Nhượng Quyền Thương Hiệu Là Gì?
Nhượng quyền thương hiệu (franchise) là phương thức doanh nghiệp/cá nhân/tập thể cho phép người khác kinh doanh sản phẩm hoặc mô hình dưới tên thương hiệu của mình có thu phí trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh nghiệp cấp phép sử dụng được gọi là doanh nghiệp nhượng quyền. Cá nhân/ doanh nghiệp mua quyền sử dụng thương hiệu được gọi là đối tác nhận quyền.
Ngày nay, nhượng quyền thương hiệu được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành như: ẩm thực, đồ uống, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Bất kỳ ngành nghề có tài sản sở hữu trí tuệ, kinh doanh hiệu quả đều có thể tham gia vào hình thức nhượng quyền thương hiệu.
” alt=”” aria-hidden=”true”>
Nhượng quyền thương hiệu là cách giúp mở rộng thương hiệu nhanh chóng
(Ảnh: Internet)
Phân Loại Nhượng Quyền Thương Hiệu
Trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, có 4 hình thức cơ bản và được áp dụng phổ biến như sau:
Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise): bên nhượng quyền chuyển nhượng đầu đủ hệ thống (chiến lược, quy trình vận hàng, chính sách quản lý, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo…); bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh; hệ thống thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise): là mô hình bên nhượng quyền nhượng một phần sản phẩm, hình thức kinh doanh đến đối tác nhận quyền.
Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise): bên cạnh chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh, bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành.
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise): bên nhượng quyền tham gia đầu tư vốn với tỷ lệ nhỏ và có thể tham gia vào hội đồng quản trị công ty của đối tác nhận quyền.
Lợi Ích Của Nhượng Quyền Thương Hiệu
Để giảm rủi ro khi kinh doanh, nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhượng quyền thương hiệu. Khi nhận quyền thương hiệu, nhà đầu tư được phép sử dụng hình ảnh, thương hiệu đã thành công trên thị trường. Yếu tố này giúp mô hình của bạn có độ tin cậy cao và một nguồn khách hàng thân thiết.
Hơn nữa, tùy vào hình thức nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được hướng dẫn quy trình vận hành, chiếc lược kinh doanh, công nghệ sản xuất, bí quyết sản xuất sản phẩm, hỗ trợ đào tạo nhân viên… giúp kinh doanh hiệu quả. Bên nhận quyền được ưu đãi khi mua nguyên liệu, sản phẩm từ đơn vị nhượng quyền. Chính sách này sẽ giúp các bạn giảm được chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận.
” alt=”” aria-hidden=”true”>
Đối tác nhận quyền sẽ được chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm
Bên cạnh đó, hình thức kinh doanh nhượng quyền cũng tồn tại những nhược điểm nhất định như: phát triển một thương hiệu không phải của riêng mình, các ràng buộc về pháp lý, chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền. Đồng thời, mô hình của bạn cũng sẽ chịu chung rủi ro khi nếu bên nhượng quyền gặp vấn đề khi kinh doanh.
Quy Trình Nhượng Quyền Thương Hiệu
Thủ tục nhượng quyền
Theo điều 20, khoản 3 về quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu, nhường quyền thương hiệu gồm các thủ tục sau:
Đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu.
Bên nhượng quyền có trách nhiệm bàn giao giấy phép đăng ký hoạt động và gửi thông báo bằng văn bản đến bên nhận quyền về việc thực hiện các bước đăng ký.
Hồ sơ nhượng quyền
Theo điều 19, khoản 3 trong quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu, hồ sơ nhượng quyền thương hiệu bao gồm:
Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Bản giới thiệu về nhượng quyền thương hiệu theo quy định.
Các văn bản xác nhận khác như: giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trong các trường hợp chuyển giao, hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.
” alt=”” aria-hidden=”true”>
Chuẩn bị hồ sơ nhượng quyền đầy đủ khi kinh doanh (Ảnh: Internet)
Các điều khoản quy định trong hợp đồng chuyển nhượng
Quy định về nghĩa vụ đối với bên nhượng quyền nhằm đảm bảo lợi ích, sự công bằng khi hợp tác giữa các bên. Sau đây một số nghĩa vụ đối tác nhận quyền cần lưu ý khi làm hợp đồng nhượng quyền thương hiệu:
- Hỗ trợ chi phí và làm hồ sơ nhượng quyền.
