Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại & những lý do bạn nên mở cửa hàng điện thoại di động

Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại & những lý do bạn nên mở cửa hàng điện thoại di động

5/5 - (5 bình chọn)

Chuẩn bị kỹ về kế hoạch mở cửa hàng và chi phí

kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại

Hoạch định kế hoạch mở cửa hàng hợp lý là quan trọng nhất

Nguồn vốn để mở cửa hàng kinh doanh, sửa chữa điện thoại

Việc đầu tư vốn cho cửa hàng sửa chữa điện thoại di động ban đầu là không quá cao đối với những người có mức thu nhập trung bình hàng tháng trên 7 triệu đồng. Bạn chỉ cần có 50 – 80 triệu đồng trong tay là đã có thể mở một cửa hàng với quy mô nhỏ.

Người kinh doanh cửa hàng sửa chữa điện thoại không chuẩn bị quá nhiều cho chi phí mua các dòng điện thoại mà tập trung vào việc mua các thiết bị máy móc, linh kiện trong mỗi thương hiệu để sửa chữa điện thoại hiệu quả.

Rất nhiều cửa hàng sửa chữa điện thoại đã chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý vì thao tác đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian hơn cho bán hàng. Bạn cũng có thể nhanh chóng đăng ký dùng thử Miễn Phí tại đây để tự đánh giá phương án này nhé.

Những nguồn vốn cần chuẩn bị trước khi mở cửa hàng:

Thứ nhất:chi phí cho mặt bằng, về địa điểm bán hàng bạn cần xác định quy mô cửa hàng nhỏ, vừa hay lớn. Đối với những người mới tập tành mở cửa hàng sửa chữa điện thoại thì nên chọn diện tích nhỏ (trước hết để lấy uy tín, thiết lập được một nhóm khách hàng thân thiết và sau đó mới từ từ mở rộng).

Việc đầu tư vốn mặt bằng cửa hàng sửa chữa điện thoại cần khoảng 15-25 triệu. Với diện tích khoảng 25m2. Đây là con số không quá lớn với người mới kinh doanh. Và quan trọng hơn hết khách hàng của ngành nghề này chỉ quan tâm đến tay nghề, trình độ sửa chữa điện thoại chứ không hẳn là cửa hàng sang trọng, thu hút (mặc dù đây là yếu tố cần).

Thứ hai:Vốn mua sản phẩm (máy móc, kệ tủ, bàn sửa chữa điện thoại, linh kiện điện thoại,…) với những thiết bị này bạn cần chuẩn bị từ 30-40 triệu. Mức giá trên sẽ tăng nếu chủ cửa hàng đầu tư vào vật liệu cao cấp hơn (sử dụng mica trong, ánh sáng tốt, máy móc hiện đại…) hoặc có thể giảm đi nếu bạn sử dụng vật liệu bình dân hơn.

Ngoài ra, chủ cửa hàng nên để riêng một phần chi phí kinh doanh thêm các loại phụ kiện điện thoại (ốp lưng, bao da, tai nghe,…) để đáp ứng ngay nhu cầu của khách khi cần, thậm chí buôn bán điện thoại nếu đủ tiềm lực.

Thứ ba:chi phí nhân viên. Mức lương trung bình của những kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại di động tại các cửa hàng thấp nhất là từ 4 – 5 triệu cho người mới, còn mang những thợ với tay nghề và kinh nghiệm thì mức lương từ 6 – 7 triệu. Chủ cửa hàng cần cân nhắc và tính toán chính xác số vốn dành cho lương nhân viên sửa chữa điện thoại.

Về vốn đầu tư cho cửa hàng sửa chữa điện thoại phụ thuộc nhiều vào công năng và yêu cầu của chủ đầu tư và cần có mô tả chi tiết thì sẽ hạch toán chính xác hơn.

