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT (VAT) – Cách kê khai thuế hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT theo đúng quy định về hóa đơn mới nhất hiện hành.

Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC: Sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

“2. Các loại hóa đơn:

a) Hóa đơn giá trị gia tăng:Là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

c) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

d) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.”

KẾT LUẬN:

– Hóa đơn GTGT: Dùng cho những DN kê khai thuế GTGT theo pp khấu trừ (DN có thể lựa chọn hình thức hóa đơn: Hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in)

– Hóa đơn bán hàng:Dùng cho những DN kê khai thuế GTGT theo pp trực triếp (phải lên cơ quan thuế để mua)

Cách phân biệt hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng:

Hóa đơn GTGTHóa đơn bán hàng
– Trên hóa đơn GTGT có dòng thuế suất– Trên hóa đơn không có dòng thuế suất
– Trên hóa đơn GTGT không có dấu mộc vuông– Trên hóa đơn bán hàng có dậu mộc vuông.

Quy định về Thuế TNDN:

– Hóa đơn GTGT hay Hóa đơn bán hàng nếu hợp lý, hợp lệ, hợp pháp thì đều được ghi nhận vào chi phí khi tính thuế TNDN.

Quy định về Thuế GTGT:

1. Đối với DN kê khai thuế GTGT theo pp khấu trừ:

a. Nếu DN bạn kê khai theo pp khấu trừ mà có hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT (đủ điều kiện khấu trừ) thì được khấu trừ và kê khai vào Chỉ tiêu 25 trên Tờ khai 01/GTGT

b. Nếu DN bạn kê khai theo pp khấu trừ mà có hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng thì không được khấu trừ nên các bạn chỉ cần kê khai vào Chỉ tiêu 23 trên Tờ khai 01/GTGT. (Hoặc ko cần kê khai vì không có thuế GTGT)

2. Đối với DN kê khai thuế GTGT theo pp trực tiếp:

– Nếu DN bạn kê khai theo pp trực tiếp mà có hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT thì không cần kê khai hóa đơn đầu vào, các bạn hạch toán phần thuế GTGT đó vào nguyên giá của hàng hóa, tài sản, chi phí.

VD:DN bạn mua 1 máy tính về cho bộ phận văn phòng sử dụng: Trị giá 10tr, tiền thuế là 1tr, tổng phải trả là 11tr. (Đây là hóa đơn GTGT nhưng DN kê khai theo pp trực tiếp)

Chỉ cần hạch toán: (Không được kê khai đầu vào)

Nợ TK 153…: 11tr

Có 111: 11tr

– Nếu DN bạn kê khai theo pp trực tiếp mà có hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng thì không cần phải kê khai, chỉ hạch toán thôi.

Exit mobile version