- Hỗ trợ chi phí nội thất.
- Hỗ trợ tư vấn thiết kế không gian quán.
- Hỗ trợ đào tạo nhân viên, quản lý…
- Hỗ trợ đặt may đồng phục nhân viên.
- Tư vấn các chiến lược kinh doanh, marketing, quản lý, điều hành.
Kinh doanh đồ uống được đánh giá là “màu mỡ” trong xu hướng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Các thương hiệu đồ uống như: Milano, Starbucks, The Coffee Bean & Tea Leaf, Trung Nguyên, Urban Station, Koi, Gong Cha, Ding Tea, The Alley, Sharetea… có số lượng cửa hàng ngày một nhiều là minh chứng có tiềm năng phát triển của xu hướng kinh doanh này. Vậy, nếu bạn dự phát triển mô hình đồ uống, kinh doanh theo hình thức nhượng quyền là một gợi ý dành cho bạn.
Các loại nhượng quyền thương hiệu:
1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise)
Mô hình franchise này được cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm). Bên nhượng quyền chia xẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 yếu tố cơ bản, bao gồm:
– Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo)
– Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh
– Hệ thống thương hiệu
– Sản phẩm/dịch vụ.
Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ bản làphí nhượng quyền ban đầu vàphí hoạt động. Ngoài ta bên nhượng quyền có thể trả thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn …
2.Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise)
Nhìn chung, mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện có thể hiểu ngắn ngọn là chuyển nhượng một số yếu tố nào đó của bên chuyển nhượng như nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức và tiếp thị, cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.
Đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ.
Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu và đi trước đối thủ.
3.Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise)
Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn nhưHoliday Inc, Marriott,trong đó bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh.
4.Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise)
Người nhượng quyền tham gia vốn đâù tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như trường hợp củaFive Star Chicken (Mỹ)ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Các lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh hấp dẫn ở Việt Nam
Nếu bạn là một người yêu thích kinh doanh và luôn muốn đi đầu các xu hướng thì dưới đây là các gợi ý các lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh hấp dẫn không thể bỏ qua ở Việt Nam.
1. Lĩnh vực ăn uống
Ngành dịch vụ ăn uống là một mảnh đất màu mỡ có mức tăng trưởng khá ổn định giữa thị trường đầy biến động hiện nay. Trước đây, chỉ có những ông lớn như KFC, Lotteria, Mc Donald's, Buger King… làm chủ sân chơi lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh F&B thì ngày nay lĩnh vực này trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự góp mặt của các thương hiệu đình đám Việt Nam như Golden Gate, Red Sun, Highland Coffee, Cộng, Urban Station, The Coffee House. Đó là chưa kể đến những thương hiệu trẻ tuổi khác như Bánh Mì Má Hải, 1 phút 30 giây …
Nhưng hấp dẫn hơn hết đó chính lànhượng quyền kinh doanh các thương hiệu trà sữa. Có thể thấy những năm gần đây, thị trường kinh doanh trà sữa vô cùng sôi động với sự góp mặt của các thương hiệu lớn như Gong Cha , Koi Thé, Tocotoco, Royaltea… thu hút sự chú ý và được yêu thích bởi phần lớn khách hàng trẻ từ học sinh, sinh viên đến dân công sở văn phòng. Có thể coi đây là lĩnh vực ăn nên làm ra và nhanh thu hồi lại vốn so với các lĩnh vực khác bởi đây là lĩnh vực có nhu cầu cao và ít gặp rủi ro nếu như đó là một thương hiệu chất lượng và uy tín.
>>Xem Thêm:20 thương hiệu nhượng quyền trà sữa “siêu lợi nhuận” hiên nay!
>>Xem thêm: Tổng Hợp 15 Nhà Hàng Nhượng Quyền Thương Hiệu Tại Việt Nam
2. Lĩnh vực bán lẻ
Thị trường bán lẻ vốn đa dạng và nhiều cơ hội đang dẫn trở nên cạnh tranh gây gắt với sự tham gia của các gương mặt đình đám từ các nước Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore… như Family Mart, Big C, 7-Eleven, G25, Circle K, Shop&go, Miniso… cho đến các thương hiệu Việt Nam như Saigon Coop, Vinmart… Các thành phố lớn tại Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng , với dân số đông và sức mua cao, dự đoán lĩnh vực này sẽ càng phát triển lớn mạnh.