Địa điểm cửa hàng

Chủ cửa hàng cần đi khảo sát nhiều khu vực như khu dân cư, trường học, các quận trung tâm,… để đưa ra quyết định hợp lý nhất về địa điểm “đặt” cửa hàng sửa chữa điện thoại. Kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại cho thấy rằng, việc chọn nơi mở tiệm cần chú trọng đến độ tuổi khách hàng mà bạn hướng đến (học sinh, sinh viên, người lao động, nhân viên văn phòng,…). Từ đó mới chọn địa điểm tập trung đối tượng khách hàng đó.

Dù chọn mở cửa hàng ở địa điểm nào thì bạn nên chú trọng đến đối tượng khách hàng từ 20-45 tuổi vì đây là độ tuổi dùng điện thoại di động nhiều nhất và có khả năng chi trả cho việc sửa chữa.

Bên cạnh đó, chủ cửa hàng cũng nên tìm một vị trí cho mình tại những con phố tập trung các cửa hàng chuyên buôn bán, sửa chữa điện thoại. Dù rằng ở đây mức cạnh tranh rất cao nhưng đồng thời sẽ là nơi mà lưu lượng khách hàng thường xuyên ghé qua và có nhu cầu sửa chữa điện thoại lớn.

Nguồn nhân lực

Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc mở cửa hàng sửa chữa điện thoại trước hết bạn phải là người biết và hiểu về việc sửa chữa (điều này sẽ là điểm cộng cho việc tuyển nhân viên). Ưu điểm của nghề sửa chữa điện thoại di động là không đòi hỏi trình độ học vấn cao và thu nhập tương đối ổn định, nên việc tuyển dụng không quá khó khăn.

Bạn nên phân loại và chọn lựa thợ sửa chữa dựa trên các chuyên ngành như mở mạng, giải mã điện thoại, cài đặt phần mềm hoặc sửa chữa phần cứng… nên lựa chọn những người có tay nghề và đã có kinh nghiệm việc sửa chữa (tránh mất công đào tạo và việc xảy ra lỗi với khách hàng trong quá trình làm việc).

Chủ cửa hàng nên quán triệt với nhân viên việc tiếp nhận đúng – đủ yêu cầu của khách về lỗi sản phẩm để việc sửa chữa thuận lợi và chính xác hơn. Ví dụ: khi khách đến yêu cầu thay màn hình điện thoại thợ sửa chữa cần lắng nghe sau đó kiểm tra điện thoại luôn cho khách xem có bị lỗi về phần nào nữa hay không?

Điều này nhằm tư vấn đầy đủ tình trạng hiện tại của sản phẩm khách mang đến. Khách hàng sẽ nắm rõ và xem xét có thêm nhu cầu sửa chữa điện thoại hay không?…

Quảng cáo trên các diễn đàn, mạng xã hội

Bill Gates từng nói “Trong vòng 5-10 năm nữa nếu bạn không kinh doanh trên Internet thì tốt nhất đừng bao giờ kinh doanh nữa”, đây thực sự là một kênh bán hàng tiết kiệm và hiệu quả mà chủ cửa hàng nên tận dụng. Chủ shop cần có kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại trên cả 2 kênh online và offline.

Hãy lên kế hoạch tiếp cận khách hàng tiềm năng, quảng bá việc sửa chữa điện thoại của bạn thông qua các kênh mạng xã hội phổ biến hoặc qua các sàn thương mại điện tử uy tín bán hàng uy tín: Lazada, Tiki, Shopee,…

Bên cạnh đó, quảng cáo offline cũng là phương pháp tăng sự thu hút với khách hàng. Bạn hãy nhờ người thân, bạn bè chia sẻ thông tin về cửa hàng sửa chữa điện thoại của mình để nhằm tạo được một lượng khách ổn định. Ngoài ra, có thể in ấn một số tờ rơi để phát cho người dân xung quanh, trường học, khu dân cư,…

Việc triển khai một số chính sách ưu đãi, khuyến mãi ngày đầu kinh doanh điện thoại cũng là phương pháp hút khách hiệu quả. Bạn có thể triển khai: giảm 100% chi phí sửa chữa điện thoại cho 10 khách hàng đầu tiên, tặng phiếu giảm giá khi giới thiệu khách hàng,… Mở cửa hàng sửa chữa điện thoại có suôn sẻ và có lượng khách ổn định hay không cũng một phần chịu ảnh hưởng bởi bước này.