Ngoài ra, nhượng quyền kinh doanh bán lẻ xăng dầu cũng đang có sức hút mạnh các nhà đầu tư, bởi Việt Nam là đất nước có tỷ lệ đi xe máy cao, lượng cung không đủ cầu. Vì vậy việc kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ dễ dàng sinh lợi nhuận và thu hồi lại vốn.
Để đảm bảo thành công trong kinh doanh nhượng quyền, các thương hiệu nhượng quyền không chỉ đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng, mà công nghệ cũng là một vấn đề cạnh tranh quan trọng không thể bỏ qua đối với bất kỳ nhà nhượng quyền và nhà bán lẻ nào, nhằm đáp ứng tốt nhất sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tiêu dùng.
3. Lĩnh vực cà phê
Kinh doanh cà phê nhượng quyền thương hiệu là một trong những cách giúp bạn nhanh nhất trở thành ông chủ thành công. Cà phê vốn là thức uống được yêu thích của người dân Việt Nam. Hình ảnh ly cà phê đen đá quen thuộc mỗi sáng trước khi đi làm của người dân hay ly cà phê đá xay mới lạ được các bạn trẻ yêu thích cùng những khoảng thời gian tán gẫu bên bạn bè cho thấy rằng khách hàng của thị trường này vô cùng đa dạng và đầy tiềm năng.
Tùy vào số vốn bạn có được, bạn có thể tham gia vàochuỗi nhượng quyền kinh doanh từ các thương hiệu cafecao cấp như The coffee bean& tea leaf, Highland coffee, Trung Nguyên cafe, The Coffee House…hay các thương hiệu cafe hiện đại trẻ trung như Urban cafe, Effoc cafe, Cộng cafe, Mục Cafe…cho đến các thương hiệu cafe bình dân như Milano cafe , Viva Star Cafe, Napoli cafe, Aha Cafe, Soya Garden, Rau Má Mix… Những thương hiệu nhượng quyền này đã và đang mang lại thành công cho nhiều người tham gia kinh doanh nếu họ kiên trì theo đuổi và có những chiến lược đúng đắn.
Xem thêm:TOP 15 Quán cafe nhượng quyền thương hiệu
4. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam chưa bao giờ hết “hot”, nhu cầu học tập từ ngoại ngữ đến các kỹ năng ngày càng nhiều và yêu cầu càng cao. Các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này cũng rất đa dạng. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ngoại ngữ, từ các start up nhỏ như Ms Hoa toeic, anh ngữ I can read… cho đến các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu ở Việt Nam như Hội anh văn Việt Mỹ ( VUS ), Anh ngữ Việt Úc, Anh ngữ Không Gian..
Đây là lĩnh vực có vốn đầu tư ban đầu cao nhưng mang lại lợi nhuận rất cao và phát triển ổn định.Nếu bạn đang có một số vốn lớn và không biết phải bắt đầu từ đâu để xây dựng thành công việc kinh doanh trong lĩnh vực này, bạn có thể bắt đầu từ việc tìm hiểu và tham gia vào nhượng quyền kinh doanh các thương hiệu giáo dục đào tạo đã có danh tiếng, uy tín và chất lượng cao.
5. Lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp
Ngày nay, nhu cầu sức khỏe và làm đẹp không còn gói gọn trong phân khúc khách hàng là nữ giới, nhu cầu này đã mở rộng ra ở nhiều lứa tuổi và mọi giới tính. Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nhượng quyền nước ngoài trong ngành sức khỏe và làm đẹp, do đó đây là thị trường màu mỡ và dự báo sẽ trở thành xu hướng kinh doanh dẫn dầu trong nhiều năm tới. Vì vậy đây có thể là hướng đi mới trong nhượng quyền kinh doanh khi mà các thị trường dịch vụ ăn uống, bán lẻ, cà phê dần trở nên cạnh tranh gay gắt.
Trong lĩnh vực kinh doanh sức khỏe và sắc đẹp có những mô hình nổi trội và nhiều thương hiệu nhượng quyền thành công phải kể đến như:
– Spa: Seoul Spa, Himalaya Health Spa, LA BELLA SPA…
– Salon: 30 Shine, Salon Tóc Mạnh Hùng Hair Artist, Bắc trần tiến…
– Nail: Couleur Nail Bar, Halei Nail, Regal Nails…
>> Xem thêm: Giải pháp quản lý Spa, Gym, Yoga, salon hiệu quả hàng đầu
6. Lĩnh vực Thể Dục và Thể Thao
Sau thành công trong việc mở rộng chuỗi phòng tập gym fitness và yoga của các thương hiệu nổi tiếng như California Fitness & Yoga, Getfit Gym & Yoga, Elite Fitness, hay Fit24. Hàng loạt các thương hiệu phòng tập từ nhỏ đển lớn được mở ở các thành phố lớn. Có thể thấy nhu cầu tập thể dục, thể thao ở Việt Nam ngày càng cao và khách hàng cũng bắt đầu chịu chi hơn lúc trước.
Đây là lĩnh vực có số vốn đầu tư ban đầu cao cho cơ sở vật chất và quản lý nhưng có thể thu lợi nhuận lâu dài và duy trì ổn định. Vì vậy để tham gia vào lĩnh vực này, bạn có thể bắt đầu từ con đường dễ nhất, đó chính là tham gia vào các chuỗi nhượng quyền kinh doanh phòng tập nhỏ, vừa hay lớn tùy vào số vốn và đam mê kinh doanh bạn có được. Các phòng tập nhượng quyền như: GYM KingSport, Eurogym, 25 FIT, Yoga Secret Club, Yoga và Thiền Trái Tim Vàng,
7. Lĩnh vực thời trang
Sôi nổi nhất trong thị trường nhượng quyền được thể hiễn rõ nhất trong lĩnh vựa ẩm thực có thể kể đến những ông lớn như Lotteria, KFC, Golden Gate, Redsun,… Trong xu hướng chung của nhượng quyền châu Á, các lĩnh vực thực phẩm, thời trang, sức khỏe, giáo dục và bán lẻ ở Việt Nam thu hút nhiều thương hiệu nhượng quyền . Và cuối cùng chúng ta không thể bỏ qua lĩnh vực thời trang.
Giống như các lĩnh vực sức khỏe làm đẹp, thể dục thể thao, nhu cầu thời trang của người dân Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú ở các lứa tuổi, giới tính cũng như các phong cách thời trang riêng biệt từ công sở đến thời trang thể thao, đi chơi, dự tiệc… Việc lựa chọnquần áosao cho phù hợp với vóc dáng, mục đích của bản thân luôn là bài toán khó với tất cả mọi người.
Nếu bạn có đam mê và muốn tham gia lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh thời trang nhưng không biết bắt đầu từ đâu, chúng tôi xin cung cấp đến bạn một vài tên thương hiệu thời trang uy tín và ăn nên làm ra trong những năm gần đây như thương hiệu GUMAX, công ty thời trang Việt (VFC) với thương hiệu Ninomax, công ty thời trang Blue exchange, Chappin Homme, Couple TX, thời trang trẻ em Unica, Crown Space, AMPRIN, thời trang nam LODY, CELEB, Seven Uomo,…
8. Nhượng quyền chuỗi bánh mì
Bánh mì có lẽ là cụm từ không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Được xem là mộtmón ăn nhanh ngon nhất thế giớicó nguồn gốc từ Việt Nam. Bánh mì từ lâu đã có nhiều hệ thống thương hiệu nổi tiếng xuất hiện khắp mọi nơi. Với xu hướng nhượng quyền kinh doanh hiện nay, chuỗi thương hiệu bánh mì nổi tiếng cũng không nằm ngoài xu hướng này. Với hình thức nhượng quyền cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh. Cùng mức chi phí ban đầu thấp, lại được hỗ trợ về việc quảng bá, thúc đẩy doanh số,… Nhượng quyền chuỗi bánh mì là mô hình kinh doanhnhanh chóng thu lại vốn, mang đếnlợi nhuận caovàdễ dàng quản lýkinh doanh.