Trang trí cửa hàng

Không cần quá cầu kỳ trong việc trang trí cửa hàng, chỉ cần đơn giản như ảnh trên là đủ

Việc trang trí trong khi mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại thì không cần quá cầu kỳ và tốn kém chi phí mà chỉ cần lưu ý những điều sau:

Chọn nguồn hàng phụ kiện điện thoại giá sỉ

Các nhà bán buôn uy tín là địa chỉ tin cậy cho bạn chọn nguồn hàng

Hầu hết các sản phẩm phụ kiện điện thoại đều có giá thành rẻ, sự cạnh tranh về giá giữa các cửa hàng cũng là rất lớn, vì thế việc tìm được nguồn hàng giá cả hợp lý, chất lượng tốt và ổn định sẽ là yếu tố giúp bạn thành công đến 80% trong lĩnh vực kinh doanh này.

Trong việc chọn nguồn hàng bạn hãy tùy thuộc vào khả năng của bản thân mà lựa chọn các địa điểm nhập hàng sau:

Đăng ký kinh doanh

Phương thứcđăng ký kinh doanh mở cửa hàng điện thoại di động

Đăng ký kinh doanh mở cửa hàng điện thoại thì bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 phương thức:

Phương thức 1: Thành lập công ty, nếu bạn lựa chọn phương thức đăng ký kinh doanh này khi bạn muốn tiếp thị cửa hàng điện thoại của mình trên thị trường rộng và muốn bán được cho nhiều khách hàng trên cả nước và xây dựng thương hiệu uy tín lâu dài.

Phương thức 2: Đăng ký hộ kinh doanh cá thể, nếu bạn lựa chọn phương thức đăng ký kinh doanh này khi bạn xác định việc kinh doanh của mình là bán điện thoại ở quy mô nhỏ lẻ, chưa sẵn sàng bán ở quy mô lớn và rộng khắp.

Thủ tục đăng ký kinh doanh cửu hàng điện thoại di động

Phương thức 1: Đăng ký thành lập công ty

Bạn cần chuẩn bị giấy tờ, thông tin để thành lập công ty, còn toàn bộ thủ tục công việc cần làm do Nam Việt Luật tiến hành thực hiện.

Bước 1: Bạn cần chuẩn bị giấy tờ, thông tin để tiến hành thủ tục thành lập công ty

– Bạn chỉ cần chuẩn bị 04 bản sao y công chứng một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của tất cả các thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập/người đại diện pháp luật sau đây:

+ Giấy Chứng minh nhân dân, hoặc:

+ Căn cước công dân;

+ Hộ chiếu, hoặc:

Bước 2: Tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Quý khách hàng cần chuẩn bị những thông tin sau để tiến hành soạn hồ sơ thành lập công ty:

+ Tên công ty dự tính thành lập,

+ Địa chỉ trụ sở công ty,

+ Mức vốn điều lệ công ty dự tính đăng ký,

+ Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh dự kiến của công ty,

+ Các thông tin trên CMND về thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập của công ty dự tính thành lập,

+ Thông tin trên CMND của người đại diện pháp luật của công ty.

Phương thức 2: Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể, còn toàn bộ thủ tục công việc cần làm do Nam Việt Luật tiến hành thực hiện.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm cácgiấy tờ gì?

  1. Bản sao giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc đại diện hộ kinh doanh;
  2. Hợp đồng thuê địa điểm mở hộ kinh doanh
  3. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể. Mẫu giấy đề nghị được cung cấp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Huyện nơi đặt hộ kinh doanh cá thể.

Các thông tin cần cung cấp trong hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể ?

  1. Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh
  2. Số vốn kinh doanh
  3. Ngành, nghề kinh doanh
  4. Tên đầy đủ, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ hộ kinh doanh hoặc đại diện hộ gia đình
  5. Địa chỉ nơi cư trú của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình
  6. Chữ ký của chủ hộ kinh doanh
Exit mobile version