Một số thương hiệu chuỗi bánh mì thực hiện nhượng quyền đã và đang ngày càng phổ biến và thành công tại nhiều nơi nhưbánh mì Kebab Torki, bánh mì Má Hải, bánh mì que Pháp BMQ…
Xem thêm:15 thương hiệu bánh mì nhượng quyền nổi tiếng nhất Việt Nam
9. Nhượng quyền giặt ủi/ chỗ rửa xe
Song song cùng dịch vụ mua sắm, ăn uống. Nhu cầu về sinh hoạt của mỗi cá nhân cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, với lượng thời gian chật hẹp phải phân bổ cho công việc, học hành, các mối quan hệ cũng như nghỉ ngơi… vấn đề giặt ủi, rửa xe cũng trở nên khó khăn. Cửa hàng giặt ủi, rửa xe ngày càng xuất hiện nhiều hơn và kinh doanh thuận lợi.
Một số thương hiệu giặt ủi/chỗ rửa xe phát triển mạnh và thực hiện thành công việc nhượng quyền kinh doanh phải kể đến gồm có: Green leaf, Giặt là 247, Chuỗi rửa xe 5s, Rửa xe Vietwash…
10. Nhượng quyền gà rán/đồ ăn vặt
Thức ăn nha, đồ ăn vặt gà rán luôn nhận được sự yêu thích của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Ngành kinh doanh gà rán và đồ ăn vặt là một mảnh đất màu mỡ cho các chủ kinh doanh dễ dàng chăm bón để thương hiệu của mình phát triển mạnh mẽ.
Ngoài các thương hiệu gà rán/đồ ăn vặt lớn nhượng quyền thành công như Lotteria, KFC, Texas Chicken, Jollibee… Tại Việt Nam còn có thương hiệuKhoai lang lắc & Gà rán Mr. Thịnhcũng phát triển mạnh mẽ trong mô hình kinh doanh nhượng quyền kể trên.
Xem thêm:Danh sách 8 thương hiệu nhượng quyền xôi – kem – chè
Xem thêm: Tổng Hợp 15 Nhà Hàng Nhượng Quyền Thương Hiệu Tại Việt Nam
11. Nhượng quyền quán lẩu nướng
Mang phong cách đến từ Hàn Quốc, các quán lẩu nướng hiện nay đang rất được ưa chuộng. Nhận nhượng quyền thương hiệu đang là xu hướng và cơ hội ngắn nhất cho những chủ kinh doanh. Chính vì thế màhệ thống nhà hàngđến từ các chuỗi thương hiệu lẩu nướng nổi tiếng thực hiện nhượng quyền thương hiệu ngày một nhiều. Giúp cho việc kinh doanh rất thuận lợi, thu lại lợi nhuận cao. Tiêu biểu như: Aka House, Kichi Kichi, Hotpot Story, King BBQ, Nướng đường phố Buk Buk…
Chuẩn bị gì khi tham gia nhượng quyền kinh doanh:
1/ Nguồn vốn
Điều đầu tiên đặc biệt quan trọng đó chính là VỐN. Chi phí nhượng quyền cao hay thấp phụ thuộc vào thương hiệu mà bạn muốn tham gia nhượng quyền kinh doanh là lớn hay nhỏ . Và chi phí để duy trì hợp đồng mỗi tháng cũng không ít, nên các bên nhận nhượng quyền nên tính toán thật kỹ càng về chi phí cố định hàng tháng nhất là trong thời gian đầu để hạn chế được tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
2/ Nghiên cứu thị trường
Trước khi làm bên nhận nhượng quyền, các bên nhận nên tìm hiểu thật kỹ thị trường mà mình đang hướng đến, liệu thương hiệu mình đang nhắm đến còn đủ “hot” hay xứng đáng với số tiền mình sắp phải bỏ ra hay không.
3/ Địa điểm kinh doanh
Mặc dù thương hiệu bạn nhận có nổi tiếng đến mức nào mà nếu chọn sai địa điểm thì mọi tiền bạc công sức cũng sẽ đổ sông đổ biển. Thông thường thì việc lựa chọn địa điểm thì bên nhận nhượng quyền sẽ được bên chủ thương hiệu tư vấn kỹ càng về việc địa điểm. Vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của bên nhận nhượng quyền cũng như hình ảnh của bên chủ thương hiệu.